Làm sao để đặt cọc mua nhà an toàn?

Đặt cọc tiền là một trong những khâu vô cùng quan trọng trong mua bán nhà đất. Nó có thể là yếu tố quyết định việc giao dịch thành công hay thất bại.

 

Có một thực tế hiện nay đang diễn ra là nhiều người chỉ quan tâm đến hợp đồng mua bán mà dễ bỏ qua việc này, dẫn đến nhiều rủi ro như mất tiền cọc mà không đòi được nhà.

Chủ quan dẫn đến rắc rối

Việc đặt cọc mua bán nhà đất hiện nay vẫn là theo quy định của Luật Dân sự. Bên mua giao một số tiền đặt cọc cho bên bán nhằm đảm bảo kí kết hợp đồng mua bán hoặc thực hiện hợp đồng mua bán. Vì vậy nếu bên mua không thực hiện hợp đồng như đã kí kết thì sẽ bị mất tiền cọc. Ngược lại nếu bên bán không thực hiện theo thỏa thuận sẽ phải trả lại tiền đặt cọc cho bên mua và kèm theo 1 khoản tiền đã đặt cọc cho bên mua.

Nghe đơn giản vậy nhưng một số người không am hiểu về luật hoặc chủ quan nên  gặp rắc rối trong đặt cọc mua nhà, mất thời gian và ôm vướng bận vào mình.

Câu chuyện của chị M là một ví dụ. Dù may mắn mua được nhà nhưng chị M. cũng “lên bờ xuống ruộng” với việc đặt cọc. Chị kể căn nhà mà hiện tại gia đình chị đang ở, trước đó khi đặt cọc để mua, bên bán đưa ra nhiều điều kiện khó đáp ứng như tiền đặt cọc cao, thời gian giao tiền gấp,… Đó là chưa kể, vì sơ ý, trong văn bản đặt cọc chỉ nêu trách nhiệm của bên mua sẽ mất tiền cọc nếu không mua nhà mà không nói đến điều này cũng áp dụng ngược lại cho bên bán nếu vi phạm. Sợ mất tiền cọc lại không mua được nhà nên chị M. đành cố chịu chấp nhận.

Theo các luật sư, mua nhà thì đặt cọc quan trọng hơn cả hợp đồng mua bán. Lý do là bởi vì những điều khoản hay thỏa thuận khi giao kèo của việc thực hiện giao dịch về sau đều nằm ở đây. Người mua nếu không muốn gặp bất lợi phải tìm hiểu kỹ về ngôi nhà muốn mua, chủ sở hữu liên quan và các thỏa thuận trong suốt quá trình xác lập giao dịch đều phải thận trọng.

Không nên đặt quá 20% khi mua nhà

Luật không quy định phải đặt cọc bao nhiêu, tuy nên, theo những người có kinh nghiệm, chỉ nên đặt cọc không quá 20% đối với hoàn cảnh bình thường. Đặt cọc càng nhiều càng phải cẩn trọng vì dễ gặp rủi ro.

Thực tế cho thấy có không ít trường hợp người mua đã đặt tiền cọc song bên bán đưa ra nhiều lý do vô lý khiến người mua gặp khó khăn, thậm chí không thực hiện tiếp được thỏa thuận và mất tiền cọc.

Theo các luật sư chuyên về nhà đất, khi đặt cọc, về hình thức nên lập thành văn bản có người làm chứng. Về nội dung, phải cẩn thận từng câu, từng chữ.

Hiện nay thường sử dụng đặt cọc trong hai trường hợp đặt cọc: đặt cọc để kí kết hợp đồng và đặt cọc để thực hiện hợp đồng.

Trong đó, đối với trường hợp đặt cọc để kí kết hợp đồng, thường các bên chỉ đưa ra các vấn đề cơ bản như giá bao nhiêu, thanh toán như thế nào hay ngày nào ra công chứng,… Tuy nhiên, mẫu hợp đồng nội dung chưa có nên bên bán vẫn có thể lấy lí do nào đó để không thực hiện đến cùng hợp đồng do phát sinh tranh chấp nội dung hợp đồng. Chính vì thế, trường hợp này đặt cọc phần lớn là do thiện chí của cả hai bên. Chế tài về đặt cọc cũng đã có nhưng xử lý được là cả vấn đề.

Đối với trường hợp thực hiện hợp đồng, lúc này hợp đồng có rồi nên thỏa thuận các bên đã rõ ràng nên có thể áp dụng được. Cần lưu ý, đối với hợp đồng công chứng, thường sẽ đề là các bên thanh toán, đặt cọc hay thỏa thuận ngoài do đó nếu mua bán bằng hợp đồng công chứng, các bên nên ký kết một văn bản ngoài về việc đặt cọc đó.

Bên cạnh đó, người mua nhà cũng cần chú ý, tiền đặt cọc hoàn toàn khác với tiền thanh toán, tránh bị bên bán đánh đồng và bất lợi cho người mua.

Nguồn: homedy

4 phụ phí của việc mở rộng nhà ở

Bạn cần phải biết kiểm soát những chi phí phụ trội mỗi khi căn nhà của bạn được cải tạo.

Hiện đang càng ngày có nhiều gia chủ chọn cách mở rộng căn nhà hiện tại khi gia đình có thêm thành viên mới. Trước khi thực hiện điều này, việc quan trọng là người chủ nhà lập được một bản kế hoạch với những định hướng và mục tiêu rõ ràng.

Bước đầu tiên của việc lập kế hoạch là xác định và liệt kê được những khoản thu nhập và khối tài sản của gia đình bạn. Các chuyên gia khuyên rằng nếu chi phí xây dựng vượt quá 28% tổng thu nhập và giá trị tài sản của gia đình bạn, gia chủ hãy xem xét thật kỹ trước khi thực hiện tu sửa nhà.

Các gia chủ cũng nên chú ý rằng chi phí để mở rộng căn nhà không chỉ gồm số tiền chi ra cho việc xây dựng, mà còn có thêm một loạt các phụ phí phát sinh khác. Trong số đó thì 4 loại phụ phí sau đây cần được gia chủ kiểm soát chặt chẽ nhất:

– Thuế: Tại nhiều nước, các khoản thuế đất đai thường được tính bằng cách nhân tỷ suất thuế tại địa phương với căn nhà bạn đang ở. Căn nhà của bạn càng to, càng có giá trị cao, mức thuế bạn phải đóng lại càng lớn

– Tiền bảo hiểm: Cũng như tiền thuế, phí bảo hiểm sẽ tăng lên theo giá trị căn nhà của bạn. Điểm đặc biệt là một số công ty bảo hiểm lớn sẽ còn tính chi phí dựa trên cả thiết kế căn nhà của bạn (có cửa thoát hiểm không? hệ thống chữa cháy có hoạt động không?)

– Chi phí điện, nước: Chắc chắn bạn sẽ phải nối thêm đường điện và đường nước khi mở rộng căn nhà. Ngoài ra thì mức chi phí tăng cho việc sưởi ấm (hay làm mát) nơi ở cũng sẽ tăng lên theo diện tích căn nhà

– Nội thất: Đã có rất nhiều gia chủ vung tay quá trán trong việc mua sắm nội thất mới cho căn nhà của mình sau khi được mở rộng. Cũng cần phải nói thêm rằng nội thất ở đây không chỉ áp dụng cho các vật dụng trong nhà, mà còn có thêm cả cây cảnh, bể nước, thú nuối ngoài vườn.

Người chủ nhà hãy xem xét thật kỹ những khoản phụ phí trên trước khi đưa ra quyết định mở rộng căn nhà của mình. Tốt nhất thì bạn hãy tìm đến những cá nhân có kinh nghiệm như kiến trung sư, chuyên viên môi giới BĐS,v.v… để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ họ.

Sưu tầm: reatimes

Bất động sản vẫn là kênh đầu tư an toàn

Theo ông Troy Griffiths, Phó Giám đốc Điều hành Savills Việt Nam, quy mô nới lỏng định lượng (QE) lịch sử cho thấy mức sinh lợi của bất động sản vẫn còn tương đối thấp. Khi QE giảm xuống thì chắc chắn những thị trường mới nổi sẽ chịu một số áp lực, trong đó đặc biệt là hệ thống tiền tệ. Vì lẽ đó, bất động sản sẽ vẫn là một kênh đầu tư an toàn trong tương lai gần.

Đánh giá về điểm nhấn thị trường bất động sản Việt Nam nửa đầu năm 2018, ông Troy Griffiths, Phó Giám đốc Điều hành, Savills Việt Nam cho biết, nền kinh tế vỹ mô phát triển ổn định đã thúc đẩy tốc độ tăng trưởng thị trường trong nước theo chiều hướng tích cực và thu hút dòng vốn FDI mạnh mẽ. Đó là sự khởi đầu khá thuận lợi cho năm 2018 với những diễn biến đầy hứa hẹn trên mọi phân khúc bất động sản.

Theo ông Troy, hiện các nhà đầu tư nước ngoài vẫn cho thấy mối quan tâm đặc biệt đối với thị trường bất động sản Việt Nam. Quy mô nới lỏng định lượng (QE) lịch sử cho thấy mức sinh lợi vẫn còn tương đối thấp. Khi QE giảm xuống thì chắc chắn những thị trường mới nổi sẽ chịu một số áp lực, trong đó đặc biệt là hệ thống tiền tệ. Vì lẽ đó, bất động sản sẽ vẫn là một kênh đầu tư an toàn trong tương lai gần.

Theo đánh giá của ông Phó Giám đốc Điều hành Savills Việt Nam, các hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) đang diễn ra khá sôi động.  Điểm khác biệt chính với Việt Nam vào thời điểm này là hoạt động trên thị trường chứng khoán, với hơn 1 tỷ USD thu về từ IPO trong quý 1/2018. Trong khi chỉ số HOSE gần đây đã tạm ngừng giao dịch thì vẫn có một số kênh đầu tư đặc biệt lớn vào các danh mục bất động sản trong tương lai gần.

Trong lịch sử không có nhiều cổ phiếu bất động sản niêm yết, trong khi đó các mã cổ phiếu trên thị trường chứng khoán lại hỗ trợ tính thanh khoản rất tốt cho nhà đầu tư, dù thực tế vẫn còn nhiều quan ngại trong việc định giá. Quản trị tốt, hệ thống chuẩn mực kế toán cải tiến và thị trường chứng khoán ổn định luôn có sức hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là với cổ phiếu bất động sản.

“Nhìn chung mức sinh lợi cao luôn là điểm hấp dẫn các nhà đầu tư, khi so sánh thị trường Việt Nam với khu vực. Tỷ lệ lợi tức cho thuê trên tổng tài sản hợp lý cùng với hệ số lãi vốn sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng lợi nhuận ở mức cao. Đồng thời, việc giảm thiểu tình trạng ‘rủi ro quốc gia’ sẽ thu hút được lượng lớn vốn nước ngoài đổ vào Việt Nam”, Phó Giám đốc Điều hành, Savills Việt Nam nhận định.

Theo quan điểm của ông Troy, Việt Nam đang có lợi thế rất tốt để thực hiện bước nhảy vọt từ thị trường truyền thống thông qua các nền tảng, ứng dụng công nghệ tài chính nhằm mang đến những lợi ích to lớn cho ngành bất động sản. Việc không sở hữu hệ thống di sản công nghệ và có một nền văn hóa khởi nghiệp trẻ trung, am hiểu, đầy hứa hẹn là cơ hội để nắm bắt những tiến bộ về công nghệ vô cùng mạnh mẽ. Do đó, Chính phủ đã có một loạt những sáng kiến, nghị định và thông tư mới nhằm hỗ trợ những thách thức này. Tuy nhiên, đối mặt với áp lực cạnh tranh từ các đồng môn trong khu vực cũng là một vấn đề lớn.

Bên cạnh chất lượng tăng trưởng cải thiện của nền kinh tế Mỹ, phản ứng của các quốc gia trong khu vực đối với mức nới lỏng định lượng và đà tăng lãi suất của Fed là khá thú vị. Điều này có khả năng thúc đẩy một lượng vốn lớn vào thị trường bất động sản.

Ngoài ra, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục hấp dẫn các nhà đầu tư nội địa đang có nhu cầu đầu tư bất động sản nhà ở, từ đó góp phần tạo dựng đà tăng trưởng kinh tế phát triển sâu rộng hơn.

“Hệ thống quản trị tốt đã và đang được thiết lập nhằm tiếp tục cải thiện chất lượng kinh doanh, xúc tiến thương mại quốc tế, từ đó góp phần hỗ trợ nhiều lĩnh vực thương mại. Trong giai đoạn du lịch Việt Nam đang cho thấy những bước phát triển ngoạn mục, các dự án bất động sản nghỉ dưỡng, khách sạn sẽ tiếp tục chứng tỏ tiềm năng, cơ hội và đón đầu thị trường”, Phó Giám đốc Điều hành, Savills Việt Nam nói.

Nguồn: tapchitaichinh  

Những rủi ro pháp lý nào nhà đầu tư bất động sản thường gặp phải nhất khi “xuống tiền”?

Theo các chuyên gia bất động sản (BĐS), không ít trường hợp nhà đầu tư (NĐT) không tìm hiểu kỹ pháp lý dự án BĐS trước khi “xuống tiền” đã phải chấp nhận rủi ro trên chính tài sản sở hữu của mình.

Các chuyên gia đã chỉ ra những trường hợp rủi ro pháp lý hay xảy ra nhất trên thị trường BĐS hiện nay, bao gồm:

Chủ đầu tư chưa được phép bán mà đã bán

Nhiều CĐT tìm các cách khác nhau để “lách luật”, trong đó cách phổ biến nhất hiện nay trên thị trường căn hộ đó là: Dự án chưa xây xong phần móng, chưa được cấp phép xây dựng nhưng chủ đầu tư (CĐT) đã rao bán và nhận cọc của NĐT, với số tiền cọc từ 5-10% tổng giá trị BĐS.

Đáng nói, rất nhiều NĐT sẵn sàng bỏ tiền ra để đặt cọc, đặc biệt đối với những dự án có vị trí tốt hoặc CĐT uy tín. Theo bà Dương Thùy Dung, Giám đốc cấp cao CBRE, hoạt động này không trái luật nhưng tiềm ẩn rủi ro với NĐT.

Cụ thể, CĐT không có khả năng triển khai dự án hay không nhận được giấy phép xây dựng thì khả năng đòi lại tiền đặt cọc của NĐT không phải dễ. Thậm chí, nếu NĐT mang ra tòa để kiện CĐT thì thông thường NĐT sẽ ở thế yếu hơn, khó đòi lại tiền.

Dự án có được bảo lãnh ngân hàng không?

Theo điều kiện bán nhà thì một dự án bắt buộc phải được một ngân hàng bảo lãnh. NĐT có quyền yêu cầu CĐT trình giấy bảo lãnh của ngân hàng. Thế nhưng, dường như các NĐT và người mua BĐS hiện nay không quan tâm đến điều này. Theo các chuyên gia BĐS, NĐT nên đòi hỏi những yếu tố về pháp lý đối với CĐT dự án nhằm tránh những rủi ro sau này.

Chưa xong phần móng đã ký hợp đồng mua bán chính thức

Đây cũng là một rủi ro mà NĐT hay gặp phải khi mua BĐS. Theo các chuyên gia, người mua nên trực tiếp đến xem dự án để xác nhận có đúng dự án đã được khởi công hay chưa, đã được làm móng xong chưa mới nên ký hợp đồng mua bán chính thức.

Hiện nay có rất nhiều CĐT đặt văn phòng bán hàng tại địa điểm khác với địa điểm dự án họ đang xây dựng hoặc nhà mẫu đặt ở một dự án khác. Hầu hết giao dịch mua bán diễn ra ở văn phòng. Nhiều trường hợp người mua chưa hề đặt chân tới khu vực dự án triển khai, nên rủi ro về pháp lý dự án rất dễ xảy ra.

Thiếu thẩm định thông tin dự án

Chuyên gia cá nhân Phan Công Chánh cho rằng: Hiện nay, có 12 bên có thể can thiệp vào quá trình mua bán BĐS. Tuy nhiên, có một thực tế là những NĐT cá nhân thường lại không thậm định thông tin dự án trước khi “xuống tiền”.

Đa số NĐT cho rằng, nếu mua dự án của CĐT uy tín thì sinh lợi không cao nên đa phần họ bỏ qua vấn đề pháp lý và chấp nhận mua những dự án đơn lẻ, rủi ro cao.

Ông Chánh đưa ra lời khuyên:,NĐT nên đọc hiểu các Luật kinh doanh BĐS, Luật Nhà ở, Luật Xây Dựng trước khi tìm hiểu mua BĐS; đối với phân khúc nhà phố, đất nền phải có sổ đỏ mới nên mua hoặc phải có kỹ năng đọc hiểu các thông tin trên sổ. Có như vậy, NĐT mới hạn chế được khoảng 90% rủi ro.

Nhiều người đứng tên trên một sổ đó

Đây là 1 rủi ro nhiều người gặp phải và dẫn đến tranh chấp về sau, đặc biệt ở loại hình đất nền riêng lẻ hoặc đất nông nghiệp chuyển sang đất thổ cư. Theo bà Dung, nếu mua BĐS từ một sản phẩm có sổ đỏ do nhiều người đứng tên chung thì phải có sự đồng thuận của tất cả những người có tên trên sổ.

Không ít trường hợp, người bán đưa giấy ủy quyền giả cho người mua. Người mua đinh ninh là đã sở hữu được toàn bộ mảnh đất mua nhưng thực tế chỉ sở hữu một phần vì một số người đứng tên trên sổ không đồng ý bán. Từ đó dẫn đến tranh chấp lâu dài về sau.

Nguồn: tapchitaichinh

Vietnam Airlines chuyển sang khai thác tại T2 sân bay Cam Ranh

Vietnam Airlines cho hay hãng chính thức chuyển toàn bộ hoạt động khai thác các chuyến bay quốc tế đến và đi từ sân bay Cam Ranh sang nhà ga quốc tế mới T2.

Sáng 29/6, Vietnam Airlines đã khai thác chuyến bay VN719 từ Thành Đô (Trung Quốc) đến nhà ga mới T2 của sân bay Cam Ranh, . Chuyến bay VN719 hạ cánh lúc 05h05 sáng được ghi nhận là chuyến bay quốc tế đầu tiên đến nhà ga mới T2.

 

Khu vực băng chuyền lấy hành lý ở sảnh đến.

Nhà ga T2 gồm 03 tầng, sở hữu quy mô vượt trội so với nhà ga cũ với tổng diện tích sàn hơn 50.000m2, đặt mục tiêu công suất đón 8 triệu lượt khách/năm vào năm 2030. Với thiết kế mang hình dáng chiếc tổ yến – một biểu tượng của vùng đất Khánh Hòa, nhà ga quốc tế T2 Cam Ranh sẽ là điểm nhấn văn hóa đầu tiên trong mắt các du khách quốc tế khi đến với Việt Nam.

 

Bên trong nhà ga sáng sủa, rộng rãi, nhiều cây xanh.

Tại nhà ga mới, Vietnam Airlines triển khai 8 quầy làm thủ tục tại dãy D bên đảo cánh trái nhà ga để phục vụ hành khách. Trong đó, các khách hạng Thương gia và SkyPriority được bố trí 2 quầy làm thủ tục riêng (quầy số 1 và số 2), mang đến sự thuận tiện, thoải mái tối đa. Phòng chờ Thương gia nằm trên tầng 2, diện tích gần 210m2 với sức chứa 70 khách sẽ phục vụ hội viên Bông Sen Vàng và khách hạng Thương gia của Vietnam Airlines tại sân bay Cam Ranh.

Trong thời gian bắt đầu chuyển khai thác, Vietnam Airlines sẽ đặt bảng thông báo về vị trí quầy làm thủ tục của Hãng ở các vị trí dễ nhận biết tại nhà ga mới T2, đồng thời cử nhân sự phối hợp với nhân viên mặt đất của Cảng hàng không Cam Ranh để hướng dẫn hành khách đi lại giữa nhà ga cũ và nhà ga mới.

 

Chào đón những hành khách đầu tiên đến nhà ga mới.

Sân bay Cam Ranh là điểm kết nối du khách quan trọng tới thành phố biển Nha Trang của tỉnh Khánh Hòa. Năm 2017, lượng du khách đến với thành phố này là 5,5 triệu lượt. Theo thông tin từ Tổng cục du lịch, ước tính trong 5 tháng đầu năm nay, Khánh Hòa đã đón hơn 2,44 triệu lượt khách du lịch, tăng 20,8% so với năm 2017, trong đó có hơn 1,17 triệu lượt khách quốc tế, tăng gần 50%. Những con số sẽ không ngừng tăng lên khi nhà ga quốc tế mới T2 được hoàn thành ngay trước Năm du lịch Quốc gia 2019 tại Khánh Hòa.

 

Những hành khách đầu tiên được tặng quà lưu niệm.

Với vai trò là hãng hàng không chủ lực, năm 2017, Vietnam Airlines vận chuyển trên 730.000 lượt khách quốc tế đến Khánh Hòa, tăng trưởng gần 35% so với cùng kỳ. Năm 2018, lượng khách tiếp tục tăng trưởng mạnh, đạt gần nửa triệu lượt khách trong 6 tháng đầu năm. Đường bay thẳng giữa Seoul (Hàn Quốc) và Nha Trang vừa được Vietnam Airlines khai trương vào cuối tháng 3/2018 với tần suất 4 chuyến/tuần, mang đến cho du khách một lựa chọn mới mẻ và hấp dẫn.

 

Tổ bay của chuyến bay đầu tiên đến T2 sân Cam Ranh được trao vòng hoa.

Việc chuyển toàn bộ hoạt động khai thác các chuyến bay quốc tế sang nhà ga mới T2 tại sân bay Cam Ranh sẽ nâng cao năng lực phục vụ mặt đất, tạo ra sự đồng bộ giữa dịch vụ và cơ sở hạ tầng chất lượng cao, góp phần hoàn thiện hơn nữa chất lượng dịch vụ 4 sao của Vietnam Airlines.

Nguồn: yeumaybay

Nửa cuối năm, cơn sốt đất nền liệu có tiếp diễn?

Thị trường đất nền trong những tháng đầu năm ghi nhận cơn sốt cục bộ tại nhiều khu vực nhưng từ khoảng tháng 5, giao dịch đã dần chững lại. Vậy trong những tháng cuối năm, thị trường sẽ thế nào và cơn sốt đất nền liệu có quay trở lại?

Thị trường đất nền những tháng đầu năm xảy ra cơn sốt cục bộ tại nhiều khu vực

Làn sóng càn quét từ Bắc vào Nam

Từ đầu năm 2018 đến nay, cơn sốt đất nền lan dọc khắp các tỉnh từ Bắc vào Nam, càn quét 3 đặc khu kinh tế trong tương lai đến một số tỉnh ở phía Bắc như Vĩnh Phúc, Bắc Ninh… rồi lan rộng ra các tỉnh vùng ven TP.HCM như Đồng Nai, Long An, Bình Dương…

Cụ thể, tại TP.HCM, cơn sốt khởi điểm từ khu Tây, sau đó lan sang những khu vực vùng ven và cả những tỉnh lân cận. Ngay từ sau Tết Nguyên đán, giá đất thổ cư và đất dự án ven TP.HCM liên tục tăng cao, đạt ngưỡng 30-50% chỉ trong vòng 4-5 tháng. Nhưng từ đầu tháng 5, thị trường không còn chứng kiến những biến động giá “ngoạn mục”.

Và khi cơn sốt được cho là đã tạm lắng, sau khi cây cầu qua đảo Kim Cương được thông xe, giá đất tại quận 2 một lần nữa lại tăng cao. Đơn cử, tại đường Nguyễn Cơ Thạch, phường Thủ Thiêm, đoạn vắt ngang qua Mai Chí Thọ, giá đất mặt đường ở ngưỡng 180-240 triệu đồng/m2.

Còn tại khu vực phía Bắc, trong những tháng đầu năm, cơn sốt đất nền cũng như vết dầu loang, lan khắp nhiều tỉnh, thành phố vùng ven Hà Nội, đặc biệt là những địa phương tăng trưởng kinh tế tốt, nhất là bất động sản công nghiệp.

Theo báo cáo của Hội môi giới bất động sản Việt Nam, thị trường bất động sản tại TP. Bắc Ninh, TP. Hưng Yên (khu vực Phố Nối), Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Thái Nguyên… nóng hơn từ cuối năm 2017. Hàng loạt dự án được tung ra thị trường, một số khu vực có tỷ lệ thanh khoản lên đến 70-80%.

Riêng tại 3 tỉnh dự kiến trở thành khu hành chính – kinh tế đặc biệt là Phú Quốc, Vân Đồn, Bắc Vân Phong, thị trường đất nền càng “nóng” hơn bao giờ hết. Hàng trăm cò đất đã về đây “bơm tiền”, đẩy giá đất lên mức “trên trời”. Giá đất từ vài triệu đồng đã nhảy vọt lên vài chục triệu đồng, tạo thành cơn bão giá, cuốn theo cò đất, giới đầu cơ và cả người dân. Thị trường chỉ dần ổn định và hạ nhiệt sau khi chính quyền 3 địa phương này có văn bản yêu cầu ngừng phân lô, tách thửa đất đai trên địa bàn.

Hay tại những địa phương như Đà Nẵng, Nha Trang, cơn sốt đất cũng xuất hiện, kéo theo lượng giao dịch tăng mạnh. Như tại Đà Nẵng, từ sau Tết âm lịch, giá đất nền một số khu vực đã tăng 30-50%. Sang tháng 5, giá đất dọc ven biển đường Võ Nguyên Giáp (quận Sơn Trà và quận Ngũ Hành Sơn) đã chững lại sau khi lập đỉnh 300 triệu đồng/m2.

Nhìn chung trong nửa đầu năm, đất nền trở thành điểm nóng của thị trường cả nước với những diễn biến theo đồ thị hình sin. Nhờ việc quản lý kịp thời của chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan, đến nay, thị trường đã dần ổn định.

Giá đất có thể tiếp tục tăng?

Sau cơn sốt đất nền tại một số địa phương, nhiều người lo ngại rằng thị trường liệu sẽ xảy ra “bong bóng” và bước vào giai đoạn phân hóa?

Tuy nhiên, dù thị trường chững lại nhưng nhiều chuyên gia vẫn có cái nhìn khá lạc quan về bức tranh trong những tháng cuối năm và khẳng định chưa thể xảy ra “bong bóng”. Bởi cơn sốt chỉ diễn ra cục bộ tại một số khu vực có tiềm lực kinh tế, hạ tầng được đầu tư mạnh và chủ yếu do cò đất, giới đầu cơ thổi giá.

Nhiều ý kiến cho rằng, dù sốt đất đã kéo dài suốt 4 năm (2015-2016-2017-2018) nhưng chưa thể xác định thời điểm mà thị trường sẽ bước vào chu kỳ suy thoái. Và việc thị trường chững lại thậm chí còn có tác dụng đưa giá đất về sát giá thị thực hơn, giúp giảm độ nóng của thị trường, ngăn cơn sốt đất ảo, đồng thời giúp những người có nhu cầu thực tiếp cận được nguồn hàng.

Vốn là sản phẩm hàng đầu được người Việt ưa chuộng, là sản phẩm tích lũy, kênh đầu tư tốt với biên độ tăng giá ổn định ở mức 5-10%, phân khúc đất nền được dự báo vẫn sẽ nắm giữ giao dịch chính của thị trường.

Trước câu hỏi liệu kịch bản sụt giảm có xảy ra hay không, ông Trần Khánh Quang, Tổng giám đốc Công ty Việt An Hòa nhìn nhận, có chu kỳ tăng thì sẽ có chu kỳ giảm nhưng đồ thị tăng – giảm của giá đất còn phụ thuộc vào vị trí, khu vực mà bất động sản tọa lạc. Nếu khu đất có pháp lý hoàn chỉnh, nằm tại nơi có thể xây dựng, khai thác để ở hoặc cho thuê, khả năng giảm giá rất thấp. Và ngược lại, nếu khu đất có pháp lý chưa hoàn chỉnh, nằm tại nơi không có tính thương mại cao, mật độ dân cư thấp, khó khai thác cho thuê, giá đất nhiều khả năng sẽ giảm.

Lạc quan hơn, ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc bộ phận R&B của DKRA cho rằng, từ nay đến cuối năm, giá bán phân khúc đất nền có thể tiếp tục tăng, dù không đột biến như quý I/2018 nhưng vẫn tạo mức lợi nhuận hấp dẫn với nhà đầu tư hơn các phân khúc khác.

Về phía doanh nghiệp, trước sự tăng trưởng tốt của thị trường 5 tháng đầu năm dù trải qua không ít gập ghềnh, đại diện nhiều doanh nghiệp đều cho thấy lòng tin vào thị trường, vào sự phát triển bền vững trong thời gian tới.

Ông Nguyễn Hào Hiệp, Tổng giám đốc Công ty CP Địa ốc First Real cho rằng: “Việc thị trường rơi vào suy thoái cũng chưa hẳn là điều xấu, vì khi ấy thị trường sẽ có tác dụng loại bỏ đi những nhóm đầu cơ cá mập, sàng lọc đi những chủ đầu tư không có thực lực. Chỉ những doanh nghiệp có thực lực, tiềm lực tốt cả về tài chính lẫn con người sẽ trụ lại và phát triển tốt”.

Riêng tại những khu vực dự kiến trở thành đặc khu, lãnh đạo một công ty địa ốc đã dự báo, đến cuối năm 2018, đầu năm 2019, nếu Luật đặc khu được thông qua, những vùng này có thể diễn ra một cơn sốt đất mới, mang tính chất của một trận đại hồng thủy.

Nhìn chung, trong nửa cuối năm nay, giá đất nền được dự báo sẽ chủ yếu đi ngang, xu thế đi lên vẫn còn, song chưa thể đoán định được mức tăng bởi còn phụ thuộc rất lớn vào vị trí, khu vực.

Nguồn: reatimes

Chủ tịch Hiệp hội bất động sản: “BĐS nghỉ dưỡng cung chưa đáp ứng cầu”

Là nhận định đáng chú ý của ông Nguyễn Trần Nam – Chủ tịch Hiệp hội bất động sản (BĐS) Việt Nam xoay quanh câu chuyện bội cung sản phẩm BĐS nghỉ dưỡng.

Thưa ông, câu chuyện “đặc khu” tại Khánh Hòa, Phú Quốc, Quảng Ninh được xem xét cẩn trọng dường như cũng không thể ngăn thị trường BĐS nghỉ dưỡng ngừng sôi động. Ông đánh giá ra sao về tiềm năng của dòng sản phẩm đặc thù này?

– Tôi cho rằng, du lịch tăng trưởng không có lý gì BĐS nghỉ dưỡng không đi theo. Tiềm năng du lịch của Việt Nam rất lớn. Năm ngoái, khách nội địa của chúng ta xấp xỉ 62 triệu người. Dân mình rất thích đi du lịch, nếu Nhà nước bắc cầu, mở rộng giao thông, khách đi du lịch rất nhiều. Vấn đề là cách mình khai thác tiền của khách như thế nào, như thông qua các cửa hàng, hoạt động văn hóa. Vì vậy, nếu chúng ta có các đặc khu với những đặc trưng du lịch lớn, sẽ là tiềm năng để phát triển mạnh các sản phẩm khách sạn, nghỉ dưỡng. Trước thực tế phát triển, rõ ràng dòng sản phẩm này sẽ mang hơi thở mới, tránh sự nhàm chán và mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư.

Liệu có hay không việc thị trường BĐS đang thừa các dự án về nghỉ dưỡng, du lịch thưa ông?

– Về mặt cảm tính, nhiều người thấy rằng, hiện có nhiều khách sạn, resort mọc lên. Từ đó lo ngại tình trạng sốt nóng, tích tụ bong bóng. Tuy nhiên, nếu đi sâu phân tích con số khách du lịch và số phòng, hiện vẫn thiếu hơn chục nghìn phòng. Tôi có thể khẳng định một điều, đối với Việt Nam, hạ tầng về lưu trú cho du lịch dư địa còn rộng, cầu đang thiếu nhiều so với cung. Đặc biệt là nơi lưu trú chất lượng cao, chuyên nghiệp cao (5 sao) còn ít. Chính vì vậy, không nên lo câu chuyện thừa bởi so với các nước trên thế giới Việt Nam có khí hậu quanh năm mát mẻ, số ngày nắng lên tới 300 ngày. Hơn nữa chúng ta có một bề dày lịch sử rất lâu đời, đặc biệt là nền văn hóa đa dạng bản sắc. Chính vì vậy, nếu làm được tốt câu chuyện phát triển những tiềm năng du lịch trên, số lượng dự án nghỉ dưỡng chúng ta đang thiếu chứ không phải thừa.

Để các dự án BĐS nghỉ dưỡng tiếp tục phát triển cả chiều sâu và chiều rộng, ông suy nghĩ như thế nào về cơ hội nới rộng chính sách cấp sổ đỏ?

– Thực ra BĐS nghỉ dưỡng là vấn đề mới nên pháp luật cũng cần có thời gian để hoàn thiện. Điều quan trọng là coi một số dạng sản phẩm BĐS nghỉ dưỡng như condotel là nhà ở hay cơ sở lưu trú khách sạn? Vấn đề chẳng qua là cơ chế, chính sách. Gần đây tôi được biết, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách liên quan đến lĩnh vực đầu tư xây dựng, Bộ Xây dựng đã có văn bản báo cáo Thủ tướng đề xuất xem condotel như một loại hàng hóa, sử dụng lâu dài như đất ở. Tôi nghĩ đây là bước đột phá tư duy. Về nguyên tắc, bên mua nhà, công trình xây dựng, các căn hộ, phần diện tích trong nhà chung cư, tòa nhà hỗn hợp được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Khoản 3 Điều 19 Luật Kinh doanh BĐS). Tuy nhiên, hầu hết người mua condotel đều gặp khó khăn trong việc xin cấp Giấy chứng nhận vì pháp luật chưa có cơ chế rõ ràng cho vấn đề này. Thậm chí, trước đây, condotel không được quy định trong Luật Nhà ở nhưng gần đây đã có thuật ngữ “căn hộ du lịch”, “biệt thự nghỉ dưỡng” được quy định trong Luật Du lịch. Do đó, không cần bổ sung thêm loại hình căn hộ này vào luật như kiến nghị của nhiều cơ quan bộ, ngành trước đó. Điểm vướng mắc nhất hiện nay là cấp theo thời hạn sử dụng đất lâu dài hay 50 năm, 70 năm.

Xin cảm ơn ông!

Nguồn: kinhtedothi

Trong cơn chấn “đặc khu kinh tế”, giới đầu tư Hà Nội âm thầm đổ về Nam Trung Bộ

Giá trị lâu dài, lợi nhuận ổn định, bền vững, du lịch, hạ tầng tăng trưởng là các điều kiện tiên quyết giúp đất nền liền kề, biệt thự các tỉnh Nam Trung Bộ hút khách hơn bao giờ hết.

Sự chuyển dịch từ lựa chọn căn hộ chung cư cao cấp sang liền kề, biệt thự

Theo báo cáo của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, những tháng đầu năm 2018 lượng giao dịch căn hộ chung cư đã giảm khá mạnh tại Hà Nội lẫn Tp.HCM. Tại Hà Nội, 3 tháng đầu năm 2018, tổng lượng giao dịch căn hộ chung cư thành công giảm khoảng 25% so với quý IV năm 2017. Còn tại TPHCM, tổng lượng giao dịch nhà ở chung cư quý I giảm 34% so với quý IV/2017.

Theo đánh giá của giới đầu tư, thị trường đang bắt đầu xuất hiện “làn sóng” dịch chuyển từ việc lựa chọn chung cư cao cấp ở các thành phố lớn sang các dự án có sản phẩm liền kề, biệt thự ở các tỉnh có tiềm năng về kinh tế, du lịch, khi giá đất còn chưa cao.

Phân tích về xu hướng này, giới chuyên gia bất động sản cũng cho rằng, khác với phân khúc căn hộ chung cư, phân khúc nhà biệt thự ổn định hơn về lợi nhuận. Các giao dịch của thị trường này cũng đã được cải thiện hơn so với năm 2016. Ngoài những giá trị về tiện ích trong không gian sống, nhiều gia đình, các nhà đầu tư cũng tính đến giá trị lâu dài của việc mua nhà liền kề, biệt thự.

Tuy nhiên, không phải thị trường nào cũng “nóng” mà sẽ có sự chọn lọc. Những địa phương nào có ngành du lịch phát triển mạnh và hạ tầng xã hội tốt thì đất nền càng có thanh khoản cao. Bởi nhu cầu nhà ở, phòng thuê cho khách du lịch tăng cao sẽ là lực đẩy tăng giá cho bất động sản.

Những địa phương nào có ngành du lịch phát triển mạnh và hạ tầng xã hội tốt thì đất nền càng có thanh khoản cao.

Làn sóng đầu tư đất nền lan nhanh và mạnh ra tỉnh du lịch

Có thể nói, làn sóng mua liền kề, biệt thự đang lan rộng ra các tỉnh nhanh hơn bao giờ hết. Đầu năm 2018 đồng loạt các tỉnh trên cả nước cũng có giao dịch đất nền, tập trung ở các tỉnh có tiềm năng kinh tế và du lịch… Nếu như ở khu vực phía nam có các cơn sốt mang tên Đồng Nai, Bình Dương, phía Bắc có tên các tỉnh Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hải Phòng, thì miền Trung có Nha Trang, Đà Nẵng, Quy Nhơn, là những điểm nóng tốp đầu. Được biết, các nhà đầu tư chủ yếu đến từ Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó, theo một khảo sát được thực hiện bởi CBRE Việt Nam, trên 80% căn hộ, biệt thự nghỉ dưỡng tại Nha Trang, Đà Nẵng, Phan Thiết được mua bởi khách hàng Hà Nội. Rõ ràng con số này làm nhiều người giật mình khi tỉ lệ khách hàng Hà Nội đổ tiền vào bất động sản nghỉ dưỡng trở nên áp đảo.

Lý giải điều này, các chuyên gia địa ốc cho rằng khách Hà Nội do thói quen đầu tư bất động sản của họ. Theo đó, nhà đầu tư đến từ thủ đô ưa chuộng bất động sản cao cấp, không ngại đầu tư xa, nguồn tài chính vững mạnh; đồng thời mức lợi nhuận cao và cơ hội du lịch chất lượng cao.

Anh Huy Bách (Hoàn Kiếm, Hà Nội) vừa trở về từ chuyến khảo sát thực tế thị trường bất động sản Nha Trang. Chuyến đi giúp anh tìm được hướng đầu tư sinh lời dài hạn mới, sau thời gian dài loay hoay với các căn hộ chung cư cho thuê tại thủ đô. Anh Bách tiết lộ:”Nhận được lời khuyên chuyển hướng đầu tư mới, mua biệt thự nghỉ dưỡng tại các địa phương đang có tiềm năng phát triển du lịch là tôi đặt vé vào Nha Trang khảo sát ngay dự án đất nền biệt thự Nha Trang River Park ở trung tâm thành phố, đối diện trung tâm hành chính mới của tỉnh Khánh Hòa. Chứng kiến sự phát triển du lịch, cơ sở hạ tầng, giao thông ngày càng được nâng cấp, đặc biệt, sân bay quốc tế hiện đại sắp đi vào hoạt động, tôi càng thêm chắc chắn vào kênh đầu tư này”

Rõ thấy, điều kiện phát triển du lịch hiện nay ở Nha Trang vẫn đang còn rất lớn. Đất nền biệt thự nghỉ dưỡng thật sự sẽ trở thành xu hướng đầu tư của năm nay, khi lợi tức thu về cho nhà đầu tư dao động từ 8% đến 10%/năm. Mặt khác, nhìn vào thời gian lưu trú trung bình trong năm 2016, thời gian lưu trú trung bình của khách quốc tế đến Nha Trang là 3,5 ngày, so với 2,8 ngày ở Đà Nẵng và 2,6 ngày ở Phú Quốc; 5,5 triệu lượt khách năm 2017 dự báo năm 2018 sẽ tăng lên 7,2 triệu lượt khách. Các con số biết nói này khiến các nhà đầu tư không thể “ngồi yên” và tìm đến Nha Trang như vùng đất đầy tiềm năng phát triển.

Tìm hiểu thêm: http://datxanhnhatrang.com.vn/khu-do-thi-nha-trang-river-park/

Nguồn: 24h.com

Dự báo 3 phân khúc dẫn dắt thị trường BĐS cuối năm

Dự báo trong 6 tháng cuối năm, đất nền, nhà phố và căn hộ giá bình dân sẽ là những phân khúc chủ đạo, dẫn dắt giao dịch thị trường.

6 tháng đầu năm 2018, thị trường ghi nhận sự gia tăng mạnh mẽ của làn sóng đầu tư đất nền ở nhiều địa phương trên cả nước. Phân khúc nhà gắn với đất cũng xác lập một mặt bằng giá mới cao gấp đôi, gấp ba so với cùng thời điểm 2017. Cùng với đó, loại hình căn hộ chung cư tạm thời đình trệ sau 1 loạt sự cố cháy nổ, tranh chấp pháp lý, chất lượng xây dựng và quản lý…

3 phân khúc dẫn dắt thị trường

Trong 6 tháng cuối năm, giới chuyên môn cho rằng, dù đã thiết lập một mặt bằng giá khá cao nhưng phân khúc nhà gắn với đất vẫn tiếp tục đà tăng cả về giao dịch và giá. Riêng phân khúc căn hộ, ngoại trừ loại hình nhà tầm trung vốn có nhu cầu mua lớn, căn hộ cao cấp sẽ tiếp tục gặp khó do nguồn cung dồi dào.

Ông Phan Công Chánh, Tổng giám đốc Công ty đầu tư Phú Vinh nhận định, trong 6 tháng cuối năm, đất nền, nhà phố và căn hộ tầm trung sẽ là ba phân khúc nắm giữ giao dịch chính của thị trường.

Ông Chánh phân tích, với phân khúc đất nền, đây luôn là sản phẩm hàng đầu được người Việt ưa chuộng, là sản phẩm tích lũy, để dành tốt nhất. Đất nền bao giờ cũng đứng đầu trong danh mục đầu tư của nhà đầu tư và người mua nhà có nhu cầu ở thực. Với khả năng sinh lợi cao và nguồn cung ngày càng hạn chế, tâm lý muốn sở hữu nhà gắn với đất còn cao của người Việt, nhu cầu đầu tư loại hình này sẽ tiếp tục dẫn đầu trong các tháng tới.

Với loại hình nhà phố, khác với đất nền, nhà phố là phân khúc giữ tiền tốt nhất thị trường. Biên độ tăng giá của nhà phố luôn ổn định, tuy không đột phá như đất nền nhưng luôn giữ mức ổn định từ 5-10% qua các năm. Dòng sản phẩm này đang ngày càng hạn chế về nguồn cung nên từ nay đến cuối năm, khả năng thú hút đầu tư được đánh giá rất cao. Tuy nhiên, chỉ những sản phẩm nhà phố đáp ứng các tiêu chuẩn tiện ích, đã hình thành các khu dân cư hiện hữu và dịch vụ sống đầy đủ, đảm bảo yếu tố tăng giá ổn định thì mới chiếm được ưu thế.

Theo số liệu khảo sát từ Phú Vinh Group, ở trung tâm, loại hình nhà phố giá từ 6-8 tỷ sẽ ghi nhận nhu cầu mua nhiều nhất thị trường. Với khu vực vùng ven trung tâm thì mức giá rơi vào khoảng 4-5 tỷ và vùng rìa ngoại thành thì nhà phố giá 2-3 tỷ sẽ là sản phẩm được ưa chuộng. Riêng với loại hình căn hộ, phân khúc giá trung bình, vừa túi tiền sẽ thu hút được người mua.

Ưa chuộng đầu tư dòng sản phẩm chính quy

Nhìn nhận về xu hướng phát triển của thị trường 6 tháng cuối năm, TGĐ của Phú Vinh Group cho rằng, có thể xuất hiện 2 kịch bản chính. Thứ nhất, nếu chính sách hạ tầng cải thiện thì thị trường sẽ có thể lại đón một đợt tăng trưởng nóng mới. Thứ 2, nếu theo kịch bản siết tính dụng của chính phủ và ngân hàng Nhà nước thì thị trường sẽ giao dịch chậm, phải ít nhất đến cuối quý III , đầu quý IV khi nguồn kiều hối từ nước ngoài đổ về mạnh thì giao dịch mới lại khởi sắc. Tuy nhiên, tất cả đều phải đợi sau khi Chính phủ thông qua các chính sách quản lý thì mới có thể xác định xu hướng phát triển rõ ràng.

Riêng với phân khúc đất nền, khả năng rất cao thị trường sẽ xuất hiện mức giá mới. Hiện tại, giao dịch tại phân khúc này đang chậm lại là do nhà đầu tư chờ đợi những thông tin diễn biến về chính sách quản lý mới từ phía Chính phủ. Điều này không có nghĩa là nếu siết tín dụng vào BĐS thì thị trường đất nền sẽ không tăng nữa mà chắc chắn từ nay đến cuối năm đất nền sẽ tiếp tục tăng giá. Tuy nhiên mức tăng như thế nào còn phụ thuộc nhiều vào các chính sách vĩ mô từ phía Nhà nước và ngân hàng.

Cùng nhận định như trên, ông Ngô Quang Phúc – TGĐ Công ty BĐS Phú Đông Group cho rằng, trong 6 tháng cuối năm 2018, phân khúc nào đáp ứng đúng nhu cầu thực của khách hàng thì sẽ dẫn dắt sức mua của thị trường. Hiện nay, loại hình căn hộ tầm trung và đất nền vẫn được ưa chuộng nhất, tuy nhiên đó phải là sản phẩm có giá trị đầu tư phù hợp với khả năng thanh toán của đa số người dân.

Cụ thể, đối với loại hình căn hộ thì sản phẩm có mức giá từ 1-2 tỷ/căn sẽ tiếp tục hấp dẫn khách hàng mua ở thực và đầu tư dài hạn. Đối với đất nền khu trung tâm, sản phẩm có giá trị dưới 5 tỷ đồng và kèm theo điều kiện pháp lý hoàn chỉnh, được đầu tư bài bản, có kết nối hạ tầng tốt, có thể xây dựng ở ngay sẽ chiếm lợi thế. Ngoài ra, sản phẩm đất nền có giá dưới 1 tỷ đồng ở các khu đô thị vệ tinh xung quanh Tp.HCM sẽ tiếp tục ghi nhận giao dịch tốt.

Với loại đất nền xen kẹt do người dân tự phân lô có hạ tầng kém và pháp lý chưa hoàn thiện, giá sẽ có điều chỉnh theo xu hướng giảm.

Nhìn chung trong 6 tháng cuối năm, nhà đầu tư sẽ chuyển hướng sang dòng sản phẩm chính quy và xu hướng lướt sóng ít có cơ hội tăng trở lại.

Nguồn: enternews

A&B Central Square Nha Trang thuê Hyatt quản lý khách sạn

Ngày 22.6.2018 tại Nha Trang, Công ty CP A&B Sài Gòn Nha Trang ký Thỏa thuận hợp tác với Tập đoàn khách sạn Hyatt về việc quản lý khu khách sạn A&B Central Square.

 

Ông Hà Văn An – Chủ tịch HĐQT A&B Group chia sẻ: “Đối với Hyatt tại thị trường Việt Nam là một thương hiệu nổi tiếng trong lĩnh vực khách sạn và F&B. Đối với A&B Group, dự án A&B Central Square là tổ hợp bao gồm khách sạn nghỉ dưỡng, kinh doanh F&B và trung tâm thương mại. Tôi mong muốn mang đến thành phố biển Nha Trang một thương hiệu mới với dịch vụ đẳng cấp đạt tiêu chuẩn 5 sao của thế giới”.

A&B Central Square đang hút mạnh vốn đầu tư Nha Trang bởi vị trí đẹp hiếm có và lợi nhuận cao bậc nhất thị trường, HD Bank tài trợ vay và phát hành Chứng thư bảo lãnh.

Kinh nghiệm quản lý lâu đời, với hàng trăm khách sạn, mạng lưới hội viên và công ty con trên toàn thế giới, Hyatt luôn có nguồn khách quốc tế đẳng cấp, ổn định và chi tiêu cao, đảm bảo lợi nhuận và đẳng cấp cho nhà đầu tư vào khách sạn Hyatt Regency Nha Trang.

Nguồn: thanhnien.vn

Có thể bạn quan tâm