2023 sẽ là năm thu hút đầu tư của Khánh Hòa

Ba dự án cao tốc là ‘thỏi nam châm’ đưa Khánh Hòa phát triển

“Trải thảm” đón nhà đầu tư vào Vân Phong

Khánh Hòa phê duyệt kế hoạch sử dụng đất

UBND tỉnh Khánh Hòa giao TP Nha Trang tổ chức thực hiện công bố, công khai kế hoạch sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật về đất đai.

Năm 2020, thành phố sẽ thu hồi hơn 467,62ha đất. Trong đó có hơn 381ha đất nông nghiệp, đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp 564,25ha. Chuyển đổi cơ cấu trong nội bộ đất nông nghiệp 19ha. Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở là 16,52ha. Đất chưa sử dụng của thành phố Nha Trang 61,81ha.

Thực hiện thu hồi, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo đúng kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt; kiên quyết không giải quyết thu hồi đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất các trường hợp không có trong kế hoạch sử dụng đất.

Tổng hợp.

Có thể bạn quan tâm:

Xem xét bổ sung quy hoạch cao tốc Buôn Ma Thuột – Nha Trang

Bộ GTVT đang giao cho các đơn vị trực thuộc nghiên cứu đầu tư sân bay Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), đường cao tốc Buôn Ma Thuột – Nha Trang (Khánh Hòa) và tuyến quốc lộ 26…


Bộ GTVT vừa có văn bản trả lời cử tri tỉnh Đắk Lắk về đề nghị xem xét sớm mở sân bay quốc tế tại Buôn Ma Thuột để đón các chuyến bay quốc tế, đưa tuyến đường cao tốc Buôn Ma Thuột – Nha Trang (Khánh Hòa) vào quy hoạch mạng lưới đường cao tốc Việt Nam và sớm đầu tư hoàn thiện tuyến Quốc lộ 26 nối tỉnh Đắk Lắk với tỉnh Khánh Hòa.
Theo Bộ GTVT, thực hiện Luật Quy hoạch, Cục Hàng không Việt Nam đang tổ chức lập quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Qua đó, tư vấn sẽ nghiên cứu hệ thống cảng hàng không, nhu cầu vận tải bằng đường hàng không để đề xuất nâng một số cảng hàng không lên thành cảng hàng không quốc tế.

Hiện nay, tư vấn đang hoàn chỉnh báo cáo cuối kỳ để lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị liên quan để hoàn thiện hồ sơ trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Bộ GTVT đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp chặt chẽ với Cục Hàng không Việt Nam trong quá trình nghiên cứu, xem xét, nâng cấp sân bay Buôn Ma Thuột lên thành cảng hàng không quốc tế. Với nguyên tắc bảo đảm phù hợp với nhu cầu vận tải, mục tiêu, thời gian, định hướng phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và tuân thủ quy định hiện hành.

Về dự án đường cao tốc Buôn Ma Thuột – Nha Trang, Bộ GTVT cho biết đã giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam nghiên cứu để cập nhật vào quy hoạch mạng lưới đường bộ Việt Nam thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Hiện nay, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đang triển khai nghiên cứu, khảo sát để cập nhật vào Quy hoạch mạng lưới đường bộ Việt Nam theo quy định pháp luật.

Bộ GTVT đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Đường bộ Việt Nam trong quá trình nghiên cứu, xem xét, bổ sung quy hoạch tuyến cao tốc Buôn Ma Thuột – Nha Trang vào quy hoạch mạng lưới đường bộ Việt Nam bảo đảm phù hợp với các mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế – xã hội lâu dài của các địa phương.

Đối với Quốc lộ 26, Bộ GTVT khẳng định đây là tuyến đường có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của Đắk Lắk và Khánh Hòa cũng như vùng duyên hải miền Trung và Tây Nguyên. Thời gian qua, đường được đầu tư, nâng cấp một số đoạn theo hình thức hợp đồng BOT.

Vừa qua, Bộ GTVT đã giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam tổ chức lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Quốc lộ 26 đoạn qua tỉnh Khánh Hòa, với chiều dài khoảng khoảng 35 km để làm cơ sở xác định trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 theo quy định của Luật đầu tư công. Hiện nay, Bộ GTVT đã gửi danh mục dự án nêu trên đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định.

Cạnh đó, Bộ GTVT đang tiến hành rà soát và sẽ căn cứ mức phân bổ vốn đầu tư công giai đoạn 2021-2025; hướng dẫn của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Luật Đầu tư công để sắp xếp thứ tự ưu tiên và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Bộ GTVT ghi nhận đề xuất của cử tri về đầu tư các đoạn còn lại trên quốc lộ 26. Tuy nhiên, do nguồn vốn ngân sách Nhà nước rất hạn chế, trong thời gian tới, Bộ GTVT sẽ tiếp tục bố trí kinh phí bảo trì để sửa chữa hư hỏng mặt đường, đảm bảo tuyến khai thác bình thường. “Bộ GTVT mong muốn cử tri chia sẻ khó khăn và sẽ nghiên cứu, đầu tư đoạn tuyến vào thời điểm thích hợp…”- Bộ GTVT cho hay.

Theo PLO

Có thể bạn quan tâm:

Chung cư CT3 của ngõ Tây Nha Trang đang mở bán với giá 21 triệu đồng/m2

Chung cư CT3 nằm trong Khu đô thị Vĩnh Điềm Trung do CTCP Đầu tư VCN làm chủ đầu tư, nằm ở cửa ngõ phía Tây TP Nha Trang, giáp đường 23/10, cách ga Nha Trang khoảng 2,3 km và tháp Trầm Hương khoảng 6,8 km…

Chung cư CT3 thuộc dự án khu đô thị Vĩnh Điềm Trung xã Vĩnh Hiệp, TP Nha Trang được cấp chủ trương đầu tư ngày 13/8/2020 do CTCP Đầu tư VNC làm chủ đầu tư.

Theo Sở Xây dựng, công trình CT3 đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai. Tuy nhiên, đối với 432 căn hộ tại chung cư CT3, Sở Xây dựng yêu cầu CTCP Đầu tư VCN trước khi mở bán phải được ngân hàng thương mại có đầy đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư.


Ngoài ra, chung cư CT3 chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công bố thuộc khu vực tổ chức, cá nhân nước ngoài được phép sở hữu nhà tại Việt Nam, vì vậy, không được phép bán cho tổ chức, cá nhân nước ngoài.

Vị trí thuận lợi
Chung cư CT3 nằm trong khu đô thị Vĩnh Điềm Trung rộng 36,84 ha. Đây là khu đô thị nằm ở cửa ngõ phía Tây thành phố Nha Trang, giáp đường 23/10 – một trong những trục đường chính tại TP Nha Trang.


Vị trí dự án được đánh giá khá tốt khi dễ dàng kết nối lưu thông đến các điểm trọng yếu trong khu vực. Đặc biệt, phía trước và bên cạnh dự án là bệnh viện đa khoa, siêu thị Big C, trường học, Chi cục Thuế TP Nha Trang và Cục thuế Khánh Hòa…

Chung cư CT3 gồm hai block cao 17 tầng với 432 căn hộ được xây dựng trên khu đất có tổng diện tích khoảng 10.223 m2 . Theo quy hoạch, tầng 1, 2 là sảnh vào chung cư, căn hộ và các phòng kỹ thuật, phòng bơm.

Tầng 3 là bãi đỗ xe; tầng 4 một phần là bãi đỗ xe, phần còn lại là các dịch vụ tiện ích tòa nhà, gym, dịch vụ nhà hàng, bể bơi, dịch vụ ngoài trời và sân vườn. Từ tầng 5 đến tầng 16 là căn hộ ở, tầng 17 là tầng kỹ thuật


CTCP Đầu tư VCN được thành lập từ năm 2006 với hơn 14 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư khu đô thị, phát triển hạ tầng, thi công công trình dân dụng, công nghiệp, kinh doanh bất động sản, văn phòng cho thuê, hoạt động trong lĩnh vực giáo dục….

VCN đầu tư nhiều dự án có quy mô lớn như khu đô thị VCN Phước Hải, khu đô thị VCN Phước Long 1 và 2, khu đô thị Vĩnh Điềm Trung, khu đô thị sinh thái VCN, Cụm công nghiệp Diên Phú VCN… và gần 20 dự án tòa nhà căn hộ, văn phòng, trường học, trung tâm mua sắm tại thành phố Nha Trang.


Theo Hội môi giới Bất động sản Khánh Hòa, đây là nhà đầu tư uy tín về pháp lý, xây dựng và đảm bảo tiến độ các công trình. Do đó, giá các dự án của VCN luôn cao hơn một số dự án khác cùng phân khúc.

Giá bán từ 21 triệu đồng/m2
Trong đợt mở bán đầu tiên hồi cuối tháng 12/2020, chủ đầu tư VCN giới thiệu đến khách hàng các loại căn hộ 61 m2 – 98 m2 với giá 21,6 triệu/m2 đối với căn thường, còn căn góc có giá 23 triệu/m2.


Khách hàng được thanh toán trong vòng 20 tháng, mỗi sản phẩm đều được ngân hàng Vietcombank hỗ trợ cho vay 60 – 70% giá trị, nếu khách hàng thanh toán nhanh thì được chiết khấu 5% giá trị căn hộ.

Cũng trong đợt mở bán đầu tiên, VCN đã giảm 3% giá trị sản phẩm, áp dụng trong ngày mở bán; giảm 2% giá trị sản phẩm, áp dụng Khách hàng thân thiết; giảm 3% giá trị sản phẩm, áp dụng tri ân đối tác.

Theo các môi giới bất động sản, mức giá trên cao so với một số căn hộ thương mại cùng phân khúc nhưng do đây là một chủ đầu tư có tiếng tại Khánh Hòa nên vẫn được người mua đón nhận.

Giao thông xung quanh
Giao thông quanh khu vực dự án có thể được xem làm điểm trừ hoặc điểm cần cân nhắc khi lựa chọn mua dự án.

Do tiếp giáp với trực đường 23/10, một trong những cũng đường thường xuyên kẹt xe vào giờ cao điểm tại TP Nha Trang nên việc di chuyển từ dự án đến trung tâm TP Nha Trang khá bất tiện.

Đường 23/10 cũng thường xuyên bị ngập cục bộ khi mưa lớn và xả lũ nên thường bị chia cắt từ hướng quốc lộ đi vào đường 23/10.

Giai đoạn gần đây, tỉnh Khánh Hòa đã triển khai nhiều phương án để giải quyết vấn đề giao thông tại đường 23/10 nhưng việc đầu tư xây dựng vẫn gặp khó do công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư cho người dân vẫn chưa thuận lợi.

Nếu vấn đề giao thông được giải quyết sớm, khu vực từ dự án sẽ thuận lợi đi đến sân bay Cam Ranh và trung tâm TP Nha Trang.

Theo Vietnambiz.

Có thể bạn quan tâm:

Nghịch lý nhà ở xã hội

Nhu cầu nhà ở xã hội của người dân TP.HCM rất lớn. Tuy nhiên, việc triển khai các dự án ở phân khúc này thời gian qua không đạt mục tiêu đề ra.

Thậm chí, các chính sách phát triển nhà ở xã hội gần như bị bỏ quên sau khi gói 30.000 tỉ đồng kết thúc hồi giữa năm 2016.
Cầu cao, cung thấp… nguồn không có


Theo thông tin từ Sở Xây dựng TP.HCM, giai đoạn từ năm 2016 – 2020, có 23 dự án nhà ở xã hội (NOXH) đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, cung ứng cho thị trường 1,15 triệu m2 sàn, tương ứng khoảng 17.900 căn hộ, trong khi mục tiêu đề ra là xây dựng 20.000 căn. Số căn hộ này chưa thể đáp ứng được nhu cầu rất lớn về NOXH theo tính toán trong giai đoạn 2016 – 2020 là khoảng 80.000 căn.
Ông Lê Hoàng Châu gợi ý: TP có thể dùng đất nhà xưởng, đất công bán đấu giá thu tiền về có thể dùng để làm NOXH. Ngoài ra, các khu đất nông trường của TP hiện nay cũng rất lớn có thể xây các khu đô thị về NOXH. TP cũng có thể tận dụng nguồn lực xã hội để làm NOXH, vấn đề là cơ chế và chính sách làm sao để có thể thu hút được các DN tham gia.
Ông Huỳnh Thanh Khiết, Phó giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM, cho biết dự kiến kế hoạch giai đoạn 2021 – 2025 TP.HCM cần phát triển khoảng 2,13 triệu m2 sàn NOXH, tương ứng khoảng 24.000 căn hộ, phục vụ cho các đối tượng tái định cư và các đối tượng thu nhập thấp. Để thực hiện kế hoạch trên, Sở Xây dựng TP.HCM sẽ tiếp tục theo dõi, đôn đốc thực hiện 19 dự án NOXH trong danh mục dự kiến hoàn thành sau năm 2020. Đồng thời cập nhật, rà soát các dự án nhà ở thương mại có quy mô lớn hơn 10 ha, đã xác định quỹ đất 20% để thực hiện NOXH. Hiện có khoảng 65 dự án nhà ở thương mại theo quy định phải dành 20% quỹ đất để xây NOXH đang trong tầm ngắm với tổng diện tích đất khoảng 197,3 ha, quy mô khoảng 146.550 căn. Các dự án này đang thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng và thủ tục đầu tư. Nhưng để thực hiện được mục tiêu này, ông Khiết đề nghị UBND TP.HCM chỉ đạo Sở Tài chính phối hợp với Sở Xây dựng báo cáo tình hình sử dụng số tiền thu được từ việc hoán đổi quỹ đất 20% trong các dự án phát triển nhà ở thương mại, khu đô thị mới thuộc danh sách phải xây dựng NOXH. Bên cạnh đó, giao cho Sở Quy hoạch – Kiến trúc rà soát, bổ sung quy hoạch đô thị, quy hoạch khu công nghiệp, bảo đảm dành đủ quỹ đất cho phát triển NOXH. Khi phê duyệt các khu đô thị mới, khu công nghiệp mới, mạng lưới các cơ sở đào tạo nhất thiết phải có nội dung quy hoạch NOXH, nhà ở công nhân, nhà ở sinh viên…
Về nguồn vốn thực hiện đề án, lãnh đạo Sở Xây dựng cho biết TP sẽ tiến hành đa dạng hóa các phương thức đầu tư xây dựng NOXH. Trong đó ưu tiên sử dụng vốn ngân sách để đầu tư xây dựng các NOXH thuộc sở hữu nhà nước để cho thuê. Ngoài ra, sẽ hợp tác với các tổ chức cộng đồng, đặc biệt là các tổ chức phi chính phủ, trong việc tư vấn phát triển nhà ở cho những người có thu nhập thấp, liên quan đến các khía cạnh khác nhau như: Xây dựng, vốn vay, việc làm…

Nhà thiếu nhưng đất bỏ hoang
Những điều ông Huỳnh Thanh Khiết đưa ra thể hiện được quyết tâm của lãnh đạo Sở Xây dựng, lãnh đạo UBND TP.HCM trong việc chăm lo chỗ an cư cho người nghèo, các đối tượng chính sách, cán bộ công chức. Tuy nhiên có thực tế là doanh nghiệp (DN) muốn đầu tư NOXH cũng không phải dễ dàng. Như trường hợp của Công ty Lê Thành, đã 4 năm vẫn chưa thể triển khai xây dựng được dự án chỉ vì vướng việc miễn tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật mà lẽ ra DN này đương nhiên được hưởng khi làm NOXH.
Cụ thể, dự án này được Sở Tài nguyên – Môi trường có 3 văn bản trình UBND TP.HCM ghi rõ đây là dự án miễn tiền sử dụng đất. Cục Thuế cũng có văn bản trình TP miễn tiền sử dụng đất nhưng UBND TP mãi vẫn không hồi âm rằng DN có được làm hay không. Sự im lặng của UBND TP khiến dự án “đứng bánh” mấy năm nay không thể triển khai. Một dự án khác của Công ty Lê Thành ở Q.Bình Tân dù đã giao nhà cho khách hàng vào ở, nhưng đến nay vẫn chưa nhận được quyết định miễn tiền sử dụng đất. Từ đó DN không thể được cấp sổ hồng cho dự án để cầm cố vay ngân hàng ưu đãi theo quy định làm NOXH, với lãi suất 4,8%/năm. Những khó khăn này, ông Lê Hữu Nghĩa, Giám đốc Công ty Lê Thành, cho biết đã “kêu gào nhiều năm nhưng vẫn chưa có chuyển biến gì tích cực”.
Trong khi đó, nhiều quỹ đất công của TP dù bỏ hoang nhiều năm nhưng khi xin chuyển sang làm NOXH thì thủ tục cũng không hề đơn giản. Như khu đất hơn 20,2 ha ở Q.9 trước đây được TP giao cho Khu công nghệ cao TP.HCM quản lý và dùng vào việc xây nhà ở cho những người đang làm việc tại nơi đây ở. Nhưng sau đó nhu cầu thay đổi, nơi đây không còn dùng quỹ đất này để xây nhà và chuyển về cho TP. Đã có nhiều đề xuất lấy quỹ đất này để làm NOXH nhưng đến nay các thủ tục để chuyển đổi, cơ chế thực hiện vẫn chạy “lòng vòng”. Khi chúng tôi liên hệ với bà Lê Bích Loan, Phó trưởng ban Quản lý khu công nghệ cao, được bà này cho biết khu đất trên nơi đây chỉ được giao để quản lý, quyền quyết định làm cái gì là do UBND TP.HCM quyết và UBND TP đã ủy quyền này cho Sở Xây dựng. Tuy nhiên, đến nay Sở Xây dựng vẫn luẩn quẩn chưa có lối ra đối với khu đất này. Hiện khu đất đang bỏ hoang và người dân “chiếm dụng” để làm sân bóng đá.
Tương tự, nhiều khu đất công khác của TP.HCM rộng “mênh mông” thay vì nhà nước bỏ tiền ra đầu tư NOXH hoặc có thể đem đấu giá, giao cho DN xây NOXH nhưng đang bỏ hoang, hoặc cho thuê với giá rẻ hoặc bị chiếm dụng. Đất vẫn bị bỏ hoang và người dân thì vẫn không có NOXH để mua, thuê là nghịch lý tồn tại nhiều năm nay.
Giá nhà đất ngày càng xa tầm tay người dân
Ông Nguyễn Văn Dũng, Tổng giám đốc Công ty bất động sản Trường Phát, phân tích nếu như giai đoạn 2016 – 2020 nhà bình dân vẫn còn chiếm ưu thế về lượng cung thì nay tỷ lệ căn hộ bình dân đã giảm từ 51% xuống chỉ còn 1% trong khi đó giá nhà đất cũng tăng rất mạnh. Những số liệu thống kê cho thấy, nếu như năm 2015 giá căn hộ hạng B (căn hộ bình dân) giá khoảng
21 triệu đồng/m2 thì đến nay tăng lên 36 triệu đồng/m2, căn hộ hạng C khoảng 16 triệu đồng/m2 thì nay đã lên 25 triệu đồng/m2. Mức tăng giá của đất nền còn “khủng khiếp hơn”, chỉ trong 5 năm qua đã tăng hơn 100%, có nơi tăng hơn 200%. Những con số này cho thấy hiện nay giá nhà đất đã vượt quá thu nhập so với người dân và quan trọng hơn, căn hộ hạng C đã biến mất khỏi thị trường. Với mức tăng như hiện nay, nếu chính quyền TP.HCM không quyết tâm xây NOXH thì không biết đến bao giờ người thu nhập thấp, cán bộ công chức, đối tượng chính sách mới có được một chỗ an cư.
Nói về kế hoạch xây 24.000 căn NOXH của TP, lãnh đạo một công ty bất động sản đã thực hiện nhiều dự án NOXH tại TP.HCM, cho hay sẽ làm được nhưng quan trọng nhất là quỹ đất, bởi đất sạch của tư nhân họ sẽ không chuyển qua làm NOXH khi làm không khéo sẽ lỗ vì giá hiện nay nhà nước đang duyệt cho DN bán chỉ 14,9 triệu đồng/m2 (đây là giá tối đa được duyệt, đã bao gồm VAT). Với mức giá này DN chỉ lấy công làm lời khi DN vừa là chủ đầu tư vừa là nhà thầu vừa bán hàng, nguồn vốn tự có, không phải đi vay. Trong khi đó, nếu cùng vị trí khu đất làm nhà thương mại các DN khác đang bán hơn 30 triệu đồng/m2. “Nếu có đất trống hoàn toàn nhà nước giao cho DN làm NOXH thì có thể làm được. Còn nếu đất của DN thì giá bán phải duyệt trên 20 triệu đồng/m2, DN mới làm được. Nhưng phải kèm thêm điều kiện, chỉ các DN chuyên làm NOXH mới làm, còn các DN khác họ cũng không làm vì làm chưa chắc đã lời. Trong khi hiện nay các vướng mắc đã mở, nhưng cũng chỉ mở hé, chứ chưa được mở hoàn toàn”, vị này cho hay.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, khá tự tin với đề án này vì giai đoạn 2016 – 2020 đã làm được khoảng 17.000 căn. Theo ông, chỉ tiêu làm 24.000 căn là hoàn toàn khả thi khi Chính phủ sẽ sửa đổi Nghị định 100 về NOXH với nhiều cơ chế mới. Nghị định 148 mới đây cũng có quy định giao đất miễn tiền sử dụng đất cho DN làm NOXH. Một thuận lợi nữa là sửa Nghị định 99 về thi hành luật Nhà ở có liên quan đến NOXH cũng thông thoáng hơn. “Nghị định 100 có xử lý quy định 10 ha trở lên bắt buộc phải dùng quỹ đất 20% để xây NOXH trong dự án. Nếu không xây phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Dự án dưới 10 ha sẽ được chọn 1 trong 3 phương án là xây nhà, nộp tiền hoặc hoán đổi bằng căn hộ. Quỹ đất 20% này rất lớn và số tiền thu từ quỹ đất này cũng nhiều. Nếu không hòa vào ngân sách mà dùng để xây NOXH sẽ tạo ra được quỹ nhà rất lớn”, ông Châu nói.

Theo thanhnien.vn

Có thể bạn quan tâm:

Link căn hộ view biển Quy Nhơn: https://datxanhnamtrungbo.net/can-ho-i-tower-quy-nhon/

KDI Holding đưa mô hình du lịch đêm đến Nha Trang

Thành phố ánh sáng và lễ hội, thiên đường giải trí 4 mùa là những điểm nhấn trong quần thể phức hợp nghệ thuật, nghỉ dưỡng, giải trí ven biển của KDI Holdings.

KDI Holdings vừa đề xuất tỉnh Khánh Hoà cho thí điểm triển khai mô hình kinh tế đêm tại Nha Trang thông qua dự án “thành phố ánh sáng”: Vega City Nha Trang – quần thể bất động sản phức hợp nghệ thuật – nghỉ dưỡng – giải trí ven biển ngay tại trung tâm thành phố. Dự án với tổ hợp hàng nghìn phòng khách sạn, biệt thự nghỉ dưỡng 5 sao và quần thể shophouse cao cấp tại khu vực Bãi Tiên, được định hướng trở thành nơi nghỉ dưỡng mới và cao cấp tại Nha Trang.

Chia sẻ về đề xuất, ông Đỗ Tuấn Anh – CEO của KDI Holdings cho biết: “Dự án sở hữu vị trí đặc biệt phù hợp để phát triển ‘thành phố không ngủ’ mang tầm quốc tế, nằm ngay tâm điểm của tam giác vàng kinh tế chiến lược, kết nối giữa đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong và trung tâm Trần Phú”.

Theo vị này, Nha Trang hội đủ tiềm năng để đẩy mạnh mô hình kinh tế đêm. Với sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển – đảo là chủ đạo, Nha Trang – Khánh Hoà đóng vai trò là một trong những điểm phát triển du lịch trọng điểm, sôi động nhất tại Việt Nam.

Bất chấp tác động của Covid-19, Khánh Hoà là một trong những tỉnh đi đầu trong việc tái phục hồi tốc độ tăng trưởng du lịch. 5 tháng đầu năm 2020, Khánh Hòa đón hơn 650.000 lượt khách du lịch, tổng thu ước đạt 4.519 tỷ đồng, bằng 28,3% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, kinh tế của Nha Trang chưa khai thác tương xứng với tiềm năng lớn mà những lợi thế độc nhất mang lại.

Được ưu đãi bởi thiên nhiên với vịnh biển thuộc top 10 thế giới, ẩm thực địa phương phong phú và cảng hàng không quốc tế Cam Ranh, Nha Trang. Nếu mở rộng định hướng du lịch đêm sẽ khai phá những hoạt động mới, đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng và thưởng thức các loại hình văn hoá, nghệ thuật trình diễn sáng tạo của du khách, từ đó khai thác tối đa tiềm lực kinh tế và du lịch tại mảnh đất màu mỡ này.

Theo chiến lược phát triển đô thị theo quy hoạch chung thành phố, khu vực ven biển phía bắc Nha Trang, với địa hình vừa có núi vừa có biển, cảnh quan tự nhiên đẹp còn thuận lợi cho di chuyển, du lịch và nghỉ dưỡng, đồng thời giúp giảm tải cho khu vực trung tâm.

Thành phố của ánh sáng và lễ hội sôi động về đêm

Đại diện dự án cho biết, quần thể bất động sản phức hợp Vega City Nha Trang đã nhận được đề xuất hỗ trợ kinh phí không hoàn lại, phối hợp cùng Sở du lịch để hoàn thiện đề án. Định hướng nhằm thúc đẩy đa dạng hoá các sản phẩm du lịch và hoạt động kinh tế ban đêm gắn liền với các sự kiện văn hóa – nghệ thuật, các dịch vụ vui chơi, giải trí, ẩm thực, mua sắm…

Vega City Nha Trang được kiến tạo nhằm bổ sung những sản phẩm du lịch sáng tạo, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ khắt khe của phân khúc khách hàng cao cấp nội địa và quốc tế”, đại diện tập đoàn KDI Holdings chia sẻ.

Vega City Nha Trang dự kiến sẽ có những kiến trúc, cảnh quan, tiện ích độc đáo, nổi bật là công trình nhà hát Lotus Opera – nơi du khách sẽ được trải nghiệm văn hóa và thưởng thức các màn trình diễn nghệ thuật sáng tạo, âm thanh sôi động cùng ánh sáng rực rỡ bốn mùa.

Bên cạnh đó, dự án Vega Entertainment với tâm điểm là Vega Show do dàn nhạc giao hưởng và vũ kịch Việt Nam thể hiện, mang khát vọng sản xuất ra những tác phẩm âm nhạc đậm nét bản địa, chất lượng quốc tế.

Mô hình bất động sản phức hợp tiềm năng, sản phẩm du lịch mới Vega City Nha Trang được kỳ vọng sẽ đem lại hơi thở mới cho du lịch Nha Trang bởi những giá trị thương mại mà kinh tế đêm mang lại.

Theo Vnexpress.

Có thể bạn quan tâm: