Những cơ hội cuối cùng đầu tư BĐS nghỉ dưỡng Nha Trang

Là một trong những địa phương đi đầu cả nước về du lịch biển cùng lợi thế có thể khai thác du lịch quanh năm, Nha Trang luôn có sức hấp dẫn đặc biệt với các nhà đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng.

Ai sẽ được chia “miếng bánh” 21.000 tỷ đồng?

Năm 2018, du lịch Khánh Hòa tiếp tục đà tăng trưởng cao với 6,3 triệu lượt khách lưu trú, tăng 15,6%. Trong đó có khoảng 2,8 triệu lượt khách quốc tế, tăng 37,9%; doanh thu du lịch hơn 21.000 tỷ đồng, tăng 27,75%. Những năm qua lượng khách du lịch đến với Thành phố biển đã tăng theo cấp số nhân từ 2,3 triệu lượt năm 2012 lên 5,5 triệu lượt năm 2017. Năm 2019, ngành du lịch Nha Trang đặt mục tiêu đón 7 triệu lượt khách du lịch, trong đó có hơn 3 triệu lượt khách quốc tế. Niềm tin này càng được củng cố khi 2019 được chọn là Năm du lịch quốc gia – Nha Trang, Khánh hòa.

Du lịch tăng trưởng cao liêp tiếp đòi hỏi nhu cầu ngày một lớn của cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, trong đó quan trọng là hệ thống cơ sở lưu trú gồm các resort, khách sạn, căn hộ nghỉ dưỡng (condotel). Du lịch tăng trưởng cao cũng đảm bảo hiệu suất khai thác phòng luôn ở mức cao. Trên thực tế những năm qua, Nha Trang vẫn diễn ra tình trạng “cháy” phòng cục bộ ở một số thời điểm.

“Miếng bánh” du lịch 21.000 tỷ đồng rõ ràng là quá hấp dẫn, nhưng với bài toán suất đầu tư ban đầu nhỏ (vốn chỉ từ 1,5 – 2 tỷ đồng) làm sao để có 1 giải pháp đầu tư hiệu quả vào Nha Trang? Với nhiều nhà đầu tư thứ cấp, đáp án chính xác nhất là sáng suốt lựa chọn một dự án căn hộ nghỉ dưỡng (condotel) giàu tiềm năng sau đó “xuống tiền” rồi thảnh thơi chờ đồng vốn sinh lời.

Theo bà Dương Thuỳ Dung – Giám đốc cấp cao CBRE: trước đây nhắc đến bất động sản nghỉ dưỡng người ta sẽ nghĩ ngay tới dòng sản phẩm cao cấp, những căn hộ triệu đô hay những căn nhà hàng chục tỷ đồng. Nhưng hiện tại, khi thị trường trầm lắng, nguồn tiền trong dân vẫn còn nhiều, đây là lúc để các nhà đầu tư nhỏ bung hàng, đối tượng họ hướng đến là các căn hộ nghỉ dưỡng dao động từ 1 – 2 tỷ đồng.

dự án căn hộ Marina SUites Nha Trang

Điểm đến tối ưu của đồng vốn thông minh

Không quá ồn ào, Marina Suites Nha Trang đang là dự án được giới đầu tư “rỉ tai nhau” rót vốn. Do Công ty Cổ phần và Đầu tư Xây dựng Sơn Lâm làm chủ đầu tư, Marina Suites Nha Trang sở hữu vị trí vàng tại số 25 Phan Chu Trinh– một trong những nơi sầm uất bậc nhất tại Nha Trang cùng khả năng kết nối giao thông ưu việt khi dễ dàng di chuyển đến các địa điểm tham quan, du lịch nổi tiếng như: Chợ Đầm, Tháp bà Ponagar, Nha Trang Center… các hạ tầng xã hội như Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa, trường học cấp 2, cấp 3, bưu điện thành phố, công viên và bãi đỗ xe liền kề…

Đại diện Đơn vị phân phối độc quyền – Công ty CP Địa ốc Đất Xanh Nha Trang mới đây cho biết: “Do số lượng mở bán đợt 1 có hạn nên lượng cung không đáp ứng cầu, sức hút lớn là nhờ vào vị trí và mức giá căn hộ tầm trung, thị trường dễ hấp thụ”. Được biết, Đất Xanh Nha Trang chuẩn bị mở bán đợt 2 dự án Marina Suites. Không chỉ là dự án hiếm hoi trên địa bàn TP Nha Trang với giá chỉ từ 1,5 tỷ đồng/căn, view trực diện biển, vị trí sầm uất, đã hoàn thiện pháp lý rõ ràng. Đợt mở bán lần này cũng là những căn đẹp nhất của dự án khi với lợi thế về tầm cao mang lại những góc view tuyệt đẹp cả về hướng biển và hướng thành phố…

Cơ hội cuối cùng sở hữu Marina Suites

Dạo quanh thị trường BĐS nghỉ dưỡng tại Nha Trang, Marina Suites Nha Trang là một trong những dự án hiếm hoi có suất đầu tư ban đầu cùng chính sách hỗ trợ tài chính hấp dẫn. Trong khi đó, một thông tin quan trọng đang được giới đầu tư BĐS nghỉ dưỡng nơi đây quan tâm là: rất có thể trong thời gian sắp tới việc xin cấp phép xây mới khách sạn cao tầng tại Nha Trang sẽ gặp nhiều khó khăn do sức ép từ giao thông và quy hoạch. Năm 2018, UBND TP. Nha Trang cũng đã kiến nghị tỉnh tạm dừng việc thỏa thuận phương án kiến trúc đối với các công trình khách sạn cao tầng cho đến khi quy định quản lý quy hoạch kiến trúc tại TP này được ban hành. Như vậy để thấy, nhanh tay quyết định sở hữu 1 căn hộ nghỉ dưỡng tại Marina Suites Nha Trang cũng là sở hữu một trong những cơ hội hiếm hoi cuối cùng đầu tư vào BĐS nghỉ dưỡng Nha Trang.

Theo các chuyên gia bất động sản: để tránh rủi ro nên ưu tiên lựa chọn những sản phẩm hiện hữu, vừa dễ kiểm soát vừa nhanh chóng thu hồi vốn. Với số lượng hữu hạn, rõ ràng Marina Suites Nha Trang chỉ dành cho những nhà đầu tư nhanh tay và quyết đoán.

Đơn vị phân phối độc quyền: Công ty CP Địa ốc Đất Xanh Nha Trang – Đất Xanh Group

Hotline: 090.1919.789

Website: http://datxanhnhatrang.com.vn/du-an-can-ho-marina-suites-nha-trang

Cafebiz

Căn hộ The Aston Nha Trang

Thị trường bất động sản Kon Tum: Những tín hiệu khả quan

Có thể nói, sau nhiều năm thị trường bất động sản có diễn biến khó lường với “không ít thăng trầm”, những phiên đấu giá trong 6 tháng đầu năm 2018 cho thấy thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh đã bắt đầu có những khởi sắc. Điều đó được thể hiện qua 2 phiên đấu giá thuộc vùng quy hoạch khu đô thị Nam Đăk Bla trong thời gian gần đây với sự tham gia của đông đảo khách hàng và có tỷ lệ vượt giá so với mức giá khởi điểm.

Theo nhận định của những người trong cuộc, những khởi sắc của thị trường bất động sản trước hết là do nguồn tài chính được “bơm” trong lĩnh vực này nhờ vào chính sách cho vay vốn của các ngân hàng thương mại. Bên cạnh lãi suất giảm, cơ chế vay của các ngân hàng cũng “thoáng” hơn, giúp người vay tiếp cận vốn một cách thuận lợi.

Ông Phan Thanh Hiền- Phó Giám đốc BIDV Kon Tum cho biết, dòng vốn ngân hàng đang chảy mạnh hơn vào thị trường bất động sản. Điều đó được thể hiện bằng việc lãi suất mà các gói tín dụng ngân hàng thương mại tung ra cho thị trường bất động sản thời gian qua tiếp tục giảm, hạn mức vay cao hơn, thời gian kéo dài hơn. Sự mạnh dạn này là do các ngân hàng đang có cái nhìn tích cực về thị trường bất động sản. Đã có những khách hàng vay tiền mua đất tăng nhanh ở BIDV Kon Tum trong những tháng đầu năm và có một số doanh nghiệp chủ động liên kết với ngân hàng, tạo điều kiện cho người mua nhà ở.

BĐS Kon Tum và những tín hiệu khả quan

Theo bà Đặng Thị Trang – Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh, khu đô thị Nam Đăk Bla vừa là cửa ngõ, vừa là một trong những khu vực có giá trị đặc biệt về vị trí, cảnh quan, văn hóa đặc sắc của đô thị Kon Tum hiện tại cũng như trong tương lai. Việc quy hoạch xây dựng khu đô thị không chỉ đáp ứng định hướng phát triển thành phố Kon Tum mà còn phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Vì vậy, việc xã hội hóa trong lĩnh vực đấu giá tài sản là hướng đi đúng, góp phần kích cầu thị trường bất động sản.

“Ngoài việc tổ chức các phiên đấu giá kịp thời, linh hoạt, Hội đồng đấu giá đất của tỉnh còn đẩy mạnh việc cung cấp thông tin, quảng cáo, đưa thông tin đến người mua được thực hiện bằng nhiều biện pháp, trong đó đặc biệt là các biện pháp tiếp xúc, phổ biến trực tiếp với người dân, khách hàng; triển khai các giải pháp thu hút thêm các nhà đầu tư đến với khu quy hoạch đô thị Nam Đăk Bla, góp phần làm phong phú và sôi động thị trường bất động sản ở Kon Tum.” – Bà Đặng Thị Trang khẳng định về những “cú hích” góp phần làm cho thị trường bất động sản của tỉnh “ấm lên” trong thời gian qua.

Theo số liệu từ Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh, tính đến ngày 22/6, đã đấu giá thành công 481 lô/632 lô, thửa của khu đô thị Nam Đăk Bla, với tổng trị giá 496,639 tỷ đồng, tăng so với giá khởi điểm 15,295 tỷ đồng (bình quân giá khởi điểm 740 triệu đồng/lô); lượng khách hàng tham gia đấu giá quyền sử dụng đất ở khu đô thị này đã tăng đáng kể so với các năm 2016, 2017…

Để tạo vốn phát triển kết cấu hạ tầng trên địa bàn, tỉnh đã xây dựng kế hoạch bổ sung vào danh mục 6 dự án xây dựng kết cấu hạ tầng được sử dụng quỹ đất, gồm: Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng khai thác quỹ đất  đối với khu tập thể Trần Cao Vân, thành phố Kon Tum; Dự án khai thác quỹ đất phát triển kết cấu hạ tầng khu vực dân cư phía đông Trung tâm hành chính huyện Kon Plông; Dự án khai thác quỹ đất phát triển kết cấu hạ tầng tại Khu du lịch văn hóa lịch sử Ngục Kon Tum; Dự án khai thác quỹ đất phát triển kết cấu hạ tầng khu vực đất phía tây Quốc lộ 14 (đoạn từ chùa Kỳ Quang đến đường dây 500KV) thay thế dự án Khu văn phòng, nhà nghỉ và biệt thự cao cấp; Dự án khai thác quỹ đất phát triển kết cấu hạ tầng, bố trí dân cư dọc hai bên Quốc lộ 14C đoàn từ Trung tâm hành chính huyện Ia H’Drai đến ngã ba Quốc lộ 14C – Sê San 3; Dự án khai thác quỹ đất phát triển kết cấu hạ tầng khu vực phía đông bắc đô thị Kon Plông.

Thị trường bất động sản của tỉnh có những bước phát triển mạnh về sản phẩm và phân khúc thị trường. Nhiều dự án khu dân cư, khu đô thị, khu thương mại, dịch vụ và du lịch… trên địa bàn được hình thành, đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho nhân dân cũng như nhu cầu lưu trú của khách du lịch. Qua đó, có bước đóng góp tích cực vào sự phát triển đô thị, bộ mặt kiến trúc cảnh quan của thành phố, thị trấn trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh những tác động tích cực, thị trường bất động sản của tỉnh cũng đã và đang bộc lộ những bất cập về cơ chế vận hành, các chủ thể tham gia thị trường, cơ cấu sản phẩm, hệ thống giao dịch, tính minh bạch thông tin, sự kiểm soát và định hướng thị trường… Vì vậy, cần phân tích các tác động tích cực, tiêu cực đến phát triển kinh tế – xã hội; đề xuất các giải pháp như hoàn thành việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị; nghiên cứu xây dựng chương trình phát triển đô thị cho từng địa phương làm cơ sở để triển khai các dự án liên quan đến dự án bất động sản và hướng tới mục tiêu minh bạch hóa thị trường, khai thác đúng tiềm năng, lợi thế của tỉnh, phù hợp với quy hoạch được phê duyệt.

Theo Báo Kon Tum

TTTM Apec Center Phú Yên rộng cửa cho các nhà đầu tư thức thời

Những khu trung tâm thương mại (TTTM) đa chức năng đang thu hút hàng trăm ngàn lượt người đến mỗi ngày. Đây là mô hình kinh doanh đang lên ngôi trong thời gian qua, ngoài phục vụ mua sắm còn đa dạng từ vui chơi đến ăn uống, giải trí…

Là thành phố du lịch biển năng động với tiềm năng phát triển du lịch lớn, nhiều danh thắng đẹp, đồng thời là nơi tổ chức nhiều sự kiện văn hóa lớn, Phú Yên ngày càng hấp dẫn khách du lịch trong nước và quốc tế. Vì vậy, việc có mặt của trung tâm mua sắm, giải trí và nghỉ dưỡng quy mô, sang trọng như Apec Mandala Wyndham Phú Yên là điều “tất lẽ dĩ ngẫu”, phù hợp với xu thế phát triển của một thành phố du lịch biển nói riêng và của đô thị văn minh, hiện đại nói chung.

Địa điểm vui chơi, mua sắm của khách du lịch

Tâm lý cuối tuần đi… trung tâm thương mại đang dần hình thành tại Việt Nam. Đặc biệt mọi người đến đây không chỉ để mua sắm. Tại các trung tâm thương mại không còn lạ lẫm cảnh các bà mẹ trẻ dẫn con đi dạo, một vài nhóm trẻ “tuổi teen” với ly trà sữa trên tay hay tụ tập chờ xem phim… Vì thế, những trung tâm thương mại đa năng đang mọc lên để đáp ứng thói quen mới của người Việt, ngoại thì có Crescent Mall, Aeon, SC Vivo City… nội thì có Vincom, Saigon Co.op…

Thuộc phần khối đế của dự án Apec Mandala Wyndham Phú Yên, trung tâm thương mại Apec Center sở hữu vị trí đắc địa trên con đường đẹp nhất thành phố Tuy Hòa, các biển 500m, cách sân bay Tuy Hòa 8km, kế cận Vincom shophouse…

Với sự đầu tư theo mô hình của những “thiên đường mua sắm” hiện đại bậc nhất thế giới, Apec Center có thiết kế hiện đại, sang trọng nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm và vui chơi giải trí đa dạng của người dân địa phương cũng như du khách trong và ngoài nước. Khu TTTM với tổng diện tích mặt sàn gần 16.000m2, được thiết kế 5 tầng với gần 200 gian hàng, quy tụ hàng loạt những thương hiệu hàng đầu trong nước và thế giới, Apec Center đáp ứng về mặt mua sắm và mọi nhu cầu dịch vụ về giải trí, sáng tạo, giáo dục, nghệ thuật, trải nghiệm văn hóa… Đây hứa hẹn sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn, kích thích người dân địa phương và du khách tới trải nghiệm. Thông qua đó, duy trì sức nóng cho phân khu thương mại nói riêng và cho toàn bộ dự án nói chung.

mặt tiền TTTM Apec Center Phú Yên

Đây là mô hình TTTM đa chức năng đi đầu tại thành phố biển Tuy Hòa – Phú Yên.

Cơ hội đầu tư rộng mở

Các báo cáo bán lẻ gần đây cho biết hành vi tiêu dùng của người Việt Nam đang thay đổi nhanh chóng, mua sắm trải nghiệm đang dần trở thành trào lưu. Thực tế, khách tham quan không chỉ có nhu cầu mua sắm thông thường, mà còn trải nghiệm ẩm thực, văn hóa và các trò chơi giải trí, đặc biệt là các gia đình.

Là mô hình TTTM đa chức năng đi đầu tại thành phố biển Tuy Hòa – Phú Yên (chỉ sau Vincom Shophouse Phú Yên), Apec Center sẽ là cơ hội đầu tư sáng giá cho các nhà đầu tư khi hàng nghìn nhãn hàng uy tín đang chờ cơ hội để tiến vào thị trường mới đầy tiềm năng này.

Apec Mandala wyndham Phú Yên - Cơ hội rộng mở cho nhà đầu tư

Apec Center rộng cửa cho các nhà đầu tư thức thời.

Đặc biệt, năm 2018 là năm Việt Nam chính thức thực hiện thỏa thuận và cam kết đầy đủ trong WTO, thị trường bán lẻ sẽ mở cửa hoàn toàn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Các ngành dịch vụ ăn uống, thời trang và chăm sóc sức khỏe được đánh giá sẽ phát triển mạnh mẽ, nhu cầu mặt bằng thương mại sẽ là rất lớn.

Trong khi đó, Apec Center sẽ được phân lô và có cơ cấu diện tích phù hợp và đa dạng cho nhiều mục đích kinh doanh. Với việc đa dạng về diện tích và giá bán, khách hàng dễ dàng lựa chọn hơn đối với nhiều mặt hàng kinh doanh phù hợp. Những lô có diện tích nhỏ có thể kinh doanh các mặt hàng liên quan đến đồ trang sức, mỹ phẩm, nước hoa, đồ lưu niệm, những lô có diện tích lớn có thể kinh doanh các mặt hàng liên quan đến ẩm thực, spa, gym…

Cùng với khu TTTM, Apec Mandala Wyndham Phú Yên còn có hệ thống căn hộ cao cấp, phòng gym, spa, Jimjilbang, bể bơi vô cực… tổ hợp nghỉ dưỡng, giải trí, mua sắm này sẽ là phễu “hút khách” du lịch đến với Phú Yên trong tương lai.

Theo Nhịp sống kinh tế

Chào tất cả mọi người!

Chúc mừng đến với WordPress. Đây là bài viết đầu tiên của bạn. Hãy chỉnh sửa hay xóa bài viết này, và bắt đầu viết blog!

Bức tranh kinh tế Kon Tum – Những gam màu sáng

​Bằng những chủ trương, chính sách phát triển kinh tế đúng đắn của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Kon Tum, sự nỗ lực, chung sức, đồng lòng của các tầng lớp nhân dân, trong những năm gần đây, “bức tranh kinh tế” của địa phương có được “những gam màu sáng”…

Không như ở một số tỉnh, thành phố khác có điều kiện phát triển, sau khi tái lập lại tỉnh, tình hình kinh tế – xã hội ở tỉnh ta hết sức khó khăn, hơn 50% dân số nghèo đói; hệ thống giao thông thô sơ, chất lượng kém với hơn 50% số xã chưa có đường ô tô vào đến trung tâm; giáo dục, y tế và công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân còn yếu kém, chưa đáp ứng nhu cầu của nhân dân,…

Riêng về kinh tế, sau khi thành lập lại tỉnh, toàn tỉnh chỉ có một số cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, một số lâm trường, nông trường chuyên canh cà phê, lúa… thu không đủ chi. Cuộc sống của người dân và người lao động còn nhiều khó khăn.

Được sự quan tâm đầu tư của Trung ương và dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng bộ tỉnh, thực hiện sự nghiệp đổi mới, trong đó lấy đổi mới kinh tế là trung tâm; tỉnh đã thông qua các chương trình phát triển kinh tế như: xây dựng cơ sở hạ tầng, tổ chức chính sách định canh định cư, di dân xây dựng vùng kinh tế mới, phát triển thủy lợi, đẩy mạnh phát triển cây công nghiệp (mía, cà phê, cao su…), ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất… Bộ mặt kinh tế của tỉnh từng bước khởi sắc.

Từ một tỉnh với hơn 50% dân số thuộc diện nghèo đói nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, tỉnh ta giảm được nạn đói giáp hạt, bảo đảm an ninh lương thực, đời sống người dân và người lao động ngày càng ổn định và phát triển. Càng về sau, kinh tế của tỉnh có những bước phát triển vững chắc nhờ những chủ trương, chính sách phát triển kinh tế đúng đắn của Đảng bộ, chính quyền tỉnh dựa trên khai thác hiệu quả những tiềm năng thế mạnh sẵn có, vừa có những bước chuyển dịch kinh tế phù hợp với xu thế, nhu cầu của sự phát triển chung.

Kế thừa những thành tựu trong phát triển kinh tế, cùng với việc tiếp tục đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, thu hút doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất và xây dựng các nhà máy; tái cơ cấu kinh tế; thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp; xây dựng ba vùng kinh tế động lực, phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực; xây dựng nông thôn mới; tạo điều kiện cho người dân vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh; thực hiện Đề án hỗ trợ người nghèo phát triển cao su tiểu điền, Đề án hỗ phát triển cà phê xứ lạnh; sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao… trong những nhiệm kỳ gần đây, kinh tế tỉnh tiếp tục có những bước phát triển mới.

Theo đánh giá giữa nhiệm kỳ của UBND tỉnh về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh giai đoạn 2016-2020, tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn năm 2016-2017 đạt 8,53% năm, ước thực hiện năm 2018 đạt 9,17%.

Lĩnh vực nông nghiệp ngày càng phát triển theo chiều sâu. Tổng sản lượng lương thực năm 2018 ước đạt trên 117 nghìn tấn, đạt 77,94% kế hoạch đến năm 2020. Diện tích các cây trồng và sản lượng các sản phẩm chủ lực tiếp tục ổn định và phát triển.

Du lịch và dịch vụ du lịch có bước tăng trưởng nhanh, lượng khách tăng đều qua các năm, bình quân giai đoạn 2016-2017 đạt 20,4% năm. Ý tưởng “ba quốc gia một điểm đến” giữa Việt Nam – Lào – Campuchia được ký kết triển khai. Các tuyến, tour du lịch được mở rộng kết nối với các tỉnh, thành phố ngày càng nhiều hơn trước. Khu du lịch sinh thái Măng Đen với nhiều điểm du lịch thu hút nhiều du khách khách tham quan, trải nghiệm…

 du lịch măng đen

Khu du lịch Măng Đen thu hút khách du lịch.

Bằng việc lồng ghép các nguồn lực từ các chương trình, dự án như chương trình hỗ trợ giống cà phê lai đa dòng có năng suất, chất lượng cao để trồng và tái canh cà phê; chương trình khuyến nông, khuyến lâm, hỗ trợ phát triển sản xuất… nâng diện tích cà phê toàn tỉnh năm 2017 lên 17.952ha, dự kiến cuối năm 2018 lên 18.990ha cà phê và ước sản lượng cà phê thu được trên 43 nghìn tấn (tăng 7,4 nghìn tấn so với năm 2015). Diện tích cao su được tập trung phát triển trên diện tích rừng nghèo và đất lâm nghiệp; dự kiến đến cuối năm 2018, diện tích cao su đạt 74.800ha và sản lượng 59,42 nghìn tấn (tăng 13 nghìn tấn so với năm 2015). Sâm Ngọc Linh tiếp tục được quan tâm đầu tư mở rộng phát triển; đến nay, toàn tỉnh phát triển được 329,37ha sâm Ngọc Linh.

Trong quá trình đầu tư phát triển nông nghiệp, nhiều doanh nghiệp đã gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Nhiều sản phẩm của một số doanh nghiệp và hợp tác xã như cà phê bột nguyên chất Đăk Hà, Huy Hùng, Sáu Nhung; cao su Kon Tum; tinh bột sắn ViNa Kon Tum… tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Măng Đen được thành lập với quy mô 175ha. Tại đây, Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh triển khai nhiều mô hình sản xuất: cà chua Úc, Hà Lan, dâu tây, lan kim tuyến, sâm dây, hoa ly ly và một số loại dược liệu… thành công.

Tỉnh thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như Dự án quản lý bảo vệ rừng, kinh doanh du lịch và nhân giống, phát triển cây dược liệu kết hợp với nuôi dê sữa (tổng vốn đầu tư 5.100 tỷ đồng) bước đầu cung cấp sản phẩm sữa dê ra thị trường phục vụ khách tham quan; Dự án đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp VinEco của Tập đoàn VinGroup (tổng vốn đầu tư 1.000 tỷ đồng) đang bắt đầu triển khai thực hiện và nhiều dự án khác của các nhà đầu tư trong, ngoài nước cũng đi vào giai đoạn sản xuất, cung ứng sản phẩm nông nghiệp sạch ra thị trường.

Tài nguyên rừng và đất rừng trên địa bàn tỉnh được xác lập theo 3 loại rừng với nhiều hình thức tổ chức tham gia quản lý, sử dụng rừng khác nhau như: các ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng, các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh, hộ gia đình, cộng đồng và chính quyền địa phương. Cùng với việc thực hiện chủ trương đóng cửa rừng và chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, tài nguyên rừng ngày càng được quản lý bảo vệ hiệu quả hơn.   

Công tác xây dựng nông thôn mới được chỉ đạo thực hiện quyết liệt và đạt được nhiều kết quả quan trọng, đến nay, toàn tỉnh có 13 xã đạt nông thôn  mới và dự kiến đến cuối năm 2018 có 18 xã đạt nông thôn mới. Kết cấu hạ tầng nông thôn được đầu tư xây dựng góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn, kinh tế – xã hội khu vực nông thôn phát triển, đời sống nhân dân được nâng lên.

Công nghiệp phát triển cả về quy mô và chất lượng, tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành công nghiệp – xây dựng giai đoạn 2016-2017 đạt 13,73%/năm. Một số ngành công nghiệp có lợi thế được chú trọng phát triển. Sản lượng các sản phẩm như cà phê bột, cà phê hòa tan, tinh bột sắn, cồn Ethanol, điện thương phẩm… địa phương sản xuất tăng đều qua các năm. Một số nghề thủ công truyền thống được khôi phục và phát triển. Các dự án thủy điện được thực hiện đảm bảo tiến độ, đến nay có 17 vị trí hoàn thành với tổng công suất 150,9 MW đạt sản lượng 600 triệu kWh/năm…

Thương mại – dịch vụ tiếp tục có những bước phát triển và ngày càng mở rộng về vùng nông thôn. Tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tăng trưởng giai đoạn 2016-2017 đạt 11,4%. Xuất khẩu trực tiếp có chiều hướng gia tăng và thị trường ngày càng mở rộng. Dịch vụ tài chính – ngân hàng có thêm nhiều chi nhánh được thành lập mới, đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ phát triển kinh tế – xã hội…

Những chủ trương, chính sách phát triển kinh tế đúng đắn của tỉnh làm cho “bức tranh kinh tế” tỉnh trong những năm gần đây tiếp tục có thêm “nhiều gam màu sáng”. Những chuyển biến này đang tạo ra thế và lực cho tỉnh thực hiện tốt mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn năm 2016-2020 và đặt nền móng quan trọng cho sự phát triển kinh tế vượt bậc trong tương lai.

Báo Kon Tum

Khánh Hòa sẽ là thành phố trực thuộc trung ương thứ 6 của cả nước

Tỉnh Khánh Hòa thông qua Nghị quyết về Chương trình phát triển đô thị Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. 

Theo đó, mục tiêu của Chương trình là tập trung nguồn lực đầu tư phát triển đô thị toàn tỉnh Khánh Hòa trở thành đô thị loại I trực thuộc Trung ương vào năm 2025, trong đó, TP. Nha Trang là hạt nhân phát triển; xây dựng một đô thị văn minh, hiện đại, có chất lượng môi trường sống tốt và là trung tâm du lịch tầm quốc tế; tỷ lệ lấp đầy cao tại các khu đô thị mới; áp dụng khoa học công nghệ hiện đại trong quản lý đô thị.

Lộ trình đến năm 2020, tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh đạt 60%; TP.Nha Trang là đô thị loại I; TP.Cam Ranh là đô thị loại III; các thị xã Ninh Hòa, Diên Khánh, Vạn Ninh là đô thị loại IV (thành lập thị xã Diên Khánh trên cơ sở huyện Diên Khánh và thị xã Vạn Ninh trên cơ sở huyện Vạn Ninh); thị trấn Tô Hạp (huyện Khánh Sơn) và thị trấn Khánh Vĩnh (huyện Khánh Vĩnh) là đô thị loại IV; các thị trấn Đại Lãnh (thị xã Vạn Ninh), Ninh Xuân (huyện mới Tân Định), Suối Tân, Cam Đức (huyện Cam Lâm), Trường Sa (huyện Trường Sa), Đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong, Khu du lịch Bán đảo Cam Ranh là đô thị loại V.

Nha trang sẽ là thành phố thứ 6 trực thuộc trung ương

Đến năm 2025, tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh đạt 65%, toàn tỉnh Khánh Hòa là đô thị trực thuộc Trung ương, trong đó: TP. Nha Trang được chia tách thành 3 quận nội thành; TP. Cam Ranh là đô thị loại II; các thị xã Ninh Hòa, Diên Khánh, Vạn Ninh là đô thị loại IV; các thị trấn Tô Hạp, Khánh Vĩnh, Cam Đức là đô thị loại IV; các thị trấn còn lại thuộc đô thị loại V. Định hướng đến năm 2030, tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh đạt 70%. Tổng nhu cầu vốn để thực hiện phát triển đô thị giai đoạn 2016 – 2020 khoảng 76.549 tỷ đồng từ nguồn ngân sách và ngoài ngân sách.

Khánh Hòa là một tỉnh thuộc khu vực Duyên hải Nam Trung bộ, có vùng biển đảo rộng lớn với hơn 200 hòn đảo lớn, nhỏ. Khánh Hòa có nguồn lao động dồi dào, dân số 1.174.100 người (năm 2011), là một trong 10 tỉnh của cả nước có số lượng trí thức lớn. Trên địa bàn tỉnh hiện có 40 đơn vị nghiên cứu khoa học công nghệ và hơn 20.500 cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học và trên 200 cán bộ có trình độ trên đại học. Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề chiếm trên 25%.

Với ba khu vực phát triển kinh tế trọng điểm, phía Nam là vịnh Cam Ranh, có vị trí hết sức quan trọng về quốc phòng – an ninh và phát triển kinh tế. Cảng Hàng không quốc tế Cam Ranh nằm ở trung tâm bán đảo Cam Ranh, là một trong số ít sân bay có đường băng lớn và dài ở Việt Nam hiện nay, sắp tới sẽ được đầu tư xây dựng nâng cấp để trở thành sân bay quốc tế. Đồng thời có cảng Ba Ngòi sau khi được nâng cấp mở rộng sẽ là một trong những cảng quan trọng trong hệ thống cảng biển của vùng Nam Trung bộ, tạo điều kiện thụân lợi để phát triển giao thương giữa Khánh Hòa với các vùng trong nước và quốc tế.

Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh

Lợi thế vịnh Nha Trang, được công nhận là một trong các vịnh đẹp nhất thế giới cùng nhiều ưu đãi cả về vị trí, cảnh quan, khí hậu, cùng với nền tảng về lịch sử, nhân văn của mình, Nha Trang – Khánh Hòa có khả năng phát triển nhiều loại hình du lịch đa dạng.

Bên cạnh đó do nằm trên trục giao thông Bắc Nam, thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không, là cửa ngõ lên Tây Nguyên và là tỉnh có nhiều vịnh, cảng gần tuyến hàng hải quốc tế nhất ở Việt Nam. Công trình đường hầm qua Đèo Cả (dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2017), tuyến đường sắt nối từ Tây Nguyên qua Phú Yên xuống Vân Phong, nâng cấp sân bay Đông Tác – Phú Yên và sân bay Cam Ranh để khai thác lợi thế của vịnh Vân Phong và phục vụ cảng trung chuyển container quốc tế Vân Phong.

cảng hàng không quốc tế Cam Ranh

Vịnh Nha Trang – 1 trong 29 vịnh biển đẹp nhất thế giới

Định hướng phát triển giao thông vận tải Khánh Hòa được xác định tận dụng lợi thế của 3 vịnh Vân Phong, Nha Trang và Cam Ranh nằm trên trục đường hàng hải quốc tế Nam – Bắc Á, để đầu tư xây dựng cảng biển, khai thác hoạt động dịch vụ hàng hải, phát triển công nghiệp tàu thủy… Ðồng thời đầu tư phát triển hệ thống đường giao thông nông thôn để giải quyết tốt nhiệm vụ luân chuyển hàng hóa của vùng ven biển.

Hiện Khánh Hòa đã huy động nhiều nguồn vốn đầu tư trong nước và ngoài nước với chính sách ưu đãi để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng qua các năm và đạt trên 110,5 nghìn tỷ đồng trong 5 năm 2011 – 2015, tăng gấp 2, 3 lần so giai đoạn 2005 – 2010. Tỷ lệ huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên GDP bình quân đạt 42,69%. Nguồn vốn ngân sách đã tập trung đầu tư theo 4 chương trình phát triển kinh tế – xã hội, triển khai các công trình trọng điểm nhằm tạo động lực phát triển trong thời gian tới, đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng Dự án mở rộng Quốc lộ 1A. Huy động vốn đầu tư theo hình thức BT và sử dụng vốn ODA để triển khai các dự án xây dựng hạ tầng có tác dụng lan tỏa, có tính liên kết vùng nhằm đẩy mạnh quá trình đô thị hóa của tỉnh.

Nha Trang - Top 29 vịnh biển đẹp nhất thế giới

Một trong những đề án quy hoạch mới nhất được đưa ra

Nhiều năm qua, Khánh Hòa được biết tới không chỉ là địa phương có tiềm năng lớn về du lịch và các ngành kinh tế biển mà Khánh Hòa cũng là địa phương có tốc độ phát triển về công nghiệp khá. Trong đó, công nghiệp và xây dựng có mức tăng trưởng hợp lý, giữ vị trí chủ lực. Với lợi thế du lịch, hàng năm tổng thu từ du lịch đều tăng từ 15 – 25%, tổng lượng du khách đến Khánh Hòa giai đoạn 2010 – 2015 gần 15 triệu lượt người. Trong đó khách quốc tến hơn 3,5 triệu lượt người, doanh thu du lịch đạt hơn 20.000 tỷ đồng. Các loại hình, sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng, nâng cao chất lượng.

Đồ án quy hoạch tại Nha Trang

Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài vào tỉnh đã thu hút 93 dự án có vốn đầu tư nước ngoài được cấp giấy phép đầu tư (trong đó 45 dự án thuộc Ban quản lý Khu kinh tế Vân Phong). Tỉnh hiện đang tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng ở các khu công nghiệp, cụm công nghiệp để kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào các khu vực này, đồng thời đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực và có các chính sách ưu đãi đầu tư cho từng khu vực.

Với những nỗ lực xây dựng phát triển, Khánh Hòa đã có một số cơ sở hạ tầng nhất định, tuy nhiên để vươn tới đích đến là đô thị loại I trực thuộc Trung ương, Khánh Hòa cần giám sát chặt làm cho bộ mặt đô thị phát triển theo định hướng quy hoạch. Đồng thời cần chấn chỉnh lại để cuộc sống người dân tốt hơn, du khách thoải mái hơn khi đến với vịnh Nha Trang đẹp nhất thế giới.

Nguồn: Internet

Phát triển hạ tầng đồng bộ, Mũi Né “bứt phá” phát triển BĐS nghỉ dưỡng

Sự đầu tư đồng bộ hạ tầng, kéo theo sự đổ bộ của những ông lớn bất động sản đang giúp Mũi Né phát huy hết tiềm năng, hứa hẹn trở thành “điểm vàng” trên bản đồ du lịch thế giới.

Mũi Né hội đủ yếu tố của thiên đường du lịch

Bình Thuận miền đất hứa đầy tiềm năng du lịch với bãi biển trải dài 192 km, danh lam thắng cảnh thơ mộng, môi trường trong lành và hoang sơ, những di tích lịch sử, văn hóa mang kiến trúc độc đáo… dễ dàng “hút hồn” bất cứ ai đặt chân đến mảnh đất này.

May mắn sở hữu khí hậu nhiệt đới điển hình, nhiều nắng gió, ít bão, nhiệt độ tương đối ổn định nên khách du lịch có thể ghé thăm Bình Thuận trong cả bốn mùa. Bên cạnh đó Bình Thuận còn là giao điểm nối liền các trung tâm du lịch lớn của khu vực và cả nước như Nha Trang, Đà Lạt, TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu.

Bà Nguyễn Lan Ngọc, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận cho biết: Với vị thế là một trong những trung tâm du lịch trọng điểm cả nước, ngành du lịch Bình Thuận phấn đấu đến năm 2020 phải chuyển dịch để chiếm tỷ trọng cao trong GRDP của tỉnh; thu hút khoảng 7 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế khoảng 850.000 lượt; Bình Thuận trở thành Trung tâm du lịch – thể thao biển mang tầm quốc gia; Mũi Né là khu du lịch quốc gia.

“Thiên đường ngủ say” do hạn chế trong phát huy lợi thế

Nhìn chung du lịch của tỉnh phát triển chưa mạnh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, chưa khai thác hết lợi thế. Các loại hình, sản phẩm du lịch chưa đa dạng, thiếu nguồn lực đầu tư các công trình văn hóa như bảo tàng, trung tâm biểu diễn nghệ thuật, các khu vui chơi giải trí… để phục vụ nhu cầu của du khách.

Khi nhìn lại thực trạng các resort tại Mũi Né, nhiều ý kiến cho rằng, do công tác quy hoạch, tiêu chuẩn thẩm mỹ của các resort đang lộ quá nhiều bất cập, nên tiềm năng của các resort chưa khai thông hết đã bị tàn phá. Các resort nhiều nhưng manh mún, nhỏ lẻ, chủ đầu tư chạy theo lợi nhuận nên bỏ qua các tiêu chuẩn cần thiết của một resort, phục vụ chưa xứng tầm. Các tiện ích như bể bơi, khu vui chơi, spa, gym,… tại resort còn đơn điệu không được đầu tư phát triển nên gây cảm giác nhàm chán cho du khách.

Bước chuyển mình đánh thức tiềm năng du lịch nghỉ dưỡng tại Mũi Né

Gần đây, những thông tin lạc quan về cơ sở hạ tầng giúp thị trường BĐS Phan Thiết bắt đầu sôi động như sân bay Phan Thiết rục rịch mở rộng với tổng vốn đầu tư khoảng 5.600 tỷ, dự kiến hoạt động vào 2022; 2 tuyến cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết và tuyến Phan Thiết – Dầu Giây chính thức khởi động,…

sân bay phan thiết

Sân bay Phan Thiết mở ra cơ hội phát triển lớn cho Bình Thuận.

Nhiều dự án quy mô hàng trăm triệu USD cũng được đăng ký đầu tư như: Khu du lịch thương mại dịch vụ cao cấp Hàm Tiến – Mũi Né trên diện tích gần 200 ha, dự án khu du lịch cao cấp Hòn Rơm – Mũi Né diện tích gần 86 ha. Tiêu biểu gần đây nhất phải kể đến 2 dự án Nova Hills của Nova Land và Apec Mandala Wyndham Mũi Né của Apec Group.

Điều này là cú hích cho du lịch và BĐS nghỉ dưỡng Phan Thiết bừng tỉnh, bắt đầu bước vào một giai đoạn mới và trở thành  “thỏi nam châm” hút các đại gia địa ốc.

Condotel nghỉ dưỡng giúp Mũi Né “lột xác” thu hút khách du lịch

Dự án Apec Mandala Wyndham Mũi Né được coi là điểm sáng trong các dự án BĐS Phan Thiết với loại hình condotel nghỉ dưỡng biển tiên phong tại Mũi Né, được các nhà đầu tư săn đón và kỳ vọng sẽ trở thành sản phẩm hút đầu tư tại Mũi Né.

Apec Mandala Wyndham Mũi Né với vị trí đắc địa trên đường DT716 – đường Xuân Thủy, cung đường biển được mệnh danh đẹp nhất Việt Nam. Khi hoàn thiện, Apec Mandala Wyndham Mũi Né sẽ cung ứng ra thị trường gần 3000 căn condotel. Căn hộ với địa thế đất đẹp có độ dốc giúp hầu hết các lô đất trong dự án đều nhìn được trực tiếp ra biển.

căn hộ nghỉ dưỡng Apec Mandala Wyndham Mũi Né

Apec Mandala Wyndham Mũi Né điểm sáng hứa hẹn thu hút du khách.

Bên cạnh đó Apec Group ký kết với Wyndham Hotels Group và Swiss Spirit Hospitality, đưa thương hiệu quản lý quốc tế về vận hành dự án như một sự cam kết về chất lượng dịch vụ. Apec Mandala Wyndham Mũi Né được dự báo sẽ là nơi lý tưởng để nghỉ dưỡng và thu hút khách du lịch, mang lại làn gió mới cho “thiên đường resort” Mũi Né.

Theo 24h.com.vn

Điểm nhấn trong thu hút đầu tư Kon Tum

Thời gian qua, tỉnh ta thể hiện quyết tâm lớn về đầu tư phát triển địa phương, mạnh dạn đưa ra những định hướng mới trong phát triển kinh tế – xã hội, tập trung cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư… nhằm tạo nên “hấp lực” để thu hút đầu tư, tạo đà cho quá trình hội nhập và phát triển kinh tế – xã hội mạnh mẽ.

Tính từ giai đoạn đầu thực hiện chiến lược thu hút nguồn lực đầu tư bên ngoài phục vụ quá trình phát triển, đến nay, Kon Tum đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 341 dự án, với tổng vốn đăng ký 57.833,14 tỷ đồng. Trong đó, có 320 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 55.377,96 tỷ đồng; có 170 dự án đã đầu tư hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng với tổng vốn đầu tư 15.214,449 tỷ đồng; 52 dự án đầu tư đang triển khai xây dựng với tổng vốn 25.532,25 tỷ đồng.

Chỉ tính riêng trong 10 tháng đầu năm 2018, tỉnh thu hút được 50 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký 8.790,23 tỷ đồng. Đã có nhiều dự án lớn đang đầu tư vào tỉnh như Tổ hợp thương mại dịch vụ, vui chơi giải trí và nhà phố FLC Kon Tum; Tổ hợp khách sạn, trung tâm thương mại, dịch vụ FLC Kon Tum; Tổ hợp Trung tâm thương mại – Shophouse Vincom Kon Tum; Khu du lịch – đô thị sinh thái nghỉ dưỡng kết hợp sân golf và Khu đô thị sinh thái – du lịch gắn với công viên phía bắc Kon Tum; Khu phức hợp đô thị Vinhomes Kon Tum; Tổ hợp sân golf, du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí và đô thị FLC Măng Đen; khu du lịch sinh thái Măng Đen…

Tại Hội nghị Đầu tư phát triển sâm Ngọc Linh Kon Tum và các dược liệu khác, UBND tỉnh đã trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư của 6 dự án với tổng vốn đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng cho 6 công ty, gồm: Công ty CP Solavina, Công ty TNHH Thái Hòa, Công ty CP Vingin, Công ty TNHH ADC, Công ty CP Nước giải khát Ngọc Linh và Công ty CP Sâm Ngọc Linh Tu Mơ Rông Kon Tum với tổng vốn đăng ký 1.500 tỷ đồng.

Lãnh đạo tỉnh trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho các doanh nghiệp.

Điểm nhấn trong “bức tranh” thu hút đầu tư của Kon Tum thời gian qua chính là triển khai được một loạt các dự án lớn; tạo nên sự lan tỏa về đầu tư vốn – công nghệ – trình độ quản lý, tạo việc làm cho người lao động; thúc đẩy sản xuất tăng trưởng với trình độ phát triển cao hơn, góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn. Các nguồn vốn đầu tư đa dạng từ người dân và các doanh nghiệp linh hoạt và có xu hướng thương mại hiệu quả hơn, có tác động vào đời sống kinh tế – xã hội của tỉnh.

Ông Nguyễn Đình Bắc – Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Công tác thu hút đầu tư của tỉnh tiếp tục có những chuyển biến tích cực. Việc tiến hành đánh giá tiềm năng và ban hành danh mục các dự án kêu gọi đầu tư vào địa bàn cùng với công tác đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh, thực hiện cơ chế “liên thông một cửa”; kết hợp nhiều chính sách về thuê đất, tạo quỹ đất sạch, hỗ trợ giải phóng mặt bằng… đã thu hút được nhiều dự án đầu tư vào địa bàn. Các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố trên địa bàn có chuyển biến trong việc củng cố, kiện toàn mô hình “một cửa liên thông” để làm nhân tố thu hút đầu tư; triển khai thực hiện xúc tiến đầu tư để giới thiệu chương trình và mời gọi các nhà đầu tư có tiềm lực kinh tế thực hiện các dự án đầu tư lớn.

“Trong nhiều giải pháp cải thiện tình hình chậm triển khai các dự án, tỉnh chú trọng nhất là đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tổ chức lại bộ máy làm công tác xúc tiến đầu tư; rà soát lại quy trình, thủ tục về đầu tư; khảo sát, thăm dò ý kiến doanh nghiệp để sửa những khâu không còn phù hợp; rà soát từng dự án đã cấp giấy chứng nhận đầu tư nhưng chậm triển khai để có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp” – ông Nguyễn Đình Bắc cho biết thêm.  

Mặc dù chỉ số PCI (năng lực cạnh tranh cấp tỉnh) năm 2017 của tỉnh thứ hạng bị tụt giảm so với năm 2016, nhưng có 2 chỉ số thành phần tăng bậc như tính minh bạch và tiếp cận thông tin tăng 23 bậc, đứng 33/63 tỉnh, thành; chi phí không chính thức tăng 8 bậc, đứng 54/63 tỉnh, thành. Đây là những chỉ số quan trọng trong nỗ lực cải thiện và đẩy mạnh thu hút đầu tư của tỉnh.

Để tạo môi trường thu hút đầu tư hấp dẫn hơn nữa, ngày 9/3/2018, UBND tỉnh ban hành Danh mục dự án thu hút đầu tư vào địa bàn tại Quyết định số 252/QĐ-UBND với 108 dự án. Trong đó, danh mục dự án trọng điểm ưu tiên có 45 dự án, gồm: lĩnh vực nông, lâm nghiệp 11 dự án; lĩnh vực công nghiệp 8 dự án; lĩnh vực văn phòng – thương mại – dịch vụ – du lịch 17 dự án và lĩnh vực đầu tư phát triển đô thị 9 dự án.

Theo đó, trên cơ sở những tiềm năng, lợi thế về vị trí, điều kiện tự nhiên của tỉnh, công tác quảng bá, xúc tiến, thu hút đầu tư sẽ được đổi mới theo định hướng tăng cường liên kết, hợp tác xúc tiến đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trồng dược liệu và phát triển thương mại, du lịch…

Tỉnh sẽ tiếp tục tổ chức nhiều hội nghị và tham gia các hoạt động xúc tiến đầu tư trong nước và ngoài nước để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nghiên cứu cơ hội đầu tư, lựa chọn địa bàn, lĩnh vực, dự án đầu tư vào các ngành, lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Lấy hoạt động xúc tiến đầu tư tại chỗ làm trọng tâm để kêu gọi đầu tư nhằm giảm chi phí và tăng cơ hội tiếp cận thông tin, dự án đầu tư cho các nhà đầu tư; sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư đến tìm hiểu và đầu tư vào địa bàn…

Kon Tum: Tăng cường thu hút đầu tư phát triển du lịch

Mới đây, UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành Quyết định số 747/QĐ-UBND về việc Phê duyệt Đề án Xã hội hóa các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Kon Tum giai đoạn 2018 -2023, định hướng đến 2030.

Theo đó, đối với lĩnh vực du lịch, tỉnh Kon Tum đặt mục tiêu đến năm 2030 thu hút 60-70% vốn doanh nghiệp đầu tư vào chương trình phát triển nguồn nhân lực du lịch; thu hút 60-70% vốn doanh nghiệp tham gia chương trình đầu tư nâng cấp hệ thống khu du lịch, điểm du lịch và sản phẩm du lịch; vận động 40-50% doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong địa bàn tỉnh cùng tham gia chương trình quảng bá xúc tiến du lịch theo phương châm “Nhà nước và doanh nghiệp cùng làm”.

Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng trang thông tin điện tử du lịch Kon Tum, hình thành các điểm hỗ trợ du khách, phát huy vai trò giới thiệu, quảng bá, hỗ trợ thông tin du lịch; chủ động liên kết, hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh, thành phố có thế mạnh về du lịch, nhằm nâng cao vị thế và gắn du lịch Kon Tum vào chuỗi sản phẩm du lịch liên vùng.

Ngoài ra, tăng cường tổ chức các đoàn xúc tiến, quảng bá, kết nối du lịch trong và ngoài nước. Tăng cường mời gọi và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư khách sạn, khu nghỉ dưỡng trên núi và ven sông, kết hợp mô hình du lịch cộng đồng, hệ thống khu vui chơi giải trí, đáp ứng được nhu cầu của du khách tại các Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Măng Đen và thành phố Kon Tum.

Phối hợp với các trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng nghề, các trường đại học đào tạo về du lịch có uy tín trên cả nước và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh tổ chức đào tạo mới và đào tạo lại cho nhân viên, chủ doanh nghiệp du lịch đang hoạt động trong các lĩnh vực lưu trú du lịch, lữ hành, vận chuyển khách du lịch; bồi dưỡng nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch… Phấn đấu trong giai đoạn 2018 đến 2023 sẽ đào tạo cho doanh nghiệp khoảng 200 lao động du lịch.

Được biết, những năm qua, tỉnh Kon Tum đã xây dựng các đề án, chương trình phát triển ngành Du lịch với mục tiêu đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Bức tranh kinh tế Kon Tum – Những gam màu sáng

​Bằng những chủ trương, chính sách phát triển kinh tế đúng đắn của Đảng bộ, chính quyền tỉnh, sự nỗ lực, chung sức, đồng lòng của các tầng lớp nhân dân, trong những năm gần đây, “bức tranh kinh tế” của địa phương có được “những gam màu sáng”…

Không như ở một số tỉnh, thành phố khác có điều kiện phát triển, sau khi tái lập lại tỉnh, tình hình kinh tế – xã hội ở tỉnh ta hết sức khó khăn, hơn 50% dân số nghèo đói; hệ thống giao thông thô sơ, chất lượng kém với hơn 50% số xã chưa có đường ô tô vào đến trung tâm; giáo dục, y tế và công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân còn yếu kém, chưa đáp ứng nhu cầu của nhân dân,…

Riêng về kinh tế, sau khi thành lập lại tỉnh, toàn tỉnh chỉ có một số cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, một số lâm trường, nông trường chuyên canh cà phê, lúa… thu không đủ chi. Cuộc sống của người dân và người lao động còn nhiều khó khăn.

Được sự quan tâm đầu tư của Trung ương và dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng bộ tỉnh, thực hiện sự nghiệp đổi mới, trong đó lấy đổi mới kinh tế là trung tâm; tỉnh đã thông qua các chương trình phát triển kinh tế như: xây dựng cơ sở hạ tầng, tổ chức chính sách định canh định cư, di dân xây dựng vùng kinh tế mới, phát triển thủy lợi, đẩy mạnh phát triển cây công nghiệp (mía, cà phê, cao su…), ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất… Bộ mặt kinh tế của tỉnh từng bước khởi sắc.

Từ một tỉnh với hơn 50% dân số thuộc diện nghèo đói nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, tỉnh ta giảm được nạn đói giáp hạt, bảo đảm an ninh lương thực, đời sống người dân và người lao động ngày càng ổn định và phát triển. Càng về sau, kinh tế của tỉnh có những bước phát triển vững chắc nhờ những chủ trương, chính sách phát triển kinh tế đúng đắn của Đảng bộ, chính quyền tỉnh dựa trên khai thác hiệu quả những tiềm năng thế mạnh sẵn có, vừa có những bước chuyển dịch kinh tế phù hợp với xu thế, nhu cầu của sự phát triển chung.

Kế thừa những thành tựu trong phát triển kinh tế, cùng với việc tiếp tục đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, thu hút doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất và xây dựng các nhà máy; tái cơ cấu kinh tế; thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp; xây dựng ba vùng kinh tế động lực, phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực; xây dựng nông thôn mới; tạo điều kiện cho người dân vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh; thực hiện Đề án hỗ trợ người nghèo phát triển cao su tiểu điền, Đề án hỗ phát triển cà phê xứ lạnh; sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao… trong những nhiệm kỳ gần đây, kinh tế tỉnh tiếp tục có những bước phát triển mới.

kinh tế nông nghiệp kon tum

Theo đánh giá giữa nhiệm kỳ của UBND tỉnh về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh giai đoạn 2016-2020, tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn năm 2016-2017 đạt 8,53% năm, ước thực hiện năm 2018 đạt 9,17%.

Lĩnh vực nông nghiệp ngày càng phát triển theo chiều sâu. Tổng sản lượng lương thực năm 2018 ước đạt trên 117 nghìn tấn, đạt 77,94% kế hoạch đến năm 2020. Diện tích các cây trồng và sản lượng các sản phẩm chủ lực tiếp tục ổn định và phát triển.

Bằng việc lồng ghép các nguồn lực từ các chương trình, dự án như chương trình hỗ trợ giống cà phê lai đa dòng có năng suất, chất lượng cao để trồng và tái canh cà phê; chương trình khuyến nông, khuyến lâm, hỗ trợ phát triển sản xuất… nâng diện tích cà phê toàn tỉnh năm 2017 lên 17.952ha, dự kiến cuối năm 2018 lên 18.990ha cà phê và ước sản lượng cà phê thu được trên 43 nghìn tấn (tăng 7,4 nghìn tấn so với năm 2015). Diện tích cao su được tập trung phát triển trên diện tích rừng nghèo và đất lâm nghiệp; dự kiến đến cuối năm 2018, diện tích cao su đạt 74.800ha và sản lượng 59,42 nghìn tấn (tăng 13 nghìn tấn so với năm 2015). Sâm Ngọc Linh tiếp tục được quan tâm đầu tư mở rộng phát triển; đến nay, toàn tỉnh phát triển được 329,37ha sâm Ngọc Linh.

Trong quá trình đầu tư phát triển nông nghiệp, nhiều doanh nghiệp đã gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Nhiều sản phẩm của một số doanh nghiệp và hợp tác xã như cà phê bột nguyên chất Đăk Hà, Huy Hùng, Sáu Nhung; cao su Kon Tum; tinh bột sắn ViNa Kon Tum… tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Măng Đen được thành lập với quy mô 175ha. Tại đây, Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh triển khai nhiều mô hình sản xuất: cà chua Úc, Hà Lan, dâu tây, lan kim tuyến, sâm dây, hoa ly ly và một số loại dược liệu… thành công.

hội chợ triển lãm tại kon tum

Tỉnh thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như Dự án quản lý bảo vệ rừng, kinh doanh du lịch và nhân giống, phát triển cây dược liệu kết hợp với nuôi dê sữa (tổng vốn đầu tư 5.100 tỷ đồng) bước đầu cung cấp sản phẩm sữa dê ra thị trường phục vụ khách tham quan; Dự án đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp VinEco của Tập đoàn VinGroup (tổng vốn đầu tư 1.000 tỷ đồng) đang bắt đầu triển khai thực hiện và nhiều dự án khác của các nhà đầu tư trong, ngoài nước cũng đi vào giai đoạn sản xuất, cung ứng sản phẩm nông nghiệp sạch ra thị trường.

Tài nguyên rừng và đất rừng trên địa bàn tỉnh được xác lập theo 3 loại rừng với nhiều hình thức tổ chức tham gia quản lý, sử dụng rừng khác nhau như: các ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng, các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh, hộ gia đình, cộng đồng và chính quyền địa phương. Cùng với việc thực hiện chủ trương đóng cửa rừng và chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, tài nguyên rừng ngày càng được quản lý bảo vệ hiệu quả hơn.   

Công tác xây dựng nông thôn mới được chỉ đạo thực hiện quyết liệt và đạt được nhiều kết quả quan trọng, đến nay, toàn tỉnh có 13 xã đạt nông thôn  mới và dự kiến đến cuối năm 2018 có 18 xã đạt nông thôn mới. Kết cấu hạ tầng nông thôn được đầu tư xây dựng góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn, kinh tế – xã hội khu vực nông thôn phát triển, đời sống nhân dân được nâng lên.

Công nghiệp phát triển cả về quy mô và chất lượng, tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành công nghiệp – xây dựng giai đoạn 2016-2017 đạt 13,73%/năm. Một số ngành công nghiệp có lợi thế được chú trọng phát triển. Sản lượng các sản phẩm như cà phê bột, cà phê hòa tan, tinh bột sắn, cồn Ethanol, điện thương phẩm… địa phương sản xuất tăng đều qua các năm. Một số nghề thủ công truyền thống được khôi phục và phát triển. Các dự án thủy điện được thực hiện đảm bảo tiến độ, đến nay có 17 vị trí hoàn thành với tổng công suất 150,9 MW đạt sản lượng 600 triệu kWh/năm…

Thương mại – dịch vụ tiếp tục có những bước phát triển và ngày càng mở rộng về vùng nông thôn. Tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tăng trưởng giai đoạn 2016-2017 đạt 11,4%. Xuất khẩu trực tiếp có chiều hướng gia tăng và thị trường ngày càng mở rộng. Dịch vụ tài chính – ngân hàng có thêm nhiều chi nhánh được thành lập mới, đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ phát triển kinh tế – xã hội…

Du lịch và dịch vụ du lịch có bước tăng trưởng nhanh, lượng khách tăng đều qua các năm, bình quân giai đoạn 2016-2017 đạt 20,4% năm. Ý tưởng “ba quốc gia một điểm đến” giữa Việt Nam – Lào – Campuchia được ký kết triển khai. Các tuyến, tua du lịch được mở rộng kết nối với các tỉnh, thành phố ngày càng nhiều hơn trước. Khu du lịch sinh thái Măng Đen với nhiều điểm du lịch thu hút nhiều du khách khách tham quan, trải nghiệm…

du lịch sinh thái măng đen

Những chủ trương, chính sách phát triển kinh tế đúng đắn của tỉnh làm cho “bức tranh kinh tế” tỉnh trong những năm gần đây tiếp tục có thêm “nhiều gam màu sáng”. Những chuyển biến này đang tạo ra thế và lực cho tỉnh thực hiện tốt mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn năm 2016-2020 và đặt nền móng quan trọng cho sự phát triển kinh tế vượt bậc trong tương lai.

Báo Kon Tum