Mở lại giao dịch đất đai tại khu kinh tế Vân Phong

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có Thông báo 247 ngày 26/4 kết luận của UBND tỉnh về giải quyết vướng mắc khi tiếp nhận và giải quyết hồ sơ thủ tục đất đai trên địa bàn huyện Vạn Ninh.

Trước đó ngày 22/4, UBND tỉnh Khánh Hòa đã có buổi họp với Sở Tài nguyên và Môi trường cùng các sở ngành liên quan về một số vướng mắc khi tiếp nhận và giải quyết hồ sơ thủ tục đất đai trên địa bàn huyện Vạn Ninh.

Theo thông báo này, Thường trực UBND tỉnh đã thống nhất kết luận:

Thống nhất chấm dứt hiệu lực Văn bản số 4391/UBND-XDNĐ được ban hành ngày 9/5/2018 của UBND tỉnh Khánh Hòa về tăng cường quản lý đất đai trên địa bàn huyện Vạn Ninh; Đồng thời giao UBND huyện Vạn Ninh, Ban quản lý KTT Vân Phong thực hiện giải quyết các hồ sơ đất đai theo đúng quy định của pháp luật. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh văn bản chấm dứt hiệu lực của Văn bản số 4391, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 10/5/2019.

UBND tỉnh Khánh Hòa cũng yêu cầu các đơn vị liên quan trong quá trình triển khai cần theo dõi tình hình biến động đất đai để kịp thời tham mưu UBND tỉnh xem xét, giải quyết, tránh để tình trạng đầu cơ đất đai như thời gian qua. Trước đó, hồi đầu năm 2018 đến khoảng tháng 5/2018 trên địa bàn huyện Vạn Ninh đã diễn ra cơn sốt đất do nhóm các nhà đầu tư, đầu tư đổ về đây mua bán đất đai trước thông tin Vân Phong trở thành đặc khu.

Giá đất bị “thổi” lên cao dẫn đến nguy cơ bất ổn kinh tế – xã hội tại địa phương này. Tỉnh Khánh Hòa đã có văn bản 4391 tăng cường công tác quản lý đất đai, nên mọi hoạt động chuyển nhượng, giao dịch, tách, nhập sổ đỏ tại địa phương gần như bị “tê liệt”.

Theo Trí Thức Trẻ

Cảng tổng hợp Nam Vân Phong: Dự kiến vận hành vào tháng 6

Sau hơn 1 năm xây dựng, đến nay, Cảng tổng hợp Nam Vân Phong (thị xã Ninh Hòa) đã dần hoàn thiện. Các hạng mục hiện đã hoàn thành gồm: cầu cảng dài 300m, các thiết bị hỗ trợ, nạo vét luồng lạch… Chủ đầu tư sẽ triển khai san lấp mặt bằng, xây dựng nhà xưởng, kho chứa hàng hóa trong những tháng tới. Dự kiến đến tháng 6-2019, chủ đầu tư sẽ đưa vào vận hành cảng biển, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa trong khu vực, cũng như tạo động lực thu hút đầu tư.

Dự án Cảng tổng hợp Nam Vân Phong có diện tích 14ha, gồm nhiều hạng mục về hạ tầng, cầu cảng, trang thiết bị phục vụ công tác bốc dỡ hàng hóa, kho bãi… Tổng kinh phí thực hiện khoảng 1.000 tỷ đồng. Khi hoàn thành, cảng có thể đón tàu có tải trọng từ 30.000 đến 50.000 tấn.

Nguồn: Báo Khánh Hòa

Vị trí địa lý – Yếu tố quan trọng phát triển BĐS của “tân binh” Ninh Hòa

Nếu như Nha Trang nằm trong top 29 vịnh biển đẹp nhất thế giới, được ví như những rặng san hô rực rỡ phơi mình dưới nắng thì Ninh Hòa được xem như viên ngọc trai nằm ẩn mình bên vịnh Vân Phong chờ con người đến khám phá.

Thị xã Ninh Hòa cách thành phố Nha Trang 30km về phía Bắc với nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh hoang sơ quyến rũ lòng người cùng vị trí địa lý vô cùng đắc địa sẽ là nền tảng giúp nền kinh tế nói chung và thị trường BĐS Ninh Hòa nói riêng tiến xa hơn nữa trong tương lai. Đồng thời, với đặc khu kinh tế “Bắc Vân Phong” sẽ được phê duyệt sẽ là đòn bẩy thúc đẩy nền kinh tế miền Trung phát triển mạnh mẽ.

Bắc Vân Phong – “Bàn đạp” vững chắc cho đô thị vệ tinh Nha Trang

Nhắc đến thị xã Ninh Hòa không thể không nhắc đến khu kinh tế Bắc Vân Phong – một trong ba đặc khu kinh tế trong tương lai của cả nước có vị trí chiến lược, trọng điểm trong việc phát triển vùng kinh tế công nghiệp, du lịch và dịch vụ cảng biển quốc tế của vịnh Vân Phong.

Bắc Vân Phong có vị trí đắc địa, thuộc trung tâm khu vực châu Á – Thái Bình Dương, nằm giữa các tuyến hàng hải quốc tế quan trọng (cảng Singapore và cảng Hồng Kông). Đây là lợi thế vô cùng lớn thúc đẩy kinh tế đường biển phát triển. Đồng thời, với các tuyến đường chính như Quốc lộ 1A, tuyến đường sắt, đường cao tốc Bắc – Nam, Quốc lộ 26-26B kết nối vùng Tây Nguyên và cảng hàng không Tuy Hòa (Phú Yên) kết nối với Khánh Hòa rất thuận lợi trong việc giao thông, giao thương trên toàn quốc.

Ngoài ra, Bắc Vân Phong còn có lợi thế về điều kiện phát triển cảng biển quốc tế. là vịnh kín gió với quy mô diện tích lớn, Bắc Vân Phong ít chịu ảnh hưởng của bão, có độ sâu trung bình lý tưởng (20 – 27m) và không bị bồi lắng.

Với định hướng phát triển trở thành Đặc khu trong tương lai gần, sẽ đưa kinh tế khu Bắc Vân Phong phát triển theo hướng dịch vụ cảng biển và logistics quốc tế, trung tâm thương mại – tài chính – du lịch và vui chơi giải trí có casino, công nghệ cao gắn với khu đô thị có y tế và giáo dục chất lượng cao…

Như vậy, nhờ những tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện khí hậu thuận lợi của Bắc Vân Phong đã được khẳng định, nhiều nhà đầu tư quốc tế như Mỹ, Ireland, Anh, Cayman… đánh giá cao qua những chuyến khảo sát thực địa, tìm hiểu và mong muốn được đầu tư vào khu vực này.

đặc khu kinh tế vân phong

Đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong được duyệt sẽ là “bàn đạp” vững chắc giúp Ninh Hòa “cất cánh”

Vị trí địa lý – Tiềm năng phát triển BĐS của “tân binh”

Không chỉ là một trong 03 điểm đến du lịch lý tưởng nhất tại tỉnh Khánh Hòa, Ninh Hòa còn là “tân binh” trong “làng” bất động sản đang hấp dẫn không ít nhà đầu tư nhờ những điều kiện tự nhiên vô cùng thuận lợi cùng vị trí vàng.

Thị xã Ninh Hòa nằm ngay cửa ngõ giao thương kinh tế Bắc – Nam, có vị trí thuận tiện trong giao lưu phát triển, cách thành phố Nha Trang 33km về phía Bắc với nhiều tuyến giao thông đối ngoại quan trọng đi qua như: tuyến đường sắt Bắc – Nam theo Quốc lộ 1A và kết nối vùng Đăk Lăk với vùng kinh tế công nghiệp, du lịch và dịch vụ cảng biển quốc tế của vịnh Vân Phong theo Quốc lộ 26-26B.vị trí địa lý ninh hòa

Ninh Hòa sở hữu vị trí địa lý vô cùng tuyệt vời, thuận lợi trong việc phát triển kinh tế

Cụ thể, thị xã Ninh Hòa tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng “Công nghiệp, xây dựng, dịch vụ – du lịch, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản. Theo đó, để phát triển thương mại dịch vụ và du lịch, thị xã đã ưu tiên thực hiện các giải pháp, định hướng phát triển mạng lưới chợ, trung tâm thương mại, siêu thị trên địa bàn và đẩy mạnh kêu gọi nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực này, khuyến khích thành lập các cơ sở kinh doanh để gia tăng sức mua và cải thiện đời sống nhân dân, tạo đà cho thị trường bất động sản nghỉ dưỡng “cất cánh”.

Đồng thời, với vị thế “tựa núi, nhìn sông”, phía Nam giáp thành phố Nha Trang, phía Bắc giáp đặc khu kinh tế Bắc Vân Phòng, phía Tây giáp tỉnh Đắk Lắk, phía Đông trải dài theo Biển Đông, Ninh Hòa sẽ là một trong những điểm đến thú vị hấp dẫn khách du lịch, trở thành điểm sáng và là động lực cho vùng kinh tế phía Bắc của tỉnh Khánh Hòa.

Trong thời gian qua, thị xã Ninh Hòa đã tạo điều kiện cho các nhà đầu tư bất động sản sớm triển khai thực hiện các dự án đã được cấp phép trên địa bàn. Đồng thời, tiếp tục xúc tiến, kêu gọi đầu tư vào các loại hình du lịch sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp và phát triển thêm nhiều loại hình du lịch khác. Tích cực phối hợp với các đơn vị kinh doanh du lịch xây dựng điểm du lịch, giới thiệu sản phẩm du lịch của Ninh Hòa, tạo bước phát triển mạnh cho  “ngành” bất động sản phát triển.

Ngoài ra, với ba mặt được bao bọc bởi rừng và biển, khí hậu mát mẻ quanh năm, vị trí giao thông thuận lợi, rất phù hợp để đưa ngành du lịch biển lên làm ngành kinh tế mũi nhọn.

Đất Xanh Nha Trang

Tiềm năng phát triển bất động sản nghỉ dưỡng ven biển

Việt Nam sở hữu bờ biển dài với nhiều địa danh đẹp hàng đầu thế giới cộng thêm nguồn cung hiện tại chưa đáp ứng đủ nhu cầu.

Với đường bờ biển kéo dài 3.000km, Việt Nam sở hữu nhiều vịnh, bãi biển đẹp nhất thế giới. Trong đó, có thể kể đến Vịnh Hạ Long – một trong 7 kỳ quan thế giới, Vịnh Nha Trang – một trong 29 vịnh biển đẹp nhất hành tinh (theo xếp hạng của Câu lạc bộ các Vịnh đẹp nhất thế giới) hay bãi biển Phú Quốc – đứng thứ 2 trong 20 bãi biển hoang sơ và đẹp nhất ở châu Á (theo xếp hạng của CNN)… Nhờ đó, du lịch biển luôn đóng góp một phần quan trọng vào thành tích phát triển du lịch chung của cả nước.

Theo Tổng cục Du lịch, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tính chung cả năm 2017 đạt hơn 12,9 triệu lượt, tăng 29,1% so với năm 2016, với tổng thu từ du lịch là 510.000 tỷ đồng. Riêng trong 10 tháng năm nay, cả nước đã đón 12,8 triệu lượt khách, vượt 22,4% so với cùng kỳ năm 2017.

Đáng chú ý, trong năm 2017, Việt Nam được Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourism Organization) xếp thứ 6 trong 10 điểm đến du lịch có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới và đứng đầu châu Á.

Nha Trang – Một trong 29 vịnh biển đẹp nhất hành tinh (Theo xếp hạng của CLB các Vịnh đẹp nhất thế giới)

Tuy nhiên, các chuyên gia về du lịch đều cho rằng, ngành du lịch trong nước đang còn ở giai đoạn sơ khai, với rất nhiều tiềm năng để khai thác trong tương lai. Số lượng resort cao cấp tích hợp các dịch vụ vui chơi giải trí chưa đủ để đáp ứng và phục vụ lượng du khách trong và ngoài nước, nhất là vào những dịp lễ Tết.

Do đó, bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam những năm gần đây đã chứng kiến sự nhập cuộc của nhiều ông lớn. Điển hình như Tập đoàn Vingroup với các công trình biệt thự ven biển tích hợp khu mua sắm, sân golf, nhà hàng, khu vui chơi… trải dài khắp cả nước.

“Làn sóng đầu tư đang tràn đến nhanh chóng đồng nghĩa với việc bất động sản ven biển đang ‘nóng’ lên từng ngày. Thị trường bất động sản tại Việt Nam được xem như mảnh đất màu mỡ, tiềm năng cho các tập đoàn bất động sản trong và ngoài nước”, đại diện Vingroup chia sẻ.

thị trường BĐS nghỉ dưỡng ngày càng phát triển

Thị trường bất động sản ven biển đón nhận nguồn vốn đầu tư lớn

Không riêng Việt Nam, khu vực Đông Nam Á được xem là điểm đến hàng đầu của du khách quốc tế, đặc biệt là du khách từ châu Âu, châu Mỹ. Khí hậu nắng ấm quanh năm và những bãi biển xanh mát đã biến những địa điểm như Bali (Indonesia), Phuket (Thái Lan) hoặc Phú Quốc (Việt Nam) thành thiên đường nghỉ dưỡng thu hút du khách. Theo báo cáo mới nhất của Tổ chức Du lịch Thế giới, chỉ trong 4 tháng đầu năm, lượng khách du lịch quốc tế đến Đông Nam Á đã tăng 10% so với cùng kỳ năm 2017.

Du lịch phát triển kéo theo nhu cầu lưu trú gia tăng. Điều này dẫn đến xu hướng đầu tư bất động sản cũng tăng theo, đặc biệt là bất động sản ven biển. Ngày càng có nhiều chủ đầu tư tầm cỡ từ các châu lục khác để ý đến thị trường bất động sản nghỉ dưỡng Đông Nam Á.

Theo nghiên cứu về “Tác động Kinh tế năm 2018” (Economic Impact Research Southeast Asia 2018) của Hội đồng Du lịch Thế Giới (World Travel & Tourism Council), ngành du lịch Đông Nam Á thu hút 48,8 tỷ USD vốn đầu tư trong năm 2017. Con số này ước tính tăng 5,4% trong năm 2018, đạt mốc 86,8 tỷ USD trong vòng 10 năm tới. Khi Đông Nam Á đang vươn mình trở thành tâm điểm đầu tư du lịch, thì Việt Nam cũng nhận nhiều sự chú ý với những ưu thế vượt trội về cảnh quan và thiên nhiên đa dạng.

Nguồn: Vnexpress

“Bức tranh” thị trường BĐS Ninh Hòa năm 2018?

Cách thành phố biển Nha Trang không xa (chỉ 35km), thị xã Ninh Hòa đang từng bước chuyển mình vươn lên trở thành đô thị trẻ, năng động và đầy tiềm năng. Và dự kiến đến năm 2020 phát triển thành thành phố trực thuộc tỉnh Khánh Hòa.

Du lịch “kích” sức hấp dẫn của đô thị vệ tinh Nha Trang

Theo báo cáo từ Sở Du Lịch Khánh Hòa cho biết trong trong 8 tháng đầu năm 2018, Nha Trang đã đón gần 4.5 triệu lượt khách du lịch, tổng doanh thu đạt hơn 29.000 tỷ đồng. Trong đó, số lượng du khách chọn Ninh Hòa làm nơi dừng chân để tham quan, nghỉ dưỡng và khám phá đã chiếm một lượng không nhỏ.

Ngoài ra, nơi đây còn nhiều tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa – tâm linh, di tích lịch sử, đến lễ hội như: Lăng Bà Vú, di tích Phủ đường Ninh Hòa, lễ hội cúng bến nước, cầu ngư, du lịch sinh thái Ba Hồ, du lịch biển Dốc Lết… Trong đó, điểm nổi bật làm nên đặc trưng du lịch của Ninh Hòa chính là Dốc Lết –  Ninh Vân Bay một địa điểm hấp dẫn và thu hút du khách nhất, bởi nơi đây sở hữu khung cảnh tuyệt mỹ với đồi dương bao quanh bờ biển.

Chính vì vậy, vài năm trở lại đây lượng du khách đặt tour tham quan và nghỉ dưỡng tại Ninh Hòa không ngừng tăng. Đặc biệt vào các kỳ nghỉ lễ và mùa hè, các hệ thống resort đẳng cấp như :L’Alyana Ninh Van Bay, An Lam Ninh Vân Bay, Six Senses Ninh Vân Bay, White Sand Dốc Lết Resort & Spa khách sạn …..luôn trong tình trạng kín phòng.

Trước những tiềm năng sẵn có như vậy, Ninh Hòa đang đứng trước cơ hội bức phá trong 05 năm tới giai đoạn 2018-2022, tiếp tục đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông và phát triển thêm các ngành dịch vụ hỗ trợ tạo đà phát triển kinh tế trong tương lai.

du lịch ninh hòa

Du lịch Ninh Hòa “kích” sức hấp dẫn của đô thị vệ tinh Nha Trang  

Bất động sản đặc khu – Xu thế của thị trường

Không chỉ là một trong 03 địa danh sở hữu nhiều danh lam, thắng cảnh đẹp nhất của tỉnh Khánh Hòa, mà khi đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong được phê duyệt trong tương lai sẽ mang đến những lợi thế phát triển vượt bậc cho thị xã Ninh Hòa nói riêng, kinh tế cả nước nói chung.

Riêng với đặc khu Bắc Vân Phong, dù định hướng chủ yếu phát triển về cảng biển nước sâu, dịch vụ logistics cảng biển quốc tế theo thế mạnh của khu vực này, nhưng dịch vụ, du lịch và vui chơi giải trí tổng hợp cũng là lĩnh vực được ưu tiên phát triển. Điều đáng nói ở đây là những nhà đầu tư bất động sản cũng nằm trong nhóm được hưởng nhiều ưu đãi về đất đai, thuế suất, thủ tục hải quan tại ba đặc khu kinh tế này. Đơn cử, thời hạn sử dụng đất cho các dự án trong đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt tối đa là 70 năm.

Những dự án có quy mô, tính chất đặc biệt thì trưởng đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt sẽ dựa trên đề nghị của nhà đầu tư và quy mô, tính chất của dự án để báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định. Với trường hợp này, thời hạn sử dụng đất tối đa có thể lên tới 99 năm. Ngoài ra, Nhà nước còn miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước tối đa cho cả thời gian thuê đối với các dự án bất động sản nghỉ dưỡng đảm bảo tiêu chí là các dự án khách sạn, khu du lịch sinh thái, khu nghỉ dưỡng cao cấp từ 4 sao trở lên; du lịch văn hóa có vốn đầu tư tối thiểu 110 tỷ đồng, dịch vụ, du lịch và vui chơi giải trí tổng hợp có casino, vốn đầu tư tối thiểu là 44.000 tỷ đồng.

thi truong bat dong san ninh hoa 2018

Đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong hình thành sẽ là đòn bẩy thúc đẩy kinh tế Ninh Hòa phát triển

Đón đầu cơ hội đầu tư BĐS tại Ninh Hòa

Đánh giá về cơ hội mới cho lĩnh vực bất động sản tại các đặc khu kinh tế nói chung, tại Bắc Vân Phong nói riêng ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM, cho rằng cả 3 vùng được chọn một cách đặc biệt này không phải mới đây thị trường bất động sản nghỉ dưỡng mới phát triển mà nó đã phát triển 10 năm qua nhờ vào những lợi thế cảnh quan, đường bờ biển đẹp.

Tuy nhiên, khi Dự án Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt được mang ra thảo luận, chờ ý kiến từ Quốc hội nhưng vẫn tạo ra một cú hích mạnh mẽ cho bất động sản khu vực này do các nhà đầu tư đang kỳ vọng là những chính sách mới sẽ mở rộng cửa cho dòng tiền của họ “chảy” vào các đặc khu kinh tế.

Cho đến nay, địa phương đã xây dựng các trục đường lớn 60m, 35m, 27m kết nối hạ tầng các phường và khu vực lân cận theo chuẩn quy hoạch đô thị nhằm chuẩn bị cho các khu vực ven biển Thị xã Ninh Hòa kết nối đặc khu kinh tế Văn Phong đang đợi quốc hội phê duyệt; đồng thời đón đầu quyết định phê duyệt đạt chuẩn thành phố dự kiến năm 2020 – 2025. Nhờ đó, sẽ thu hút thêm nhiều nhà đầu tư vào địa phương này không chỉ đối với bất động sản du lịch, bất động sản đô thị xanh ven biển, mà còn nhiều phân khúc khác như khu công nghiệp mới, các cụm công nghiệp công nghệ cao, cảng biển, đóng tàu trọng tải lớn nhất.

Đề xuất mở lại giao dịch BĐS tại điểm nóng Vân Đồn, Bắc Vân Phong, liệu thị trường có sốt ảo trở lại?

Mới đây, chính quyền địa phương tại Quảng Ninh, Khánh Hoà cũng như Kiên Giang vừa đề xuất xem xét cho Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc tiếp tục thực hiện các thủ tục đất đai thuộc thẩm quyền của huyện theo đúng quy định của Luật Đất đai và pháp luật hiện hành. Các chuyên gia nhận định thị trường sẽ giao dịch sôi động trở lại chứ không sốt ảo vào dịp cuối năm nay.

Đề xuất này được đưa ra trên cơ sở nhận định của liên ngành, rằng các chỉ đạo trước đó của chính quyền địa phương về việc tạm dừng thủ tục hành chính về đất đai do thị trường “ăn theo” thông tin đặc khu đã giúp những nơi này thực hiện tốt công tác quản lý đất đai, giúp thị trường bất động sản (BĐS) trên các địa bàn này hiện tại ổn định, không còn tình trạng sốt ảo, thổi giá đất…

Chẳng hạn, theo chỉ đạo của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, trong khi chờ đợi Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt; điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH và quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Đồn theo định hướng là Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt hoàn thiện, liên quan đến quản lý đất đai tại Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh tạm dừng chuyển đổi mục đích sử dụng đất, tạm dừng giao đất cho các tổ chức, tạm dừng giao dịch chuyển nhượng đất trên địa bàn, trường hợp đặc biệt phải báo cáo UBND tỉnh xem xét.

Sau chỉ đạo này, cơn sốt đất ổn định trở lại, lượng người vào ra các cơ sở mua bán nhà đất để tìm hiểu thông tin không còn nhiều như trước đây, có trung tâm nhà đất đóng cửa. Tuy nhiên, giới kinh doanh nhà đất nơi đây, cho biết có thể giao dịch ngầm vẫn diễn ra, nhà đầu tư vẫn quan tâm đến đất Vân Đồn. Được biết, hiện tại UBND huyện Vân Đồn đang tập trung thực hiện phân loại những hồ sơ đất đai liên quan đến công tác GPMB, an sinh xã hội, hoạt động thế chấp tổng hợp; những hồ sơ không liên quan đến các hoạt động trên sẽ tổng hợp xin ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh.

Còn theo UBND huyện Vạn Ninh (Khánh Hoà), ngay sau khi có những chỉ đạo siết chặt việc chuyển nhượng đất đai, tách thửa, nhiều tháng qua cơn sốt đất tại đây đã lắng dịu rõ rệt. Tuy nhiên, nhu cầu người dân làm thủ tục chuyển nhượng đất đai vẫn đang tăng cao, hồ sơ vẫn đang “tắc” tại các phòng chuyên môn. Do đó, việc đề xuất tháo gỡ “lệnh cấm” trên cũng là một giải pháp thiết thực và phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.

Trong khi đó, tình hình giao dịch đất đại tại đảo Phú Quốc 3 tháng trở lại đây cũng đã tạm lắng, chỉ những khu đất có pháp lý rõ ràng mới được làm thủ tục chuyển nhượng, còn lại đều không được phép theo đúng lệnh cấm của cấp có thẩm quyền tỉnh Kiên Giang.

Trở lại Phú Quốc mấy ngày gần đây, qua tìm hiểu tại các sàn môi giới nhà đất lớn, được biết tình trạng mua bán đất ồ ạt hầu như không còn, rất nhiều công ty môi giới đã đóng cửa do không thể thực hiện được bất kỳ giao dịch nào. Thật vậy, dọc các tuyến đường lớn tại Phú Quốc, chúng tôi chứng kiến không còn cảnh hàng loạt sàn giao dịch lộ thiện hoạt động hay như cảnh “cò” đất đứng thành hàng chèo kéo khách. Bên cạnh đó, nhiều nhà đầu cơ có quỹ đất lớn trong tay cũng không ra hàng để thu hồi vốn được, do người mua không thể thực hiện được các thủ tục sang tên, chuyển nhượng…

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM, cho rằng các “lệnh cấm” chuyển nhượng, ngưng giao dịch của nhiều địa phương vừa qua có thể được coi là những cách làm “phi thị trường”, nếu như không muốn nói là đang đi ngược lại các quy định hiện hành của Luật Nhà ở và Kinh doanh BĐS. Tuy nhiên, các quy định cấm chuyển nhượng ngay lập tức phần nào đã giúp cho thị trường ổn định trở lại, làm giảm tình trạng sốt ảo và không xuất hiện bong bóng BĐS.

“Tôi cho rằng các địa phương này đã đến lúc xem xét tháo gỡ lệnh cấm, cứ để thị trường diễn tiến theo đúng quy luật của nó. Biện pháp hành chính vô hình chung sẽ làm thị trường bị tắc nghẽn,trong khi những nơi này lại có tiềm năng lớn về thu hút đầu tư dự án BĐS. Chắc chắn rằng sẽ không xảy ra tình trạng nóng sốt, hay bơm thổi giá từ phía cò đất ngay sau khi các lệnh cấm được gỡ bỏ, bởi chúng ta đã trải qua một giai đoạn nắm bắt rõ thị trường”, ông Châu nói thêm.

Cũng theo vị này, vấn đề quan trọng nhất để ổn định thị trường tại 3 khu vực này là chính quyền địa phương cần thiết phải công bố những thông tin chính thống về quy hoạch, dự án đầu tư và phân vùng kiểm soát tình hình giao dịch. Khách hàng thời gian qua cũng đã biết nắm bắt thông tin thị trường nên sẽ tránh được việc chạy theo tâm lý đám đông nếu có.

Cùng chung nhận định trên, ông Ngô Quang Phúc – Tổng Giám đốc Phú Đông Group, cũng cho rằng về mặt nguyên tắc, việc chuyển nhượng, giao dịch nhà đất là quyền hợp pháp được pháp luật ghi nhận cho từng cá nhân, tổ chức có quyền sở hữu và sử dụng BĐS, với điều kiện pháp lý của BĐS đó phải hoàn chỉnh và hết sức rõ ràng. Trong những trường hợp khẩn cấp, các cơ quan quản lý nhà nước sẽ áp dụng một số biện pháp hành chính để kịp thời chỉnh đốn, điều chỉnh nhằm bình ổn thị trường.

“Do vậy, việc cho phép “mở cửa” các giao dịch, chuyển nhượng BĐS trở lại là chuyện hết sức bình thường sau khi đã có những điều chỉnh kịp thời và thị trường đã vắng bóng các nhà đầu cơ chuyên tạo sóng”, ông Phúc cho biết.

Theo ông Phúc, để không xảy ra tình trạng sốt ảo lần nữa tại những vị trí trên thì việc công bố thông tin chính thống từ các cơ quan quản lý nhà nước về quy hoạch, lộ trình triển khai từng dự án… là rất quan trọng. Điều này giúp tránh thông tin gây nhiễu, không chính xác làm bùng phát giao dịch đột biến gây bất ổn trên thị trường.

“Theo tôi, chắc chắn khi các cơ quan nhà nước cho phép giao dịch trở lại thì đây quả là một thông tin rất tốt cho thị trường thời điểm cận Tết âm lịch này và những nhà môi giới sẽ có cơ sở để tạo thị trường nóng hơn, tăng lượng giao dịch. Tuy nhiên, cơ quan quản lý nhà nước cần tạo ra các kênh trao đổi thông tin thị trường để người mua có thể tham khảo, đánh giá và nhận định kỹ càng trước khi mua nhà đất, giúp giảm thiểu rủi ro cho mình”, ông Phúc nói thêm.

Còn đứng về phía các nhà đầu tư, giám đốc một công ty BĐS lớn tại Khánh Hòa cho biết đang rất mong chờ chính quyền địa phương tháo gỡ hàng loạt khó khăn từ việc cấm chuyển nhượng nhà đất tại Bắc Vân Phong, cũng như các nơi khác.

“Chúng tôi đã đầu tư khá lớn về tiền bạc và công sức để xây dựng hạ tầng cho một dự án BĐS, tuy nhiên nhiều tháng qua không bán được một nền đất nào do mọi thủ tục chuyển nhượng đều bị ngưng giải quyết. Dẫu biết rằng cấm như thế là giúp điều tiết thị trường, nhưng chúng ta cần phải rạch ròi cái gì cấm và cái gì không được cấm, chứ như thế nếu kéo dài thị trường sẽ rơi vào khó khăn. Với đề xuất mới đây của chính quyền địa phương, kỳ vọng thị trường sẽ sôi động trở lại”, vị này nói thêm.

Nguồn: Theo Nhịp sống kinh tế

Đất nền Ninh Hòa