An Nhơn – Tiềm năng phát triển vượt bậc trong tương lai gần

Từ một huyện nhỏ của Bình Định, An Nhơn đã từng bước chuyển mình và trở thành đô thị loại IV (năm 2011), tiếp tục phấn đấu phát triển với định hướng theo hướng công nghiệp hóa, đô thị hóa và sẽ trở thành đô thị loại III trong giai đoạn 2020- 2025.

An Nhơn – Bình Định đang từng bước phát triển và khẳng định mình là đô thị trẻ và năng động với tốc độ phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực. Nổi bật, có thể kể đến:

  • Trở thành đô thị loại III giai đoạn 2020-2025, phát triển theo hướng mô hình đô thị “2 hành lang kinh tế, 3 trung tâm đô thị động lực”.
  • Tốc độ tăng trưởng kinh tế thuộc hàng cao nhất của tỉnh.
  • Quy hoạch giao thông – hạ tầng cơ sở ngày càng hoàn thiện và đồng bộ. Đây là nơi có 2 tuyến đường cao tốc đi qua: Bình Định – Nha Trang, Quảng Ngãi – Bình Định có điểm đầu và cuối là vị trí giao với QL19 tại An Nhơn với quy mô 4 làn xe thuận lợi cho việc giao thương phát triển kinh tế, văn hóa trong và ngoài tỉnh.
  • Thế mạnh về du lịch tâm linh – sinh thái và xây dựng các tuyến đường du lịch gắn với hành lang văn hóa – thiên nhiên như: tuyến du lịch sinh thái biển đảo (với các điểm tham quan bãi biển Quy Nhơn – biển Trung Lương – bãi tắm Hoàng Hậu – bán đảo Phương Mai), tuyến du lịch sinh thái rừng, hồ Quy Nhơn – An Nhơn – Tây Sơn (với các điểm tham quan Ghềnh Ráng – Hồ Núi Một – Hầm Hô), tuyến du lịch tham quan, nghiên cứu văn hóa Quy Nhơn – An Nhơn – sân bay Phù Cát (với các điểm tham quan Tháp Đôi – Tháp Bánh Ít – Tháp Cánh Tiên – chùa Thiên Hưng – Thành Cổ – tượng phật ngồi lớn nhất Đông Nam Á chùa Ông Núi – vùng di tích văn hóa Chăm).

Vị trí trọng điểm chiến lược  

Nằm dọc theo trục đường Quốc lộ 1A, cách trung tâm thành phố Quy Nhơn 17km về hướng Tây Bắc, thị xã An Nhơn có hệ thống giao thông rất thuận tiện nhờ các tuyến đường huyết mạch đi qua như Quốc lộ 1A, Quốc lộ 19 kết nối các tỉnh Tây Nguyên, đường sắt Bắc – Nam và cách sân bay Phù Cát 8km đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương kinh tế, văn hóa trong và ngoài tỉnh.

Đồng thời, với vị trí cửa ngõ phía Nam của tỉnh Bình Định, 4 mặt thị xã An Nhơn tiếp giáp huyện Tuy Phước về phía Đông, giáp huyện Tây Sơn và huyện Vân Canh (phía Tây), giáp huyện Tuy Phước và huyện Vân Canh (Phía Nam) và phía Bắc giáp huyện Phù Cát, An Nhơn sở hữu kết nối vùng tuyệt vời:

  • Thuận tiện đi các tỉnh Tây Nguyên và kết nối giao thông Bắc – Nam qua các tuyến đường huyết mạch QL19, QL1A.
  • Ba mặt tiếp giáp với các khu kinh tế năng động là sân bay Phù Cát, Khu kinh tế Nhơn Hội và trung tâm thành phố Quy Nhơn. Đó chính là động lực giúp An Nhơn phát triển và mang đến tiềm năng đầu tư bất động sản vô cùng lớn.
  • Được các chuyên gia bất động sản đánh giá là thị trường bất động sản lớn thứ 2 của tỉnh Bình Định, chỉ sau Quy Nhơn.

vị trí an nhơn

Thị xã An Nhơn sở hữu vị trí trọng điểm chiến lược 

Tiềm năng về du lịch

Theo thống kê, đến hết năm 2017, Bình Định đón hơn 3.7 triệu lượt khách, trong đó có hơn 264 nghìn lượt khách quốc tế. Và trong 9 tháng đầu năm 2018, con số này đã đạt hơn 3.45 triệu lượt khách với hơn 237 nghìn lượt khách quốc tế. Đây là dấu hiệu tích cực, đáng mừng cho ngành du lịch Bình Định và tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế tỉnh nhà tiến xa hơn nữa. Trong đó, nổi bật phải kể đến là thị xã An Nhơn với các khu di tích cổ như: Thành Hoàng Đế, lăng mộ Võ Tánh, hồ bán nguyệt của Quốc vương Chăm pa xưa, đàn Nam Giao,… hấp dẫn không ít khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan.

Xem thêm: Tân An Riverside

Qua khảo sát, Chủ tịch UBND tỉnh Ông Hồ Quốc Dũng đánh giá: An Nhơn là vùng đất có nhiều tiềm năng về lịch sử, văn hóa và du lịch. Trong đó, riêng khu di tích Thành Hoàng Đế với diện tích rộng lớn khoảng 330ha chứa đựng đến 3 tầng văn hóa đa dạng, phong phú gồm Champa, Tây Sơn và nhà Nguyễn, các làng nghề truyền thống: làng mai Háo Đức, Thanh Liêm, làng rượu Bầu Đá, làng võ cổ truyền, điểm tham quan tâm linh: chùa Thiên Hưng, chùa Thiên An,… Tất cả những lợi thế đó sẽ tạo thành đòn bẩy giúp An Nhơn phát huy tối đa thế mạnh của mình góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển hơn nữa trong tương lai gần.

Đồng thời, tỉnh còn thúc đẩy xây dựng các tuyến du lịch bằng đường thủy trên vịnh Quy Nhơn, sông Hà Thanh, đầm Thị Nại, gắn với hành lang văn hóa – thiên nhiên theo tuyến Quy Nhơn – An Nhơn – Tây Sơn để khai thác tối đa thế mạnh vùng cảnh quan, di tích từ Đông sang Tây với các điểm du lịch nổi tiếng: Mũi Tấn, Thành cổ, vùng di tích văn hóa Chăm.

du lịch Bình Định

Hòn Khô – Địa điểm hấp dẫn khách du lịch khi đến Bình Định. Ảnh: Internet

Tốc độ phát triển kinh tế cao

Với tốc độ phát triển kinh tế thuộc hàng cao nhất của tỉnh, đồng thời là đô thị vệ tinh của Quy Nhơn, thị xã An Nhơn dần trở thành tâm điểm và là động lực thúc đẩy giao lưu kinh tế – văn hóa xã hội khu vực miền Trung – Tây Nguyên nhờ vị trí vô cùng chiến lược.

Ngoài ra, An Nhơn cũng là địa phương có 02 dự án đường cao tốc đi qua, đó là Bình Định – Quảng Ngãi và Nha Trang – Bình Định đang được xây dựng. Điều này sẽ góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy sự phát triển thương mại, dịch vụ của khu vực An Nhơn nói riêng và nền kinh tế của tỉnh nói chung.

Đồng thời, theo dự kiến thị xã An Nhơn cũng sẽ phát triển theo hướng mô hình đô thị “2 hành lang kinh tế, 3 trung tâm đô thị động lực”. Trong đó, 2 hành lang kinh tế là hành lang kinh tế Bắc Nam dọc QL1A ưu tiên phát triển đô thị tập trung; hành lang kinh tế Đông Tây QL19 ưu tiên phát triển công nghiệp dịch vụ; 3 trung tâm đô thị động lực gồm đô thị Bình Định – trung tâm hành chính, dịch vụ tổng hợp, đô thị Đập Đá – trung tâm thương mại dịch vụ phía Nam An Nhơn, trung tâm công nghiệp dịch vụ phía Tây Nam dọc QL19B hỗ trợ phát triển công nghiệp dịch vụ cho An Nhơn trong tương lai.

Đất Xanh Nha Trang

0 replies

Leave a Reply

Want to join the discussion?
Feel free to contribute!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *