Hàng loạt ông lớn bất động sản đổ bộ vào Tây Nguyên

Với quỹ đất rộng, cùng hệ thống hạ tầng được đầu tư bài bản, Tây Nguyên đang thu hút nhiều “ông lớn” với những tổ hợp khu đô thị, dự án du lịch nghỉ dưỡng quy mô lớn.

Sự khan hiếm quỹ đất ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, Nha Trang… đang tạo thành xu hướng chuyển dịch đầu tư sang các vùng ven, tỉnh lẻ. Trong đó, Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng) trở thành “miếng bánh” hấp dẫn các “đại gia” bất động sản.

Tập đoàn FLC đang triển khai các dự án như Tổ hợp khách sạn 5 sao và nhà phố thương mại với quy mô 4,6 ha; Khu đô thị thông minh CK54 với tổng diện tích 230 ha; Khu dân cư đường Nguyễn Chí Thanh trên diện tích 8 ha và dự án Tháp đôi 30 tầng trên quy mô 1,6 ha, tại Gia Lai.

Tại Đăk Lăk, Tập đoàn Vingroup cũng đang hướng tới tỉnh này với tổ hợp dịch vụ cho hãng ô tô VinFast và dự án Tổ hợp Trung tâm thương mại – Khách sạn 5 sao, Shophouse tại thành phố Buôn Ma Thuột, tổng vốn đầu tư dự kiến 2.500 tỉ đồng.

Tại Lâm Đồng, Tập đoàn Ecopark cũng đang hướng tới 2 dự án du lịch nghỉ dưỡng Khu tổ hợp dịch vụ, du lịch sinh thái sân golf, cáp treo núi Sapung và Khu đô thị, dịch vụ giải trí – nghỉ dưỡng hồ Nam Phương 1 và hồ Nam Phương 2.

Tập đoàn Him Lam với khu dân cư phường B’Lao, khu du lịch sinh thái thác Đá Bàn (sông Đại Bình) và các tuyến đường kết nối giao thông trục Bắc – Nam.

Theo tìm hiểu, Quy hoạch xây dựng vùng Tây Nguyên đến năm 2030, nhu cầu đất xây dựng đô thị của Tây Nguyên năm 2020 khoảng hơn 23,8 nghìn ha. Đến năm 2030, Tây Nguyên sẽ có 117 đô thị với 27 đô thị hình thành mới.

Những năm vừa qua, hạ tầng giao thông liên vùng đã được nhiều tỉnh thành Tây Nguyên đẩy mạnh đầu tư. Trong đó, Gia Lai tiếp tục triển khai hoàn thiện và khởi công xây dựng 13 dự án giao thông trọng điểm, Kon Tum đầu tư xây dựng cầu đường, phát triển giao thông nhằm đạt tiêu chuẩn đô thị loại II vào năm 2020.

Hai địa phương Đắk Lắk và Gia Lai cũng đề xuất lên Chính phủ về dự án xây tuyến cao tốc Đắk Lắk – Khánh Hòa và tuyến Gia Lai – Bình Định. Tạo tiền đề cho sự phát triển của thị trường bất động sản.

Theo báo cáo thị trường bất động sản quý III/2020 của Hội môi giới BĐS Việt Nam, các dự án có quy hoạch bài bản, tiện ích đồng bộ tại Tây Nguyên ghi nhận tỷ lệ hấp thụ đạt hơn 70%. Song, một thực tế đang buồn là sự phát triển nhanh chóng của thị trường bất động sản khu vực này cũng kéo theo tỉnh trạng phân lô, bán nền trái phép “ăn theo” các dự án.

Đơn cử như tại Đăk Lăk, nhiều Công ty BĐS vừa và nhỏ đã kết hợp với nhiều cá nhân có năng lực tài chính đi gom mua các khu đất nông nghiệp, đất sào có một phần đất ở trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, có vị trí gần các dự án BĐS, trung tâm thương mại, trường học, bệnh viện, đường vành đai.

Sau đó tiến hành chuyển đổi sang một phần đất ở đô thị hoặc đất ở nông thôn rồi lập “dự án”, lách luật bằng cách lợi dụng Chương trình nông thôn mới, hiến đất làm đường giao thông dân sinh, kéo điện, trồng cây xanh.

Tiếp đó, chủ đất làm hồ sơ xin tách thành nhiều thửa để các công ty BĐS đăng quảng cáo mở bán “đất nền dự án”, “khu dân cư”. Biến Kon Tum những năm 2018-2019 trở thành điểm “nóng” về phân lô bán nền.

Theo đánh giá của các chuyên gia BĐS, việc phát triển các dự án, mời gọi chủ đầu tư phải dựa trên cơ sở quy hoạch tổng thể, đầu tư bài bản và có tầm nhìn dài hạn. Các địa phương phải có sự sàng lọc, lựa chọn chủ đầu tư có năng lực, loại bỏ chủ đầu tư nguồn lực tài chính hạn chế.

Đồng thời, tỉnh táo và quản lý chặt chẽ về phân lô bán nền, tránh để hiện tượng “dự án ma”, dự án ảo” lên ngôi, ăn theo các dự án, phá nát quy hoạch.

Tổng hợp.

Có thể bạn quan tâm:

Dự án thành phố cà phê: Hoành tráng và lôi cuốn

Thành phố Cà phê nằm trong TP.Buôn Ma Thuột là ý tưởng độc đáo, tuyệt vời vì Buôn Ma Thuột là thủ phủ cà phê được Nhà nước công nhận, được thế giới hướng tới mỗi khi nhắc đến cà phê. Là một người yêu cà phê, tôi thực sự bị ấn tượng với dự án này” – ông Trần Ngọc Chính, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hiệp hội Quy hoạch phát triển đô thị VN.

Hôm 28.3, Tập đoàn Trung Nguyên Legend tổ chức lễ khánh thành Cổng chào và giới thiệu Dự án Thành phố Cà phê (The Coffee City) tại thành phố Buôn Ma Thuột trong chuỗi hoạt động nỗ lực nhiều năm hiện thực hóa sứ mệnh phổ truyền “Lối sống tỉnh thức”, tiêu trừ những đau khổ – đói nghèo – bệnh tật, thông qua việc thực hành và áp dụng Đức tin và hệ giá trị Chân – Thiện – Mỹ để đạt đến sự giàu có toàn diện Tâm – Thân – Trí và Hạnh phúc đích thực. Tham gia lễ có các vị đại diện chính quyền, lãnh đạo ban ngành địa phương, gần 300 nhà đầu tư và đông đảo người dân thành phố Buôn Ma Thuột.

Trên vùng đất bazan màu mỡ hình thành từ những ngọn núi lửa qua hàng trăm triệu năm, dải đất Tây Nguyên linh thiêng, huyền thoại với những bản trường ca, sử thi hào hùng, cùng những người con núi rừng phóng khoáng, giàu truyền thống tốt đẹp đã tạo nên những hạt cà phê năng lượng Robusta đặc biệt nhất thế giới với thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột, chỉ trong thời gian ngắn nữa sẽ xuất hiện lần đầu tiên tại Việt Nam, cũng như trên thế giới, một Thành phố cà phê, với tiêu chí “Thành phố mẫu mực – Cộng đồng tỉnh thức”. Nơi đây mang tầm vóc quốc tế, chứa đựng tâm huyết của Trung Nguyên – Tập đoàn khai nghiệp từ mảnh đất cao nguyên với mong muốn góp phần tạo dựng vùng đất Tây Nguyên, Buôn Ma Thuột trở thành thủ phủ cà phê toàn cầu, nơi hội tụ của những người yêu và đam mê cà phê trên toàn thế giới.

Ông Trần Ngọc Chính – nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hiệp hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, người phụ trách dự án Quy hoạch và quản lý quy hoạch đô thị thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk nhận xét: “Thành phố Cà phê nằm trong thành phố Buôn Ma Thuột là ý tưởng độc đáo, tuyệt vời vì Buôn Ma Thuột là thủ phủ cà phê được Nhà nước công nhận, được thế giới hướng tới mỗi khi nhắc đến cà phê. Là một người yêu cà phê, tôi thực sự bị ấn tượng với dự án này. Là môt nhà quy hoạch, tôi ủng hộ ý tưởng này. Quan trọng hơn cả là quy hoạch của Thành phố Cà phê rất hài hòa và tôi mong Thành phố Cà phê sẽ trở thành điểm đến của khách du lịch Việt Nam và quốc tế”.

Thành phố Cà phê sẽ không chỉ đóng góp nhiều mặt vào nền kinh tế của TP.Buôn Ma Thuột, đặc biệt trong lĩnh vực kết nối mậu dịch ngành cà phê trong nước và nước ngoài mà còn nhắm đến xây dựng một lối sống tỉnh thức cho con người, thông qua Tủ sách Nền tảng đổi đời và không gian tỉnh thức với Thư viện Ánh sáng. Đó là nơi hội tụ và tôn vinh tri thức của nhân loại để đem đến cho con người năng lượng tri thức nhằm kiến tạo những nền tảng vật chất, rèn luyện thể chất, thay đổi theo lối sống mới.

Ông Nguyễn Hữu Cường – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Hà Nội nhận xét: “Trung Nguyên đã có sự chuẩn bị rất cẩn trọng và chu đáo khi từ nhà cung cấp cà phê chuyển sang là nhà cung cấp lối sống tỉnh thức tại Thành phố Cà phê. Cá nhân tôi, với những gì mà Trung Nguyên đang làm ở Thành phố Cà phê, mà ở các dự án bất động sản khác không có, là cung cấp một lối sống mới với giá trị tinh thần mới, tôi tình nguyện là một người góp phần lan tỏa thông điệp mang tính nhân văn của Thành phố Cà phê đến với các doanh nghiệp bất động sản, các nhà đầu tư cũng như đến với cộng đồng”.

Trong năm 2018-2019, hạ tầng kỹ thuật khu vực 19,4ha sẽ được hoàn tất: 250 căn nhà ở liên kế Tesla – liên kế kết hợp thương mại Cantata, trường mẫu giáo Loving, trường tiểu học Happy sẽ được đưa vào sử dụng. Đặc biệt, vào tháng 11.2018, Bảo tàng Thế giới Cà phê dự kiến sẽ mở cửa đón khách tham quan. Đến năm 2020, về cơ bản, Thành phố Cà phê với khu biệt thự, nhà ở liên kế, nhà ở xã hội, trung tâm thương mại, công viên chữa bệnh, bảo tàng, trường học, trung tâm chăm sóc sức khỏe… sẽ được hoàn thiện.

Tesla là tên nhà phát minh, nhà vật lý, kỹ sư cơ khí và kỹ sư điện người Mỹ gốc Serb. Nikola Tesla được biết đến với nhiều đóng góp mang tính cách mạng trong các lĩnh vực điện và từ trường trong cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Tại Thành phố Cà phê, khu nhà liên kế mang tên ông được bao bọc xung quanh bằng những con đường rợp bóng cây với thiết kế theo phong cách sống hiện đại kèm với hệ thống quản lý nhà thông tin Smarthome dành cho mọi thiết bị trong gia đình. Nội thất thiết kế tinh giản, nhưng đầy đủ tiện nghi, hoàn chỉnh tạo nên giá trị đồng bộ cho toàn căn nhà. Mảng xanh thiên nhiên được thiết kế kỹ lưỡng trên từng mét vuông đất nhằm tối ưu việc sử dụng không gian và giảm chi phí năng lượng cho tòa nhà.
Cantata Coffee là tên một bản nhạc cổ điển của Johann Sebastian Bach viết về việc nghiện cà phê. Lời ca hài hước, âm nhạc tuyệt diệu là lý do khiến tác phẩm này được yêu thích từ khi ra đời và được trình diễn thường xuyên trên thế giới. Johann không chỉ được nhắc đến trong lịch sử thể loại cantata mà còn luôn được biết đến trong lịch sử văn hóa cà phê. “Nếu con không được uống cà phê ba lần một ngày thì trong nỗi dằn vặt, con sẽ quắt queo như miếng thịt dê quay”, và “vị cà phê mới ngon làm sao, còn ngọt ngào hơn cả hàng ngàn nụ hôn, dịu êm hơn cả rượu nho đen!”, đó là nội dung của bản Cantata “Schweigt stille, plaudert nicht” (Yên lặng nào, hãy ngừng tán gẫu) hay còn gọi là Cantata “Cà phê”. Tại Thành phố Cà phê, khu nhà Cantata được định hình như các con phố thời trang nổi tiếng hàng đầu thế giới như phố Milan, Marylebone High Street, Welbeck, các con đường rợp bóng hàng cây tại khu nhà phố thương mại Cantata trong lòng Thành phố Cà phê là nơi tập trung lớn những cửa hàng thời trang cao cấp danh tiếng trên trục đường chính Nguyễn Đình Chiểu và dãy phố Robusta và ôm dọc theo khu công viên đến cuối dãy Arabica. Từ cửa tiệm của một người thợ lành nghề cho đến những thương hiệu thời trang triệu đô, hay chỉ đơn giản là một cửa hàng chocolate làm tại nhà, cho đến quán phở thân thuộc nhất… tất cả đều mang một sự hòa hợp nhẹ nhàng tạo nên giá trị cho khu vực Cantata.
Loving – Happy là Yêu thương – Hạnh phúc, được dùng để đặt tên cho trường học tại Thành phố Cà phê. Đây cũng là những giá trị xuyên suốt trong phương pháp giáo dục tại đây: mỗi một đứa trẻ sinh ra và lớn lên tại nơi này sẽ luôn được bao bọc trong tình yêu thương không chỉ của cha mẹ, mà còn của thầy cô, nhà trường và cộng đồng.

Với tổng diện tích dự án 45,45ha nhưng chỉ có khoảng hơn 10ha làm đất ở, còn lại là cảnh quan, Thành phố Cà phê là nơi tập trung những không gian sống đặc biệt – khác biệt – duy nhất chưa từng có tại Việt Nam theo lối sống Xanh – Bản sắc – Thịnh vượng, với chất lượng và sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên để đem đến cho cư dân sự giàu có về Thân – Tâm – Trí từ trong ý tưởng kiến trúc, chất liệu, hạ tầng xây dựng, môi trường tổng thể, để tạo nên những không gian sống sinh thái, tỉnh thức nhằm mang đến sức khỏe viên mãn và sự giàu có toàn diện cho cư dân.

THÂN: Tận hưởng không gian sống sinh thái, nghỉ dưỡng độc đáo, với cảnh trí được quy hoạch theo hướng nương tựa, hài hòa với thiên nhiên, lưu giữ tối đa bản sắc bản địa và bảo tồn hồn đất, hồn nước, hồn người nơi đây. Với mật độ cây xanh bao phủ, cùng diện tích mặt nước lớn tới ½ diện tích toàn khu, những không gian sống, nghỉ dưỡng, làm việc, sinh hoạt… tại nơi đây luôn được thanh lọc để cư dân được sống lành trong môi trường tự nhiên và thanh khiết nhất.
TÂM: Tịnh tâm giữa cuộc sống náo nhiệt với Thư viện Ánh sáng được thiết kế như một thánh đường tri thức, tâm điểm chính là Tủ sách nền tảng đổi đời nơi mọi cư dân tại Thành phố Cà phê được tham gia những chương trình trao đổi về sách từ các diễn giả hàng đầu trong nhiều lĩnh vực tại Việt Nam và quốc tế để không ngừng làm giàu tâm thức cho bản thân; với Bảo tàng Thế giới Cà phê là trung tâm lịch sử, nghiên cứu, phát triển và đào tạo về cà phê và học thuyết cà phê; là nơi giới thiệu và trình diễn 3 nền văn minh cà phê tiêu biểu: cà phê Thiền, cà phê Thổ Nhĩ Kỳ và cà phê Ý; là nơi tổ chức các chương trình văn hóa nghệ thuật bản địa, cùng tinh hoa nền nghệ thuật đỉnh cao thế giới. Hiện vật trưng bày trong bảo tàng được sưu tầm từ khắp nơi trên thế giới. Đặc biệt trong đó là hơn 10.000 vật dụng liên quan đến cà phê qua nhiều thời kỳ lịch sử và văn hóa trên thế giới của Bảo tàng Cà phê thế giới Jens Burg, một trong những điểm du lịch đặc sắc của thành phố Hamburg (Đức). Suốt 3 năm quyết tâm theo đuổi đến cùng mục tiêu sở hữu số hiện vật của Bảo tàng của Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ đã khiến Jens Burg tin tưởng ông gặp đúng người “sống vì cà phê” kế tục bảo tàng. Tháng 9.2010, hơn 10.000 hiện vật bảo tàng cà phê của Jens Burg đã về đến Việt Nam và được đưa về làng cà phê Trung Nguyên ở Buôn Ma Thuột. “Tôi hoàn toàn tin tưởng khi chuyển giao lại đứa con của mình cho Trung Nguyên vì tôi muốn đóng góp một phần của mình vào việc xây dựng và hình thành nên một thủ phủ cà phê toàn cầu được xây dựng tại Việt Nam. Đây là sự đóng góp thiết thực và ý nghĩa nhất của tôi vào cuối cuộc đời của mình.” – Jens Burg.
TRÍ: Khai mở và làm giàu tâm trí với Không gian mở kết nối và hội tụ những trí thức ưu tú, nhân vật ảnh hưởng trong nhiều lĩnh vực trên toàn thế giới đến giao lưu và chia sẻ với cư dân thông qua các chương trình hoạt động về văn hóa, nghệ thuật, triển lãm.

Thành phố Cà phê là kiệt tác hội tụ các nhà thiết kế và quản trị hàng đầu thế giới với những thành tựu trong lĩnh vực hoạt động mang tầm vóc quốc tế như: CHAO GLOBAL, CBRE, SAVILLS, A21…Đặc biệt hạng mục công trình giáo dục tại Thành phố Cà phê đã nhận được sự quan tâm và tham gia hợp tác của Mass – một đơn vị tư vấn thiết kế, quản lý dự án và quy hoạch của Mỹ chuyên làm việc với các đối tác chính phủ về kiến trúc chữa lành độc đáo và duy nhất trên thế giới. Thành phố Cà phê còn là công trình duy nhất tại Việt Nam đã thuyết phục được IKEA – Tập đoàn nội thất đa quốc gia hàng đầu thế giới, nổi tiếng trên 60 quốc gia với sự đổi mới và phong cách đặc trưng trong từng thiết kế, kiểu dáng – trở thành đối tác độc quyền tham gia thiết kế và cung ứng nội thất.

Ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM nói: “Thương hiệu Trung Nguyên gắn với cà phê, với những sản phẩm năng lượng tuyệt hảo nên việc Trung Nguyên làm bất động sản là rất bất ngờ. Nhưng sau khi được nghe về Thành phố Cà phê, tôi tin rằng Trung Nguyên sẽ thành công vì không chỉ cung cấp một không gian sống chữa lành mà còn mang lại một lối sống tỉnh thức cho cộng đồng. Chúc mừng Tập đoàn Trung Nguyên Legend đã có 1 dự án quy mô lớn, tạo điều kiện cho Buôn Ma Thuột trở thành Thủ phủ cà phê toàn cầu. Rất mong Thành phố Cà phê sẽ giữ gìn được yếu tố văn hóa bản địa trong quy hoạch và thiết kế để tạo cơ hội cho du lịch phát triển và hy vọng trong thời gian tới Trung Nguyên sẽ có thêm quỹ đất để tiếp tục đầu tư xây dựng, hiện thực hóa những dự án khác gắn với hình ảnh cà phê Việt Nam.

Thành phố Cà phê là một trong những hành động mà Trung Nguyên đã và đang làm nhằm góp phần đặt nền móng vững chắc cho một tiến trình dài phía trước – tiến trình xây dựng một Việt Nam hùng mạnh và ảnh hưởng. Hành trình này cần sự đồng lòng của tất cả mọi người!

Người khác làm được thì ta làm được; nước khác làm được thì Việt Nam làm được và còn làm tốt hơn thế”.

Đôi nét về Trung Nguyên Legend

​Huyền thoại Trung Nguyên Legend bắt đầu vào ngày 16.6.1996, người thanh niên Đặng Lê Nguyên Vũ thành lập Trung Nguyên tại Buôn Ma Thuột – thủ phủ cà phê Việt Nam, với số vốn đầu tiên là chiếc xe đạp cọc cạch với niềm tin và ý chí mãnh liệt của tuổi trẻ cùng với 3 khát vọng: Đưa Trung Nguyên trở thành thương hiệu toàn cầu; đưa cà phê vào kỷ nguyên mới với một tuyên ngôn cà phê trong đó có phát kiến về định vị trung tâm của Việt Nam, dự án xây dựng Thủ phủ cà phê toàn cầu và chuỗi ngành cà phê mang lại 20 tỉ USD/năm cho ngành cà phê Việt Nam; nỗ lực hết mình cho khát vọng một Việt Nam hùng mạnh và ảnh hưởng trên toàn cầu.

Xuất phát từ những trăn trở: Tại sao Việt Nam, mà chủ yếu là Buôn Ma Thuột, nơi có hạt cà phê vào loại ngon nhất thế giới, xuất khẩu cà phê cũng vào hàng đầu thế giới, nhưng giá trị thu về vẫn thấp, nông dân vẫn nghèo? Lẽ công bằng, thì Việt Nam – quốc gia đang xuất khẩu sản lượng cà phê tốp đầu thế giới, phải thu về hằng năm vài chục tỉ USD lợi nhuận từ cà phê chế biến sâu xuất khẩu, nâng cao mức sống xứng đáng cho hàng triệu người trồng cà phê.

Ngay từ những ngày đầu, dù chỉ là chiếc biển hiệu “Hãng cà phê Trung Nguyên” nhỏ trên góc bếp rang xay cà phê vài mét vuông, dựng bằng số tiền bán chiếc xe máy cùng vốn góp chung của nhóm bạn học cùng khóa nhưng logo đã thể hiện khát vọng chinh phục thế giới với biểu tượng logo mũi tên là hình ảnh cách điệu của nhà rông Tây Nguyên – nơi khơi nguồn của cà phê Trung Nguyên, hình mũi tên hướng thẳng lên trời thể hiện ý chí chinh phục đỉnh cao, khát vọng vươn lên, phát triển vượt bậc. Ba vạch trắng trên logo là hình ảnh cách điệu của lối lên nhà sàn, thể hiện văn hóa của công ty luôn muốn duy trì bản sắc văn hóa Tây Nguyên. Màu trắng tượng trưng cho sự tinh khiết, mỗi vạch trắng tượng trưng cho một yếu tố thiên, địa, nhân…

Tại sao lại là Trung Nguyên?

“Thứ nhất Trung Nguyên là miền trung cao nguyên, cao nguyên trung phần. Thứ hai, ngày xưa khi đọc truyện kiếm hiệp, tôi biết trung nguyên là vùng đất trung tâm của Trung Quốc. Ai mà chiếm được trung nguyên sẽ trở thành bá chủ thế giới. Tôi muốn là bá chủ thế giới nên đặt tên Trung Nguyên. Chỉ đơn giản vậy thôi. Đó không phải là tham vọng mà là khát vọng. Phải toàn cầu hóa Trung Nguyên, phải đưa Trung Nguyên ra ngoài thế giới”. ông Vũ tâm sự.

Tháng 5.2008: Dự án Thủ phủ cà phê toàn cầu chính thức được đưa vào Nghị quyết về phát triển cà phê bền vững trong thời kỳ mới của tỉnh Đắk Lắk.

Ít người biết rằng trước đó vài năm, trong cuộc gặp những nhân vật hàng đầu Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, lần đầu tiên Trung Nguyên đưa ra khái niệm “Thủ phủ cà phê toàn cầu” đã gây rung chuyển đồng thời cũng tạo nên sự nghi ngờ cho nhiều người. Trong suốt hơn 2 năm, Trung Nguyên kiên trì quảng bá, thuyết phục các nhà hoạch định chính sách, các nhà khoa học, văn nghệ sĩ, giới truyền thông, liên tục xúc tiến các cuộc vận động, mở trại sáng tác, mời nhiều chuyên gia nổi tiếng trên thế giới tư vấn về kinh tế, nông nghiệp, du lịch, kiến trúc.

Tháng 3 năm 2009: Hội thảo Hiện thực hóa Thủ phủ cà phê toàn cầu được tổ chức tại trang trại rộng hơn 600 héc ta của Trung Nguyên ở huyện Ma Đ’răk với sự tham gia của lãnh đạo địa phương và hơn 30 chính khách, trí thức, văn nghệ sĩ nổi tiếng đến từ nhiều quốc gia sôi nổi góp ý cho dự án, nhằm biến ý tưởng thành hiện thực.

Xây dựng Thủ phủ cà phê toàn cầu chính là việc tạo ra thánh địa cho cà phê, nhằm quy tụ những người yêu và đam mê cà phê trên toàn thế giới. Thủ phủ cà phê toàn cầu có cộng đồng sinh thái bền vững đặc trưng về cà phê; có công trình biểu tượng cho tinh thần cà phê; có hành trình khám phá cà phê qua không gian và thời gian.

Trung Nguyên Legend là một tổ chức được chọn để lãnh nhận trách nhiệm đó.

Tổng hợp.

Có thể bạn quan tâm:

Hàng loạt ông lớn bất động sản đổ bộ vào Tây Nguyên

Các chủ đầu tư làm gì để phát triển trong Covid 19?

Làn sóng covid thứ 2 tại Việt Nam đã làm quỹ đạo vận động của thị trường bất động sản 2020 có sự thay đổi đáng kể, tâm lý nhà đầu tư phần nhiều vẫn khá thận trọng. Tuy nhiên, một câu hỏi được đặt ra là khi dịch phần nào được khống chế, dòng vốn lớn từ chính sách tài khóa và tiền tệ của các chính phủ sẽ chảy về đâu?

Phooisi dự án Concordia Phú Yên

Sự ảnh hưởng của dịch COVID-19 là nguyên nhân hàng đầu làm tăng giá vàng trong năm 2020. Trong tháng 8, giá vàng thế giới có thời điểm đã đạt 2.069 USD/Ounce, vàng trong nước cũng lập đỉnh 62 triệu đồng/lượng.

Cùng trong tháng 8/2020, thị trường chứng khoán toàn cầu cũng ghi nhận mức tăng điểm ấn tượng, đặc biệt cả S&P 500 và Nasdaq (Mỹ) đều chạm mức cao nhất mọi thời đại. Chứng khoán Việt Nam cũng đang từng bước trở lại chinh phục mốc 900 lần thứ 2 kể từ đầu năm 2020.

Tại các phiên họp thường kỳ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn yêu cầu chính sách tài chính và tiền tệ phải kết hợp đồng bộ, hiệu quả để kích thích tổng cầu, lưu ý quy mô, phạm vi đủ lớn, phương thức hỗ trợ phù hợp, hiệu quả để tạo ngay động lực tăng trưởng. Thủ tướng cũng 3 lần yêu cầu xem xét lại chính sách tài khóa và tiền tệ theo hướng nới lỏng có kiểm soát trong bối cảnh nhiều nước bơm tiền, tăng thâm hụt ngân sách để kích thích tăng trưởng.

Theo đó, giới chuyên gia dự báo, sau vàng, chứng khoán thì thị trường bất động sản quý IV/2020 cũng sẽ có những dấu hiệu phục hồi tích cực hơn.

Có thể dễ dàng nhận thấy, “giao dịch” giảm nhưng bất động sản vẫn là kênh đầu tư được nhiều người quan tâm. Nhìn từ thực tế qua nhiều năm, biểu đồ giá các sản phẩm bất động sản tại Việt Nam đi theo chiều hướng tăng dần đều, dù có gãy sóng ở một số giai đoạn nhưng cũng chóng lấy lại phong độ và tiếp tục gia tăng mạnh mẽ.

Mới đây, theo một báo cáo của Viện Kế toán Công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW) dự đoán rằng, triển vọng phục hồi có vẻ sáng sủa nhất đối với Việt Nam, quốc gia đã ngăn chặn dịch rất hiệu quả cho đến nay. Việt Nam được dự đoán là nền kinh tế Đông Nam Á duy nhất ghi nhận khả năng tăng trưởng tích cực trong năm nay với GDP tăng 2,3% trong năm 2020 và 8% vào năm 2021.

Những tháng cuối năm 2020 nếu như dịch bệnh được kiểm soát, chủ đầu tư chọn “đúng” hướng đi thì thị trường bất động sản sẽ phục hồi mạnh mẽ. Trong giai đoạn này, việc ôm trọn dự án đôi khi không phải là lựa chọn hoàn hảo nhất, thay vào đó “chia miếng bánh ngon”, đẩy nhanh tiến độ – cùng hợp tác đầu tư dự án để giảm áp lực chi phí vốn do các ngân hàng thương mại chưa thông qua việc giảm lãi suất cho vay đang là hướng đi được nhiều chủ đầu tư áp dụng.

Với mục đích thu hút các nguồn vốn đầu tư cho dự án cũng như nâng cao chất lượng của dự án, Công ty CP Lasting Capital (chủ đầu tư các dự án bất động sản cao cấp) đang hướng đến hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước đủ năng lực tại hai dự án: Concordia Tower – Phú Yên và Khu biệt thự La Mer (Quảng Bình).

Concordia Tower – Phú Yên tọa lạc tại vị trí đắt giá bậc nhất thành phố Tuy Hòa, ngay 4 mặt tiền đường: Hùng Vương, Nguyễn Hữu Thọ, Phạm Ngọc Thạch và đường quy hoạch 8m. Với quy mô 5.753,77m2 (dự kiến cao 90m – 30 tầng), dự án được quy hoạch trở thành khu phức hợp, bao gồm: một khu trung tâm thương mại, căn hộ Condotel và khách sạn cao cấp. Bao quanh dự án là hàng loạt các địa điểm vui chơi giải trí, trung tâm hành chính, trường học, bệnh viện…

Khu biệt thự La Mer sở hữu vị trí lợi thế trên bán đảo Bảo Ninh, ven biển kề sông. La Mer có diện tích 1,7ha được quy hoạch phát triển trở thành khu biệt thự biển cao cấp Đồng Hới (Quảng Bình), sở hữu hàng loạt các tiện ích 5 sao từ Sun Spa Resort. Dự án được giới đầu tư đánh giá cao khi nằm trên quỹ đất biển duy nhất còn lại tại Đồng Hới đã có sổ đỏ sở hữu lâu dài, hạ tầng hoàn thiện 100%.

Phú Yên và Quảng Bình – những tỉnh ven biển giàu tiềm năng phát triển du lịch đang ngày càng được chú trọng đầu tư, lọt vào “tầm ngắm” của không ít ông lớn địa ốc với nhiều dự án được triển khai.

Các nhà đầu tư, doanh nghiệp có nhu cầu hợp tác đầu tư, vui lòng liên hệ để biết thêm thông tin:

Theo CafeF.

Có thể bạn quan tâm:

Đắk Lắk: 1 nhà đầu tư trúng sơ tuyển dự án khu dân cư 900 tỷ

Sở Xây dựng Đăk Lăk vừa cho biết, nhà đầu tư duy nhất trúng sơ tuyển tại Dự án Khu dân cư nông thôn mới Hòa Thắng là Liên danh Công ty CP East West Land – Công ty CP Đầu tư Quốc tế C.S.Q (có địa chỉ ở TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk).

Dự án được xây dựng tại buôn Kom Leo, xã Hòa Thắng, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk trên diện tích 26,79ha với tổng mức đầu tư dự kiến 902 tỷ đồng. Dự án sẽ xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật và các hạng mục công trình: nhà ở, công trình thương mại, dịch vụ và các công trình công cộng khác… theo quy hoạch đã được phê duyệt. Thời gian thực hiện Dự án dự kiến là 48 tháng.

Theo Khoahocdoisong.vn

Có thể bạn quan tâm:

Duy nhất liên danh TNG Holdings muốn thực hiện dự án 1.862 tỷ đồng tại thành phố Buôn Ma Thuột

Liên danh Công ty CP May – Diêm Sài Gòn – Công ty CP Đầu tư TNG Holdings Việt Nam là nhà đầu tư duy nhất nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án Khu đô thị mới Tây Bắc Tân Lợi, TP Buôn Ma Thuột.

Dự án sử dụng này có quỹ đất khoảng 41 ha trên địa bàn phường Tân Lợi và xã Cư Êbur, với tổng chi phí 1.862 tỷ đồng.

Dự án gồm nhà ở xây mới, nhà ở liên kế tái định cư, nhà ở chung cư, nhà ở biệt thự, công trình công cộng, công viên – thể dục thể thao, công trình thương mại dịch vụ, đất dự trữ phát triển dự án, hạ tầng giao thông, sân bãi đỗ xe.

Thời hạn, tiến độ đầu tư 48 tháng, kể từ ngày được chính quyền địa phương cấp Quyết định chủ trương đầu tư hoặc Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn Nhà đầu tư. Hiện trạng đất đang do các hộ dân quản lý, sử dụng, có tài sản gắn liền với đất

Theo khoahocdoisong.vn

Có thể bạn quan tâm:

Bình Định: Lộ diện “đại gia” được phép đầu tư 4 khu đô thị tổng vốn hơn 10.700 tỷ

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Phi Long vừa ký quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư 4 dự án khu đô thị với tổng vốn gần 10.730 tỷ đồng cho Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển kho bãi Nhơn Tân cùng với các liên danh Công ty Cổ phần Xây dựng TC Bình Định và Công ty Cổ phần Phú Tài.


Cụ thể, Chủ tịch UBND tỉnh đã chấp thuận chủ trương đầu tư cho Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển kho bãi Nhơn Tân đầu tư 2 dự án khu đô thị đường Quốc lộ 19 (mới).

Dự án thứ nhất là khu đô thị NĐT-1 Tây đường Quốc lộ 19 (mới) được thực hiện tại phân khu NĐT-1, phường Nhơn Bình, TP. Quy Nhơn. Tổng mức đầu tư dự án là 2.950 tỷ đồng, trong đó, vốn góp để thực hiện là 590 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 20% tổng vốn đầu tư), vốn huy động từ Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Bình Định là 2.360 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 80% tổng vốn đầu tư).

Diện tích sử dụng đất khoảng 41ha, bao gồm các công trình khu nhà ở thấp tầng (liên kế, biệt thự) khoảng 820 căn, nhà chung cư đồng bộ các chi tiêu về quy hoạch, kiến trúc, hiện đại; khu du lịch sinh thái; xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đường giao thông nội bộ, hạ tầng kỹ thuật, công viên cây xanh… Tiến độ thực hiện từ quý I/2021 – quý IV/2028. Thời hạn thực hiện dự án là 50 năm.

Tiếp đó là dự án khu đô thị NĐT-2 Tây đường Quốc lộ 19 (mới) có địa điểm tại phân khu NĐT-2, phường Nhơn Bình, TP. Quy Nhơn với diện tích sử dụng đất khoảng 32ha. Dự kiến tổng vốn đầu tư dự án 3.010 tỷ đồng, trong đó vốn góp là 602 tỷ đồng, còn lại là vốn huy động từ Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Bình Định.

Các công trình sẽ được xây dựng trong khu đô thị NĐT2 gồm khu nhà ở thấp tầng (liên kế, biệt thự, shophouse) khoảng 1.920 căn, nhà chung cư, khu thương mại dịch vụ đồng bộ về quy hoạch, kiến trúc, hiện đại; xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đường giao thông nội bộ, hạ tầng kỹ thuật, công viên cây xanh; xây dựng các công trình dịch vụ xã hội đô thị đảm bảo cung cấp các tiện ích thiết yếu cho cư dân trong và ngoài khu đô thị.
Ngoài 2 dự án trên, Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển kho bãi Nhơn Tân còn liên danh với 2 doanh nghiệp khác cùng địa bàn tỉnh Bình Định để làm thêm 2 khu đô thị.

Cụ thể, liên danh Công ty Cổ phần Xây dựng TC Bình Định và Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển kho bãi Nhơn Tân được chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khu đô thị Long Vân 3 (phường Bùi Thị Xuân, TP. Quy Nhơn).

Dự án này có diện tích đất khoảng 38ha bao gồm các công trình: khu nhà ở thấp tầng (liên kế, biệt thự) khoảng 1.000 căn; công trình trường học; xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đường giao thông nội bộ, hạ tầng kỹ thuật, công viên cây xanh; xây dựng các công trình dịch vụ xã hội đô thị.

Long Vân 3 có tổng mức đầu tư dự kiến 2.550 tỷ đồng, trong đó vốn góp là 510 tỷ đồng (TC Bình Định góp 435,5 tỷ đồng và kho bãi Nhơn Tân góp 76,5 tỷ đồng), còn lại là vốn huy động từ Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Bình Định.

Tiếp đó, liên danh Công ty Cổ phần Phú Tài và Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển kho bãi Nhơn Tân được chấp thuận chủ trường đầu tư dự án khu đô thị Long Vân 4 nằm tại phường Bùi Thị Xuân, TP. Quy Nhơn có quy mô 32ha, bao gồm các công trình khu nhà ở thấp tầng (liên kế, biệt thự), nhà chung cư khoảng 1.300 căn…

Tổng mức đầu tư dự án Long Vân 4 khoảng 2.220 tỷ đồng, trong đó vốn góp của Phú Tài là 377 tỷ đồng, kho bãi Nhơn Tân 66,6 tỷ đồng, còn lại vốn vay ngân hàng.

Long Vân 3 và 4 đều thuộc khu đô thị Long Vân – khu đô thị lớn của TP. Quy Nhơn với tổng diện tích quy hoạch gần 1.400ha, quy mô dân số dự kiến là 49.000 người.

Riêng dự án khu đô thị Long Vân 2 tại phường Trần Quang Diệu, thành phố Quy Nhơn do liên danh Công ty Cổ phần Bất động sản Hano-Vid và Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển hạ tầng Nam Quang làm chủ đầu tư.

Diện tích Long Vân 2 khoảng 36ha, quy mô dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới bao gồm: khu nhà ở thấp tầng (liên kế, biệt thự); xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đường giao thông nội bộ, hạ tầng kỹ thuật, công viên cây xanh…

Trở lại với Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển kho bãi Nhơn Tân, doanh nghiệp có địa chỉ tại thôn Nam Tượng 1, xã Nhơn Tân, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Vốn điều lệ của doanh nghiệp này là 1.000 tỷ đồng.

Kho bãi Nhơn Tân được thành lập vào năm 2015 do ông Trần Viết Lắm làm người đại diện kiêm giám đốc công ty. Sau khi được thành lập, công ty được UBND tỉnh Bình Định chấp thuận làm chủ đầu tư dự án kinh doanh kết cấu hạ tầng khu kho bãi tập trung Nhơn Tân.

Năm 2019, nhà đầu tư này được biết đến là đơn vị trúng đấu giá toàn bộ thiết bị, máy móc và các công trình xây dựng hiện có trên đất (thuê) của Công ty Cổ phần Gang thép Hà Tĩnh (nhà máy liên hợp gang thép Vạn Lợi). Sau 11 vòng trả giá, công ty đã vượt qua 22 đối thủ để thắng cuộc đấu giá với mức giá trúng đấu giá là 205,765 tỷ đồng (vượt 97 tỷ đồng so với giá khởi điểm).

Về 2 liên danh trên, Công ty cổ phần Xây dựng TC Bình Định thành lập ngày 15/5/2017, có địa chỉ trụ sở chính số 03 đường Lê Lai, phường Ngô Mây, thành phố Quy Nhơn. Người đại diện theo pháp luật kiêm giám đốc công ty là ông Nguyễn Văn Hiệp.

Công ty Cổ phần Phú Tài thành lập ngày 30/12/2004, địa chỉ số 278 Nguyễn Thị Định, phường Nguyễn Văn Cừ, thành phố Quy Nhơn. Người đại diện theo pháp luật kiêm tổng giám đốc là ông Lê Văn Thảo.

Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm:

Trung Nguyene Legend chính thức khai trương vườn Zen Garden

Ngày 23/1/2021, tại thành phố Cà phê (TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk), Tập đoàn Trung Nguyên Legend chính thức Khai trương vườn Zen Garden – một tiện ích đặc biệt dành cho cư dân và được kỳ vọng là một điểm đến mới dành cho du khách nhân dịp Tết Tân Sửu.


Đây là một hoạt động văn hóa thường niên đã được Trung Nguyên Legend tổ chức 3 năm qua nhằm tái hiện, phát triển văn hóa bản địa dành cho cộng đồng và cư dân thành phố Cà phê.

Tập đoàn Trung Nguyên Legend – tập đoàn cà phê số 1 Việt Nam đầu tư xây dựng thành phố Cà phê – dự án có quy mô 45,45ha, tọa lạc ở trung tâm Buôn Ma Thuột. Với mật độ xây dựng chỉ 27%, diện tích cây xanh, mặt nước chiếm tới hơn 50%, nơi đây là đô thị có mật độ xây dựng thấp nhất Việt Nam, giúp cư dân được sống trong những không gian trong lành, hòa cùng thiên nhiên.

Khác với tất cả các dự án đô thị khác, thành phố Cà phê chú trọng và tạo dựng các tiện ích dành cho cư dân trước tiên; tạo dựng những công trình biểu tượng để đưa Buôn Ma Thuột trở thành một điểm đến, một địa bàn thu hút đầu tư, khách du lịch và nâng cao đời sống của cộng đồng, xứng tầm với thủ phủ nông sản tỉ đô của Việt Nam, điểm đến của cà phê thế giới. Nơi đây, mỗi công trình đều có một triết lý riêng, một câu chuyện lịch sử hình thành riêng để trở thành biểu tượng độc đáo – khác biệt – duy nhất. Một trong những công trình kiến trúc độc đáo, tiêu biểu chính là Zen Garden – cánh cửa giúp cộng đồng, cư dân thành phố Cà phê có thể trải nghiệm về liệu pháp chữa lành thân – tâm – trí bằng nghệ thuật làm vườn.

Với quy mô hơn 9.000m2, tất cả các loại cây được lựa chọn trồng trong vườn Zen Garden đều là những loại cây bản địa mang dược tính chữa lành, phổ biến trong đời sống. Không chỉ giới thiệu một tiện ích mới, một điểm đến mới của thành phố Cà phê mà Trung Nguyên Legend mong muốn, mỗi cư dân, du khách đến đây có thể cảm nhận được nghệ thật làm vườn, nghệ thuật chữa lành bằng thiên nhiên rất gần gũi, quen thuộc… và ai cũng có thể thực hiện, làm được.

Vườn Zen Garden được chia làm hai phân khu với ý nghĩa khác nhau. Vườn nhiệt đới tập trung chủ yếu các loại cây thuộc vùng nhiệt đới nóng ẩm, các loại dược liệu chữa lành như: Kim ngân, hương thảo, mã đề, cỏ lan chi… có tác dụng thanh lọc không khí, chống ô nhiễm. Còn khu vườn Thiền với những loại cây tiêu biểu trong văn hóa và tâm thức người Việt Nam như: Trúc, đa, đề, tre… biểu trưng cho khát vọng, các đức tính của dân tộc như: sự chính trực, kiên cường với khí phách của các bậc hiền nhân quân tử…

Dựa trên triết lý kiến trúc chữa lành, địa thế không gian của vườn Zen Garden tại thành phố Cà phê được tuân thủ, tôn trọng nguyên vẹn địa thế tự nhiên. Các khoảng không gian mở, lối đi hẹp, quanh co, hay cả vườn đá… đều mang ý nghĩa sâu sắc giúp khách thăm quan có thể trải nghiệm về từng giai đoạn của cuộc đời mình: Có lúc rộng mở, có lúc quanh co hẹp lối, có lúc lại gặp nhiều chông gai khúc khuỷu nhưng đến cuối con đường ấy sẽ là sự bình an, hạnh phúc khi tất cả đã đi qua. Đây cũng là ý nghĩa của sự tỉnh thức mà Trung Nguyên Legend muốn gửi gắm tới cộng đồng.

Theo congthuong.vn

Có thể bạn quan tâm:

Những lợi thế giúp Buôn Ma Thuột phát triển bất động sản

Lợi thế về vị trí, hạ tầng cùng chính sách cải cách giúp thành phố Buôn Ma Thuột phát triển lĩnh vực bất động sản.

Với định hướng trở thành trung tâm Tây Nguyên, thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) đang dần trở thành vùng đất giàu tiềm năng, thu hút nhiều nhà đầu tư, nhất là lĩnh vực bất động sản.

Theo Quy hoạch xây dựng vùng Tây Nguyên đến năm 2030 sẽ có 117 đô thị trên cơ sở nâng cấp từ 89 đô thị, xây dựng mới 28 đô thị. Trong kết luận của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển TP Buôn Ma Thuột đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đây sẽ là đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên trên cơ sở khai thác và phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của thành phố.

Theo đó, Buôn Ma Thuột trở thành trung tâm công nghiệp chế biến các loại nông sản thế mạnh và đặc hữu của Đắc Lắk và Tây Nguyên; phát triển ngành công nghiệp năng lượng tái tạo; nông nghiệp đô thị, sinh thái, nông nghiệp công nghệ cao gắn với phát triển du lịch. Dự kiến, nơi đây sẽ thành một trong những trung tâm dịch vụ hàng đầu Tây Nguyên, đủ điều kiện để phát triển mạnh thương mại, logistics, thu hút khách du lịch.

Bên cạnh đó, hạ tầng giao thông cũng đầu tư bài bản với hàng loạt công trình như vành đai phía Đông, vành đai phía Tây 2, nâng cấp mở rộng quốc lộ 29, xây dựng đường cao tốc Buôn Ma Thuột – Nha Trang, dự án đường sắt Buôn Ma Thuột – Tuy Hòa, phát triển cảng hàng không Buôn Ma Thuột thành cảng hàng không quốc tế…

TP Buôn Ma Thuột cũng tích cực phát triển kinh tế, chuyển dịch theo hướng dịch vụ và công nghiệp, trong đó dịch vụ phát triển nhanh. Chính quyền địa phương liên tục cải cách thủ tục hành chính tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi.

Các chuyên gia đánh giá, nỗ lực này của TP Buôn Ma Thuột đang giúp nơi đây thu hút nhiều nhà đầu tư bất động sản, nhất là phân khúc trung cao cấp. Một số doanh nghiệp lớn đã xây dựng các dự án tổ hợp khu đô thị cao cấp, trung tâm thương mại, du lịch nghỉ dưỡng sinh thái, khu vui chơi giải trí…, tiêu biểu như dự án khu đô thị EcoCity Premia của Tập đoàn Capital House.

Một số chuyên gia nhận định, bất động sản Buôn Ma Thuột giàu tiềm năng, nhưng khan hiếm những dự án cao cấp, đồng bộ về quy hoạch. Các khu đô thị tích hợp không gian sống hiện đại, cao cấp cùng với hệ thống dịch vụ và tiện ích đồng bộ như công viên, siêu thị, trường học, khu vui chơi giải trí, văn hóa… sẽ có sức cạnh tranh tốt, tạo đòn bẩy cho thị trường bất động sản.

Bên cạnh đó, các khu đô thị xanh, thông minh và nhân văn đang dần trở thành lựa chọn ưu tiên của khách hàng và các nhà đầu tư, đặc biệt tại các thành phố trẻ đầy triển vọng như Buôn Ma Thuột.

Theo Vnexpress.

Có thể bạn quan tâm: