Hoàng Quân đề nghị nghiệm thu nhà ở xã hội HQC Nha Trang

UBND tỉnh Khánh Hoà vừa có văn bản gửi Sở Xây dựng và Công an tỉnh yêu cầu giải quyết kiến nghị liên quan đến Dự án Nhà ở xã hội HQC Nha Trang do Hoàng Quân làm chủ đầu tư.

Theo đó, UBND tỉnh Khánh Hòa yêu cầu việc giải quyết các kiến nghị của Công ty Hoàng Quân phải đúng qui định của pháp luật; trường hợp vượt thẩm quyền thì kịp thời tham mưu, báo cáo UBND tỉnh.

Trước đó, ngày 30/6, Hoàng Quân đã gửi văn bản báo cáo tình hình thực hiện Dự án Nhà ở xã hội HQC Nha Trang. Chủ đầu tư cho biết, dự án đã hòan thành xong công tác thi công xây dựng 4 block B1, B2, A1, A2 và các thủ tục cần thiết để nghiệm thu đưa vào sử dụng. Hiện chủ đầu tư đang tiến hành bàn giao nhà cho khách hàng.

Tuy nhiên, một số khách hàng kí hợp đồng thuê căn hộ khiếu nại nên phía chủ đầu tư đã làm việc, giải thích với cư dân, đồng thời có báo cáo gửi UBND tỉnh.
Theo đó, Hoàng Quân kiến nghị Sở Xây dựng bố trí thời gian kiểm tra, nghiệm thu hoàn thành toàn bộ dự án đưa vào khai thác sử dụng.

Trên cơ sở nghiệm thu toàn bộ dự án, công ty sẽ làm thủ tục quyết toán, hồ sơ giá để chính thức thẩm định giá theo chỉ đạo của UBND tỉnh.

Sau khi thực hiện các bước nêu trên, chủ đầu tư sẽ đưa dự án vào quản lí, vận hành và tổ chức hội nghị nhà chung cư theo qui định.
Nhà ở xã hội HQC Nha Trang (NOXH Khu dân cư Bắc Vĩnh Hải Nha Trang) tọa lạc tại Khu dân cư Bắc Vĩnh Hải, phường Vĩnh Hoà, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

Dự án có diện tích đất xây dựng công trình khoảng 10.842 m2, gồm một khối đế và 4 block cao 21 tầng (một tầng hầm và 20 tầng nổi). Tổng số căn hộ 1.002 căn và 7 khu thương mại dịch vụ.
Dự án được thiết kế và tư vấn giám sát bởi CTCP Việt Kiến Trúc, thi công xây dựng bởi CTCP Xây dựng và Kinh doanh Nhà Bình Thuận, quản lí và vận hành bởi Công ty TNHH Quản lí Bất động sản Victoria.

Phía Hoàng Quân cho biết, công ty đã bàn giao 471 căn, trong đó đã có 234 hộ gia đình vào ở và đang tiếp tục bàn giao các căn hộ còn lại ở cả 4 khối nhà cho khách hàng.

Theo Vietnambiz.vn

Có thể bạn quan tâm

Nha Trang được định hướng là đô thị du lịch biển quốc gia và quốc tế

Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh qui hoạch chung TP Nha Trang đến năm 2040. Trong đó, định hướng TP Nha Trang là đô thị du lịch biển quốc gia và quốc tế, bước đầu trở thành một thành phố thương mại tài chính tầm vóc khu vực Đông Nam Á.

Theo đó, Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Khánh Hòa phải rà soát tổng thể về nội dung qui hoạch chung đã được phê duyệt năm 2012, trên cơ sở đánh giá tình hình thực tiễn phát triển của TP Nha Trang.

Đồng thời đánh giá các qui hoạch trên địa bàn thành phố đã được lập và phê duyệt; rà soát định hướng phát triển không gian đô thị, qui hoạch sử dụng đất, việc đầu tư hạ tầng kĩ thuật và xã hội của thành phố.

Nha Trang được định hướng là đô thị du lịch biển quốc gia và quốc tế – Ảnh 1.
Nha Trang được định hướng là đô thị du lịch biển quốc gia và quốc tế. (Ảnh: Khải An)

Quyết định cũng yêu cầu rà soát, đánh giá tình hình thực hiện các dự án đã có qui hoạch chi tiết, hoặc có chủ trương đầu tư, đặc biệt là các khu vực núi Chín Khúc, phía bắc vịnh Nha Trang.

Song song đó, yêu cầu UBND tỉnh Khánh Hòa xây dựng tiêu chí để xác định các qui hoạch chi tiết, dự án tiếp tục triển khai và đề xuất các giải pháp xử lí đối với các qui hoạch chi tiết, dự án dừng thực hiện nhằm tăng quĩ đất phục vụ phát triển du lịch.

Ngoài ra, UBND tỉnh Khánh Hòa phải đề xuất các giải pháp chiến lược để khắc phục các tồn tại, bất cập về quá tải hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội, đặc biệt là khu vực ven biển; đề xuất các giải pháp cụ thể về kiểm soát phát triển không gian đô thị, công trình cao tầng, bố trí các không gian công cộng cho dân cư đô thị và khách du lịch.

Khi lập qui hoạch trình Bộ Xây dựng thẩm định, UBND tỉnh phải xác định tầm nhìn, mục tiêu phát triển đô thị để đề xuất các kịch bản có tính khả thi về phát triển du lịch, đô thị, thương mại dịch vụ – hàng hải, đảm bảo ổn định và bền vững lâu dài.

Quyế định cũng yêu cầu tỉnh Khánh Hòa phải xác định xây dựng và phát triển Nha Trang trở thành thành phố có thương hiệu quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh đô thị dựa trên các thế mạnh mũi nhọn hiện có.

Nha Trang được định hướng là đô thị du lịch biển quốc gia và quốc tế – Ảnh 2.
Đến năm 2040, TP Nha Trang sẽ nâng cấp chất lượng không gian và du lịch đô thị, hấp dẫn các nhà đầu tư du lịch đẳng cấp quốc tế… (Ảnh: Khải An)

Mục tiêu đến năm 2040, TP Nha Trang sẽ nâng cấp chất lượng không gian và du lịch đô thị, hấp dẫn các nhà đầu tư du lịch đẳng cấp quốc tế, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, khai thác bền vững tài nguyên du lịch hiện có, với nét nổi bật đặc hữu là chuỗi không gian ven biển, không gian đảo, bán đảo và không gian sinh thái.

Tiến tới nâng cao vị thế thương hiệu quốc tế của thành phố du lịch nghỉ dưỡng biển, bước đầu trở thành thành phố thương mại tài chính tầm vóc quốc gia và khu vực Đông Nam Á.

Theo đó, phạm vi nghiên cứu có tổng diện tích đất tự nhiên 26.547ha, bao gồm TP Nha Trang hiện nay với tổng diện tích tự nhiên 25.260ha và khoảng 1.287ha thuộc 2 xã Diên An và Diên Toàn của huyện Diên Khánh.

Qui mô đến năm 2030, TP Nha Trang có tổng dân số khoảng 630.000 đến 640.000 người, đến năm 2040 có tổng dân số khoảng 750.000 đến 780.000 người. Qui mô đất xây dựng đô thị khu vực nội thành đến năm 2030 khoảng 5.700ha đến 7.800ha, trung bình 110m2 đến 130m2/người; đến năm 2040 khoảng 7.500ha đến 8.500ha, trung bình khoảng 110m2 đến 130m2/người.

Theo Vietnambiz.vn

Có thể bạn quan tâm

Khởi công dự án bệnh viện đa khoa thành phố Nha Trang

Ngày 6-10, Sở Y tế Khánh Hòa đã tổ chức lễ khởi công dự án Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) TP Nha Trang giá tổng kinh phí hơn 355 tỷ đồng tại Khu đô thị Mỹ Gia, TP Nha Trang.

Dự án BVĐK TP Nha Trang do Sở Y tế Khánh Hòa làm chủ đầu tư, được xây dựng trên diện tích hơn 15.300m², quy mô 200 giường bệnh với tổng kinh phí hơn 355 tỷ đồng (gồm chi phí xây dựng và đầu tư trang thiết bị y tế). Dự kiến đến năm 2023, dự án sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động.

Nguồn kinh phí sử dụng vốn ngân sách nhà nước và từ khoản thu chuyển quyền sử dụng đất các cơ sở y tế của TP Nha Trang. Đây là công trình công cộng cấp III, cao từ 1 đến 6 tầng, thang máy, kết cấu khung sàn bê tông cốt thép chịu lực, mái bê tông cốt thép kết hợp mái lợp tôn nhằm chống nóng, chống dột cùng hệ thống thông gió, điều hòa không khí, hệ thống khí y tế, hệ thống nước tiệt trùng, hệ thống cấp điện…
Lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa ấn nút khởi công
Dự án BVĐK TP Nha Trang được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân TP Nha Trang, giảm áp lực cho tuyến trên. Sau khi hoàn thiện, BVĐK TP Nha Trang hình thành các khối nhà: Khám bệnh đa khoa và điều trị ngoại trú; điều trị nội trú (200 giường); kỹ thuật nghiệp vụ cận lâm sàng; hành chính quản trị; kỹ thuật hậu cần và dịch vụ tổng hợp; các hạng mục công trình phụ trợ khác.


BVĐK TP Nha Trang nằm tại vị trí trung tâm, tại điều kiện thuận lợi cho nhân dân khám chữa bệnh
Phát biểu tại lễ khởi công, ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa kỳ vọng khi đi vào hoạt động sẽ giảm tải cho bệnh viện tỉnh, đồng thời nâng cao việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho người dân. “Nhân dịp khởi công công trình BVĐK TP Nha Trang, tôi đề nghị chủ đầu tư (Sở Y tế) và các đơn vị tham gia thực hiện dự án luôn đặt mục tiêu chất lượng công trình và tiến độ dự án lên hàng đầu để sớm hoàn thành công trình có chất lượng tốt, chuẩn bị phương án nhân lực, đội ngũ y bác sĩ, kỹ thuật viên và trang thiết bị đảm bảo hoạt động, đáp ứng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày một cao hơn”, ông Tuân nhấn mạnh.

Theo Sgg.org.vn

Có thể bạn quan tâm

Khu kinh tế Nam Phú Yên đón nhận vận hội, bứt phá nhờ quy hoạch, hạ tầng

Khu kinh tế Nam Phú Yên đón nhận vận hội, bứt phá nhờ quy hoạch, hạ tầng
Được Chính phủ quy hoạch trở thành khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, đa chức năng, Khu kinh tế Nam Phú Yên đang thay đổi từng ngày, sẵn sàng mọi nội lực để trở thành khu kinh tế biển trọng điểm của của vùng ven biển duyên hải Nam Trung Bộ.

Quy hoạch mở lối

Theo quyết định phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Nam Phú Yên, tỉnh Phú Yên, Chính phủ sẽ thực hiện việc đẩy mạnh xây dựng và phát triển Khu kinh tế Nam Phú Yên trở thành khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực, tận dụng mọi lợi thế có sẵn để bứt phá trở thành khu kinh tế trọng điểm của vùng duyên hải Nam Trung Bộ.

Theo đó, trọng tâm phát triển khu kinh tế Nam Phú Yên là: công nghiệp công nghệ cao, các ngành công nghiệp gắn với cảng biển; du lịch sinh thái; đô thị dịch vụ thương mại – du lịch sông, biển gắn với việc khai thác sân bay Tuy Hòa và hệ thống cảng biển; …

Đồng thời, Chính phủ cũng định hướng xây dựng khu kinh tế Nam Phú Yên thành một trong các đầu mối về giao thông vận tải, giao thương và giao lưu quốc tế quan trọng của khu vực miền Trung và Tây Nguyên; cửa ngõ kết nối ra biển Đông của Tây Nguyên và các nước ASEAN; là Khu kinh tế tổng hợp có hạ tầng hiện đại làm động lực phát triển cho vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, có liên kết hỗ trợ và chia sẻ với khu kinh tế Vân Phong và các vùng phụ cận.

Khu kinh tế Nam Phú Yên là một trong 8 khu kinh tế được ưu tiên đầu tư bằng nguồn ngân sách Nhà nước, đã cơ bản hoàn thiện hạ tầng để hình thành các khu công nghiệp Hòa Hiệp I, Hòa Hiệp II; sân bay Tuy Hòa, cảng Bãi Gốc, cảng Vũng Rô… Cơ chế, chính sách ưu tiên đã đi trước mở lối, tạo động lực để khu vực này phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

Hạ tầng “nội – ngoại” tạo sức bật

Trong quá trình phát triển, Khu kinh tế Nam Phú Yên đã và đang chứng tỏ vai trò quan trọng của mình đối với nền kinh tế toàn tỉnh. Với quyết tâm biến Khu kinh tế trở thành động lực phát triển kinh tế, tỉnh Phú Yên đã ưu tiên đầu tư đồng bộ các công trình hạ tầng thiết yếu, nhằm tạo sức hút mời gọi nhà đầu tư vào tỉnh.

Đáng chú ý là đường hàng không với sân bay Tuy Hòa, đường thủy với cảng biển Vũng Rô, Bãi Gốc. Trong đó, sân bay Tuy Hòa đang thực hiện mở rộng, nâng cấp thành cảng hàng không quốc tế với công suất 4 triệu khách/năm, là bước đột phá trong thu hút đầu tư, khai phá tiềm năng ngành du lịch tỉnh. Cảng Vũng Rô, cảng Bãi Gốc là những cảng biển sầm uất, có hoạt động xuất nhập khẩu sôi động của khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Hai cảng này là cửa ngõ giao thương quan trọng đưa Phú Yên hướng ra biển Đông và khu vực ASEAN, kỳ vọng sẽ tạo ra sức hút đầu tư cho các ngành công nghiệp phụ trợ.
Sự hiện diện của cảng hàng không quốc tế và cảng nước sâu ngay trong lòng khu kinh tế là một trong những lợi thế lớn của Nam Phú Yên, điều mà hiếm khu kinh tế nào trên cả nước có được. Đây là cánh cửa rộng đưa khu kinh tế Nam Phú Yên đến gần hơn với các khu vực lân cận trong cả nước cũng như quốc tế, là lực hấp dẫn hút nhiều tập đoàn lớn đổ bộ phát triển công nghiệp, du lịch, bất động sản, tạo nên hệ sinh thái phát triển kinh tế đồng bộ, là đòn bẩy đưa khu kinh tế Nam Phú Yên “bật” lên mạnh mẽ.

Trên đường bộ là tuyến đường ven biển Tuy Hòa – Vũng Rô dài hơn 35 km đang được đầu tư hoàn thiện, kết nối liên hoàn hạ tầng giao thông, đẩy mạnh mở rộng không gian đô thị về phía Nam Phú Yên với tầm nhìn hướng biển. Con đường này sau khi hoàn thành sẽ khai thác được toàn bộ thế mạnh của các điểm du lịch ven biển và ngành công nghiệp phụ trợ, kết nối các dự án trọng điểm tại Khu kinh tế Nam Phú Yên.

Bên cạnh đó, dự án Cao tốc Bắc – Nam đoạn Vân Phong – Nha Trang với tổng chiều dài khoảng 83km sẽ triển khai xây dựng trong giai đoạn 2021 – 2025. Đây là dự án quan trọng kết nối 3 vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ, đồng thời cũng kết nối Nam Phú Yên với Nha Trang – thủ phủ du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, ảnh hưởng tích cực tới ngành du lịch của Nam Phú Yên.
Ở điểm cực Nam, hầm đèo Cả được thông đường như một dấu “gạch nối” quan trọng giữa hai tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên, kết nối với khu Bắc Vân Phong – một trong 3 đặc khu kinh tế tương lai của Việt Nam, tạo nên động lực cộng hưởng và ý tưởng hình thành những khu liên kết về du lịch, vận tải biển, đưa cả hai khu vực cùng phát triển.

Theo thông tin từ UBND tỉnh Phú Yên, trước đây, kinh tế – xã hội của tỉnh gặp nhiều khó khăn, một phần do vướng hai đèo: Đèo Cả và Đèo Cù Mông. Nhưng từ khi hai hầm đường bộ Đèo Cả và Đèo Cù Mông hoàn thành, giao thương thuận lợi hơn, kinh tế – xã hội đã có sự phát triển ngoạn mục, thu ngân sách năm 2019 đã tăng mạnh lên 7.000 tỷ đồng. Được biết Phú Yên đang chuẩn bị xây dựng quy hoạch tốt nhất, đồng thời tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tăng cường thu hút đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài…

Với những nền tảng về quy hoạch và hạ tầng được chú trọng, cùng cơ chế thông thoáng và sự quan tâm từ Trung ương, khu kinh tế Nam Phú Yên đang lọt vào tầm ngắm của nhiều tập đoàn công nghệ, công nghiệp, bất động sản, du lịch,… đón dòng tiền đầu tư lớn đổ về.

Theo 24h.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Khởi công dự án Tỉnh lộ 3 Khánh Hòa

Ngày 5-10, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh tổ chức lễ khởi công dự án Tỉnh lộ 3. Đây là công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Xem thêm : https://nhadatnhatrang79.com/cong-bo-4-quy-hoach-thanh-pho-nha-trang/

Lãnh đạo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh cho biết, dự án Tỉnh lộ 3 do ban làm chủ đầu tư có tổng vốn 340,75 tỷ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh. Ngay sau khi tháo gỡ được khó khăn về nguồn vốn, ban đã quyết liệt triển khai các thủ tục đầu tư để kịp khởi công chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII. Hiện nay, dự án đã được điều chỉnh thời gian triển khai từ giai đoạn 2018 – 2020 thành 2018 – 2021, đồng thời được cấp vốn trong năm nay là 25 tỷ đồng.
Dự án Tỉnh lộ 3 bao gồm 2 nhánh: Nhánh 1 bắt đầu tại ngã ba UBND xã Phước Đồng (TP. Nha Trang) đến đường dẫn nối lên đường cao tốc Bắc – Nam tại xã Suối Tân (huyện Cam Lâm); nhánh 2 nối từ đường số 6 (khu dân cư Đất Lành) đến ngã tư Nghĩa trang Phước Đồng. Dự án được chia làm 3 đoạn. Đoạn 1 từ UBND xã Phước Đồng đến ngã tư Nghĩa trang Phước Đồng có chiều dài 3,43km. Đoạn này cơ bản bám theo tuyến đường cũ với nền đường rộng 9m (mặt đường rộng 8m), kết cấu mặt đường bê tông nhựa. Đoạn tuyến này có cầu Phước Đồng được thay thế bằng cống hộp và cầu Phước Thượng được xây dựng mới rộng 16,5m với 1 nhịp dài 33m bằng dầm I dự ứng lực. Đoạn 2 từ Nghĩa trang Phước Đồng đến đường dẫn nối lên đường cao tốc Bắc – Nam có chiều dài 9,25km, được giải phóng mặt bằng theo chỉ giới quy hoạch 42m và giai đoạn trước mắt mở rộng nền đường theo tim quy hoạch được duyệt 9m (mặt đường 8m), kết cấu mặt đường bê tông nhựa. Đoạn 3, từ đường số 6 khu dân cư Đất Lành đến ngã tư Nghĩa trang Phước Đồng có chiều dài 0,898km, được xây dựng hoàn chỉnh theo quy hoạch chỉ giới đường đỏ, nền đường rộng 22,5m (mặt đường 14,5m), kết cấu mặt đường bê tông nhựa.

Dự án được thực hiện trên địa bàn TP. Nha Trang và huyện Cam Lâm. Mục tiêu nhằm cụ thể hóa một phần Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP. Nha Trang giai đoạn đến năm 2025; khớp nối các trục đường chính (đại lộ Nguyễn Tất Thành, đường trục Bắc – Nam, đường Phong Châu), đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật – xã hội khu vực, hoàn chỉnh hệ thống giao thông kết nối liên vùng, khu vực, giải quyết các vấn đề về lưu lượng giao thông hiện tại và trong tương lai, góp phần chỉnh trang đô thị và phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Đây cũng là tuyến đường kết nối Cụm Công nghiệp Trảng É, Khu Công nghiệp Suối Dầu với TP. Nha Trang, góp phần phát triển cơ sở hạ tầng phía nam TP. Nha Trang.

Được biết, nhà thầu tư vấn thiết kế và giám sát là Công ty Cổ phần Tư vấn T27; nhà thầu thi công là Liên danh Công ty Cổ phần Xây dựng công trình 510 – Công ty Cổ phần Quản lý và Xây dựng Giao thông Khánh Hòa. Dự kiến, công trình hoàn thành đưa vào sử dụng sau 15 tháng thi công.

Theo Baokhanhhoa.vn

Có thể bạn quan tâm

Cập nhật tiến dộ dự án khu đô thị khép kín KVG The Capella Garden Nha Trang

Khu đô thị (KĐT) KVG The Capella Nha Trang thuộc phân khu số 6 và 8 dự án KĐT Mỹ Gia – KĐT mẫu, mô hình nhà phố compound cao cấp đầu tiên ở Nha Trang, được hình thành tương tự khu đô thị Phú Mỹ Hưng (HCM) và Ciputra Hà Nội.

Dự án KVG The Capella Nha Trang do Khánh Vĩnh Group làm chủ đầu tư, được công bố tháng 12/2019. Dự án có qui mô 43ha thuộc gói 6 và gói 8 trong dự án KĐT Mỹ Gia có qui mô 182 ha (được chia làm 8 phân khu chính nằm 2 bên Đại lộ Võ Nguyên Giáp).

KVG The Capella Nha Trang gồm 3 phân khu, tiểu khu KVG The Capella Garden gồm 864 căn nhà phố liền kề đang được triển khai xây dựng.
Tiểu khu KVG The Capella Riverside gồm 1.200 căn Biệt thự liền kề/Villa ven sông và tiểu khu KVG The Capella Downtown là khu phố ẩm thực, mua sắm, giao thương hiện đại.

Theo Vietnambiz.vn

Có thể bạn quan tâm

Khánh thành cụm Công nghiệp Sông Cầu và động thổ công trình tổng kho

Sáng 2-10, Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Yến sào Khánh Hòa (Công ty Yến sào Khánh Hòa) tổ chức lễ khánh thành Cụm công nghiệp (CCN) Sông Cầu và động thổ công trình tổng kho (huyện Khánh Vĩnh). Đây là công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2020 – 2025. Đến dự có các ông: Nguyễn Khắc Toàn – Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Trần Ngọc Thanh – Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy; Trần Mạnh Dũng – Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Đắc Tài – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Lê Hữu Hoàng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh.


CCN Sông Cầu do Công ty Yến sào Khánh Hòa làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư khoảng 242 tỷ đồng. CCN có quy mô 40,36 héc ta (các nhà máy, xí nghiệp được xây dựng trên phần diện tích khoảng 30ha với 27 lô) được thiết kế dành riêng cho các ngành công nghiệp như: chế biến nông – lâm sản, may mặc, sản xuất gỗ mỹ nghệ xuất khẩu, công nghiệp cơ khí chế tạo, sửa chữa máy móc, cơ khí xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng… Hiện nay, có 9 nhà đầu tư thứ cấp đăng ký thuê đất tại CCN (chiếm hơn 60% diện tích đất toàn khu) và CCN cũng đang kêu gọi các nhà đầu tư thứ cấp khác… Đối với dự án công trình tổng kho, đây là công trình nằm trong CCN Sông Cầu với diện tích 16.841 m² gồm các hạng mục: kho nguyên liệu, kho thành phẩm và cảnh quan cây xanh với tổng mức đầu tư gần 44,9 tỷ đồng; dự kiến, công trình này sẽ hoàn thành và đưa vào hoạt động vào khoảng đầu năm 2022.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Lê Hữu Hoàng đánh giá cao những cố gắng, nỗ lực, trách nhiệm của Công ty Yến sào Khánh Hòa trong công tác triển khai xây dựng hạ tầng CCN Sông Cầu, đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh, đảm bảo vệ môi trường. Đồng thời đề nghị công ty cần tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng với chất lượng cao; thực hiện bổ sung vào quy hoạch các hạng mục mới nằm ngoài danh mục đầu tư CCN. Tiếp tục kêu gọi doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đầu tư phát triển sản xuất tại CCN; hướng dẫn, giám sát các chủ đầu tư thứ cấp áp dụng kỹ thuật, công nghệ mới, đảm bảo nguyên liệu sạch để tạo ra các sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước, góp phần đưa CCN Sông Cầu trở thành trung tâm sản xuất, kinh doanh kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh. Các sở, ban, ngành liên quan tiếp tục hỗ trợ, nỗ lực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho Công ty Yến sào Khánh Hòa trong việc triển khai thực hiện các thủ tục đầu tư theo đúng quy định, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào CCN.

Dịp này, Công ty Yến sào Khánh Hòa tặng học bổng cho Trường Tiểu học Sông Cầu (xã Sông Cầu, huyện Khánh Vĩnh) với số tiền 50 triệu đồng.

Theo Baokhanhhoa.vn

Có thể bạn quan tâm

Vịnh Cam Ranh trên đà phát triển

Kinh tế – xã hội của TP. Cam Ranh và huyện Cam Lâm đã có sự thay đổi, phát triển mạnh mẽ sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 09 ngày 11-7-2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XVII) về đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội khu vực vịnh Cam Ranh đến năm 2020. Đây là điều kiện để phát triển khu vực này thành trung tâm kinh tế phía nam của tỉnh.

Du lịch – công nghiệp đạt kết quả khả quan

Theo Ban Quản lý Khu du lịch Bán đảo Cam Ranh, hiện nay, hạ tầng kỹ thuật và các dự án trong Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh được đầu tư đồng bộ, hiện đại hơn rất nhiều so với thời điểm năm 2016. Hiện đã có 40 dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, với tổng vốn đầu tư khoảng 29.051 tỷ đồng. Trong số 11 dự án đi vào hoạt động, có 6 dự án đã hoàn thành toàn bộ và đưa vào khai thác, 2 dự án đi vào khai thác giai đoạn 1 và đang xây dựng giai đoạn 2, 3 dự án đi vào khai thác giai đoạn 1.
Các dự án như: Vinpearl Long Beach villas, Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Duyên Hà, Fusion Maia Nha Trang Resort, Khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng cao cấp Eurowindow, Alma, Riviera Residences &Resort… đã góp phần quan trọng thu hút lượng khách du lịch ngày càng tăng đến với khu vực vịnh Cam Ranh. Dự kiến đến cuối năm 2020, sẽ có thêm 5 dự án đi vào hoạt động, nâng tổng số buồng phòng đưa vào khai thác khoảng 9.000 buồng phòng.

Ngoài ra, hiện nay, khu vực vịnh Cam Ranh có cảng Cam Ranh là cảng thương mại quốc tế, đầu mối giao thông đường biển quan trọng của khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. Cảng có 2 bến tàu, năng suất xếp dỡ khoảng 2,5 triệu tấn/năm. Năm 2019, khối lượng hàng thông qua cảng đã đạt 2,97 triệu tấn. Vì vậy, tỉnh đang trình Bộ Giao thông vận tải xin nâng cấp cảng. Bên cạnh đó, dự án Nhà ga hành khách quốc tế Cam Ranh đã có hơn 10 triệu lượt hành khách thông qua. Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam đang kiến nghị Bộ Giao thông vận tải đầu tư mở rộng, tăng công suất phục vụ lên 25 triệu hành khách/năm vào năm 2030.
Về phát triển công nghiệp, Khu Công nghiệp Suối Dầu đã đạt tỷ lệ lấp đầy 93%, thu hút được 55 dự án đầu tư, trong đó có 40 dự án đi vào hoạt động với tổng vốn đăng ký là 210,65 triệu USD, giải quyết việc làm cho 11.947 lao động. Ngoài ra, Công ty Cổ phần Đầu tư KCN Vinhomes đã có văn bản đề xuất được nghiên cứu đầu tư Khu Công nghiệp Nam Cam Ranh. Hiện nay, Cụm Công nghiệp Trảng É 1 rộng 35,3ha đã đi vào hoạt động, thu hút được 5 dự án thứ cấp; Cụm công nghiệp Trảng É 2 rộng 46ha đang tiến hành san lấp mặt bằng; Cụm Công nghiệp Tân Lập rộng 40ha đang triển khai kêu gọi các nhà đầu tư. Ngoài ra, trên địa bàn khu vực vịnh Cam Ranh có 7 dự án điện mặt trời, trong đó có 5 dự án đã được nghiệm thu đóng điện vận hành thương mại trước ngày 30-6-2019. Qua đó, đã đóng góp rất lớn cho việc nâng công suất điện năng, giải quyết việc làm và tạo động lực phát triển kinh tế của địa phương.

Tiếp tục phát huy tiềm năng

Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn những mục tiêu cơ bản mà Nghị quyết 09 đề ra chưa hoàn thành. Ví dụ, dự án Khu Công nghiệp Nam Cam Ranh, Cụm Công nghiệp Tân Lập, Trảng É, Nhà máy đóng tàu Cam Ranh (giai đoạn 2) triển khai chậm tiến độ, không tạo ra được năng lực sản xuất mới; công tác quản lý quy hoạch và trật tự đô thị còn hạn chế; công tác rà soát, điều chỉnh các quy hoạch và lập quy hoạch bổ sung trên địa bàn chưa kịp thời; công tác quản lý đất đai chưa hiệu quả.

Theo ông Lương Đức Hải – Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Cam Ranh, sau 5 năm, kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực nhưng chưa tương xứng với tiềm năng của thành phố. 5 năm tới, thành phố sẽ tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm như: Xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội.

Ông Nguyễn Tấn Tuân – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, đối với khu vực vịnh Cam Ranh, trong thời gian tới, cần tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp có tính hiệu quả cao hơn nữa, giải quyết dứt điểm những khó khăn, hạn chế. Cụ thể, cần đẩy nhanh tiến độ phê duyệt và thẩm định các quy hoạch chi tiết, quy hoạch xây dựng các phân khu chức năng của khu vực vịnh Cam Ranh hiện còn thiếu; xử lý dứt điểm các dự án triển khai chậm tiến độ như: Khu đô thị ven vịnh Cam Ranh, Khu du lịch sinh thái và Bệnh viện điều dưỡng phục hồi chức năng. Tỉnh cũng sẽ kiến nghị Bộ Giao thông vận tải sớm xem xét điều chỉnh Quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh; mục tiêu tiếp tục xây dựng và phát triển khu vực vịnh Cam Ranh trở thành vùng động lực phát triển của tỉnh.

Theo Baokhanhhoa.vn

Có thể bạn quan tâm

Đô thị toàn tỉnh thay đổi mạnh mẽ

Sau gần 5 năm thực hiện Nghị quyết số 05 ngày 11-7-2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa khóa XVII về Chương trình phát triển đô thị tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2016 – 2020, bộ mặt đô thị của TP. Nha Trang nói riêng và của toàn tỉnh nói chung đã có sự thay đổi mạnh mẽ, mang dáng dấp đô thị văn minh, hiện đại.

Kết quả khả quan


Nhằm thực hiện có hiệu quả Chương trình phát triển đô thị tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, hàng năm, UBND tỉnh đều ban hành kế hoạch thực hiện. Trên cơ sở đó, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai lập chương trình phát triển đô thị phù hợp với tình hình phát triển kinh tế – xã hội và điều kiện cụ thể của từng địa phương.

Theo lãnh đạo Sở Xây dựng, việc đầu tư phát triển hệ thống đô thị được tập trung vào 4 nhóm công việc chính là: Quy hoạch xây dựng; hạ tầng kỹ thuật; khu đô thị mới, khu tái định cư và nhà ở; hạ tầng xã hội. Đến nay, về quy hoạch đô thị, toàn tỉnh có tổng số 65 đồ án quy hoạch, trong đó đã phê duyệt 23 đồ án, đang thực hiện 24 đồ án. Tổng kinh phí đã thực hiện khoảng 64,98 tỷ đồng/214,08 tỷ đồng. Về hạ tầng kỹ thuật, theo chương trình được duyệt, toàn tỉnh có 356 dự án, trong đó đã hoàn thành và đang thực hiện 211 dự án. Tổng kinh phí đã thực hiện khoảng 49.848 tỷ đồng/113.157 tỷ đồng. Về khu đô thị mới, khu tái định cư và nhà ở, theo chương trình được duyệt, toàn tỉnh có 98 dự án, đến nay đã hoàn thành và đang triển khai thực hiện 77 dự án. Tổng kinh phí đã thực hiện khoảng 16.437 tỷ đồng/22.611 tỷ đồng.
Ông Trần Nam Bình – Phó Giám đốc Sở Xây dựng cho biết, Chương trình phát triển đô thị giai đoạn 2016 – 2020 xác định tập trung đầu tư phát triển đô thị hướng tới mục tiêu đưa Khánh Hòa trở thành đô thị loại I trực thuộc Trung ương vào năm 2025. Trong đó, TP. Nha Trang là hạt nhân phát triển; tỉnh Khánh Hòa thành một đô thị văn minh, hiện đại, có chất lượng môi trường sống tốt và là trung tâm du lịch tầm quốc tế. Trên cơ sở các tiêu chí được phân công thực hiện, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Xây dựng phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, đánh giá kết quả đạt được. Theo đó, đến năm 2020, tỉnh Khánh Hòa đã đạt 67,8 điểm trên thang điểm từ 75 đến 100.

Tiếp tục kêu gọi xã hội hóa

 

Đến năm 2020, Chương trình phát triển đô thị đã đạt được những chỉ tiêu cơ bản như: Diện tích sàn nhà ở đô thị bình quân 22,6m2/người, tỷ lệ nhà kiên cố và bán kiên cố đạt khoảng 97,7% (trong đó, nhà kiên cố đạt khoảng 40%); tỷ lệ đất giao thông so với đất xây dựng tại các đô thị đạt 14,8%; tỷ lệ dân cư đô thị được cấp nước sạch, hợp vệ sinh đạt 98,2%; tỷ lệ bao phủ của hệ thống thoát nước đạt hơn 80% diện tích lưu vực thoát nước trong các đô thị; 100% cơ sở sản xuất mới được xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường; tỷ lệ diện tích đất cây xanh toàn đô thị đạt hơn 15m²/người, diện tích đất cây xanh công cộng khu vực nội thành, nội thị đạt 4,5m²/người.
Theo đánh giá của UBND tỉnh, Chương trình phát triển đô thị tỉnh giai đoạn 2016 – 2020 đã cơ bản đạt được những mục tiêu mà Nghị quyết số 05 đề ra. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn những hạn chế cần khắc phục trong thời gian đến. Cụ thể, ngân sách tỉnh còn hạn chế và chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 12 năm 2017, dẫn đến một số chỉ tiêu về phát triển đô thị tại huyện Vạn Ninh và thị xã Ninh Hòa chưa đạt được mục tiêu nghị quyết đề ra. Kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án rất lớn. Các chính sách về lao động, tiền lương thường xuyên thay đổi cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến nguồn vốn, khả năng đầu tư và thời gian thực hiện các dự án thuộc chương trình.
Hiện nay, tỉnh Khánh Hòa tuy đã có các công trình hạ tầng kỹ thuật tầm quốc gia như: Sân bay, cảng biển, đường bộ, đường sắt… nhưng mâu thuẫn giữa phát triển hạ tầng với sự phát triển của các ngành kinh tế đang là vấn đề cần giải quyết. Việc huy động các nguồn lực, các thành phần kinh tế tham gia thực hiện chương trình còn hạn chế, nhất là các lĩnh vực y tế, giáo dục, thể dục thể thao.
Theo lãnh đạo UBND tỉnh, từ nay đến hết năm 2020, tỉnh sẽ có chính sách ưu đãi đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng các công trình phục vụ phát triển kinh tế của tỉnh; tiếp tục kêu gọi đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đô thị, các trung tâm dịch vụ, thương mại, trung tâm văn hóa, thể thao, các công trình giáo dục, y tế theo hướng xã hội hóa; tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm về quy hoạch đô thị, về trật tự xây dựng đô thị, việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai, nhà ở. Ngoài ra, tỉnh sẽ hoàn thành thủ tục trình Bộ Xây dựng công nhận đô thị Diên Khánh là đô thị loại IV; tiếp tục công nhận đạt chuẩn đô thị loại V cho các khu vực đã được quy hoạch phát triển thành khu vực nội thành, nội thị.

Theo Baokhanhhoa.vn

Có thể bạn quan tâm