Trong sự thịnh vượng của thủ phủ cà phê, phảng phất đâu đó có dấu ấn của người Pháp. Để viết tiếp câu chuyện thịnh vượng mà người Pháp đã đặt nền móng cách đây hơn 100, một Paris trong lòng Ban Mê đang dần hình thành tạo ra dấu ấn rất riêng cho thành phố Buôn Ma Thuột.

    Lịch sử phát triển của thủ phủ cà phê thế giới

    Trải qua 90 năm từ thời điểm hình thành và phát triển, Buôn Ma Thuột, hiện nay là đô thị loại I, trực thuộc tỉnh Đắk Lắk, là địa phương có lượng ô tô đứng thứ 3 cả nước, chỉ sau Hà Nội & TP.Hồ Chí Minh, thu nhập bình quân đầu người đạt gần 100 triệu đồng/năm, đóng một vị trí quan trọng là trung tâm kinh tế vùng Tây Nguyên.
    Nếu là một người nghiên cứu sâu về vùng đất này, có thể thấy trong cả chiều dài lịch sử, phảng phất đâu đó có dấu ấn của người Pháp đã góp phần đặt nền móng cho sự thịnh vượng cho thủ phủ cà phê như ngày hôm nay.

    Trong tập chuyên khảo Dư địa chí Đắk Lắk, xuất bản vào năm 1930 tại Paris, học giả A. Monfelleur cho biết, “Vua Voi” Khunjunop là người nhận ra Buôn Ma Thuột có thể trở thành trung tâm phát triển của cả vùng Tây Nguyên, tham vấn của Khunjunop được Công sứ Bourgeois ghi nhận và đề đạt lên Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer. Ngày 22-11-1904 tỉnh Đắk Lắk được thành lập, tạo cơ sở tiền đề để 26 năm sau Khâm sứ Trung Kỳ ra nghị định thành lập thị xã Buôn Ma Thuột, trở thành thủ phủ của Đắk Lắk là cơ sở cho một đô thị trung tâm của khu vực Tây Nguyên sau này.

    Ở bình diện kinh tế, người Pháp cũng để lại dấu ấn rõ nét khi mang cây Cà phê, đến vùng đất này, sau quá trình canh tác, kế thừa của những người Buôn Mê, đến nay loại cây công nghiệp này đóng vai trò quan trọng cho sự thay đổi kinh tế của Buôn Ma Thuột.

    Đến nay, Buôn Ma Thuột đã trở thành trung tâm kinh tế của Tây Nguyên, để tiếp nối lịch sử, đã đến lúc cần xây dựng khu đô thị mang tính biểu tượng vừa đại diện cho sự phát triển kinh tế vừa là tượng trưng cho sự giao thoa của hai nền văn hoá Đông – Tây cho thành phố Buôn Ma Thuột.

    Nếu nhìn vào lịch sử, việc xây dựng một khu đô thị để viết tiếp câu chuyện thịnh vượng mà những người Pháp đã đặt nền móng cách đây hơn 100 trước sẽ tạo ra dấu ấn rất riêng mang tính xuyên xuốt cho thành phố Buôn Ma Thuột.

    Dấu gạch nối cho sự phát triển xưa – nay của Buôn Ma Thuột?

    Dự án EcoCity Premia mở ra cánh cửa để những người Ban Mê dễ dàng tiếp cận với phong cách sống châu Âu, bằng cách khéo léo kết nối sự giao thoa giữa kiến trúc, lối sống phương Tây với tinh thần phương Đông.

    Làm được điều này đòi hỏi khu đô thị phải được xây dựng một cách đồng bộ, đảm bảo được 3 yếu tố: đồng bộ cảnh quan, đồng bộ kiến trúc, đồng bộ tiện ích nhưng phải đảm bảo yếu tố giao thoa văn hoá phương Đông và phương Tây một cách khéo léo, trên tinh thần học hỏi, kế thừa và phát huy những tinh hoa văn hoá bản địa.

    Để kiến tạo một biểu tượng thịnh vượng có chiều sâu về giá trị, EcoCity Premia được đầu tư Hệ thống hơn 100 tiện ích cao cấp: Sân Gofl; Công viên hồ điều hoà 9,4ha; clubhouse; gym; spa; nhà hàng năm sao; hệ thống an ninh 24/7; 5 công viên lõi… v.v, đem lại trải nghiệm sống chất lượng cho người dân Buôn Ma Thuột.
    Kết luận số 67-KL/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đến năm 2030, đã chỉ rõ việc đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu đầu tư xây dựng đường cao tốc Buôn Ma Thuột – Nha Trang (Khánh Hòa), cao tốc Buôn Ma Thuột – Liên Khương (Lâm Đồng), dự án đường sắt Buôn Ma Thuột – Tuy Hòa, phát triển Cảng hàng không Buôn Ma Thuột thành cảng hàng không quốc tế.

    Cũng trong định hướng phát triển mở rộng không gian thành phố Buôn Ma Thuột, khu vực phía đông bắc nơi dự án toạ lạc sẽ được định hướng trở thành khu đô thị có hình thức kiến trúc hiện đại kết hợp truyền thống, hình thành đô thị cửa ngõ của thành phố.

    Sỡ hữu tầm nhìn quy hoạch dài hạn, định hướng khai thác rõ ràng nhờ thế mà EcoCity Premia sẽ trở thành biểu tượng mới, đại diện cho sự phát triển kinh tế của thành phố.
    Theo CafeF

    Đất Xanh Nam Trung Bộ – Công ty thành thành viên của Tập đoàn Đất Xanh

    Download Company Profile mới nhất của Đất Xanh Nam Trung Bộ để hiểu rõ hơn về chúng tôi.

    Giấy CNĐKDN : 4201719553
    Cơ quan cấp: Sở KHĐT Tỉnh Khánh Hòa
    Địa chỉ: Tầng 8, tòa nhà Sacombank, 76 Quang Trung, Lộc Thọ, Nha Trang
    Điện thoại: 0258 3813 727
    Mail: info@datxanhnamtrungbo.net
    Hotline: 090 1919 789
    Chính sách bảo mật