Bài viết

Khánh Hòa: Gần 2.000 phòng khách sạn làm nơi cách ly Covid-19

(NLĐO)- Sở Y tế Khánh Hòa triển khai 11 khách sạn với gần 2.000 phòng làm cơ sở cách ly y tế phòng, chống dịch bệnh Covid-19 có thu phí cho người nước ngoài là nhà đầu tư, chuyên gia, nhà quản lý doanh nghiệp, lao động tay nghề cao nhập cảnh vào Việt Nam làm việc.
Theo đó, 11 khách sạn này có tổng công suất là 1.950 phòng được sử dụng làm cơ sở cách ly y tế phòng, chống COVID-19 cho người nước ngoài. Đây là nơi cách ly dành cho nhóm nhà đầu tư, chuyên gia, nhà quản lí doanh nghiệp, lao động tay nghề cao nhập cảnh vào sân bay quốc tế Cam Ranh trong thời gian dịch bệnh. Các khách sạn này phục vụ cho người nhập cảnh với mục đích ngoại giao, công vụ (trong đó có khách sạn Ariyana cách ly cho tổ bay.

Các khách sạn gồm: Khách sạn The World (số 11, Lê Lợi, Nha Trang), Nha Trang WonderLand (lô 10,11, Phạm Văn Đồng, Nha Trang), khách sạn Lasan View, khách sạn Nha Trang Pearl (số 2+2A, Phan Bội Châu và 70 Phan Đình Phùng), khách sạn B&N (75 Võ Trứ), khách sạn Selena (34 Nguyễn Thiệt Thuật), khách sạn Ximao (số 64A, Nguyễn Thiện Thuật), khách sạn Galina (số 5, Hùng Vương), khách sạn Movenpick Resort Cam Ranh – khu nghỉ dưỡng MPCR (lô D12 ABC, xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm), khách sạn Ariyana (số 18, Trần Hưng Đạo), khách sạn Vinpearl Empire Condotel Nha Trang (số 44-46, Lê Thánh Tôn, Nha Trang).

Ảnh: Khánh Hòa: Gần 2.000 phòng khách sạn làm nơi cách ly Covid-19.

Khách sạn Movenpick Resort Cam Ranh chuẩn 5 sao là nơi cách ly có thu phi

Hiện nay, khách sạn Nha Trang Wonderland cách li 69 trường hợp (19 thuyền viên có kết quả xét nghiệm âm tính; 50 trường hợp là chuyên gia từ Thái Lan nhập cảnh vào Việt Nam đã lấy mẫu và chờ kết quả xét nghiệm). Khách sạn Nha Trang Pearl cách li 21 trường hợp (16 thuyền viên có kết quả xét nghiệm âm tính; 05 thuyền viên đã lấy mẫu và chờ kết quả xét nghiệm). Khách sạn Selena cách li 29 trường hợp (chuyên gia từ Hàn Quốc nhập cảnh vào Việt Nam) đã lấy mẫu và chờ kết quả xét nghiệm. Riêng khách sạn Ariyana SmartCondotel Nha Trang đang cách li tổ bay.

Bên cạnh đó, Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa cũng cho biết để chuẩn bị đón thêm các công dân Việt Nam từ nước ngoài trở về thực hiện cách ly theo quy định, các cơ quan chức năng của tỉnh đã khảo sát, bổ sung thêm cơ sở cách ly tập trung khoảng 700 chỗ.

Hai địa điểm được chọn là Trung tâm Giáo dục quốc phòng an ninh và Ký túc xá của Trường Đại học Nha Trang. Hai cơ sở này đã được lực lượng quân đội tổng dọn dẹp vệ sinh, chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị để đón người về cách ly.

Ngoài 2 cơ sở mới bổ sung, tỉnh Khánh Hòa hiện có 4 cơ sở cách ly tập trung thuộc quân đội quản lý. Các cơ sở này đang thực hiện cách ly 525 người Việt Nam về từ Đài Loan, Mỹ, Thái Lan.

Trong đợt dịch này, Khánh Hòa theo dõi, cách ly 707 trường hợp (613 trường hợp có kết quả xét nghiệm âm tính, 1 trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính và 93 trường hợp đang chờ kết quả xét nghiệm).

Theo báo Người lao động.

Ca tử vong thứ 3 liên quan Covid-19 tại Đà Nẵng

Sáng 1/8, Bộ Y tế xác nhận ca thứ 3 tử vong do mắc Covid-19 tại Việt Nam. Bệnh nhân mắc Covid-19 trên bệnh nền ung thư máu đã không thể qua khỏi sau biến chứng suy tủy, suy hô hấp, suy tuần hoàn.
Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị trực tuyến nâng cao năng lực chuyên môn cho các cơ sở khám chữa bệnh trong công tác tiếp nhận, quản lý và điều trị Covid-19 tại 700 điểm cầu.

Theo đó, bệnh nhân thứ 3 tử vong liên quan đến Covid-19 tại Việt Nam là bệnh nhân 499, nữ, 66 tuổi. Bệnh nhân bị ung thư máu (leucemia) điều trị tại Khoa Nội Thần kinh Bệnh viện Đà Nẵng ra viện 23/7/2020.

Sau đó bệnh nhân có ho, sốt nên tái khám tại Bệnh viện Ung bướu . Do có dịch tễ nghi ngờ nên bệnh viện đã chuyển ngay khu cách ly, lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 cho kết quả dương tính.

Bệnh nhân được chẩn đoán bạch cầu cấp dòng tủy kháng trị/Đái tháo đường/SARS-CoV-2. Biến chứng suy tủy, suy hô hấp, suy tuần hoàn. Đến 19 giờ ngày 31/07, suy hô hấp nặng hơn, được tiến hành đặt nội khí quản, thở máy.
Các chuyên gia của Bộ Y tế liên tục hội chẩn trực tiếp ca bệnh. Tuy nhiên, đến 22h30, hội chẩn và điều trị cho kết quả thất bại. Vẫn tiếp tục thở máy, vận mạch liều cao, đến 04h55 phút 01/08 thì BN ngừng tuần hoàn, hô hấp và được xác nhận tử vong.
GS.TS Nguyễn Gia Bình, nguyên Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai, Tổ trưởng Tổ Hội chẩn chuyên môn chăm sóc điều trị ca bệnh Covid-19 diễn biến cho biết, nặng nhân bị ung thư giai đoạn cuối, không đáp ứng điều trị hóa chất.

Bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối có thêm tình trạng viêm phổi, nhiễm thêm Covid-19 nên tử vong không khẳng định hoàn toàn do Covid-19. Bệnh mới như giọt nước làm tràn ly.

Nguyên nhân tử vong được xác định do ung thư máu ác tính, không đáp ứng hóa chất giai đoạn cuối, viêm phổi nặng và thêm Covid-19.

Theo GS Bình, việc điều trị các bệnh nhân trong giai đoạn hiện nay gặp nhiều khó khăn. Nhiều bệnh nhân nặng, tuổi cao, kèm theo nhiều bệnh mạn tính như chạy thận nhân tạo, suy tim, đái tháo đường. “Chẳng hạn với bệnh nhân 428 chúng tôi không thể làm gì, tình huống bất khả kháng”, GS Bình nói.

“Giai đoạn trước có những bệnh nhân nặng, chúng tôi tập trung dồn sức vào điều trị thì có khả năng phục hồi được. Tuy nhiên lần này, các bệnh nhân nặng, kèm nhiều bệnh mạn tính, hằng ngày sống nhờ máy móc giờ chỉ thêm một chút bất thường thì rất khó chống đỡ”, GS Bình cho biết.

Trước đó, ngày 31/7, Bộ Y tế xác nhận hai ca mắc Covid-19 tại Đà Nẵng tử vong, là hai ca tử vong đầu tiên do bệnh dịch này tại Việt Nam.

Bệnh nhân đầu tiên tử vong là ca mắc Covid-19 thứ 428 (BN428) là bệnh nhân nam, 70 tuổi, bệnh nhân khoa Nội thận – Nội tiết, Bệnh viện Đà Nẵng. Bệnh nhân có địa chỉ thường trú tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, được công bố mắc Covid-19 hôm 27/7.

Bệnh nhân có lịch chạy thận nhân tạo 2 lần/tuần trên 10 năm, tăng HA – suy tim, bệnh tim thiếu máu cục bộ.

0h25 ngày 31/7/2020 bệnh nhân nhập Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Trung ương Huế trong tình trạng rất nặng, tiên lượng tử vong rất cao. Sau đó 5 phút, bệnh nhân xuất hiện nhịp tim chậm được cấp cứu và chỉ định thở máy tại ICU.

Sau 5 phút mất mạch, được cấp cứu hồi sức thì mạch xuất hiện và huyết áp tăng trở lại 190 – 200 mmHg, 30 phút sau huyết áp xuống 140 – 110/70 mmHg.

Rạng sáng ngày 31/7/2020 bệnh nhân xuất hiện ngừng tim, được cấp cứu tại chỗ, nhưng đã tử vong lúc 5h30 ngày 31/7/2020.

Ca thứ 2 tử vong liên quan đến Covid-19 tại Việt Nam là bệnh nhân số 437, bị suy thận mạn giai đoạn cuối, chạy thận nhân tạo, tăng huyết áp, đái tháo đường, gout.

Bệnh nhân tiền sử mắc suy thận mạn, đã điều trị suy thận và chạy thận nhân tạo, tăng huyết áp, đái tháo đường, rung nhĩ, gout tại Bệnh viện Đà Nẵng trong thời gian dài trước khi phát hiện mắc Covid-19 vào ngày 27/7.

Đến ngày 27/7, bệnh nhân được xét nghiệm dịch hầu họng cho kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2.

Ngày 29/7 bệnh nhân có dấu hiệu bị trụy mạch, huyết áp phụ thuộc vận mạch liều cao, được đặt ECMO- hệ thống tim phổi nhân tạo.

Bệnh nhân đã được tiểu ban điều trị hội chẩn nhiều lần, đánh giá đây là trường hợp rất nặng, tiên lượng tử vong cao. Dù đã được các bác sĩ Bệnh viện Đà Nẵng tập trung cứu chữa nhưng đã tử vong vào chiều 31/7.

Nguyên nhân tử vong là sốc nhiễm trùng, suy đa tạng, ngừng tuần hoàn hô hấp trên bệnh nhân viêm phổi, suy thận mạn đang chạy thận định kỳ có bệnh kèm tăng huyết áp, gout, mắc Covid-19.

Như vậy tính đến 6h ngày 01/8, Việt nam có tổng cộng 558 ca mắc Covid-19, 3 trường hợp tử vong.

Việt Nam ghi nhận có ca tử vong thứ 2 là bệnh nhân số 437

Việt Nam ghi nhận có ca tử vong thứ 2 là bệnh nhân số 437
Tối 31/7, PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế, Trưởng bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế tại TP Đà Nẵng thông tin cho biết về trường hợp bệnh nhân số 437 tử vong.
Bệnh nhân nam, N.H.L, 61 tuổi, trú ở phường Hòa An, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng. Bệnh nhân tiền sử mắc suy thận mạn, đã điều trị suy thận và chạy thận nhân tạo, tăng huyết áp, đái tháo đường, rung nhĩ, gout tại Bệnh viện Đà Nẵng trong thời gian dài trước khi phát hiện mắc COVID-19 (ngày 27/7/2020)
Ngày 23/6/2020, bệnh nhân khó thở được chuyển vào viện Khoa nội – tiết niệu với chẩn đoán suy bệnh thận mạn giai đoạn cuối, chạy thận nhân tạo chu kì 7 năm, tăng huyết áp, gout, rung nhĩ, suy tim, phù phổi cấp.

Từ ngày 09/7/2020 bệnh nhân sốt cao liên tục. Đến ngày 17/7/2020, bệnh nhân suy hô hấp, chuyển sang Khoa Hồi sức tích cực chống độc của Bệnh viện Đà Nẵng cùng ngày.

Đến ngày 27/7/2020, bệnh nhân được xét nghiệm dịch hầu họng cho kết quả dương tính với vi rút SARS-CoV-2. Ngày 29/7 bệnh nhân trụy mạch, huyết áp phụ thuộc vận mạch liều cao, bệnh nhân được làm ECMO. Bệnh nhân đã được tiểu ban điều trị hội chẩn nhiều lần, đánh giá đây là trường hợp bệnh nhân rất nặng, tiên lượng tử vong cao.

Dù đã được các bác sĩ Bệnh viện Đà Nẵng tập trung cứu chữa nhưng đã tử vong vào chiều 31/7/2020. Nguyên nhân tử vong: Sốc nhiễm trùng, suy đa tạng, ngừng tuần hoàn hô hấp trên bệnh nhân viêm phổi, suy thận mạn đang chạy thận định kỳ có bệnh kèm tăng huyết áp, gout, mắc COVID-19.

Theo Sức khỏe và đời sống

Lúc này, giữ tiền mặt hay mạnh dạn “xuống tiền” mua bất động sản?

Nhiều nhà đầu tư BĐS chọn phương án tạm dừng các quyết định mua bán BĐS trong giai đoạn kinh tế bất ổn và dự báo tình hình này có thể kéo dài đến hết quý 2/2020.

Sau thời gian giãn cách ly xã hội, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, bao gồm kinh doanh BĐS đang trở lại trạng thái “bình thường mới”. Trên thị trường đã và đang có dấu hiệu một số dự án mở bán trở lại sau thời gian khá dài bị “nén” vì dịch bệnh. Tuy nhiên, có lẽ BĐS chỉ mới ở trạng thái “thăm dò” thị trường là chính, các hoạt động mở bán, giới thiệu dự án hay khách hàng đi xem BĐS vẫn chưa thực sự quay trở lại ở thời điểm này.

Theo đại diện một sàn giao dịch BĐS trên địa bàn Tp.HCM, hiện khách hàng đi xem dự án rất ít. Sau thời điểm giãn cách ly xã hội chỉ một lượng khách lẻ tẻ đi xem nên việc bán hàng vẫn khá khó khăn, giao dịch chậm. Hầu hết khách hàng ở thời điểm này vẫn trong tâm lý “giữ tiền mặt” chưa mạnh dạn “xuống tiền”.

Theo dự báo của một số chuyên gia, ít nhất phải hết quý 2/2020 tình hình giao dịch BĐS trên thị trường mới ổn định trở lại. Và vào khoảng cuối năm 2020 đến đầu năm 2021 nhà đầu tư (NĐT) mới thực sự trở lại thị trường ổn định. Còn ở giai đoạn này, dù có tiền nhiều NĐT vẫn cân nhắc khá kỹ việc mua BĐS, cũng không có nhiều sự lựa chọn ở các dòng sản phẩm nên đa số NĐT vẫn ở trạng thái nghe ngóng, quan sát thị trường.

Ông Stuart Crow, CEO, Capital Market, Châu Á Thái Bình Dương của JLL cho rằng, với tác động của đại dịch Covid-19, nhiều nhà đầu tư BĐS vẫn chọn phương án tạm dừng các quyết định mua bán trong giai đoạn kinh tế bất ổn và dự báo tình hình này sẽ tiếp tục kéo dài đến quý 2/2020.

Tuy nhiên, hoạt động đầu tư có thể sẽ phục hồi vào nửa cuối năm, khi đó, nhà đầu tư với tiềm lực vốn mạnh đang chờ đợi cơ hội sẽ triển khai vốn và thúc đẩy dòng chảy giao dịch mạnh mẽ trên hầu hết các lĩnh vực. Đây cũng là lúc mà các NĐT cá nhân sẽ quay trở lại thị trường.

Ảnh: Một sản phẩm đất nền mới tại Khánh Hòa khu vực gần Sân Bay Quốc Tế

Còn theo đại diện Savills Việt Nam, thị trường sẽ mất khoảng 6 tháng để phục hồi mặc dù nhu cầu về BĐS còn khá lớn. Nghĩa là phải đến thời điểm cuối năm, sang đầu năm sau thì khách hàng, giao dịch cũng như nguồn cung mới trở lại thị trường ổn định.

Theo các chuyên gia, hiện tại, cả CĐT lẫn NĐT cá nhân vẫn ở trạng thái giữ bình tĩnh và lạc quan. Việc trì hoãn của NĐT là bởi họ đang chờ thời cơ mới.

Tuy vậy, ở bối cảnh ảnh hưởng chung của dịch Covid-19 lên tất cả các phân khúc thì theo các chuyên gia sẽ có những phân khúc phục hồi nhanh hơn, do mức độ ảnh hưởng nhẹ. Đó là những sản phẩm đánh đúng vào thị hiếu của NĐT từ trước đến nay. Đa phần sẽ là phân khúc đất nền và căn hộ giá vừa túi tiền.

Theo ông Trần Khánh Quang, chuyên gia BĐS, trong mùa dịch Covid-19 giao dịch vẫn diễn ra ở loại hình đất nền tỉnh lân cận Tp.HCM và căn hộ có giá hợp lý. Đây cũng là các phân khúc sẽ có khả năng phục hồi sớm sau dịch bởi đáp ứng nhu cầu ở thực của số đông.

Quả thực, trên thị trường thứ cấp, nhiều NĐT nắm tài sản là đất nền và căn hộ giá vừa túi tiền vẫn kì vọng lợi nhuận sẽ tốt hơn sau thời điểm dịch khi mà họ cho rằng, lượng khách hàng mua ở thực sẽ quay trở lại thị trường sớm hơn NĐT. Quan sát thị trường gần đây cho thấy, giá trên thị trường thứ cấp có dấu hiệu chững lại nên những BĐS đã có sổ được người mua thực quan tâm. Những giao dịch phát sinh ở thời điểm này cũng chủ yếu đến từ nhu cầu thực.

Dù chưa thể nói chính xác cụ thể thời điểm thị trường ổn định trở lại nhưng theo hầu hết các chuyên gia, việc các doanh nghiệp BĐS chủ động trong sản phẩm và hoạt động kinh doanh của mình sau thời điểm dịch sẽ khiến thay đổi động thái của người mua trên thị trường.

Khi có sản phẩm mới cùng các chính sách bán hàng tốt thì chắc chắn người mua sẽ quan tâm. Riêng với NĐT, họ cũng sẽ chọn cách xoay chuyển dòng tiền chứ không thể để tiền bị ngâm quá lâu. Vì thế, nhịp độ thị trường sẽ tốt lên nếu cả doanh nghiệp lẫn NĐT nhìn thị trường tích cực trở lại.

Theo: CafeF.

Dịch Covid – 19 : Nhà nghỉ khách sạn sang nhượng ồ ạt

Thị trường khách sạn đang chứng kiến tình trạng chủ đầu tư rao bán và chuyển nhượng quyền kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ do ế ẩm, không thể duy trì trong dịch Covid-19.

Mới đây, chị Trần Hoa, chủ khách sạn Hanoi Passion Suite trên đường Trần Nhật Duật (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã buộc phải sang nhượng gấp khách sạn này với giá 350 triệu đồng do không đủ vốn để tiếp tục kinh doanh. Khách sạn này, chị Hoa mới đầu tư được một năm và đã ký hợp đồng thuê nhà trong 10 năm với giá 2.700 USD/tháng.

Tương tự, khách sạn Saigon Palace trên đường Trần Quốc Hoàn, quận Cầu Giấy (Hà Nội) quy mô 27 phòng nghỉ cũng được chủ sang nhượng lại với giá 800 triệu đồng, trong đó 420 triệu là tiền cọc cho chủ nhà cho hợp đồng thuê 10 năm.

Cùng với đó, hàng loạt nhà nghỉ quy mô 10-15 phòng tại Hà Nội đang được rao sang nhượng lại với giá 80-100 triệu đồng kèm theo hợp đồng thuê dài hạn.

Nha nghi, khach san sang nhuong o at vi dich Covid-19 hinh anh 1 Ks_zing1.jpg
Trong thời điểm dịch bệnh, các khách sạn tại khu trung tâm quận 1 chỉ lác đác vài phòng sáng đèn. Ảnh: Quỳnh Danh.

Anh Hải, chủ một khách sạn nhỏ trên đường Quan Hoa, quận Cầu Giấy cho biết chi phí thuê mặt bằng kinh doanh mỗi tháng là 50 triệu đồng. Mặc dù thanh toán theo tiến độ 3 tháng/lần và chủ nhà đã đồng ý hỗ trợ 50% tiền thuê nhà cho đến khi hết dịch, hoạt động kinh doanh vẫn quá khó khăn vì dịch bệnh.

Tương tự, tại khu vực trung tâm TP.HCM như quận 1, quận 3, Phú Nhuận, nhiều khách sạn, homestay cũng đang được chủ sang nhượng và bán lại do không có khách trong thời gian dài.

Là một trong những con đường luôn đông đúc khách du lịch và hiếm có khi nào có mặt bằng trống, chủ một khách sạn lớn trên đường Lý Tự Trọng, quận 1 có quy mô 120 phòng cũng đành phải rao bán với giá 950 tỷ đồng, bao gồm đất.

Nhiều khách sạn ở khu vực đường Phan Đăng Lưu, quận Phú Nhuận cũng đồng loạt được rao bán với giá khoảng 10-20 tỷ đồng. Được biết đây là khu vực khách sạn kinh doanh đạt lợi nhuận khoảng 200 – 300 triệu đồng/tháng vào thời điểm trước khi dịch bệnh bùng phát.

Để bù đắp cho khoản doanh thu giảm, nhiều khách sạn có quy mô lớn đang thực hiện các biện pháp cắt giảm nhân sự tạm thời hoặc luân phiên ca làm việc. Một số đã cắt giảm hơn 50% nhân viên.

Anh Nguyễn Văn Vinh, nhân viên lâu năm tại một khách sạn trên đường Bùi Thị Xuân, quận 1 được chủ cho nghỉ việc tạm thời từ giữa tháng 3 và phải chuyển sang làm tài xế xe ôm công nghệ.

Anh chia sẻ: “Mỗi tháng khách sạn vẫn trợ cấp cho nhân viên 2 triệu đồng để trang trải sinh hoạt. Mặc dù số tiền không nhiều so với thu nhập nhưng so với anh em ở nhiều khách sạn khác thì vẫn còn tốt, nhiều người còn phải nghỉ không lương, không trợ cấp”.

Bình luận về thực trạng này, chuyên gia bất động sản Phan Công Chánh cho rằng việc người đầu tư khách sạn rút khỏi thị trường có thể sẽ kéo dài trong 3-4 tháng tới.

“Không giống như các kênh đầu tư như chứng khoán, vàng, bất động sản cần thời gian dài hơn để nhìn thấy những tác động đáng kể do dịch bệnh. Khách sạn nói riêng và các sản phẩm bất động sản khác nói chung là những tài sản có giá trị và đòi hỏi nguồn vốn lớn, tính thanh khoản lại không cao, chính vì vậy chủ tài sản sẽ cố duy trì đến khi không thể tiếp tục giữ tài sản được nữa”, ông Chánh lý giải.

Bên cạnh đó, chuyên gia cũng khuyến nghị người đầu tư không nên thấy giá giảm mà vội mua khách sạn vào thời điểm này. Theo ông, mức giảm từ 5-7% ở thời điểm hiện tại là chưa nhiều, trong 3-6 tháng tới thị trường có khả năng sẽ chứng kiến mức giảm sâu hơn do bất động sản khi ấy mới thật sự “ngấm đòn” từ Covid-19.

Theo báo cáo về thị trường khách sạn tại TP.HCM của Savills Việt Nam, công suất cho thuê của toàn thị trường giảm xuống mức 48% trong quý I.

Tuy nhiên, con số này được dự báo tiếp tục giảm trong quý sau do biện pháp hạn chế du lịch, giãn cách xã hội của Chính phủ cũng như tình hình dịch bệnh ngày càng căng thẳng. Trước diễn biến của dịch bệnh, trong tháng 2 và tháng 3, nhiều phòng khách đặt thuê từ trước đều đã bị hủy.

Để tăng khả năng cạnh tranh, hầu như tất cả hạng phòng đều thực hiện chính sách ưu đãi giá. Trong 3 tháng đầu năm, giá phòng trên toàn thị trường đã giảm 14% so với trước đó.

Theo: zing.vn

Giá bất động sản cho thuê giảm trên toàn quốc

Trên 3 khu vực thành phố lớn là Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM, thị trường ghi nhận mức giảm giá thuê ở cả phân khúc chung cư và nhà phố.

Theo thống kê của nền tảng môi giới bất động sản trực tuyến Batdongsan.com.vn, giá chung cư và nhà riêng cho thuê tại Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng đều sụt giảm.

Trong đó giá nhà riêng cho thuê trung bình tại Hà Nội giảm đến 5% so với quý trước đó, phân khúc chung cư giảm 2%. Ở TP.HCM cũng có dấu hiệu giảm nhẹ khoảng 1% ở lần lượt là chung cư và nhà riêng.

Đánh giá về tình trạng này, Savills Việt Nam nhận định trong các quý tiếp theo, khách mua đầu tư chung cư cho thuê sẽ có tâm lý thận trọng hơn, biên lợi nhuận cho thuê cũng sẽ tiếp tục chịu áp lực giảm trong thời gian tới do tình trạng đóng cửa biên giới quốc gia chưa kết thúc.

Đối với thị trường nhà phố cho thuê, bà Trần Thị Thu Hà, Quản lý bộ phận bán lẻ của Savills Việt Nam cũng cho biết giá thuê nhà phố tại TP.HCM hiện ở mức cao hơn cả Kuala Lumpur hay Singapore – những thành phố sầm uất của Đông Nam Á, khiến thị trường nhà phố cho thuê như một quả bong bóng sắp vỡ với nhiều tác động tiêu cực lên thị trường bán lẻ.

“Việc thị trường chững lại hoặc cần một sự tái cân bằng là cần thiết để các doanh nghiệp hoạt động được hiệu quả. Điều đó tác động trực tiếp tiêu dùng khi chi phí đầu vào giảm thì giá thành sản phẩm bán ra cũng sẽ ổn định và hợp lý”, bà Hà nói.

Tuy nhiên, Batdongsan.com.vn cũng ghi nhận sự phát triển ổn định của giá bán bất động sản so với quý IV/2019 trong khi giá thuê có dấu hiệu đi xuống.

Giá rao bán nhà riêng tại TP.HCM đạt khoảng 107 triệu đồng/m2, tăng 1% so với quý trước, trong khi ở Hà Nội giá nhà riêng rao bán đang ở mức 100 triệu đồng/m2, tăng 4% so với quý trước. Ở phân khúc chung cư tại Hà Nội và TP.HCM, giá rao bán cũng tăng lần lượt là 1-3%, khoảng 30 triệu đồng/m2.

Theo đánh giá, mức độ quan tâm đến thị trường của người mua giảm mạnh nhất trong 3 năm trở lại đây dưới tác động của dịch Covid-19, giảm 23% so với cùng kỳ 2019. Đối với bất động sản bán, các dự án đất nền cho thấy mức độ ảnh hưởng nhiều nhất với mức độ quan tâm giảm 30% so với quý IV/2019. Ở hạng mục cho thuê, nhà mặt phố có mức quan tâm giảm mạnh với 35%.

Bên cạnh đó, phân tích của đơn vị này cũng cho thấy khoảng 80% nguồn cung đến từ thị trường thứ cấp, 20% là nguồn cung sơ cấp do sự thiếu hụt các dự án mở bán mới trong 3 tháng đầu năm.

Nguồn : Zing.

Lãi suất cho vay giảm mạnh

Nhiều ngân hàng đã tự động giảm lãi cho vay với các khoản dư nợ hiện hữu của người dân và doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, trong đó, mức giảm có nơi lên tới 4,5%.

Trước những tác động trực tiếp của dịch Covid-19 đến nền kinh tế, người dân và doanh nghiệp trong nước, nhiều ngân hàng đã áp dụng chính sách giảm mạnh lãi suất cho vay. Khác với việc giảm lãi cho vay mới để mở rộng tín dụng hồi tháng 3, đợt giảm lãi suất này của nhiều nhà băng nhắm tới các khoản vay đã giải ngân cho người dân và doanh nghiệp.

Điều này được đại diện các nhà băng khẳng định sẽ trực tiếp giảm chi phí hiện tại cho người dân và doanh nghiệp ứng phó với dịch Covid-19.

Đại diện VIB cho biết, nhà băng này đã giảm 0,5-2% lãi suất trong 6 tháng (từ 1/4) cho tất cả khách hàng doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực kinh tế. Các khoản vay được áp dụng giảm lãi bao gồm vay trung dài hạn bằng tiền VNĐ (trừ trái phiếu) có lãi suất hiện hữu từ 9,5%/năm.

Theo ước tính từ nhà băng này, có khoảng 9.500 khách hàng với 10.000 tỷ đồng dư nợ thuộc diện giảm lãi suất nói trên.

Ông Hàn Ngọc Vũ, Tổng giám đốc VIB cho biết ngân hàng sẽ có thông báo tới cụ thể khách hàng, còn mức lãi suất sẽ tự động giảm mà không cần doanh nghiệp phải viết đơn xin hỗ trợ hay có bất kỳ chứng minh về sự khó khăn do dịch Covid-19.

“Tùy diễn biến của dịch bệnh, ngân hàng sẽ nghiên cứu các gói hỗ trợ khác để đồng hành với toàn xã hội trước mọi khó khăn kinh tế có thể xảy ra”, ông Vũ nói.

Ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó tổng giám đốc Vietcombank cho biết nhà băng này đã triển khai gói tín dụng hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 từ 11/2 khi dịch bệnh có xu hướng lan rộng trên toàn cầu.

Theo dự tính ban đầu, quy mô dư nợ hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng vào khoảng 78.000 tỷ. Tuy nhiên, do dịch bệnh diễn biến phức tạp, ngân hàng này đã phải xem xét mở rộng thêm đối tượng và quy mô dư nợ được hỗ trợ có thể lên 120.000 tỷ.

Trong đó, gói hỗ trợ sẽ được triển khai với các mức giảm lãi suất cụ thể bao gồm, giảm ngay 1% với dư nợ VNĐ ngắn hạn hiện hữu và 1,5% với dư nợ trung dài hạn. Mức giảm lãi cũng áp dụng với dư nợ vay bằng USD là giảm 0,5% với ngắn hạn và 0,75% với vay trung dài hạn.

“Vietcombank còn có các chương trình cho vay với lãi suất thấp, có thể xuống tới 5%/năm ưu đãi cho các khách hàng tốt, trong đó có nhiều khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19”, ông Tùng nói.

Tuy nhiên, vị Phó tổng giám đốc cũng thừa nhận, nếu xét mức quy mô dư nợ triển khai 120.000 tỷ đồng, Vietcombank dự kiến sẽ phải giảm mức thu nhập xấp xỉ 300 tỷ đồng năm nay.

Trong thông báo mới, HDBank cũng cho biết sẽ tự động giảm lãi suất với các khoản vay hiện hữu mà không cần khách hàng phải đề nghị hay chứng minh ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Trong đó, đối tượng áp dụng là khách hàng cá nhân và doanh nghiệp siêu nhỏ, với mức lãi suất giảm tối đa lên tới 4,5%.

Cả Kienlongbank, NamABank, Vietcapital Bank… đều đã công bố các chính sách giảm lãi suất với dư nợ vay hiện hữu, cơ cấu lại nợ cho người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Trong đó, mức lãi suất giảm phổ biến quanh mức 1,5-2%/năm.

Tại cuộc họp giữa NHNN và các ngân hàng thương mại diễn ra ngày 31/3, đại diện nhiều ngân hàng lớn cũng đã cam kết giảm lãi suất với các khoản vay hiện hữu để trực tiếp giảm chi phí hiện hành cho doanh nghiệp.

Trong đó, Vietinbank dự kiến giảm 2% lãi cho vay với khách hàng kinh doanh các lĩnh vực phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu. Trước đó, nhà băng này cũng đã giảm 0,5-1,5% lãi suất vay cho gần 3.000 khách hàng.

Đại diện Vietcombank cũng khẳng định sẽ tiếp tục kéo dài chính sách giảm lãi suất 1-1,5% với dư nợ hiện hữu đến hết ngày 30/9, thay vì hết tháng 4 như kế hoạch ban đầu.

Nguồn: Zing.

Dịch COVID 19 không phải nút “shut down” của thị trường bất động sản

Các doanh nghiệp trong thời gian này cần bình tĩnh, có phương án kiểm soát dòng tiền và các chiến lược kinh doanh, marketing, bán hàng phù hợp như việc tăng cường hoạt động online, giảm giá,… đồng thời cần có sự hỗ trợ từ các chủ nhà như giảm giá tiền thuê để chờ thời điểm hồi phục của thị trường.

Đó là quan điểm của bà Trần Thị Thu Hà- Quản lý bộ phận cho thuê bán lẻ, Savills Việt Nam khi nói về tác động của dịch Covid-19 với thị trường BĐS, cụ thể với mặt bằng bán lẻ.

Theo bà Hà, các nhà bán lẻ đang gặp rắc rối và khủng hoảng nghiêm trọng trước dịch Covid 19  Hàng loạt mặt bằng bị trả lại và bỏ trống vì doanh nghiệp không thể cầm cự được qua thời kỳ khủng hoảng. Các TTTM vắng khách qua lại. Người tiêu dùng hình thành sự cẩn trọng trong tiêu dùng và thay đổi hành vi mua sắm.

Tuy nhiên, bà Hà cho rằng, Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia đang chống dịch Covid rất tốt và hiệu quả. Rất nhiều trường hợp dương tính với Covid 19 đã được chữa khỏi, một điều vô cùng tự hào của Việt Nam và mở ra sự lạc quan nhất định trong bộ phận người tiêu dùng. Một khi dịch được kiểm soát, và sắp tới khi đã có thông tin về vaccine hay thuốc chữa dịch Covid-19 chính thức, thì việc kinh tế hồi phục lại là chuyện hiển nhiên.

“Các doanh nghiệp trong thời gian này cần bình tĩnh, có phương án kiểm soát dòng tiền và các chiến lược kinh doanh/marketing/bán hàng phù hợp như việc tăng cường kinh doanh online, giảm giá,… đồng thời cần có sự hỗ trợ từ các chủ nhà như giảm giá tiền thuê để chờ thời điểm hồi phục của thị trường”, bà Hà nhấn mạnh.

Theo vị chuyên gia này, dịch Covid 19 như một nút “RESET” để tái khởi động lại thị trường chứ không phải nút “SHUTDOWN”, vấn đề là thời gian và chiến lược của mỗi doanh nghiệp để vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Cùng quan điểm, bà Bùi Nguyễn Huyền Trang, Giám đốc Thị trường Việt Nam của JLL cho hay, dịch Covid-19 vẫn diễn biến khó lường nên còn sớm để đưa ra kết luận về tác động ngắn hạn và trung hạn của dịch bệnh tới thị trường văn phòng cho thuê.

Tuy nhiên, theo bà Trang, doanh nghiệp cần phải tính đến phương án yêu cầu nhân viên làm việc tại nhà hoặc không gian khác. Tình hình hiện tại có thể ảnh hưởng đến sự năng động của một số ngành công nghiệp, dẫn đến việc trì hoãn các kế hoạch chuyển đổi và mở rộng văn phòng.

Không chỉ riêng phân khúc văn phòng một số nơi như Tp.HCM có giá thuê cao mà sàn thương mại cũng vậy. Do đó, các chủ đầu tư cho thuê diện tích kinh doanh thương mại cũng cần xem xét những phương pháp hỗ trợ ngắn hạn cho khách thuê.

Ông Mauro Gasparotti, Giám đốc Savills Hotels Châu Á Thái Bình Dương, ngành du lịch Việt Nam hiện đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh và điều này dự kiến sẽ còn tiếp tục kéo dài tới hết năm 2020. Tuy nhiên, khi nhìn nhận sự việc theo hướng tích cực, các sự kiện trước đây đã chứng minh rằng du lịch là ngành công nghiệp có khả năng phục hồi nhanh hơn so với những ngành nghề khác.

Bên cạnh đó, Việt Nam hiện đang có tỷ trọng lớn về nguồn khách nội địa (chiếm khoảng 82,5% tổng lượt khách trong năm 2019) cũng như các nguồn khách từ thị trường Trung Quốc và Hàn Quốc. Đây được xem là những yếu tố có lợi cho Việt Nam bởi sau đại dịch, đây có thể sẽ là những nhóm khách đầu tiên phục hồi trở lại.

“Chính vì vậy, chúng ta cần giữ thái độ lạc quan cùng với tầm nhìn dài hạn trong thời gian tới. Ở một góc nhìn khác, đầu tư vào các dự án thương mại và du lịch, đặc biệt là Khách sạn và Khu nghỉ dưỡng thường mang tầm nhìn dài hạn. Do vậy, có thể nói những khó khăn hay biến động thị trường trong ngắn hạn chính là những thử thách giúp sàng lọc, tìm kiếm nhà đầu tư thật sự có năng lực quản trị và tài chính cho thị trường bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam, vốn là thị trường được đánh giá có nhiều tiềm năng và thu hút được sự quan tâm cả trong và ngoài nước”, ông Mauro khẳng định.

 

Cre: CafeF.

 

Cơ hội để mua bất động sản giá rẻ mùa dịch COVID 19

Dịch bệnh Covid-19 khiến thị trường bất động sản chững lại, nhiều phân khúc có xu hướng giảm giá mạnh và đây cũng là cơ hội để người mua có thể sở hữu BĐS với giá hợp lý hơn.

 

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19  ang diễn ra phức tạp, có tác động đến mọi mặt kinh tế, trong đó có bất động sản. Hoạt động mua bán, giao dịch trên thị trường cũng gặp phải không ít khó khăn do dịch bệnh. Hàng trăm sàn giao dịch phải đóng cửa, các kế hoạch bán hàng trước đó của các chủ đầu tư cũng phải tạm hoãn để nghe ngóng tình hình.

Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội môi giới BĐS Việt Nam, Covid-19 đang khiến thị trường chững lại bởi BĐS không phải như hàng hoá thông thường khác có thể mua nhanh, bán nhanh mà cần có sự tìm hiểu kỹ của người mua cũng như tư vấn kỹ càng của người bán, trong khi đó bối cảnh hiện nay nhiều đơn vị phải gấp rút phòng chống dịch nên có phần không thể triển khai. Nhưng về lâu dài thị trường vẫn trong xu thế ổn định.

Tuy nhiên, không phải vì thế mà thị trường “đóng băng”. Nói như bà Nguyễn Thị Thanh Hương, CEO của Đại Phúc Land thì doanh nghiệp vẫn vừa phải chống dịch vừa phải làm việc như bình thường. Mọi thứ vẫn đang diễn ra bình thường.

Thực tế, trong 3 tháng đầu năm, thị trường bất động sản vẫn có những tín hiệu tích cực và khởi sắc ở một số phân khúc, trong đó BĐS nhà ở vẫn cho thấy nhu cầu cao của người dân.

Thống kê mới nhất của Hội môi giới, cho thấy phân khúc BĐS nhà ở vẫn chiếm tỷ lệ lớn nguồn cung mở bán, chỉ có condotel là ảm đạm nhất trong quý 1 với chỉ 1 dự án mở bán ở Bà Rịa – Vũng Tàu.

Ở phân khúc căn hộ, trong quý 1 có khoảng 8363 căn hộ được bán ra thị trường, trong đó hơn một nửa là ở Tp.HCM. Đáng chú ý là thị trường Hà Nội chỉ có 1 dự án mới được mở bán với tổng nguồn cung trên 1100 căn.

Tiếp đến là phân khúc đất nền vẫn đang diễn ra khá sôi động với tổng số nguồn cung mới ra thị trường trong 3 tháng đầu năm là trên 5800 nền. Sản phẩm đất nền vẫn đang là kênh đầu tư được ưa chuộng nhất trên thị trường.

Tuy vậy, nguồn cung này so với cùng kỳ những năm trước giảm sút đáng kể. Thông thường, mỗi quý ở thời điểm thị trường sôi động có tời hàng chục nghìn căn hộ cũng như condotel được mở bán ra thị trường.

Theo nhận định từ các chuyên gia, năm 2020 được dự báo thị trường bất động sản không có quá nhiều nguồn cung. Chẳng hạn Sở xây dựng Tp.HCM vừa công bố chỉ có 6 dự án nhà ở đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai, còn tại Hà Nội số dự án cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Một số dự án đưa ra vẫn có tính thanh khoản khá tốt. Trong khi đó, Việt Nam đang là một đất nước phát triển, dân số trẻ nên nhu cầu về nhà ở đang rất lớn. Chính vì thế, thời điểm này lại là cơ hội cho những người có nhu cầu thực.

Giới kinh doanh cho rằng, dịch Covid-19 khiến thị trường trầm lắng, nhiều chủ dự án buộc phải gia tăng khuyến mại để thu hút người mua, còn thị trường thứ cấp nhiều nhà đầu tư cũng sẽ phải cắt lỗ, bán thao do áp lực về tài chính. Trong khi đó, dịch bệnh cũng khiến hoạt động đầu cơ bị “triệt tiêu”, sẽ không có những cơn sốt hay làn sóng đầu cơ vào bất động sản. Chính vì thế, thời điểm này chính là cơ hội tốt để người mua BĐS với giá hợp lý hơn, thậm chí là rẻ hơn so với thời kỳ “nóng”.”

Nói như G.S Đặng Hùng Võ, trong lúc này thì chỉ có những người có nhu cầu thực sự về nhà ở mới bỏ tiền mua BĐS lúc này. Theo ông nhận định thì dịch bệnh lần này sẽ không gây ra mối nguy hiểm quá lớn cho thị trường BĐS. Thậm chí, nếu nhìn ở góc độ tích cực, nhiều người sẽ mua được nhà nhờ giá bán có thể được điều chỉnh giảm. Đó cũng là một điểm tốt cho thị trường.

Quả thực với tốc độ phát triển đô thị như hiện nay thì nhu cầu chỗ ở của người dân trong các đô thị lớn ngày càng lớn hơn. Vì thế, BĐS nhà ở vừa túi tiền sẽ ít chịu sự tác động của dịch bệnh bởi nhu cầu còn rất lớn. Ông Dương Đức Hiển, nguyên Giám đốc bộ phận Kinh doanh nhà ở Savills Hà Nội, cho rằng ở khía cạnh nào đó, giai đoạn này cũng tạo cơ hội cho những người có nhu cầu thực. Bởi theo ông mua nhà ở thời điểm này sẽ có nhiều lựa chọn ưng ý, ít cạnh tranh và có khả năng nhận được những ưu đãi tốt từ các chủ đầu tư dự án. Những người có nhu cầu ở thực còn có cơ hội để mua được bất động sản với giá cả hợp lý và không sợ bị ảnh hưởng bởi giới đầu cơ hay đầu tư lướt sóng.

Bên cạnh nhu cầu ở thực thì xu thế đầu tư, đầu có bất động sản trong lúc này có phần chững lại. Tuy nhiên, thị trường vẫn gần đây vẫn ghi nhận những “điểm nóng” cục bộ, những đó cũng chỉ là những đợt sóng ngắn ngủi do giới đầu cơ tạo nên. Điển hình như ở Châu Đức (Bà Rịa Vũng Tàu) hay gần đây là Thạch Thất (Hà Nội).

Ở một góc nhìn tích cực thì vẫn có những điểm sáng cho nhà đầu tư bất động sản trong mùa dịch khi tham gia thị trường. Nói như ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam, không vì thị trường khó khăn mà nhà đầu tư rời bỏ thị trường. Dòng tiền của nhà đầu tư có thể phân bổ nhiều nơi, nhiều kênh khác nhau. Nhưng, với những nhà đầu tư có kinh nghiệm ở lĩnh vực BĐS lâu năm thì chắc chắn họ sẽ nhìn thấy cơ hội trong khó khăn. Mặc dù cách phân bổ dòng tiền của họ sẽ theo xu hướng chắc chắn, an toàn hơn nhưng bỏ tiền vào BĐS cũng chính là cách họ gia tăng giá trị tài sản một cách nhanh nhất.

Thực tế, trên thị trường hiện nay, nhiều nhà đầu tư vẫn âm thầm tìm kiếm BĐS ở các khu vực ăn theo các công trình hạ tầng giao thông lớn, mật độ thấp, các dự án có pháp lý rõ ràng. Có thể kể đến những khu vực mà giới đầu tư vẫn âm thầm gom đất như Nhơn Trạch, Long Thành ở Đồng Nai hay khu vực khu công nghệ cao ở Hoà Lạc.

Tuy giao dịch có chững hơn so với thời điểm trước dịch nhưng thực tế, nhiều nhà đầu tư vẫn mua ra, bán vào với biên độ lợi nhuận khá ổn ở giai đoạn thị trường khó khăn như hiện nay.

Cre: CafeF.

Thông báo từ Bộ Y Tế và bệnh nhân thứ 175-179 của Việt Nam

BỆNH NHÂN COVID-19 THỨ 175-179 CỦA VIỆT NAM VÀ THÔNG BÁO TỪ BỘ Y TẾ

– Bệnh nhân số 175: Nam, 57 tuổi, làm việc tại công ty Trường Sinh cung cấp dịch vụ cho BV Bạch Mai, tiếp xúc với nhiều người.

– Bệnh nhân số 176: Nữ, 38 tuổi, làm việc tại công ty Trường Sinh cung cấp dịch vụ cho BV Bạch Mai, tiếp xúc với nhiều người.

– Bệnh nhân số 177: Nữ, 49 tuổi, làm việc tại công ty Trường Sinh cung cấp dịch vụ cho BV Bạch Mai, tiếp xúc với nhiều người.

– Bệnh nhân số 178: Bệnh nhân nữ, 44 tuổi, làm việc tại công ty Trường Sinh cung cấp dịch vụ cho BV Bạch Mai, đang ở Thái Nguyên và được xét nghiệm dương tính. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Đại Từ, Thái Nguyên.

– Bệnh nhân số 179: 62 tuổi, có địa chỉ ở quận Hà Đông, TP Hà Nội. Bệnh nhân từ nước ngoài về trên chuyến bay EK394, nhập cảnh ngày 18/3.
————————————————————
Bộ Y tế đề nghị tất cả bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và những ai đã đến Bệnh viện Bạch Mai trong khoảng thời gian từ ngày 12 tới 27/3 thực hiện các biện pháp sau đây:

– Gửi tin nhắn thông báo họ tên đầy đủ và địa chỉ nơi ở của mình vào số điện thoại 8889.

– Liên lạc với Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tại địa phương để được tư vấn.

– Thực hiện khai báo y tế trên ứng dụng NCOVI (ncovi.vn), hoặc khai trực tuyến tại tokhaiyte.vn, thường xuyên cập nhật tình trạng sức khỏe để được tư vấn và trợ giúp.

Nguồn: Comcom.