3 phép tính quan trọng nhất trong cách tính chi phí xây nhà

Đừng bao giờ xem thường việc tính toán chi phí thi công nhà ở, nếu muốn đảm bảo rằng bạn sẽ có căn nhà như ý và không gặp phải tình trạng chi trội không cần thiết.

Bạn cũng đừng nên cảm thấy “choáng” mà lo lắng về bài toán có vẻ hóc búa này. Hãy chậm rãi giải quyết từng câu hỏi và chắc chắn mọi chuyện đâu sẽ vào đấy. Dựa trên hồ sơ thi công, bạn có thể lên kế hoạch thi công hoàn chỉnh.

Dưới đây là một vài lưu ý tính toán chi phí xây cất nhà cửa để giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về vấn đề này:

  1. Cách tính diện tích

Một trong những tiêu chí quan trọng nhất để tính giá thành xây nhà chính là diện tích thi công. Hãy thử tưởng tượng như thế này, bạn muốn xây bao nhiêu tầng lầu thì giá cả sẽ được đẩy lên bấy nhiêu – đó là điều đương nhiên. Tuy nhiên, ngộ nhỡ bạn muốn xây thêm các khu vực phụ như sân thượng hay hiên nhà thì chắc chắc là bạn sẽ không chấp nhận chi trả với mức giá tương tự được rồi.

Một trong những cách tính diện tích phổ biến nhất hiện nay như sau:

Tầng trệt: 100%

Tầng lầu: 100%/ lầu (bao nhiêu tầng thì nhân lên bấy nhiêu)

Mái: 30% nếu là mái tôn, 50% cho mái bằng và mái ngói là 70%

Sân: 50%

  1. Chi phí xây nhà dựa trên mét vuông

Sau đó, chi phí xây nhà sẽ được dựa trên mét vuông để tính toán. Phương pháp này đang rất được ưa chuộng vì nó khá đơn giản mà lại nhanh chóng. Thậm chí, nhiều công ty xây dựng sẵn sàng đăng lên website của mình giá cả thi công để khách hàng tiện tham khảo trước khi liên hệ. Lưu ý là bạn phải tính phần diện tích của tất cả phòng ốc trong nhà, bao gồm các tầng (nếu có) và thậm chí là mái hiên, sân thượng theo phần trăm diện tích đã nêu ở trên.

Nhìn chung, giá xây phần thô áp dụng cho nhà phố và biệt thự tại thành phố lớn hiện nay dao động vào khoảng 2.800.000 – 3.200.000 VNĐ/ mét vuông xây dựng. Trong khi đó, giá xây nhà trọn gói có thể từ 4.300.000 – 7.000.000 VNĐ/ mét vuông tuỳ theo qui mô công trình và chủng loại vật tư yêu cầu.

  1. Chi phí làm móng nhà

Hẳn ai cũng biết phần móng là một bộ phận tối quan trọng của căn nhà vì nó chịu toàn bộ tải trọng của kiến trúc bên trên. Do đó, việc tính toán chi phí cũng sẽ phức tạp hơn. Nếu phần móng của bạn làm đơn giản như móng băng một thì công thức tính có thể được tham khảo như sau: Ta lấy 50% x diện tích tầng một x đơn giá phần thô. Tuy nhiên, đối với móng cọc thì ta còn phải chịu ảnh hưởng của số lượng và chiều dài cọc, chưa kể đến chi phí cho nhân công ép cọc nếu bạn sử dụng móng cọc ép tải.

Đó chỉ là những bước đầu để bạn hình dung được kinh phí dự trù. Trong quá trình thi công, rất có thể là bạn sẽ bị choáng ngợp với các khoảng chi khác nhưng nếu theo sát với kế hoạch ban đầu và sáng suốt lựa chọn, bạn hoàn toàn có thể làm chủ bài toán kinh tế đầy tự tin.

Vì thế, bạn nên cân nhắc và bàn bạc kĩ lưỡng với nhà thầu để đưa ra phương án thi công hợp lí nhất để có được nền tảng kiên cố, bền vững nhưng cũng phải phù hợp với điều kiện kinh tế của bản thân.

–Sưu tầm–

0 replies

Leave a Reply

Want to join the discussion?
Feel free to contribute!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *