Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào khu kinh tế Vân Phong

Tuy Vân Phong phát triển khá sôi động với những dự án tỷ đô nhưng khu vực này vẫn còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác hết. Để tạo bước phát triển đột phá cho Vân Phong trong thời gian tới, tỉnh đang nỗ lực đẩy mạnh thu hút đầu tư.

Tạo sức bật từ bắc Vân Phong

Từ khi thành lập đến nay, Khu Kinh tế (KKT) Vân Phong đã thu hút được 158 dự án đầu tư mới (129 dự án trong nước và 29 dự án có vốn nước ngoài) với tổng số vốn đăng ký tương đương 4,1 tỷ USD, vốn thực hiện 1,15 tỷ USD, trong đó có 91 dự án đã đi vào hoạt động. KKT đã đóng góp vào ngân sách của tỉnh khoảng 20.950 tỷ đồng, chiếm khoảng 26,6% thu ngân sách trên địa bàn, giải quyết việc làm cho 6.251 lao động. Kết quả thu hút đầu tư này chủ yếu tập trung tại khu vực nam Vân Phong (thị xã Ninh Hòa) còn khu vực bắc Vân Phong (huyện Vạn Ninh) gần như vẫn giữ nguyên trạng, chưa khai mở được tiềm năng.

Tuy nhiên, theo đánh giá của các nhà đầu tư, việc bắc Vân Phong còn giữ nguyên trạng chính là lợi thế rất lớn của KKT Vân Phong mà các khu vực khác không có được. Trong tương lai, bắc Vân Phong sẽ như “thỏi nam châm” thu hút các dự án lớn. Thời gian qua, đã có nhiều tập đoàn đa quốc gia đặt vấn đề về một khu công nghiệp để các tập đoàn dịch chuyển công ty khỏi Trung Quốc. Trong đó, các tập đoàn rất quan tâm đến bắc Vân Phong. Nếu được đầu tư, khu vực bắc Vân Phong sẽ thu hút ít nhất 20.000 lao động phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng và hàng trăm ngàn công nhân phục vụ sản xuất.

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn – Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Liên Thái Bình Dương đánh giá: Bắc Vân Phong có rất nhiều lợi thế mà các địa phương khác không có được. Với 1.500ha, có nhiều đất còn trống sẽ thuận lợi để phát triển kinh tế. Đây chính là thế mạnh của KKT Vân Phong. “Nếu đầu tư vào Vân Phong, chúng tôi sẽ hình thành các khu vực casino, khu mua sắm, khu khách sạn và nghỉ dưỡng cao cấp, khu giải trí, cơ sở thể dục – thể thao. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng muốn thực hiện các khu dân cư và công nghiệp; cơ sở hạ tầng; sân bay quốc tế và đường bộ, cảng biển. Hiện nay, có khoảng 200 nhà đầu tư đăng ký nghiên cứu, dự kiến sẽ thu hút khoảng 60 tỷ USD vốn đầu tư. Trong tình hình dịch bệnh, các nước đang bị ảnh hưởng nặng nề, nhưng năm 2021, Khánh Hòa sẽ là lá cờ đầu trong bứt phá với KKT Vân Phong”, ông Johnathan Hạnh Nguyễn nhận định.

Cần những giải pháp toàn diện

Bên cạnh việc lấy bắc Vân Phong làm chủ đạo trong thu hút đầu tư, để phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của KKT Vân Phong, trong thời gian tới cần có những giải pháp mang tính toàn diện. Trong đó, cần có sự hợp tác chặt chẽ với Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (đơn vị ký ghi nhớ hợp tác đầu tư với UBND tỉnh) và các đơn vị tư vấn để triển khai nội dung đã ký kết tại Bản ghi nhớ về việc hợp tác xúc tiến đầu tư phát triển KKT Vân Phong. Theo đó, tỉnh sẽ tập trung rà soát, xây dựng chiến lược phát triển KKT Vân Phong trong tình hình mới; tổ chức lập đồ án điều chỉnh quy hoạch chung KKT Vân Phong có chất lượng, có tầm nhìn, có tính thực thi cao… Đồng thời, phối hợp quảng bá, xúc tiến thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước.

Bên cạnh đó, cần tranh thủ tối đa mọi nguồn lực ưu tiên hỗ trợ từ Trung ương để tập trung xây dựng các công trình hạ tầng; tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ từ các cơ quan Trung ương đối với việc xây dựng, ban hành và áp dụng các chính sách phát triển đặc thù cho khu vực vịnh Vân Phong. Đưa Vân Phong trở thành khu kinh tế ven biển ưu tiên có tính chiến lược phát triển của quốc gia và khu vực. UBND tỉnh cần chủ động liên kết với các địa phương lân cận vẫn còn nhiều tiềm năng, thế mạnh phát triển như Phú Yên, Đắk Lắk để cùng phối hợp xây dựng chiến lược liên kết phát triển vùng. Song song các giải pháp trên, vấn đề cải cách thủ tục hành chính nhằm giảm bớt số lượng, thời gian, chi phí thực hiện các thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp cũng cần được chú trọng.

Ông Hoàng Đình Phi – Trưởng ban Quản lý KKT Vân Phong cho biết, bên cạnh các giải pháp để thu hút đầu tư nêu trên, để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc nhằm nhanh chóng thúc đẩy sự phát triển của KKT Vân Phong, ban kiến nghị Chính phủ quan tâm chỉ đạo xem xét, ban hành nghị quyết riêng về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển khu vực vịnh Vân Phong, tạo cơ sở pháp lý triển khai thực hiện mục tiêu đã đề ra. Quốc hội, Chính phủ quan tâm xem xét phân bổ tăng hợp lý nguồn vốn ngân sách đầu tư trung hạn cho tỉnh để tăng nguồn vốn bổ sung đầu tư phát triển các công trình hạ tầng kỹ thuật, xã hội cho Khu kinh tế Vân Phong giai đoạn 2020 – 2025. “Với quyết tâm và truyền thống vượt qua mọi khó khăn thách thức, sự năng động sáng tạo và trí tuệ của toàn thể cán bộ và nhân dân trong tỉnh, hy vọng trong tương lai không xa, KKT Vân Phong sẽ phát huy được hết tiềm năng, thế mạnh, thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước, trở thành một trong những trung tâm kinh tế biển hiện đại, phát triển đột phá cho tỉnh và khu vực”, ông Hoàng Đình Phi tin tưởng.

Theo Báo Khánh Hòa điện tử.

Tin liên quan có thể bạn quan tâm:

Điều chỉnh quy hoạch phân khu xây dựng khu cửa ngõ phía Tây Tuy Hòa

Sở Xây dựng vừa công bố đồ án điều chỉnh quy hoạch phân khu xây dựng dọc hai bên tuyến quốc lộ 25 (đoạn từ cầu Trần Hưng Đạo đến tuyến tránh quốc lộ 1) tỉ lệ 1/2.000.

Đồ án này được Sở Xây dựng thực hiện và UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định 1699/QĐ-UBND ngày 25/9/2020. Theo đó, khu vực điều chỉnh là khu vực cửa ngõ phía tây của TP Tuy Hòa, có diện tích hơn 280ha thuộc các xã Hòa An, Hòa Trị (huyện Phú Hòa) và xã Bình Ngọc (TP Tuy Hòa) với quy mô dân số dự kiến khoảng 24.500 người. Trong đó, khu đất ở quy hoạch rộng hơn 97ha, đất thương mại dịch vụ rộng hơn 53ha, đất công cộng gần 9ha, đất đô thị hỗn hợp gần 18ha, đất cây xanh, mặt nước 49ha, đất giao thông gần 47ha…

Các tuyến cảnh quan trục bắc – nam, đông – tây trong khu được kết nối xuyên suốt với hệ thống giao thông đối ngoại như quốc lộ 1, quốc lộ 25, Trần Phú nối dài, ĐH22; tuyến mương kết nối từ sông Bao Đài hiện trạng được quy hoạch, chỉnh tuyến thành kênh dẫn nước đến hồ điều hòa ở trung tâm; khu điểm nhấn được bố trí khu liên hợp thể dục thể thao của tỉnh…

Giám đốc Sở Xây dựng Huỳnh Lữ Tân cho biết: Đồ án điều chỉnh quy hoạch phân khu xây dựng dọc hai bên tuyến quốc lộ 25 sẽ cập nhật các biến động về đất đai, các dự án đã và đang đầu tư trong khu vực, xác định lại tính chất chức năng của toàn bộ khu vực để xúc tiến việc đô thị hóa cho vùng ven đô thị TP Tuy Hòa.

Nguồn Trang thông tin điện tử Báo Phú Yên.

Tập đoàn Apec tìm thêm đối tác quản lí khách sạn cao cấp tại Ninh Thuận

Tập đoàn APEC tìm thêm đối tác quản lý khách sạn cao cấp tại Ninh Thuận
Sau Wyndham Hotel Group, Best Western, Marriott và Accor Hotel là 3 thương hiệu được tập đoàn này nhắm đến cho 2 tòa tháp còn lại của AEC Dubai Tower.

Tập đoàn APEC cho biết đang làm việc với các thương hiệu Best Western, Marriott và Accor Hotel để lựa chọn đối tác quản lý và vận hành 2 tòa tháp còn lại của dự án AEC Dubai Tower tại Ninh Thuận. Trước đó, chủ đầu tư đã hợp tác chiến lược với đơn vị quản lý khách sạn của Mỹ Wyndham Hotel Group.
ọa lạc ngay tại thành phố Phan Rang, sát biển Ninh Chữ, APEC Dubai Tower là dự án trọng điểm được phát triển bởi Tập đoàn APEC – nhà phát triển chuỗi condotel 5 sao quốc tế tại Việt Nam.

Dự án gồm 3 tòa cao ốc 45 tầng, 4.000 căn condotel thiết kế linh hoạt và 300 căn shophouse. Đại diện đơn vị cho biết, APEC Dubai Tower có giá trung bình từ 23-28 triệu đồng mỗi m2, tổng giá trị một căn condotel 5 sao từ 800 triệu đồng. Dự án có tổng thầu xây dựng là Coteccons và sẽ hoàn thành trong năm 2021.

APEC Dubai Tower cùng được quản lý, vận hành bởi 3 thương hiệu khách sạn lớn trên thế giới. Một trong số đó là Wyndham Hotel Group – tập đoàn khách sạn đã có mặt tại 66 quốc gia, với 15 nhãn hiệu khác nhau như Dolice Hotel and Resort, Baymont Inn & Suite, Wyndham Legend… và đội ngũ nhân viên gồm 40.000 người.

Wyndham đã là đối tác chiến lược của Tập đoàn APEC từ cuối năm 2018 để quản lý vận hành các dự án như APEC Dubai Tower, chuỗi APEC Mandala Wyndham tại Mũi Né, Phú Yên, Hải Dương và tại Huế.

Hiện Tập đoàn APEC đang làm việc với các thương hiệu Best Western, Marriott và Accor Hotel để quản lý và vận hành 2 tòa tháp còn lại.

Trong đó, Best Western International là một trong những chuỗi khách sạn nổi tiếng nhất thế giới với gần 4.200 khách sạn và hơn 300.000 phòng trên toàn cầu, được biết đến với các dự án khách sạn siêu sang tại khu vực Trung Đông như Best Western Premier Hotel Deira Dubai hay Best Western Plus Doha.

Mariott International là thương hiệu khách sạn có số lượng phòng là 1,3 triệu phòng trên toàn cầu. Sau thương vụ thâu tóm Starwood với trị giá 12,2 tỷ USD, tập đoàn Marriott International đã trở thành chuỗi khách sạn lớn nhất thế giới. Hiện tập đoàn sở hữu 30 thương hiệu với hơn 7.000 khách sạn tại 131 quốc gia và vũng lãnh thổ.

Accor Hotels cũng là tập đoàn sở hữu rất nhiều thương hiệu khách sạn nổi tiếng trên thế giới như Sofitel, Novotel hay Pullman. Accor Hotels hiện diện tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 250.000 nhân viên, với hơn 4.200 khách sạn thuộc chuỗi quản lý và khoảng 570.000 phòng.
Đại diện Apec Group cho biết, theo dự kiến, tới giai đoạn 2020 – 2025, tập đoàn sẽ phát triển hàng chục nghìn phòng khách sạn 5 sao quốc tế tại Việt Nam, mang tới một một mô hình kinh doanh”mua một, sở hữu chuỗi” cho các nhà đầu tư.

Theo Vnexpress.vn.

Cập nhật tiến độ dự án Apec Mandala Wyndham Mũi Né

Trong điều kiện thi công nhiều khó khăn, BCH DELTA tại Công trường Apec Mandala Wyndham Mũi Né đang triển khai thi công bài bản và chuyên nghiệp đảm bảo tiến độ cam kết với khách hàng.


Khu du lịch nghỉ dưỡng Apec Mandala Wyndham Mũi Né là một trong những dự án tiêu biểu của tỉnh Bình Thuận, tiên phong về loại hình condotel theo tiêu chuẩn 5 sao quốc tế. Nhà thầu DELTA thi công 2 trong số 4 tòa tháp của dự án và hạ tầng; khối dịch vụ; khối bể bơi; khối nhà chờ và khối quang cảnh biển.

Tổng hợp.

Tin liên quan có thể bạn quan tâm: