Gia Lai quyết chuyển đổi 174 ha làm sân golf?

UBND tỉnh Gia Lai vừa cung cấp thông tin cho một số cơ quan báo chí về việc chuyển đổi 174 ha rừng tại huyện Đắk Đoa cho doanh nghiệp làm dự án sân golf Đắk Đoa.

Bạn đọc quan tâm:

Theo đó, UBND tỉnh Gia Lai thông tin việc sử dụng đất rừng của dự án sân golf Đắk Đoa đã được ông Hà Công Tuấn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN-PTNN) và lãnh đạo Tổng cục Lâm nghiệp kiểm tra tại hiện trường và đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ: “Việc sử dụng đất rừng của dự án sân golf Đắk Đoa, tỉnh Gia Lai bảo đảm phù hợp quy hoạch đất đai, bảo vệ phát triển rừng”.

“Về cơ bản, các bộ, ngành trung ương ủng hộ việc triển khai dự án. Tuy nhiên, do thay đổi của một số văn bản quy phạm pháp luật có liên quan nên tỉnh phải bổ sung điều chỉnh và đang trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư dự án” – UBND tỉnh Gia Lai nhấn mạnh.
Cũng theo UBND tỉnh Gia Lai, dự án sân golf Đắk Đoa đã được đưa vào quy hoạch từ năm 2009. Khi được xây dựng, đây sẽ tạo điểm nhấn kiến trúc đô thị, thu hút khách du lịch và tạo ra quỹ đất xanh, các công trình hiện đại đáp ứng được nhu cầu vui chơi giải trí, rèn luyện sức khỏe.

Trong 174 ha đất thực hiện dự án có 155,93 ha đất có rừng, 18,08 ha chưa có rừng. Tỉnh Gia Lai xác định khi làm sân golf sẽ hạn chế việc chặt hạ cây rừng, ưu tiên di thực cây để bảo vệ cảnh quan môi trường. Số diện tích rừng bị thay thế sẽ được trồng lại rừng ở các vị trí khác trong các năm tiếp theo. Tỉnh này khẳng định việc chuyển đổi 155,93 ha rừng trồng sang thực hiện dự án sân golf không ảnh hưởng đến độ che phủ rừng chung của địa phương.

Như Báo Người Lao Động đã thông tin, tháng 11-2018, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định chọn Công ty CP Tập đoàn FLC làm nhà đầu tư thực hiện dự án sân golf Đắk Đoa, tổng mức chi phí đầu tư là 1.322 tỉ đồng.

UBND tỉnh Gia Lai sau đó có tờ trình gửi Bộ NN-PTNN đề nghị thẩm định hồ sơ xin chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng để xây dựng dân golf Đắk Đoa. Bộ NN-PTNN đã giao Tổng cục Lâm nghiệp xử lý. Tuy nhiên, do không có hồ sơ, tài liệu liên quan đến dự án nên Tổng cục Lâm nghiệp chưa đủ cơ sở để thẩm định hồ sơ.

Trong công văn gửi UBND tỉnh Gia Lai, Tổng cục Lâm nghiệp lưu ý việc chuyển đổi rừng để làm dự án sân golf sẽ ảnh hưởng đến cân bằng môi trường sinh thái của địa phương. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng với diện tích lớn để thực hiện dự án phải được cân nhắc cẩn trọng, có những phân tích, đánh giá sâu hơn tác động đa chiều.

Theo nld.com.vn

Có thể bạn quan tâm:

Đất nền phố núi Bảo Lộc, kênh đầu tư bất động sản tiềm năng

Với hệ thống hạ tầng được đầu tư mạnh mẽ, thành phố Bảo Lộc đã và đang thay thế Đà Lạt trở thành thủ phủ mới của tỉnh Lâm Đồng và là tâm điểm phát triển kinh tế phía nam Tây Nguyên. Thành phố “kinh đô trà hương” này đang trên đà trở thành điểm đến mới của nhà đầu tư bất động sản với tiềm năng dồi dào.

Bạn đọc quan tâm:

Điểm đến thu hút đầu tư

Hạ tầng đô thị là yếu tố tiên quyết cho sự phát triển của thị trường nhà đất. Thị trường đã chứng minh hấp lực mạnh mẽ của quy hoạch cơ sở hạ tầng đến giá đất và BĐS liền kề. Nhìn lại sự phát triển của các thành phố như TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Phan Thiết, Vũng Tàu… việc đầu tư cơ sở hạ tầng là “cánh cửa” để mở rộng phát triển mọi mặt về kinh tế của địa phương.

Nhờ việc được đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, bất động sản Bảo Lộc thời điểm cuối năm 2020 trở nên “sôi động” hơn bao giờ hết. Mới đây, ban quản lý dự án Thăng Long đã trình Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc, đây là thành phần số hai của tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương dài 200km. Dự án dự kiến dài 67km, quy mô 4 làn xe, tổng kinh phí khoảng 18.000 tỷ đồng, khi hoàn thành sẽ giảm tải cho QL20, đặc biệt là đoạn qua đèo Chuối và đèo Bảo Lộc; giai đoạn đầu, đường xây dựng rộng 17m, vận tốc thiết kế 80 km/h. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc thu hút khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế.

Dự kiến sau khi dự án hoàn thành, thời gian đi từ TP.HCM lên Bảo Lộc chỉ còn khoảng 2h, rút ngắn ½ thời gian di chuyển và thúc đẩy giao thông thương mại Tây Nguyên với khu kinh tế Đông Nam Bộ, đồng thời mở ra kết nối quan trọng cho tam giác du lịch Nha Trang – Đà Lạt – TP HCM.

Với định hướng quy hoạch ra các vùng phụ cận, ven thị để mở rộng diện tích, Bảo Lộc có định hướng phát triển ngắn hạn là trở thành đô thị loại 2 vào năm 2025 và dài hạn trở thành đô thị loại 1, là trung tâm của tỉnh Lâm Đồng. Bảo Lộc sẽ phát triển toàn diện trên tất cả mọi mặt, dần sánh ngang và tiến đến thay thế Đà Lạt để trở thành thủ phủ của tỉnh cũng như toàn vùng phía Nam Tây Nguyên.

Bên cạnh điều kiện tự thiên, cảnh quan phù hợp để phát triển mô hình đô thị sinh thái kiểu mẫu, tiềm năng về hạ tầng giao thông đã giúp thăng hạng giá trị bất động sản Bảo Lộc – nơi đang đón làn sóng đầu tư đổ về với nhiều sản phẩm đất nền nghỉ dưỡng, nhà vườn, nông trại, BĐS sinh thái,…

Bắt nhịp nhanh với xu hướng thị trường

Hiện nay, ngày càng nhiều người Việt quan tâm đến sức khoẻ và mong muốn sở hữu căn nhà thứ hai để yên bình nghỉ dưỡng và tích lũy tài sản. Nhu cầu này càng tăng cao bởi hệ thống hạ tầng giao thông đường cao tốc, đường hàng không… ngày càng phủ rộng, kéo gần khoảng cách giữa các đô thị trung tâm và đô thị đồi.

Vùng đất cao nguyên Bảo Lộc được thiên nhiên ưu đãi với cảnh vật hoang sơ, khí hậu ôn hoà, mát mẻ. Theo đó, BĐS sinh thái, trải nghiệm, khám phá thiên nhiên hay chăm sóc sức khoẻ có nhiều tiềm năng phát triển tại thị trường nơi đây. Đó là lý do Bảo Lộc trở thành địa danh được nhiều ông lớn BĐS ưu ái với tầm nhìn phát triển trung và dài hạn.

Bên cạnh đó, Bảo Lộc cũng là khu vực có giá BĐS còn “mềm”, chỉ với 700 triệu đồng đến 1 tỷ đồng, các nhà đầu tư đã có thể sở hữu được một ngôi nhà thứ hai tại đây. Xu hướng đầu tư các dự án nhà vườn/ngôi nhà sinh thái lấy cảnh quan thiên nhiên làm điểm nhấn cũng đang phát triển mạnh mẽ. Theo phân tích của các chuyên gia, những doanh nghiệp có tầm nhìn sẽ tìm kiếm cơ hội khi thị trường còn mới mẻ. Và giới đầu tư địa ốc cũng ghi nhận xu hướng “bỏ phố về rừng” của khách hàng tại TP.HCM và các tỉnh lân cận đang diễn ra sôi động thời gian qua.

Có 2 đối tượng đang hướng đến xu thế này, nhóm thứ nhất là những người bán hết tài sản ở phố thị để về vườn, họ tính đến bài toán làm nông, muốn sống ở môi trường gần với thiên nhiên. Nếu làm nông thất bại, giá đất vườn của họ vẫn lên sau vài năm. Nhóm thứ 2 là người dân ở TP.HCM hay các tỉnh lân cận, mua nhà vườn vì muốn có một chốn để về nghỉ dưỡng, thư giãn. Đây cũng là nhóm khách hàng đang phát triển trên thị trường, là những người có tiềm lực tài chính, muốn hưởng thụ cuộc sống khác biệt.

Thế nhưng, nhà đầu tư cũng cần lưu ý rằng khi tìm mua BĐS sinh thái nên chọn ở những khu vực có mật độ dân cư cao, hạ tầng đồng bộ, pháp lý minh bạch. Bên cạnh đó, người mua cần xem xét tiềm năng phát triển của khu vực đó trong tương lai để lựa chọn dự án phù hợp và mang lại lợi nhuận lâu dài.

Theo CafeF

Ông lớn vẫn đổ về đầu tư bất động sản Tây Nguyên

Thị trường bất động sản Tây Nguyên đang thu hút nhiều tập đoàn lớn đầu tư những tổ hợp khu đô thị quy mô lớn.

Trước tình trạng quỹ đất để phát triển dự án tại các đô thị lớn ngày càng khan hiếm, giá đất ngày càng tăng cao, sự quá tải hạ tầng xã hội ngày một trầm trọng, nhiều chủ đầu tư đã chuyển hướng đầu tư về các tỉnh có tiềm năng phát triển kinh tế.

Sở hữu nhiều lợi thế về kinh tế, du lịch, văn hoá cộng thêm quỹ đất còn dồi dào, khả năng sinh lời cao nên các tỉnh vùng Tây Nguyên đang thu hút nhiều doanh nghiệp và giới đầu tư bất động sản (BĐS) tìm về.

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế tích cực của Tây Nguyên những năm gần đây đã tạo cơ hội cho thị trường BĐS phố núi thu hút các “ông lớn” địa ốc đầu tư.
Đơn cử như tập đoàn FLC và Asian Holding đã cùng đầu tư phát triển một dự án tổ hợp khách sạn và nhà phố thương mại tọa lạc giữa trung tâm thành phố Pleiku. Bên cạnh đó, tập đoàn này cũng đang xúc tiến triển khai nhiều dự án trọng điểm khác tại địa phương. Cũng ở phía Bắc Tây Nguyên, Kon Tum đang trở thành điểm đến đầy hấp dẫn của các doanh nghiệp nhờ chủ trương tích cực tạo quỹ đất sạch của UBND tỉnh và chính sách đầu tư cho hạ tầng đô thị, mở rộng không gian thành phố. Đến nay, Kon Tum đã thu hút nhiều dự án BĐS cao cấp.

Những dự án khu đô thị được quy hoạch bài bản, tiện ích đồng bộ đang dẫn dắt thị trường BĐS Tây Nguyên.

Tại Đắk Lắk, TNG Holdings đang tập trung vào các lĩnh vực phát triển du lịch, nhà ở đô thị, khu dân cư, khu đô thị mới với tổng giá trị đầu tư khoảng hơn 1.700 tỉ đồng.
Tập đoàn Vingroup cũng tiến quân vào Đắk Lắk với tổ hợp dịch vụ cho hãng ô tô VinFast và dự án Tổ hợp Trung tâm thương mại – Khách sạn 5 sao, Shophouse tại thành phố Buôn Ma Thuột, tổng vốn đầu tư dự kiến 2.500 tỉ đồng… Hiện tại, Tập đoàn Capital House cũng đã ra mắt một dự án khu đô thị tại TP. Buôn Ma Thuột.

Theo báo cáo mới nhất về thị trường BĐS quý III/2020 của Hội Môi giới BĐS Việt Nam (VARs), thống kê từ một số sàn giao dịch cho thấy những dự án được quy hoạch bài bản, tiện ích đồng bộ đang dẫn dắt thị trường Tây Nguyên với tỉ lệ hấp thụ đạt 70 – 80%. Đáng chú ý, theo báo cáo của VARs, dòng sản phẩm cao cấp, tích hợp không gian sống hiện đại như công viên, siêu thị, trường học, khu vui chơi giải trí… luôn nằm trong giỏ hàng đắt khách. Biên độ tăng giá của dòng sản phẩm này cũng duy trì ở mức cao và được dự báo sẽ còn tiếp tục tăng mạnh vào thời điểm cuối năm 2020, bước sang 2021.

Thị trường BĐS phố núi thu hút các ông lớn địa ốc đầu tư.

Tuy nhiên, chuyên gia cũng lưu ý các chủ đầu tư cần chú ý quy hoạch bài bản, đồng bộ và có tầm nhìn dài hạn để các dự án khớp nối được với quy hoạch hạ tầng của tỉnh và phát triển lâu dài.
Chuyên gia BĐS Ngô Đức Sơn cho rằng các địa phương mời gọi chủ đầu tư phát triển các khu đô thị phải dựa trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, gắn với phân kỳ thực hiện, khu vực và ngành cụ thể. Các địa phương phải sàng lọc, lựa chọn những chủ đầu tư có năng lực, loại bỏ chủ đầu tư nguồn lực tài chính hạn chế bởi hiện nay có không ít doanh nghiệp đầu tư khu đô thị nhưng chỉ đăng ký để giữ đất, chờ chuyển nhượng.

“Một số tỉnh, thành phố, sau khi giao đất cho doanh nghiệp đã giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện để doanh nghiệp triển khai. Thế nhưng có những dự án kéo dài, không triển khai thực hiện, gây nhiều thiệt hại cho địa phương và người dân” – ông Sơn nói.

 

Có thể bạn quan tâm: 

Những nhà thờ mang nét bản địa ở Tây Nguyên

Chính phủ phê duyệt quy hoạch Gia Lai thành trung tâm khu vực bắc Tây Nguyên