Đồng Nai sẽ mở thêm khu công nghiệp diện tích lớn

Trong giai đoạn 2021-2025, Đồng Nai sẽ mở thêm một số khu công nghiệp (KCN) diện tích trên 1.000 ha có kèm các dịch vụ tiện ích khác.

Bạn đọc quan tâm:


Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận chủ trương cho Đồng Nai phát triển thêm 6.500 ha đất công nghiệp, vì vậy UBND tỉnh đang hoàn tất các thủ tục để trình Chính phủ cập nhật các KCN mới của tỉnh vào quy hoạch KCN Việt Nam để triển khai các bước tiếp theo.

Thời gian qua, Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch Đồng Nai có 35 KCN. Đến nay tỉnh đã thành lập 32 KCN, trong đó có 31 KCN đã đi vào hoạt động và KCN công nghệ cao Long Thành đang trong quá trình bồi thường giải phóng mặt bằng. 3 KCN còn lại mới ở giai đoạn hoàn tất hồ sơ để mời gọi DN đầu tư hạ tầng.

Mới đây, trong hội nghị giao chỉ tiêu kinh tế-xã hội năm 2021, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng nhấn mạnh, trong giai đoạn tới, Đồng Nai vẫn xác định công nghiệp là ngành chủ đạo trong phát triển kinh tế. Chính vì thế, để đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp của tỉnh và Vùng kinh tế trọng điểm phía nam trong giai đoạn tới, Đồng Nai đã đề xuất mở thêm 6 KCN mới. Trong số đó, KCN-đô thị-dịch vụ Xuân Quế (xã Xuân Quế, Sông Nhạn, huyện Cẩm Mỹ) sẽ có diện tích lớn nhất tỉnh, gần 4.000 ha.

Đây sẽ là KCN tổng hợp, gồm có khu vực cho DN thứ cấp thuê làm nhà xưởng sản xuất, khu nhà ở, trung tâm thương mại, trường học… Sau khi quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt, huyện sẽ phối hợp với tỉnh hoàn thành các hồ sơ và mời gọi đầu tư hạ tầng kỹ thuật. Chủ tịch UBND huyện Cẩm Mỹ Huỳnh Tấn Thìn cho Báo Đồng Nai biết, đã có nhiều DN đến tìm hiểu muốn tham gia đầu tư hạ tầng kỹ thuật KCN Xuân Quế.
Ngoài phát triển các KCN có diện tích lớn đi kèm nhiều tiện tích, tỉnh Đồng Nai cũng xây dựng huyện Long Thành trở thành trung tâm công nghiệp của tỉnh.

Hiện nay, huyện Long Thành đã có 5 KCN và tới đây sẽ quy hoạch thêm 4 KCN với diện tích gần 2.500. Như vậy trong tương lai gần, Long Thành sẽ có 9 KCN và 3 cụm công nghiệp. Trong đó, KCN-đô thị-dịch vụ Bình An nằm trên địa bàn xã Bình An có diện tích lớn nhất, khoảng 1.135 ha. KCN này cũng sẽ phân ra thành khu sản xuất công nghiệp, khu căn hộ, trường học, siêu thị và các dịch vụ khác đi kèm để phục vụ nhu cầu của người lao động làm việc trong KCN Bình An.

Theo lãnh đạo huyện Long Thành, các KCN mở mới đều được huyện cập nhật trong quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất giai đoạn tới. Sau khi các quy hoạch được phê duyệt, huyện sẽ thực hiện nhanh các dự án để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp.

Song song với việc mở thêm khu công nghiệp diện tích lớn, UBND tỉnh Đồng Nai dự tính trong năm 2021 sẽ làm 4 tuyến đường giao thông kết nối qua các huyện, TP. Long Khánh và các KCN, để rút ngắn thời gian lưu thông và vận chuyển hàng hóa.

Theo CafeF.

Có thể bạn quan tâm:

Quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái FLC Gia Lai

Địa điểm: Thị trấn Đak Đoa, Xã Glar và xã Tân Bình, Huyện Đak Đoa, Tỉnh Gia Lai

Tổng diện tích: Khoảng 500 ha (Giai đoạn 1: 197 ha)

Tổng vốn đầu tư: Khoảng 3.631 tỷ đồng (Giai đoạn 1)

Bạn đọc quan tâm:

Hạng mục đầu tư:
Sân golf
Trung tâm hội nghị quốc tế
Khách sạn
Khu nhà ở biệt thự và liền kề
Khu vui chơi, thể thao ngoài trời
Công viên
Trường học liên cấp
Safari

Thời gian khởi công: Quý IV/201

Thời gian hoàn thành: Năm 2022
Quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái FLC Gia Lai nằm trải dài bên rừng thông Đak Đoa và đồi cỏ hồng Glar – những thắng cảnh độc đáo bậc nhất của Gia Lai. Với sự góp mặt của những đơn vị tư vấn thiết kế hàng đầu, FLC Gia Lai được định hướng trở thành một tổ hợp nghỉ dưỡng sinh thái và giải trí đạt tiêu chuẩn quốc tế, nhằm đáp ứng nhu cầu lưu trú nghỉ dưỡng, giải trí của khách du lịch trong và ngoài nước khi đến với Gia Lai nói riêng và Tây Nguyên nói chung.

Có thể bạn quan tâm:

Gia Lai quyết chuyển đổi 174 ha làm sân golf?

UBND tỉnh Gia Lai vừa cung cấp thông tin cho một số cơ quan báo chí về việc chuyển đổi 174 ha rừng tại huyện Đắk Đoa cho doanh nghiệp làm dự án sân golf Đắk Đoa.

Bạn đọc quan tâm:

Theo đó, UBND tỉnh Gia Lai thông tin việc sử dụng đất rừng của dự án sân golf Đắk Đoa đã được ông Hà Công Tuấn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN-PTNN) và lãnh đạo Tổng cục Lâm nghiệp kiểm tra tại hiện trường và đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ: “Việc sử dụng đất rừng của dự án sân golf Đắk Đoa, tỉnh Gia Lai bảo đảm phù hợp quy hoạch đất đai, bảo vệ phát triển rừng”.

“Về cơ bản, các bộ, ngành trung ương ủng hộ việc triển khai dự án. Tuy nhiên, do thay đổi của một số văn bản quy phạm pháp luật có liên quan nên tỉnh phải bổ sung điều chỉnh và đang trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư dự án” – UBND tỉnh Gia Lai nhấn mạnh.
Cũng theo UBND tỉnh Gia Lai, dự án sân golf Đắk Đoa đã được đưa vào quy hoạch từ năm 2009. Khi được xây dựng, đây sẽ tạo điểm nhấn kiến trúc đô thị, thu hút khách du lịch và tạo ra quỹ đất xanh, các công trình hiện đại đáp ứng được nhu cầu vui chơi giải trí, rèn luyện sức khỏe.

Trong 174 ha đất thực hiện dự án có 155,93 ha đất có rừng, 18,08 ha chưa có rừng. Tỉnh Gia Lai xác định khi làm sân golf sẽ hạn chế việc chặt hạ cây rừng, ưu tiên di thực cây để bảo vệ cảnh quan môi trường. Số diện tích rừng bị thay thế sẽ được trồng lại rừng ở các vị trí khác trong các năm tiếp theo. Tỉnh này khẳng định việc chuyển đổi 155,93 ha rừng trồng sang thực hiện dự án sân golf không ảnh hưởng đến độ che phủ rừng chung của địa phương.

Như Báo Người Lao Động đã thông tin, tháng 11-2018, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định chọn Công ty CP Tập đoàn FLC làm nhà đầu tư thực hiện dự án sân golf Đắk Đoa, tổng mức chi phí đầu tư là 1.322 tỉ đồng.

UBND tỉnh Gia Lai sau đó có tờ trình gửi Bộ NN-PTNN đề nghị thẩm định hồ sơ xin chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng để xây dựng dân golf Đắk Đoa. Bộ NN-PTNN đã giao Tổng cục Lâm nghiệp xử lý. Tuy nhiên, do không có hồ sơ, tài liệu liên quan đến dự án nên Tổng cục Lâm nghiệp chưa đủ cơ sở để thẩm định hồ sơ.

Trong công văn gửi UBND tỉnh Gia Lai, Tổng cục Lâm nghiệp lưu ý việc chuyển đổi rừng để làm dự án sân golf sẽ ảnh hưởng đến cân bằng môi trường sinh thái của địa phương. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng với diện tích lớn để thực hiện dự án phải được cân nhắc cẩn trọng, có những phân tích, đánh giá sâu hơn tác động đa chiều.

Theo nld.com.vn

Có thể bạn quan tâm:

Apec Group chi tỷ USD phát triển các dự án nghỉ dưỡng tại Mũi Né

Tập đoàn Apec thông báo sẽ đầu tư một tỷ USD cho tổ hợp 5 dự án với tầm nhìn đưa Mũi Né thành điểm đến du lịch hấp dẫn của thế giới.

Bạn đọc quan tâm:

Tầm nhìn đưa Mũi Né thành “thủ phủ du lịch” của Việt Nam

Chia sẻ về chiến lược này, ông Phạm Duy Hưng chia sẻ, đại diện Tập đoàn Apec cho rằng, phát triển du lịch là xu hướng tất yếu của tương lai, tạo ra diện mạo mới cho nền du lịch Việt Nam vươn tầm thế giới.

“Chúng tôi đặt sứ mệnh đưa Việt Nam trở thành trung tâm du lịch của thế giới. Kể câu chuyện Việt Nam qua văn hóa, thiên nhiên, ẩm thực, thời trang, giải trí… sẽ là những hướng đi đột phá để khẳng định giá trị và vị thế mới của Việt Nam trên trường quốc tế”, ông Hưng chia sẻ.

Với tầm nhìn này, bên cạnh việc phát triển các tổ hợp nghỉ dưỡng quy mô lớn, Apec Group cũng tập trung phát triển các mô hình giải trí đa tiện ích, lồng ghép các trải nghiệm địa phương và câu chuyện văn hóa Việt Nam vào các khu nghỉ. Vị đại diện Apec Group cũng chia sẻ thêm, các dự án đang tiếp tục phát triển tại Mũi Né sẽ là sự bổ trợ cho khách sạn Apec Mandala Wyndham Mũi Né với các mô hình vui chơi giải trí đa tiện ích: công viên băng, công viên thác, công viên ảo thuật…; kết hợp các show diễn thời trang, các show diễn văn hóa, trường dậy nấu ăn, các lễ hội ẩm thực, lễ hội thời trang, lễ hội văn hóa…

Doanh nghiệp này cũng sẽ đầu tư cho các hoạt động trải nghiệm du lịch địa phương tận dụng lợi thế thiên nhiên đa dạng tại Mũi Né như các tour lạc đà, đua xe, chuỗi trò chơi bãi biển… với đa dạng trải nghiệm giải trí và nghỉ dưỡng cho nhiều nhóm du khách. Bên cạnh Wyndham Hotel Group, Apec Group cũng ký kết với Marriott cũng như một số đối tác quản lý khách sạn hàng đầu thế giới để tiếp tục nâng chuẩn nghỉ dưỡng cho các dự án tiếp theo.

Đánh thức những “mảnh đất hứa” nghỉ dưỡng

Bắt tay với những tên tuổi lớn nhất thế giới trong lĩnh vực du lịch nghỉ dưỡng, tập đoàn Apec đặt mục tiêu giai đoạn 2020 – 2025 sẽ cung cấp ra thị trường hàng chục nghìn căn hộ khách sạn tiêu chuẩn 5 sao quốc tế. Doanh nghiệp định hướng trở thành thương hiệu dẫn đầu trong lĩnh vực du lịch nghỉ dưỡng trong nước với chuỗi khách sạn 5 sao Apec Mandala trên hàng loạt các tỉnh thành từ Lạng Sơn, Huế, Phú Yên, Bình Thuận, Ninh Thuận…

Apec Group ghi dấu ấn khi chuỗi dự án chủ đầu tư này phát triển luôn là những vùng đất mới, tiềm năng phát triển du lịch vẫn “rộng cửa”, hạ tầng giao thông đang trên đà hoàn thiện. Gần đây dự án Apec Mandala Wyndham Mũi Né gây tiếng vang lớn khi góp mặt trong top 10 khách sạn lớn nhất châu Á, theo bình chọn của Traveltoplist.

Apec Mandala Wyndham Mũi Né đột phá về quy mô lưu trú cao cấp

Tọa lạc tại “thủ phủ resort” Mũi Né – Phan Thiết, Apec Mandala Wyndham Mũi Né sẽ ra mắt vào năm 2022 và trở thành khách sạn 5 sao lớn nhất Việt Nam với quy mô 2.912 phòng nghỉ, chuỗi 129 tiện ích vui chơi giải trí. Dự án còn có 5.000 m2 tổ hợp vui chơi trong nhà, 5.000 m2 bể bơi, 3.000 m2 trung tâm hội nghị, công viên bùn khoáng, khu vui chơi giải trí nước, skybar, câu lạc bộ đêm…

Việc bắt tay cùng Wyndham Hotel Group – đơn vị quản lý vận hành hàng đầu tại Mỹ và top 5 thế giới với hệ thống gần 9.000 khách sạn tại 75 quốc gia trên thế giới đồng nghĩa với việc nâng cấp các tiêu chuẩn dịch vụ của chuỗi khách sạn Apec Mandala lên tầm quốc tế. Bên cạnh đó, Apec Group cũng hợp tác với các đối tác hàng đầu Việt Nam và thế giới như nhà thầu thi công Ricons, Delta; thiết kế nội thất Kaze, Zoo, Kume; đối tác thi công nội thất AND, DHC (đơn vị thi công các chuỗi khách sạn Marriott, InterContinental, Six Senses…). Khách sạn Apec Mandala Wyndham Mũi Né đã cất nóc vào giữa tháng 12 và dự kiến hoàn thiện vào quý I/2022.

Giới chuyên gia đánh giá, những động thái gần đây cho thấy tập đoàn này đang đặt nhiều tham vọng ở phân khúc bất động sản hạng sang. Cùng với chiến lược phát triển du lịch của quốc gia, hoạt động của Apec và các tập đoàn lớn khác sẽ góp phần phát triển bức tranh tổng thể của du lịch Việt Nam, góp phần đưa Việt Nam thành điểm đến du lịch hấp dẫn trên thế giới.

Theo Vnexpress.

Có thể bạn quan tâm:

Giá đất nền Tp Thủ Đức tăng sốc

Thị trường đất nền khu vực phía Đông TP.HCM trong năm 2020 trải qua 3 lần tăng giá liên tiếp trước những thông tin xoay quanh việc thành lập TP Thủ Đức.

Bạn đọc quan tâm:


Năm 2020 là một năm đầy biến động của thị trường bất động sản dưới tác động của dịch bệnh Covid-19 với dòng vốn đầu tư vào bất động sản chậm lại, nguồn cung căn hộ và đất nền nhỏ giọt.

Tuy nhiên, những thông tin mới về các dự án hạ tầng và việc thành lập thành phố Thủ Đức như một “cơn mưa lớn” trút xuống thị trường phía Đông TP.HCM, tạo tiền đề cho giá bất động sản tăng vọt với con số “trên trời” trong những tháng cuối năm.

Đất TP Thủ Đức tăng mạnh
Là môi giới có 3 năm kinh nghiệm ở phân khúc đất nền quận Thủ Đức, TP.HCM, anh Phương (35 tuổi), chia sẻ 2020 là một năm khó khăn với tốc độ giao dịch khá chậm do dịch bệnh Covid-19, tuy nhiên, việc thành lập TP Thủ Đức đã khiến thị trường cuối năm có nhiều khởi sắc. Đặc biệt, giá đất tại Thủ Đức ghi nhận tăng mạnh.

“Trừ hai phường Linh Xuân và Bình Chiểu thì quận Thủ Đức hầu như không còn những lô đất khoảng 50 m2 dưới 3 tỷ đồng. Năm 2019, nếu khách hàng có 3 tỷ có thể dễ dàng tìm mua một miếng đất đẹp, tuy nhiên năm nay phải có trong tay từ 3,5 tỷ trở lên mới có thể kiếm ra”, anh Phương dẫn chứng.

Theo khảo sát, giá đất ở một số khu vực phía Đông như phường Trường Thọ (quận Thủ Đức), nơi được quy hoạch để trở thành trung tâm của TP Thủ Đức tương lai hay các trục đường chính như Nguyễn Duy Trinh, Nguyễn Xiển (quận 9) tăng đột biến lên ngưỡng 70-100 triệu đồng/m2, những khu vực còn lại cũng tăng lên mức 30-60 triệu đồng/m2, tăng khoảng 15-20% so với đầu năm 2019.

Số liệu của Chợ Tốt Nhà cũng cho thấy từ quý IV/2019 đến quý IV năm nay, trong khi các khu vực như Bình Tân, quận 12… giá đất không biến động quá nhiều thì tại 3 quận phía Đông, giá đất liên tục tăng.

Cụ thể, giá đất trung bình tại quận 2 vào thời điểm cuối năm 2014 chỉ khoảng 48-50 triệu đồng/m2 thì đến nay đã lên đến 57-60 triệu đồng/m2. Giá đất trung bình tại quận Thủ Đức trong thời gian này cũng tăng từ 32 triệu đồng/m2 lên 52 triệu đồng/m2 và tại quận 9 tăng từ 35 triệu đồng/m2 lên 42 triệu đồng/m2.
Tại các dự án dân cư hiện hữu, thị trường cũng chứng kiến sự tăng vọt về giá của các sản phẩm như nhà phố, biệt thự. Đơn cử, một căn nhà phố thương mại diện tích 140 m2 trong Khu đô thị Vạn Phúc (quận Thủ Đức) có giá bán 24 tỷ đồng/căn đã tăng lên gần 33 tỷ đồng/căn vào tháng 12.

Dự án căn hộ King Crown Infinity nằm trên mặt tiền đường Võ Văn Ngân, phường Bình Thọ quận Thủ Đức mới diễn ra buổi kick-off rầm rộ với khoảng 739 căn hộ được đưa ra thị trường. Mặc dù chủ đầu tư chưa công bố giá bán chính thức, giá rumor lên đến 80 triệu đồng/m2, mức giá kỷ lục của Thủ Đức, tiệm cận với nhiều dự án mới bàn giao tại phường An Phú, Thạnh Mỹ Lợi của quận 2.

Chủ đất nâng giá bán vì “ảo tưởng”


Diễn biến giá đất của TP Thủ Đức tăng liên tiếp trong 3 quý vừa qua với 3 đợt thông tin, lần lượt là đề xuất thành lập TP phía Đông vào quý II, việc Chính phủ đồng ý thành lập TP Thủ Đức trong quý III và chính thức thành lập TP Thủ Đức vào đầu tháng 12 vừa qua.

Mặc dù mức giá rao bán liên tục được đẩy lên cao, nhiều môi giới và nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm đều khẳng định giá bất động sản tại khu vực này đang bị “thổi” lên quá cao so với giá trị thật.
Hơn 1 tháng trước khi có thông tin chính thức thành lập TP Thủ Đức tại khu vực Bình Lợi, phường Thạnh Mỹ Lợi (quận 2) giá đất giao dịch ở mức khoảng 65 triệu đồng/m2 nhưng trong tháng 12 đã có những lô đất được rao đến 90 triệu đồng/m2, tăng khoảng 38%.

Tương tự, một lô đất 80 m2 trong hẻm tại phường Phước Long A (quận 9), nằm cách mặt tiền Xa lộ Hà Nội khoảng 500 m được chủ rao bán tháng 9 vừa qua với giá 5,3 tỷ đồng. Tuy nhiên đến nay vị chủ nhà đã nâng giá lô đất lên 5,5 tỷ đồng, bất chấp 3 tháng trước chỉ có một số ít khách đến xem và không mua do mức giá quá cao.

Đại diện một công ty bất động sản chuyên về thị trường đất nền 3 quận khu Đông cho biết trong một năm qua, không ít chủ đất đã đã “ảo tưởng” về giá trị của bất động bản sản mình sở hữu mà đưa ra những mức giá trên trời, trong khi thực tế các lô đất có giá trị thấp hơn nhiều do các yếu tố như vị trí, dịch Covid-19…

“Sau một thời gian hét giá cao nhưng không ra được hàng, họ tự phải hạ giá bán 200 – 400 triệu đồng/lô đất nhưng đến lúc đó, khách hàng không có nhu cầu mua nữa”, người này chia sẻ thêm.

Theo ghi nhận của Zing, lượng khách hàng tìm mua đất nền tại khu vực này chủ yếu là các nhà đầu tư cá nhân thay vì những người có nhu cầu ở thật.

Đây là nhóm nhà đầu tư mua bất động sản nhằm ăn theo các thông tin về việc thành lập TP Thủ Đức cũng như các dự án hạ tầng lớn của khu vực phía Đông như tuyến Metro số 1, Bến xe Miền Đông mới đi vào hoạt động hay các dự án nhà ở của các chủ đầu tư lớn.

‘Không phải cứ đổi tên là thành đô thị’


Theo đánh giá của ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc bộ phận R&D của DKRA Việt Nam, quyết định thành lập TP Thủ Đức có tác động đáng kể đến thị trường bất động sản 3 quận phía Đông. Đây sẽ là thông tin để các chủ đầu tư tận dụng làm lợi thế để gia tăng quảng bá, thu hút người mua cho các dự án nằm trong khu vực, từ đó đẩy mặt bằng giá lên một mức mới.

“Nếu không có quy hoạch cụ thể, nơi đây sẽ trở thành một khu đô thị của những người có điều kiện tài chính với giá bất động sản quá cao so với mặt bằng chung của thành phố. Hiện tại không thể tìm thấy một dự án căn hộ giá dưới 40 triệu đồng/m2 tại khu Đông. Người mua nhà ở vừa túi tiền và nhà ở lần đầu khó có thể chen chân vào khu vực này”, ông Nguyễn Hoàng bình luận.

Chính vì vậy, ông Nguyễn Hoàng cho rằng việc quy hoạch chi tiết để đáp ứng cho những điểm còn nhiều quan ngại là rất quan trọng, trong đó phải chú ý đến chương trình nhà ở vừa túi tiền và nhà ở lần đầu trong cơ cấu mật độ dân cư, dân số và hạ tầng xã hội.

Bình luận về thị trường, ông Đặng Quang Long, Tổng giám đốc REIC cho rằng giá bán bất động sản của TP Thủ Đức tăng quá nhanh so với mặt bằng giá toàn TP.HCM, chỉ còn thấp hơn khu vực trung tâm thành phố, khá cao so với thu nhập của tầng lớp trung lưu. Điều này cũng thể hiện sự kỳ vọng của phân khúc khách hàng thu nhập cao và những nhà đầu tư vào tiềm năng phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị và các tiện ích xã hội của khu vực.

Tuy mặt bằng giá hiện hữu khá cao, khả năng trong tương lai vẫn rất sáng khi động lực tăng giá sẽ đi kèm với việc triển khai thêm các dự án cơ sở hạ tầng của khu vực như mở rộng cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, khép kín Vành đai 2, hoàn thiện tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên, xây dựng thêm các cầu kết nối Thủ Thiêm với quận 1, cầu nối TP.HCM với Đồng Nai, cầu nối Rạch Chiếc với Thanh Đa…

Và đặc biệt, ông Long cho rằng TP Thủ Đức sẽ thu hút nguồn đầu tư trong và ngoài nước rất lớn vào các khu chức năng, tạo thêm hàng triệu việc làm cho khu vực này – một nguồn cầu tiềm năng cho bất động sản của khu vực.

TS Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam cũng nhận định việc thành lập TP Thủ Đức sẽ tạo cú hích lớn cho thị trường địa ốc phía Đông TP.HCM về cả nguồn cung lẫn chuỗi giá trị trong tương lai. Tuy nhiên, ông Khương cảnh báo không nên chỉ xem đây là cơ hội để buôn bán, kinh doanh bất động sản, cần định hướng mục tiêu xem TP Thủ Đức là một trung tâm kinh tế. Như vậy các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước mới có thể thấy được cơ hội để họ đầu tư vào sản xuất, dịch vụ, nhà ở…

Ông Khương phân tích, xây dựng TP Thủ Đức là câu chuyện của 20 năm, 30 năm sau và phải qua nhiều đời lãnh đạo khác nhau, đòi hỏi mang tính kế thừa và xuyên suốt. Nếu không làm được điều này chắc chắn sẽ xuất hiện những khó khăn cho người làm kinh doanh ở mỗi thời điểm khác nhau.

Ngoài ra, kinh tế đô thị cũng là một bài toán lớn. Phải làm sao để người dân tập trung về đây có thể sống và làm việc, chứ không phải cứ đổi tên thì nơi đó sẽ trở thành một đô thị. Đô thị đó phải giải quyết được bài toán công ăn việc làm, an cư xã hội cũng như đảm bảo được tính liên kết vùng giữa Thủ Đức và các tỉnh lân cận.

Theo Zing.

Có thể bạn quan tâm:

Đề xuất giấy chứng nhận khu công nghiệp sinh thái có thời hạn 3 năm

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý của người dân đối với dự thảo Thông tư hướng dẫn xây dựng khu công nghiệp sinh thái, doanh nghiệp sinh thái.

Bạn đọc quan tâm:

Dự thảo nêu rõ về tiêu chí xác định khu công nghiệp sinh thái gồm xác nhận doanh nghiệp có nhận thức và áp dụng các giải pháp về sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn.

Ngoài ra, đề xuất giấy chứng nhận khu công nghiệp sinh thái và giấy chứng nhận doanh nghiệp sinh thái có thời hạn 3 năm kể từ ngày cấp.

Trong thời hạn này, trường hợp không đáp ứng được các tiêu chí khu công nghiệp sinh thái, doanh nghiệp sinh thái, nhà đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp sinh thái, doanh nghiệp sinh thái phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền thu hồi hoặc chấm dứt hiệu lực của giấy chứng nhận khu công nghiệp sinh thái, giấy chứng nhận doanh nghiệp sinh thái.
Định kỳ hàng năm, nhà đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp sinh thái lập báo cáo tình hình thực hiện khu công nghiệp sinh thái gửi Ban Quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế để theo dõi, giám sát.

Kết quả theo dõi, giám sát thực hiện khu công nghiệp sinh thái và doanh nghiệp sinh thái là cơ sở để UBND cấp tỉnh và Ban Quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế xem xét cấp lại, thu hồi hoặc chấm dứt hiệu lực của giấy chứng nhận khu công nghiệp sinh thái, giấy chứng nhận doanh nghiệp sinh thái.

Đối với giải pháp sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn trong khu công nghiệp, cần giảm chất thải tại nguồn; quản lý nội vi và kiểm soát quy trình sản xuất của doanh nghiệp nhằm tối ưu hóa việc sử dụng nguyên liệu và giảm thiểu chất thải trong sản xuất; thay đổi nguyên liệu nhằm đạt được hiệu quả kinh tế và môi trường; cải tiến, thay thế thiết bị, dây chuyền, công nghệ để giảm tổn thất và nâng cao hiệu quả sản xuất.

Các giải pháp tuần hoàn gồm thu gom và tái sử dụng chất thải, phế liệu trong nội bộ doanh nghiệp; thu gom và xử lý các chất thải, phế liệu để tạo ra sản phẩm mới trong nội bộ doanh nghiệp hoặc trao đổi, kinh doanh với các cơ sở sản xuất khác. Các giải pháp thay đổi sản phẩm gồm cải thiện chất lượng sản phẩm để giảm tác động đến môi trường thông qua đổi mới sản phẩm, cải tiến bao bì, thiết kế của sản phẩm.

Việc xác nhận doanh nghiệp có nhận thức và áp dụng các giải pháp sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn do cơ quan hoặc đơn vị có chuyên môn về đào tạo, đánh giá sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn thực hiện.

Các giải pháp sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn được xác nhận cần thể hiện hiệu quả môi trường, kinh tế, xã hội trước và sau khi áp dụng, thực hiện báo cáo tiến độ thực hiện hàng năm và đánh giá lại trong thời gian nhất định không quá 3 năm.

Theo Zing

Có thể bạn quan tâm:

Vì sao dự án Cocobay Đà Nẵng được chuyển đổi căn hộ condotel thành nhà ở, chung cư?

Dự án Coccobay Đà Nẵng vừa được chuyển đổi căn hộ du lịch- khách sạn (Condotel – không hình thành đơn vị ở) sang căn hộ chung cư, biệt thự, liền kề được hình thành đơn vị ở…

Bạn đọc quan tâm:

Việc dự án Coccobay Đà Nẵng được chuyển đổi căn hộ du lịch- khách sạn (Condotel – không hình thành đơn vị ở) sang căn hộ chung cư, biệt thự, liền kề được hình thành đơn vị ở… mở ra “ánh sáng cuối đường hầm”, tháo gỡ khó khăn cho phân khúc condotel đang đông kết thời gian qua.

Tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng như giới chuyên gia đều sớm lên tiếng khuyến cáo: “chỉ những dự án có đủ điều kiện pháp lý, nguồn gốc đất ở, đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, phù hợp quy hoạch chung, đầy đủ hạ tầng…” mới được xem xét chuyển đổi.

Trường hợp Cocobay

Ngày 01/02/2019, UBND TP. Đà Nẵng ra quyết định số 593/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1:500 phân khu số 01- Khu nghỉ dưỡng và Nhà ở cao cấp The Empire (tên thương mại là Tổ hợp Du lịch & Giải trí Cocobay). Trong quyết định này có một thông tin gây “chấn động” giới địa ốc, đó là, chủ đầu tư dự án được chuyển đổi 50% các công trình căn hộ khách sạn (condotel – không hình thành đơn vị ở) đang xây dựng tại cụm HH1, HH3, HH5 thành căn hộ chung cư (hình thành đơn vị ở). Với các công trình căn hộ khách sạn cao tầng chưa xây dựng tại các cụm HH4, HH6, HH7 chủ đầu tư được phép chuyển đổi thành căn hộ chung cư, biệt thự, biệt thự song lập, nhà chia lô liền kề. Công trình cao tầng tại cụm HH1 giảm chiều cao từ 50 tầng xuống 40 tầng, chuyển đổi 50% thành căn hộ chung cư.
Sau chuyển đổi, dự án Khu nghỉ dưỡng và Nhà ở cao cấp The Empire có quy mô: 55 lô nhà ở liền kề kết hợp kinh doanh, 57 lô biệt thự riêng lẻ, 120 lô biệt thự song lập, 218 căn nhà ở liền kề, 2.270 căn hộ chung cư và 1.370 căn hộ khách sạn. Quy mô dân số cư trú toàn dự án hình thành khoảng 8.588 người, với 191,497m2 sàn căn hộ chung cư, 273 lô đất liền kề, 177 lô đất biệt thự.

Ngày 09/10/2020 vừa qua, UBND TP Đà Nẵng đã có văn bản số 3783/QĐ-UBND phê duyệt giá đất cụ thể để làm cơ sở xác định nghĩa vụ tài chính cho chủ đầu tư sau khi quy hoạch dự án được điều chỉnh. Ngày 30/10/2020, Cục Thuế TP Đà Nẵng có văn bản số 3396/TB-CT điều chỉnh tiền sử dụng đất dự án Khu nghỉ dưỡng và Nhà ở cao cấp The Empire (mới).

Công ty CP Đầu tư PT&XD Thành Đô – Chủ đầu tư dự án, đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước. Số tiền đối trừ sau khi điều chỉnh quy hoạch còn dư trong ngân sách là hơn 1.555 tỷ đồng.

Đại diện chủ đầu tư cho biết, hiện Dự án đã đầy đủ điều kiện pháp lý để được phép giao dịch, mở bán các sản phẩm mới: căn hộ chung cư, biệt thự, liền kề… Chủ đầu tư dự án đang hoàn thành việc tách sổ đỏ cho các cụm công trình, sau đó tiến hành tách sổ đỏ cho từng người mua.

Với những diễn tiến này, dự án Khu nghỉ dưỡng và Nhà ở cao cấp The Empire – Cocobay Đà Nẵng trở thành Dự án đầu tiên trong cả nước chuyển đổi thành công hàng ngàn căn hộ condotel- không hình thành đơn vị ở, sang căn hộ, chung cư nhà ở được hình thành đơn vị ở. Ngắn gọn, dễ hiểu hơn, dự án Cocobay được “khai sinh lại”, từ “hình hài” khu nghỉ dưỡng, du lịch sang khu đô thị phức hợp có đầy đủ các phân khu chức năng để người dân sinh sống, đồng thời là nơi phục vụ khách du lịch, nghỉ dưỡng cao cấp.

Khó hơn lên… giời

Thông tin Cocobay Đà Nẵng chuyển đổi thành công căn hộ condotel sang căn hộ chung cư khiến nhiều chủ đầu tư dự án tương tự trong cả nước “khấp khởi”. Song, cũng dấy lên làn sóng lo ngại việc cho phép chuyển đổi condotel thành chung cư sẽ làm phá vỡ quy hoạch, gây áp lực lên hạ tầng các đô thị.

Thực tế, không ít chủ đầu tư dự án Condotel mong muốn được chuyển đổi sang căn hộ chung cư. Bộ Xây dựng cho biết đang tiếp nhận rất nhiều dự án đề nghị điều chỉnh cơ cấu sản phẩm từ condotel sang nhà ở, số lượng rất lớn, lên tới hàng chục nghìn căn. Tuy nhiên, “vào việc” mới thấy còn “khó hơn lên giời”, chủ đầu tư một dự án tại Nha Trang chia sẻ.
Dự án muốn chuyển đổi được phải đáp ứng đầy đủ điều kiện về cơ sở pháp lý như nguồn gốc đất phải là đất ở và đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước; Phù hợp với quy hoạch chung của địa phương và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; Đáp ứng đầy đủ hạ tầng xã hội theo quy định của một khu đô thị theo quy định của Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị…

Việc điều chỉnh quy hoạch dự án phải trải qua quá trình thẩm định khắt khe trên cơ sở pháp luật hiện hành, từ hồ sơ của chủ đầu tư đến các sở, ngành trình lên tỉnh, thành phố. Tỉnh, thành phố đó xin chủ trương thông qua của Tỉnh ủy, Thành ủy, xin ý kiến chỉ đạo các Vụ, Viện thuộc Bộ Xây dựng và các Bộ quản lý nhà nước liên quan đồng thời phù hợp với tình hình thực tiễn mới được phê duyệt.

Đại diện chủ đầu tư Cocobay Đà Nẵng cũng cho biết, mất hơn 2 năm mới xong các thủ tục chuyển đổi và thực tế chủ đầu tư dự án này đã phải giảm mật độ xây dựng, đầu tư thêm hàng loạt các tiện ích, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, đảm bảo chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của người dân đến ở. Chủ đầu tư dành tới 1,8ha xây dựng trường học. Các loại đất dành cho cảnh quan, cây xanh, mặt nước; đất cho giao thông cũng được điều chỉnh tăng lên đáng kể so với quy hoạch cũ. Những công trình hạng mục được bổ sung nhằm phục vụ nhu cầu cư dân tất yếu như một khu đô thị song song với tổ hợp du lịch giải trí Cocobay là một phần của dự án Khu nghỉ dưỡng và Nhà ở cao cấp The Empire.

Đặc biệt, điểm mấu chốt nhất để dự án Cocobay Đà Nẵng chuyển đổi được 50% căn hộ condotel sang chung cư là bởi nguồn gốc đất dự án này là đất ở. Hồ sơ dự án cho thấy, quy hoạch ban đầu được phê duyệt năm 2011 dự án có tên “Khu nghỉ dưỡng cao cấp và Nhà ở The Empire”. Theo Quyết định 2357/QĐ-TTg ngày 01/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn 2050, Quy hoạch khu đất dự án cũng nêu rõ là đất ở. Ngày 9/8/2011, UBND TP. Đà Nẵng cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cả 2 khu đất cho Công ty Thành Đô, mục đích sử dụng là đất ở và đất sản xuất kinh doanh; thời hạn sử dụng lâu dài.

Đây chính là điểm “may mắn” cho dự án này, bởi với nguồn gốc đất ở và quy hoạch ban đầu được phê duyệt bao gồm cả nghỉ dưỡng và nhà ở nên khi chuyển đổi căn hộ condotel sang chung cư, dự án hoàn toàn không làm thay đổi quy hoạch chung của cả vùng cũng như quy hoạch chung của thành phố Đà Nẵng, quy hoạch du lịch của vùng.

Được biết, các tòa chung cư sau chuyển đổi của dự án Cocobay Đà Nẵng sẽ sớm được mở bán, đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư cũng như người mua để ở. Với việc được cấp sổ đỏ, các căn hộ ven biển này được dự báo sẽ làm ấm lên thị trường bất động sản Đà Nẵng sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 và bão lụt.

Theo dantri.com.vn

Có thể bạn quan tâm:

Chuyên gia BĐS: “Doanh nghiệp địa ốc bỏ TP.HCM đi vùng ven là xu hướng hoàn toàn dễ hiểu

Theo ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc bộ phận nhà ở CBRE Việt Nam, dịch chuyển cung – cầu, tìm sản phẩm thay thế ở các thị trường khác nhau là quy luật bình thường của thị trường BĐS.

Bạn đọc quan tâm:

Trong hội thảo mới đây, câu hỏi đặt ra, nếu các doanh nghiệp BĐS cứ “bỏ” Tp.HCM để đi làm dự án ở tỉnh lân cận, liệu thị trường BĐS TP sẽ như thế nào?, ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc bộ phận nhà ở CBRE Việt Nam cho rằng, xu hướng dịch chuyển nguồn cung, sản phẩm ra các tỉnh lân cận của các CĐT BĐS không phải là mới. Những năm trước TP.HCM phát triển mạnh do nguồn cung, hạ tầng phát triển thì những thị trường lân cận như Đồng Nai, Long An,… hơi mờ nhạt. Hiện nay tại Tp.HCM với sự khó khăn về nguồn cung, vấn đề pháp lý liên quan đến khả năng phát triển dự án của các chủ đầu tư thì sẽ có sự dịch chuyển. Nơi nào có quỹ đất tốt, nhu cầu khách hàng có, có khả năng bán hàng thì chủ đầu tư sẽ đầu tư vào.

“Bản thân các chủ đầu tư đã chạy rất nhiều để tìm được quỹ đất phát triển, trong bối cảnh thị trường Tp.HCM đang khó khăn, các chủ đầu tư phải tìm cách tồn tại và phát triển. Về tiềm năng phát triển thị trường Tp.HCM vẫn có, nhu cầu nhà ở vẫn cao. Khi các yếu tố về pháp lý, sự khó khăn ở thị trường này được tháo gỡ thì các nhà đầu tư sẽ tự động quay lại thị trường. Đây là xu hướng hoàn toàn dễ hiểu, sự dịch chuyển cung cầu, sản phẩm thay thế là quy luật bình thường trên thị trường”, ông Kiệt nhấn mạnh.

Cùng quan điểm, ông Nguyễn Xuân Thành, Giảng viên ĐH Fulbright Việt Nam cho hay, “Tôi hoàn toàn ủng hộ doanh nghiệp và người dân, chỗ nào dễ mình đến đầu tư. Đó cũng chính là tác động tích cực đối với những địa phương cởi mở về chính sách, chủ trương. Và đó cũng là áp lực để thay đổi đối với những thị trường khó về chính sách, thủ tục”.
Chia sẻ về vấn đề này, ông Bùi Quang Anh Vũ, Tổng giám đốc Công ty CP Phát triển Bất động sản Phát Đạt cũng đánh giá, bản thân doanh nghiệp địa ốc phải linh hoạt trong chiến lược, nếu không tồn tại sẽ không phát triển được. Điều quan trọng nhất lúc này là linh hoạt trong chiến lược, làm sao để doanh nghiệp tồn tại trong sự khó khăn, thì doanh nghiệp phải có mục tiêu, chiến lược bền vững và đột phá, không thể bó mình vào một khung được.

Vị CEO này dẫn chứng, thời gian qua doanh nghiệp chọn thị trường Quy Nhơn, Bình Định để làm dự án trong bối cảnh quỹ đất Tp.HCM khan hiếm và rất thành công, dự kiến sẽ tiếp tục tìm kiếm quỹ đất ở các tỉnh lân cận để kinh doanh.

Còn ông Nguyễn Thế Nhiên, Phó Tổng Giám đốc Hưng Thịnh Land thì cho rằng, với tình hình vĩ mô như hiện này, tôi cho rằng đây là một cơ hội rất lớn. Covid-19 là một cơ hội cực kỳ lớn mà mình không thể bỏ qua để phát triển”.

Về việc phát triển ở các tỉnh khác, ông Nhiên cho rằng, đó là chuyện linh hoạt và cũng như hình thức là “bỏ phiếu bằng chân”. Hưng Thịnh cũng là một trong những doanh nghiệp đầu tiên buộc phải linh hoạt ở những nơi khác để phát triển đội ngũ, duy trì kinh doanh của mình. Thật ra chúng ta thấy cơ sở hạ tầng phát triển khá là tốt trong những năm qua. Tuy nó chưa phát triển hoàn chỉnh như chúng ta mong muốn nhưng vẫn phát triển khá tốt, kết nối của nó khá tốt. Ví dụ như những khu vực Lâm Đồng, Bình Định, Quy Nhơn…

Theo CafeF.

Có thể bạn quan tâm:

Đất ngoại ô và câu chuyện người Hà Nội giàu ngầm nhiều lắm

Chia sẻ của một Giám đốc doanh nghiệp bất động sản ngoại ô về diễn biến thị trường cũng như tâm lý nhà đầu tư cá nhân khi đầu tư vào bất động sản nghỉ dưỡng ngoại ô…


Ngót 15 năm dấn thân vào lĩnh vực bất động sản cũng là ngần ấy thời gian anh bám với khu vực ngoại ô. Khi đó cũng là thời kỳ nghỉ dưỡng ngoại ô bắt đầu manh nha hình thành. Nói vui thì ngoại ô và anh đều là tình yêu đầu của nhau.

Trải qua thăng trầm của sự nghiệp cùng những giai đoạn chuyển mình của bất động sản nghỉ dưỡng ngoại ô, dường như cả hai đang vào độ chín. Khi nhu cầu thị trường được định hình và anh cùng đội ngũ cũng tìm được hướng mới.
“Cà phê cuối tuần” kỳ này giới thiệu chia sẻ của ông Nguyễn Thành Trung, Giám đốc Công ty Cổ phần Phát triển nghỉ dưỡng Ngoại Ô. Anh Trung cũng từng là cổ đông sáng lập của Công ty Archi Việt Nam – đơn vị chủ đầu tư một số Resort ở Hòa Bình, Ba Vì như Ivory, Rose villas…

Ông Trung nói: – Tôi làm bất động sản từ 2006 đến nay, bám đúng vào khu vực ngoại ô, chưa bao giờ làm việc gì khác. Hồi đầu thì cũng rất là thích nhưng có giai đoạn ở giữa thì cũng khá mệt mỏi do thị trường nó xuống và bị thất bại. Nhưng từ lúc nhận ra hướng đi mới, có khả năng đem lại sự khác biệt thì cá nhân tôi và toàn bộ đội ngũ đang cực kỳ hưng phấn.

Có thể nói, chúng ta đang trong thời kỳ bình thường mới, chưa phải hậu Covid, đang chuẩn bị để bước sang thời kỳ hậu Covid được kỳ vọng sẽ đến sớm. Hậu Covid đem đến nhiều sự thay đổi trong thói quen người dùng. Biến cố xảy ra khiến các làn gió đổi chiều và sinh ra làn gió mới tích cực.

VIỆT NAM CÓ NHIỀU CƠ HỘI ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN

Nhưng tôi quan sát thấy các dự án nghỉ dưỡng nhỏ ở ngoại ô Hà Nội dường như không mấy thành công?

Bạn đọc quan tâm:

Điều đó có thể đúng ở góc độ đem lại lợi nhuận từ cho thuê, thời gian trước đây tôi thấy tỷ suất tài chính thu lại từ các dự án không được cao, nhưng tăng giá vẫn tốt. Toàn bộ khu vực Hòa Bình, Ba Vì vừa rồi không có ở đâu mà không tăng từ 10-20% cả. Nó tăng đều, kể cả trong dịch Covid. Khu Ba Vì của chúng tôi mỗi một căn bán 1,9 tỷ vào cuối 2018, vừa rồi có khách bán lại 4,2 tỷ.

Còn chuyện cho thuê hiệu quả chưa cao phần lớn là do người Hà Nội vẫn bị thói quen “cá nhân hóa” ngôi nhà của mình. Khi đó, việc cho thuê sẽ kén khách, đồng thời chi phí để bảo trì bảo dưỡng lớn khiến lợi nhuận thu về không được cao.

Ông Nguyễn Thành Trung: Khi thị trường nóng là hầu hết các nhà đầu tư dễ bị say nắng, sợ mất cơ hội là cứ đến mua. Nhưng đừng để say nắng trong thị trường có nhiều gió.

Một số đã có cách nhìn khác, mang tiêu chuẩn nghỉ dưỡng để đầu tư các cụm biệt thự đồng bộ, đồng nhất tiêu chuẩn, tăng tiện ích, dịch vụ chung; thuê đơn vị quản lý,… đang đem lại hiệu suất cho thuê tốt hơn rất nhiều. Và điều đó cũng khiến giá bất động sản tăng trưởng tốt hơn.

Quan điểm đầu tư bất động sản hiện nay là “không để bất động sản bất động”. Nó phải sinh ra tiền thì tự thân giá trị của bất động sản cũng sẽ tăng theo.

Có người nói kinh doanh bất động sản “không đâu dễ như ở Việt Nam”?

Đây có thể chỉ là một câu nói đùa thôi. Ở Việt Nam, là đất đất nước đang phát triển – nơi cơ sở hạ tầng các vùng ven được cải thiện liên tục và kéo theo sự tăng giá của bất động sản. Nó diễn ra ở phạm vi rất rộng. Nên cơ bản đó là một điểm đúng. Việt Nam có rất nhiều cơ hội đầu tư bất động sản tốt ngay cả khi thị trường chung đang khó khăn.

NHÀ ĐẦU TƯ GIỜ RẤT CẨN THẬN

Là chủ đầu tư một số dự án bất động sản ven đô, ông thấy đặc điểm của nhà đầu tư là gì?

Tôi thấy đặc trưng rõ nét là nhà đầu tư đang đề cao sự an toàn. Họ chơi rất cẩn thận. Ngày xưa người ta vẫn cân đối giữa khả năng mạo hiểm và khả năng sinh lợi. Giờ họ nghiêng về khả năng an toàn là chính.

Hiện nay, thường thời gian để hoàn tất một giao dịch kéo dài, mức độ thận trong của khách hàng cao. Có thể là từ những thất bại của một số nhà đầu tư trong quá khứ.

Nhìn ở điểm tích cực thì đúng ra bây giờ là nhịp thoái trào của thị trường theo quy luật nhưng hiện nay thị trường vẫn đang giữ nhịp được, nhà đầu tư chỉ chuyển sang tâm lý đầu tư có đề phòng, cẩn thận hơn.

Nhà đầu tư hiện nay đặc biệt ở ngoại ô cũng đề cao việc bất động sản tạo ra dòng tiền cho thuê tốt hơn. Giảm nhu cầu cá nhân hóa; thay vì muốn khu vườn rộng thì khách hàng đề cao hơn dịch vụ và không gian chung. Đây là điểm tích cực tạo nên thị trường nghỉ dưỡng chuyên nghiệp.

Và theo đó, khách hàng cũng rất đề cao đơn vị quản lý vận hành về lâu dài để tạo nguồn thu ổn định.

Ông làm bất động sản thế có ai ủng hộ không?

Tôi cùng làm với ba anh em, tôi là em út. Chúng tôi lấy vợ khi cố định nghề nghiệp rồi nên lấy luôn cả sự thất bại, phải cùng đồng hành luôn.

Trước đây, có thời kỳ gặp khó khăn, tôi phải bán hết nhà cửa, bán cả nhà của bố mẹ luôn.

Năm 2012 – 2015, tôi ở trạng thái gần như phá sản, chỉ tập trung cơ cấu các khoản đầu tư, cơ cấu khách hàng,…

Khi đó, chứng khoán nó “down”, khách hàng không mua thêm mà đòi rút hợp đồng về khiến chúng tôi như bị “Đốt nhà hai đầu”, nên bị mất cân đối. Dự án không thể triển khai được nữa.

Rồi khó khăn cũng tạm qua. Đến bây giờ chúng tôi làm không vay ngân hàng. Làm tất cả các dự án trên đất mình đã mua. Tôi thấy đây là thuận lợi vì cực kỳ an toàn.

HÀ NỘI NHIỀU NGƯỜI GIÀU NGẦM LẮM

Nhà đầu tư mua dự án của các anh chủ yếu là từ đâu?

Mua dự án của chúng tôi chủ yếu là người Hà Nội, Tp.HCM ra, còn Hòa Bình gần như chưa. Người Hòa Bình có vẻ chưa quen với “món ăn” mới này.

Đợt này có “sóng” ở Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên xuống cả Hòa Bình đi mua đất. Quan điểm của chúng tôi là muốn bán cho những người sử dụng chứ thời kỳ đầu thì có đến 70% là mua đi bán lại.

Mà người mua sử dụng chính đến từ Hà Nội, những người mong muốn tìm nơi lui về sau những ồn ào, khói bụi của nội đô.

Ông thấy nhà đầu tư ở Hà Nội thế nào, có nhiều tiền không?

Tôi thấy người giàu ở Hà Nội nhiều lắm, nhiều người giàu ngầm lắm. Chuyện đi xe máy ôm vài cục tiền đi mua nhà là thường xuyên.

Đợt này tôi thấy chứng khoán tốt, nhưng về lâu dài theo tôi bất động sản vẫn là tốt, bất động sản vẫn là số 1. Ở Việt Nam bất động sản vẫn là món ngon. Với lại tiền nhiều, không phải ai cũng đầu tư được.

Tôi thấy thời gian đầu vẫn là đầu tư ngắn hạn, còn lại tư tưởng chung vẫn là tìm được một căn nhà thứ hai “Second Home”. Còn nếu nhìn chung thì đa số vẫn là đầu tư dài hạn.

Có một đặc điểm khá quan trọng là khách hàng hiện nay thường bị cảm giác hợp lý đánh lừa, thực trạng này đang cực kỳ nhiều. Second home là dành cho người giàu về thời gian và tiền bạc. Phải là đồ tiêu tiền thì mới là second home. Riêng từ home (không phải house) đã hàm chứa tính cá nhân, thoả mãn nhu cầu cá nhân. Second home luôn mang tính cá nhân cực cao, còn cao hơn cả nhà thông thường vì second home chỉ để tận hưởng hưởng thôi.

Nếu nghĩ rằng mua xong dùng mà vẫn tăng giá để bán dễ dàng thì là sai lầm lớn nhất. Vì khi đã đầu cơ tăng giá thì phải tối thiểu tiền đầu tư, còn người second home bán lại thì cần tìm người cùng gu mới bán được, thanh khoản cũng kém.

Khách mua mới không đánh giá được bộ sofa Ý cao cấp 300 triệu đồng. Họ chỉ đánh giá đất bao nhiêu tiền một mét vuông, nhà xây lên mất bao nhiêu tiền…. Giá trị đầu tư cho cảm xúc không được định giá, khiến các giá trị đã đầu tư vào second home khi bán bị gạt đi.

Bên cạnh đó, đừng nghĩ vừa dùng vừa cho thuê hiệu quả, mặc dù vẫn có những sản phẩm đáp ứng được. Vì nếu muốn vận hành cho thuê hiệu quả cần tính đồng bộ và bỏ bớt đi tính cá nhân, phải đúng mục đích thuê.

Với góc độ cá nhân, theo kinh nghiệm của tôi, cần cân nhắc khi đầu tư second home. Do đặc thù thị trường đa dạng nên các nhà đầu tư tham gia cố gắng tỉnh táo để tránh bị trúng gió.

MONG NHÀ ĐẦU TƯ ĐỪNG “TRÚNG GIÓ”

Quan sát tôi thấy trên thị trường nhà đầu tư không mua chung cư mà lại cứ đổ xô ra mua đất ngoại ô?

Vừa qua, xu hướng đầu tư ven đô là khá cao, vì đây là khu vực có tỷ suất tăng trưởng cao hơn các khu vực khác. Những người đầu tư trung – dài hạn thì không mua chung cư, họ chủ yếu tập trung vào đất nền. Sau một thời gian dài mua chung cư không thấy tăng. Với tôi, mua bất động sản chỉ đứng yên đã lỗ rồi.

Thứ nữa, là có nhiều “Key” và Hòa Bình là tỉnh phát triển tốt quanh Hà Nội. Bởi Hòa Bình không chỉ là đất vùng ven đơn thuần mà còn sở hữu thiên nhiên hoang sơ, tươi đẹp và nét văn hóa bản địa đặc sắc. Phù hợp với đầu tư nghỉ dưỡng.

Sau dịch Covid thì mọi người có xu hướng đi tìm một nơi nghỉ dưỡng và Hòa Bình được hưởng lợi.

“Trước đây, có thời kỳ gặp khó khăn, tôi phải bán hết nhà cửa, bán cả nhà của bố mẹ luôn”.

Dịch Covid-19 vừa qua ảnh hưởng như thế nào đến các ông?

Sau Covid-19 là người Hà Nội đi tìm mua đất ngoại ô, trong đó Ba Vì và Hòa Bình đều nóng lên. Vì vậy, theo tôi là thị trường hiện hay khá tốt, thậm chí hơn ở biển vì giá đang còn thấp, nhu cầu lại lớn và dễ tiếp cận.

Tuy nhiên, tôi đánh giá Covid chỉ là một tác động không cốt lõi. Cái cốt lõi là nhờ hạ tầng giao thông. Từ 2017 cao tốc Hoà Bình – Hoà Lạc thông xe, đánh dấu bước chuyển mình rất lớn của bất động sản Hoà Bình. Nguyên thuỷ của phát triển bất động sản là sự cải thiện về hạ tầng, thay vì mất 2,5 tiếng từ Hà Nội theo quốc lộ 6 thì nay đi chỉ mất 1 tiếng 15p đi bằng ô tô là lên đến trung tâm Hoà Bình. Đây là lý do chính khiến bất động sản Hoà Bình tăng trưởng nhanh.

Covid-19 khiến thị trường bất động sản nơi này như cơn áp thấp chuyển thành bão. Covid thúc đẩy 8 triệu dân Hà Nội hình thành tâm lý cần một nơi để lui về, nhất là khi thấy ngột ngạt trong thủ đô, do đó, nhu cầu tăng trưởng mua bất động sản nhanh chóng.

Ngoại ô chỉ có vài nghìn phòng resort thôi, và các khu có dịch vụ tốt không nhiều. Các thị trường về resort ở quanh Hà Nội gần như không có.

Tôi vẫn quan niệm “Bò gần chuồng thì dễ dắt hơn là ở xa”. Đi du lịch hiện nay cứ dưới 2 tiếng đi là rất nhiều người có nhu cầu, có nhiều khách hàng.

Vậy tại sao vừa rồi có một đơn vị tư vấn bất động sản nước ngoài vẫn đưa ra cảnh báo nguy cơ thất bại khi mua đất ở tỉnh lẻ?

Cái đánh giá của đơn vị đó tôi cho rằng đó là nói chung về diện rộng thị trường tỉnh lẻ. Còn tôi muốn nói ở đây là thị trường ngách, nghỉ dưỡng ven đô.

Nói thế thôi chứ các ông lớn vẫn tập trung ở biển, thưa ông?

Tôi thấy hiện nay thì lại đang tập trung về núi. Ví dụ như ở Hòa Bình thì có SunGroup, Geleximco, Lã Vọng, Lạc Hồng…, Phú Mỹ Hưng cũng về Hòa Bình. Đây là một sự chuyển dịch.

Thị trường nghỉ dưỡng ngoại ô có cơ hội để ghi nhận chi tiêu đầu người đến khu nghỉ dưỡng rất cao, chính xác là mức sẵn sàng chi trả cao. Điều này rất quan trọng vì chi tiêu đầu người càng cao thì khả năng doanh thu sẽ càng tăng lên.

Thay vì trả tới 2-4 triệu đồng cho vé máy bay đi Nha Trang, Đà Nẵng trong khi mức chi cho chuyến đi là có hạn thì người đi du lịch ven đô sẵn sàng chi nhiều tiền hơn cho bữa ăn chất lượng hơn khi có thể tiết kiệm hàng triệu đồng chi phí di chuyển.

Ông có sợ sẽ “mất chỗ đứng” khi loạt ông lớn bất động sản sắp đổ bộ?

Chúng tôi đã chuẩn bị cho kịch bản đó. Cách chúng tôi là tạo ra dòng sản phẩm riêng, gọi vui là hàng “handmade” có thiết kế khác biệt và dịch vụ cao cấp. Chúng tôi tạo nên dòng nghỉ dưỡng có dịch vụ cao cấp lấy sự thân thiện làm tiêu chí hàng đầu. Bởi thị trường ngoại ô hướng đến việc quay trở lại nhiều lần nên dạng sản phẩm “công nghiệp” sẽ không bền. Thay vào đó các khu nghỉ dạng Boutigue sẽ là điểm sáng.

Cùng đó, chúng tôi cũng dẫn đầu và tuyên truyền cho xu hướng xây dựng thân thiện môi trường. Các mẫu nhà của chúng tôi đều áp dụng công nghệ xây dựng mới, không can thiệp vào địa hình và cây xanh tự nhiên tạo sự bền vững trong xây dựng và vận hành.

Mặt khác, đáp ứng việc khu nghỉ không bị nhàm chán, chúng tôi đã nghiên cứu giải pháp thiết kế riêng lớp áo ngoài nhà với chỉ chưa đầy 5% chi phí thi công và dễ dàng thay đổi theo định kỳ tạo nên diện mạo khu nghỉ có sự biến đổi, luôn làm mới mình trong mắt cộng đồng khách hàng nội đô.

Lợi thế của chúng tôi là 15 năm đi đầu về nghỉ dưỡng ngoại ô, chúng tôi hiểu rõ nhu cầu đi nghỉ ngoại ô của người thành thị để “gãi đúng chỗ ngứa” của họ. Giúp họ thỏa mãn để vui vẻ bỏ tiền.

Ông có cảm thấy tự tin khi làm nhà đầu tư bất động sản ngoại ô?

Cơ bản tôi là người làm nghề đi lên, cặm cụi làm. Khi khởi nghiệp thì chẳng ai nghĩ mình sẽ làm lớn đến nhường nào, giờ làm chủ đầu tư rồi thì cứ làm thôi.

Giờ tôi thấy nhà đầu tư nhiều, chỉ mong rằng nhà đầu tư “đừng để trúng gió”. Khi thị trường nóng là hầu hết các nhà đầu tư dễ bị say nắng, sợ mất cơ hội là cứ đến mua. Nhưng đừng để say nắng trong thị trường có nhiều gió.

Yếu tố nhất thời có thể sẽ qua đi, như di chuyển ra ngoại ô và mong muốn không gian lui về, thậm chí là thói quen nghỉ dưỡng có thể mất đi khi hậu Covid hình thành. Tuy nhiên, yếu tố bền vững sẽ thành xu hướng lâu dài và bền vững.

Theo CafeF

Có thể bạn quan tâm:

Thêm một cơ quan được quyền cấp, cấp đổi, cấp lại sổ đỏ

Từ ngày 8/2/2021, thêm 1 cơ quan nữa được quyền cấp, cấp đổi, cấp lại Sổ đỏ là Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.

Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ) được Chính phủ sửa đổi, bổ sung tại khoản 19 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP.

Cụ thể, Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai (hiện nay, tại Điều 60 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP chỉ quy định Văn phòng đăng ký đất đai);

Nơi chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh sẽ tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện: Tiếp nhận hồ sơ của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam. Các thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ) sẽ được 2 đơn vị này thực hiện.

Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển hồ sơ đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất; cấp đổi, cấp lại Sổ đỏ đến Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai nếu hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có nhu cầu nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

Như vậy, từ ngày 8/2/2021, thêm 1 cơ quan nữa được quyền cấp, cấp đổi, cấp lại Sổ đỏ là Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai. Nghị định này được ban hành ngày 18/12/2020./.

Theo CafeF

Có thể bạn quan tâm: