Bất động sản công nghiệp tăng trưởng, nhiều thương vụ M&A đình đám

9 tháng đầu năm, bất động sản công nghiệp tại Việt Nam có xu hướng mở rộng, dịch chuyển điểm sản xuất hay loại hình xây sẵn cho thuê tăng trưởng mạnh, cùng với đó là một số thương vụ mua bán sáp (M&A) nhập quan trọng.

Bạn đọc quan tâm:

Sôi động các thương vụ M&A

Mặc dù nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của COVID-19, thế nhưng hoạt động của lĩnh vực bất động sản công nghiệp tại Việt Nam có xu hướng được mở rộng hoặc dịch chuyển địa điểm sản xuất.

9 tháng đầu năm chứng kiến một số thương vụ sáp nhập quan trọng cùng với sự xuất hiện thêm các tài sản để bán và cho thuê lại. Về tình hình cho thuê, nguồn cầu về loại hình bất động sản công nghiệp xây sẵn tăng trưởng mạnh do các nhà cung cấp dè dặt hơn trong việc cam kết thuê đất dài hạn hoặc đang dựa vào các hợp đồng ngắn hạn với khách hàng.

Trong quý III/2020, các thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) vẫn diễn ra sôi động mặc dù thị trường còn đang bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Quản lý bộ phận bất động sản công nghiệp, Savills Việt Nam – ông John Campbell,cho biết: “Điển hình cho xu hướng này là Tập đoàn Logos Property của Úc đã đầu tư 350 triệu USD cho thương vụ liên doanh bất động sản logistics để thâm nhập thị trường Việt Nam, “Gã khổng lồ” kho bãi Châu Á – GLP đang lên kế hoạch hợp tác với SEA Logistic Partners Việt Nam hay Tập đoàn SLP ra mắt liên doanh 1,5 tỷ USD tại Việt Nam. Ngoài ra, Công ty Mirae Asset Daewoo Co. và Naver Corporation của Hàn Quốc đã đầu tư 37 triệu USD vào một nhà kho ở trung tâm logistics LogisValley ở Bắc Ninh…”.
Còn trong lĩnh vực sản xuất, Tập đoàn điện tử Pegatron (Đài Loan), nhà cung ứng linh kiện cho Apple đã đầu tư hơn 19 triệu USD vào Hải Phòng cho giai đoạn đầu trong chuỗi kế hoạch mở rộng tại Việt Nam.
Đặc biệt trong quý 3/2020, Hà Nam đón đầu làn sóng FDI cao nhất cho lĩnh vực chế biến, chế tạo với hơn 447 triệu USD. Tiếp đó là Hải Phòng với 438 triệu USD. Dự án sản xuất lớn nhất tại Hà Nam đã nhận được nguồn vốn đầu tư lên đến 273 triệu USD từ Tập đoàn Wistron (Đài Loan).

“Điều quan trọng là một số các nhà đầu tư và sản xuất logistics nổi tiếng nhất thế giới đang dần ủy thác và thể hiện niềm tin của họ vào tiềm năng lâu dài của Việt Nam hơn, bất chấp những khó khăn hiện tại do đại dịch gây ra”, ông John nhấn mạnh.

Kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng

Do nhu cầu cho phân khúc này đang rất lớn, đặc biệt ở các tỉnh công nghiệp trọng điểm nên nguồn cung chưa đủ. Tỷ lệ lấp đầy bất động sản công nghiệp đạt 76% trên toàn quốc. Tại các trung tâm công nghiệp chính như Bình Dương, Đồng Nai, Long An ở miền Nam và Bắc Ninh, Hưng Yên và Hải Phòng ở miền Bắc, loại hình này đã tăng đáng kể kể từ năm 2018.

Dự kiến trong năm 2021 và 2022, các nhà sản xuất sẽ dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc, đây là cơ hội để các nhà đầu tư tung ra nhiều dự án để bắt kịp và đáp ứng các khoản đầu tư sản xuất giá trị cao.

Tỉnh Đồng Nai dự kiến quy hoạch thêm 8 khu công nghiệp. Cụ thể, huyện Long Thành đã công bố kế hoạch xây dựng 4 khu công nghiệp mới. Trong đó, xã Phước Bình sẽ có thêm 2 khu công nghiệp, quy mô 900ha, và một khu 500ha. Các xã Tân Hiệp và Bình An cũng có thêm một khu công nghiệp.

Những tháng cuối năm, thị trường bất động sản công nghiệp có thể được chứng kiến các nhà đầu tư và người thuê gấp rút hoàn tất các cuộc đàm phán cũng như đạt được các thỏa thuận song phương với các đơn vị phát triển bất động sản.

“Nếu các chuyến bay được đưa vào hoạt động vào 6 tháng đầu năm 2021, giá thuê đất, nhà xưởng và kho bãi có thể sẽ tăng lên. Điều này sẽ thúc đẩy các các nhà đầu tư phải chốt giá nhanh chóng”, các chuyên gia Savills Việt Nam kỳ vọng.

Theo Cafebiz.vn

Nhà đầu tư chuyên nghiệp âm thầm đổ về Mũi Né – Phan Thiết

Thời gian qua, nhiều tên tuổi lớn của làng BĐS bất ngờ chuyển hướng về Mũi Né. Đây không phải sự kiện ngẫu nhiên mà là tín hiệu của một cơn bão giá sắp diễn ra.
Những đợt sóng đầu tư mạnh mẽ

Bạn đọc quan tâm:

Mũi Né, Phan Thiết là một địa danh vô cùng đặc biệt. Với cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, bãi biển tuyệt mỹ kéo dài như bất tận, khí hậu hiền hòa ít mưa bão, Mũi Né liên tục được truyền thông nước ngoài đánh giá cao. Trang web uy tín Canadiantraveller bình chọn Mũi Né đứng thứ 2 trong top những bãi biển đẹp nhất khu vực Đông Nam Á, tiếp đó Skyscanner bình chọn Mũi Né nằm trong danh sách 10 bãi biển ấn tượng của Châu Á Thái Bình Dương (nguồn). Đặc biệt, thiên đường nghỉ dưỡng này chỉ cách Tp.HCM chưa đầy 200km đường bộ. So với Nha Trang, đoạn đường di chuyển của du khách từ Tp.HCM đến Phan Thiết chỉ bằng 1/2.

Vì sự bất cập trong hạ tầng giao thông nên kho báu này đã ngủ yên hàng thập niên. Và nay, khi hàng loạt dự án “nghìn tỷ” như cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết, sân bay Phan Thiết… được khởi công xây dựng, người khổng lồ này đang bắt đầu chuyển mình.

Theo kế hoạch, tuyến cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết khi hoàn thành sẽ rút ngắn thời gian di chuyển giữa Tp.HCM và Mũi Né chỉ còn 2 giờ đồng hồ, sân bay Phan Thiết khi đi vào hoạt động có thể đón đến 2 triệu lượt khách/năm.

Điều này gợi nhớ về thị trường Đồng Nai thời điểm năm 2015, khi cao tốc Tp.HCM – Long Thành – Dầu Giây được khánh thành, giá đất Long Thành tăng từ 20 – 40% so với giai đoạn 2012 – 2013, và khi có thông tin về quy hoạch sân bay quốc tế Long Thành, đất quanh khu vực này có nơi lập tức tăng giá đến 60% (nguồn). Đây là lý do giải thích tại sao thời gian gần đây các nhà đầu tư âm thầm đổ về Phan Thiết.

Bất chấp diễn biến của dịch bệnh Covid-19, hàng loạt nhà đầu tư cá nhân đã đến khảo sát khu vực Mũi Né và chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc đua mới tại đây. Các chủ đầu tư lớn cũng không đứng ngoài cuộc chơi. Chỉ trong 2 năm qua, Bình Thuận đã có thêm 264 dự án được chấp thuận đầu tư với tổng vốn hơn 53.000 tỷ đồng. Các tên tuổi lớn của ngành du lịch như Swiss-Belhotel International, Eagles Group, FLC… đều rẽ hướng đến Phan Thiết (nguồn). Dòng vốn ngầm tuy âm thầm nhưng mạnh mẽ này hứa hẹn sẽ đem lại giá trị mới cho BĐS Phan Thiết.

Theo Cafebiz.vn

Khu công nghiệp Việt Nam là điểm sáng đầu tư của khu vực

Theo JLL, nhiều dự án bất động sản khu công nghiệp tại Việt Nam hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài nhờ tiềm năng của thị trường non trẻ và đang phát triển.

Bạn đọc quan tâm:


Theo báo cáo mới đây của JLL châu Á – Thái Bình Dương, trong thời gian qua, Việt Nam có nhiều thương vụ gọi vốn từ các chủ đầu tư trong nước có danh mục phát triển quy mô lớn, hiệu suất sinh lợi cao và có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài nhờ tiềm năng tăng trưởng của thị trường.

Mặc dù các giao dịch này vẫn trong giai đoạn đàm phán và rà soát pháp lý, JLL vẫn đánh giá đây là yếu tố tích cực bởi niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài về sự phục hồi của nền kinh tế và sức mua của người dân sẽ được cải thiện trong những quý tiếp theo.

Ở quy mô khu vực châu Á – Thái Bình Dương, hoạt động đầu tư bất động sản đã có dấu hiệu phục hồi trong quý III với 35 tỷ USD giao dịch trực tiếp trong thời gian từ tháng 7 đến tháng 9. Lượng giao dịch phục hồi 35% so với quý trước và thấp hơn 19% so với cùng kỳ năm trước.
“Những dấu hiệu đầu tiên cho thấy hoạt động đầu tư bắt đầu khởi sắc xuất hiện trong quý III, với khối lượng đầu tư cải thiện đáng kể ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Trong tương lai gần, chúng tôi tin rằng hoạt động giao dịch sẽ tăng dù nhà đầu tư vẫn do dự trước bất ổn và chúng tôi cảm thấy lạc quan hơn về quý IV”, ông Stuart Crow, CEO Thị trường vốn JLL châu Á – Thái Bình Dương cho biết.

Cụ thể trong quý III, thị trường công nghiệp hoạt động mạnh mẽ với lượng giao dịch tăng 76% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu được thúc đẩy bởi các giao dịch về trung tâm dữ liệu và hậu cần của khu vực.

“Chúng tôi ghi nhận số lượng lớn nhà đầu tư tái khẳng định khẩu vị của họ đối với bất động sản hậu cần và trung tâm dữ liệu. Chúng tôi lạc quan rằng quý cuối năm sẽ mang đến nhiều cơ hội hơn trong phân khúc công nghiệp và nhà ở tại những thị trường trên đà phục hồi như Singapore và Việt Nam”, bà Regina Lim, Giám đốc Nghiên cứu Thị trường Vốn, JLL châu Á – Thái Bình Dương nhấn mạnh.

Tại Việt Nam, dịch bệnh Covid-19 có thể tạm thời làm gián đoạn đầu tư nhưng sự quan tâm từ các nhà đầu tư vẫn mạnh mẽ do Việt Nam được xem là cường quốc công nghiệp mới ở khu vực.

Theo thống kê của Cushman & Wakefield Việt Nam, tính đến cuối quý III, giá thuê bất động sản công nghiệp trung bình tại TP.HCM tăng 4,9% so với quý trước và tăng 9,4% theo năm, chủ yếu do ít nguồn cung mới và nhu cầu đất công nghiệp gia tăng trong xu hướng dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc.

Vừa qua, nhà phát triển khu hậu cần Logos Property đang khởi động đầu tư 350 triệu USD tại Việt Nam với dự án đầu tiên tại tỉnh Bắc Ninh. Ngoài ra, nhà kho Global Logistic Properties (GLP) đã công bố liên doanh trị giá 1,5 tỷ USD với một số khu hậu cần đang được triển khai ở Việt Nam.

Ông Paul Tonkes, Giám đốc Bộ phận Tư vấn Dịch vụ Kho vận & Công nghiệp, Cushman & Wakefiled Việt Nam cho biết ở cả Hà Nội và TP.HCM, mức tăng giá thực tế của đất công nghiệp vượt xa tốc độ tăng trưởng bất động sản nhà xưởng và kho bãi cho thuê. Riêng ở một số khu vực cụ thể, giá thuê vẫn đang dẫn đầu, trở thành điểm nóng thu hút khách thuê.

“Trong khi đó, các khu công nghiệp trong thành phố vẫn chuyển đổi chậm, ví dụ như chuyển đổi diện tích sang phòng khám, khu văn phòng và cửa hàng trưng bày. Giá trị vốn của đất công nghiệp đã tăng 20-30% ở các tỉnh kinh tế trọng điểm như Đồng Nai, Bình Dương, Long An và tăng gần gấp đôi tại một số khu công nghiệp ở TP.HCM trong những năm qua”, ông Paul Tonkes nói thêm.

Theo Zing.vn

Cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo: còn vướng 42 hộ dân ở Ninh Thuận

Hai tỉnh Khánh Hòa, Bình Thuận đã chi trả xong tiền bồi thường GPMB, riêng tỉnh Ninh Thuận còn 42 hộ dân chưa nhận tiền đền bù.

Bạn đọc quan tâm:

Ông Nguyễn Văn Vinh – Phó giám đốc Sở GTVT Ninh Thuận cho biết, công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) tuyến cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo qua địa bàn tỉnh đã cơ bản hoàn thành.

Đầu tháng 11, các huyện đã phê duyệt phương án, bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho 1.224 hộ/1.229 (đạt 99,6%), chi trả được 1.182/1.224 hộ (đạt gần 97%). Hiện còn 42 hộ dân trên địa bàn 4 huyện chưa nhận tiền để bàn giao mặt bằng.

Theo ông Vinh, nguyên nhân các hộ dân chưa nhận tiền đền bù bàn giao mặt bằng chủ yếu là do khiếu nại về giá đất, các huyện đang tiếp tục vận động người dân sớm bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư. Hiện, Sở GTVT tiếp tục đôn đốc đẩy nhanh tiến độ triển khai xây dựng các khu tái định cư, di dời hạ tầng kỹ thuật để phục vụ dự án cao tốc.

Dự án cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo có chiều dài khoảng 78,5km đi qua 3 tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Trong đó, đoạn qua tỉnh Ninh Thuận có chiều dài 63km. Đến nay, đoạn qua huyện Cam Lâm dài 12km (Khánh Hòa), qua huyện Tuy Phong (Bình Thuận) dài 12km đã hoàn thành công tác bàn giao mặt bằng.

Dự án dự kiến sẽ khởi công trong năm 2021.

Theo ninhthuan.tintuc.vn

Ngăn chặn người nước ngoài “núp bóng” đầu tư nhà đất

Các cơ quan chức năng đang tiếp tục kiểm tra, xử lý các dự án tại những khu vực nhạy cảm về quốc phòng – an ninh do người nước ngoài “núp bóng” cá nhân, doanh nghiệp Việt Nam.

Bạn đọc quan tâm:

Rất khó phát hiện và xử lý

Gửi kiến nghị đến kỳ họp Quốc hội, cử tri TP.HCM đề nghị sớm có quy định cụ thể, ngăn chặn các chiêu thức người nước ngoài lách luật, bỏ tiền nhờ người Việt Nam mua đất và đứng tên, hoặc lợi dụng hình thức góp vốn bằng đất. Cử tri lo ngại, việc này nếu không kiểm soát được sẽ dẫn đến nhiều bất cập và gây ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng.

Trả lời kiến nghị cử tri, Chính phủ cho biết, theo quy định của pháp luật về đất đai, dự án có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới, ven biển thì trước khi chấp thuận chủ trương đầu tư, UBND cấp tỉnh phải lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan như Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao. Đối với trường hợp mua, bán, chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp, trong đó có giá trị quyền sử dụng đất, phải tuân thủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về đầu tư. Chính phủ nhấn mạnh, nguyên tắc sử dụng đất là phải đúng đối tượng mà Luật Đất đai đã quy định. Trường hợp người nước ngoài nhờ người Việt Nam đứng tên là không đúng đối tượng và vi phạm pháp luật về đất đai.

Tuy nhiên, theo Bộ TN&MT, trên thực tế các cơ quan quản lý đất đai tại các địa phương rất khó khăn trong việc phát hiện và xử lý các vi phạm này theo quy định của pháp luật. Để giải quyết vấn đề, cần thiết phải có các cơ quan chuyên môn về điều tra vào cuộc để có thể phát hiện và xử lý. Thời gian qua, Bộ Công an, Bộ TN&MT cùng một số bộ, ngành liên quan đã tiến hành kiểm tra, rà soát và đã có báo cáo gửi Thủ tướng. Trên cơ sở đó, Thủ tướng đã có ý kiến chỉ đạo các bộ, ngành, cơ quan và địa phương tổ chức nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện thể chế; đồng thời, chấn chỉnh thực hiện nghiêm quy định của pháp luật để khắc phục những tồn tại, bất cập cử tri đã nêu.

Ðang tiếp tục kiểm tra, xử lý

Cùng mối quan tâm, cử tri thành phố Đà Nẵng không thống nhất với đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản theo hướng “cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua và sở hữu các bất động sản du lịch ở Việt Nam”. Cử tri kiến nghị tăng cường theo dõi, kiểm soát chặt chẽ, không để xảy ra tình trạng người nước ngoài “núp bóng” cá nhân trong nước để mua đất tại Việt Nam, nhất là các khu vực ven biển, nhạy cảm về an ninh – quốc phòng.

Về việc này, Bộ Xây dựng đã ghi nhận ý kiến của cử tri Đà Nẵng để nghiên cứu, đề xuất các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình xây dựng, sửa đổi, bổ sung luật tới đây, nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế nhưng vẫn bảo đảm an ninh – quốc phòng của đất nước. Bộ Xây dựng cũng khẳng định, các địa phương phải có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan chức năng quản lý chặt chẽ, ngăn chặn, xử lý cá nhân, doanh nghiệp lợi dụng chính sách hỗ trợ các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư “chui”, đầu tư “núp bóng” trong kinh doanh, sử dụng bất động sản, đặc biệt chú trọng các khu vực nhạy cảm, quan trọng đối với an ninh quốc phòng.

Cũng theo Bộ Xây dựng, cơ quan chức năng đang tiếp tục kiểm tra, xử lý các dự án tại các khu vực nhạy cảm về quốc phòng – an ninh do người nước ngoài “núp bóng” cá nhân, doanh nghiệp Việt Nam. Thủ tướng đã chỉ đạo giải quyết toàn diện, hiệu quả vấn đề này. Về lâu dài, Bộ Xây dựng sẽ phối hợp với Bộ TN&MT nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai và sẽ chủ động đề xuất sửa đổi Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản 2014.

Cũng theo Bộ Xây dựng, các cơ quan chức năng đang tiếp tục tiến hành kiểm tra, xử lý dự án tại các khu vực nhạy cảm về quốc phòng – an ninh do người nước ngoài “núp bóng” cá nhân, doanh nghiệp Việt Nam. Thủ tướng đã có chỉ đạo giải quyết toàn diện, hiệu quả vấn đề này.

Theo CafeF.vn