Bài viết

Tỷ phú Jonathan Hạnh Nguyễn: Có thể kêu gọi đầu tư khoảng 40 tỷ USD vào Bắc Vân Phong

Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương (IPP) vừa làm việc với lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa để bày tỏ mong muốn được đầu tư vào khu kinh tế Bắc Vân Phong nhằm xây dựng nơi đây thành trung tâm thương mại, du lịch của Asian với điểm nhấn là một đặc khu riêng với tổ hợp công trình phức hợp, mang lại chuỗi giá trị kinh tế cao.

Theo đánh giá của ông Johnathan Hạnh Nguyễn – Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn IPP, Bắc Vân Phong đang sở hữu những lợi thế mà nhiều nơi khác không có được. Tập đoàn IPP mong muốn đầu tư xây dựng khu vực bắc Vân Phong thành một khu kinh tế hiện đại, khác biệt.

Từ đó, bằng tiềm năng liên danh với các nhà đầu tư lớn trên thế giới. Dự kiến lượng vốn đầu tư ở khu vực này khoảng 40 tỉ USD. IPP không đầu tư cả 40 tỷ USD mà sẽ kêu gọi các tỷ phú thế giới cùng đầu tư vào theo từng thế mạnh của họ.

Tập đoàn IPP kiến nghị lãnh đạo tỉnh cho phép được tự bỏ khoảng 68 tỷ đồng để thuê Tập đoàn KPMG (Hàn Quốc) thiết kế quy hoạch cho bắc Vân Phong. Sau khi lập xong quy hoạch, tập đoàn sẽ tặng quy hoạch lại cho tỉnh.

Tập đoàn KPMG Hàn Quốc dự định sẽ quy hoạch Khu Kinh tế bắc Vân Phong với những dự án phức hợp: Casino, sân gold, khu phi thuế quan, logistic, quần thể du lịch, trong đó có cảng du lịch để các tàu lớn nhất trên thế giới có thể ghé thăm.

Đặc biệt là xây dựng khu dân cư công nghiệp công nghệ cao (tức là kết hợp công nghiệp công nghệ cao với khu dân cư cao cấp). Người dân địa phương hiện hữu sẽ được tái định cư với cơ sở hạ tầng và đời sống tốt nhất.

Đồng thời, khu phức hợp này sẽ có cơ sở giáo dục, y tế, hạ tầng xã hội hiện đại, thông minh. Cơ sở hạ tầng này được vận hành hoàn toàn tự động. Khi triển khai các dự án ở từng hạng mục, chủ đầu tư sẽ hợp tác với các nhà đầu tư chuyên nghiệp khác có tính chiến lược, mang lại hiệu quả và tính khả thi cao.

Theo tiến trình đầu tư, nhà đầu tư này chia 3 giai đoạn: Giai đoạn 1, đưa ra được một kế hoạch đầu tư tổng thể trình các cấp chính quyền phê duyệt; kế hoạch thu hút các nhà đầu tư. Giai đoạn 2, xây dựng các cơ chế thu hút nhà đầu tư, sau đó lựa chọn các nhà đầu tư phù hợp và có kết nối với cộng đồng nhà đầu tư quốc tế. Giai đoạn 3: thiết lập văn phòng quản lý dự án, đo lường chỉ tiêu phát triển, quảng cáo truyền thông…

Để thực hiện 3 giai đoạn này, nhà đầu tư đưa ra 14 nhiệm vụ cần thực hiện ngay, trong đó tập trung nghiên cứu đưa ra báo cáo chi tiết sự ảnh hưởng, tác động của đặc khu tới kinh tế – xã hội của địa phương; xây dựng mô hình kinh doanh cho từng dự án và đánh giá năng lực từng nhà đầu tư để lựa chọn…

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn còn đề nghị được hỗ trợ kinh phí để thuê bảo vệ đất tại Vân Phong, tránh tình trạng xâm lấn đất công, chuyển nhượng trái phép. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư khác đang hợp tác với IPP cũng trình bày và chia sẻ kinh nghiệm thực hiện các dự án đặc khu kinh tế tại Trung Quốc, Hàn Quốc, dự án xây dựng sân bay, khu thương mại phi thuế quan tại Úc…

Cre on pic.

Dự án nhiệt điện Vân Phong khủng tại Khánh Hòa chính thức động thổ

Nhiệt điện Vân Phong – Đây là dự án công nghiệp lớn nhất từ trước tới nay tại Khánh Hòa được nhà đầu tư FDI – Tập đoàn Sumitomo Corporation (Nhật Bản) đeo đuổi gần 13 năm với tổng vốn lên tới 2,58 tỷ USD.

Ảnh : Vị trí của dự án nhiệt điện “khủng” tại Vân Phong – Khánh Hòa.
Theo tin từ UBND Tỉnh Khánh Hòa, Nhà máy Nhiệt điện BOT Vân Phong 1 gồm 2 tổ máy, tổng công suất 1.320MW, vốn đầu tư gần 2,6 tỷ USD vừa Tập đoàn Sumitomo Corporation- Nhật Bản động thổ tại Ninh Hòa (Khánh Hòa). Nhà máy Nhiệt điện BOT Vân Phong 1 gồm 2 tổ máy, tổng công suất 1.320MW, vốn đầu tư 2,58 tỷ USD. Dự án nhiệt điện gần 2,6 tỷ USD Sản lượng điện hàng năm của nhà máy lên đến khoảng 9 tỷ KWh, cung cấp điện năng cho phát triển Khu kinh tế Vân Phong và bổ sung nguồn điện cho lưới điện quốc gia. Theo kế hoạch, cả 2 tổ máy với tổng công suất 1.320MW sẽ được hoàn tất xây dựng và đi vào vận hành thương mại trong năm 2023. Mỗi năm, nhà máy dự kiến cung cấp cho hệ thống lưới điện quốc gia khoảng 9 tỷ kWh. Lượng điện này được truyền tải thông qua đường dây 500kV Vân Phong – Vĩnh Tân, góp phần giải quyết tình trạng thiếu hụt điện năng cho khu vực miền Nam. Trước đó, vào năm 2007 Dự án Nhà máy Nhiệt điện Vân Phong 1 được Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) đề xuất đầu tư, với công suất 2.640MW, trên diện tích hơn 350ha, chia làm 2 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 có vốn đầu tư hơn 2 tỷ USD. Năm 2009, Chính phủ đã chấp thuận để dự án được triển khai theo hình thức BOT. Tuy nhiên, do nhiều vướng mắc, trong đó có đàm phán hợp đồng BOT, nên dự án vẫn chưa triển khai thực hiện được. Chính vì vậy, thời hạn triển khai dự án liên tục được gia hạn… Ông Nguyễn Đắc Tài – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết, kể từ khi dự án được Thủ tướng Chính phủ cho phép và Bộ Công Thương phê duyệt, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo thị xã Ninh Hòa và các cơ quan liên quan tiến hành giải phóng mặt bằng, tái định cư cho người dân 2 thôn Mỹ Giang, Ninh Yển (xã Ninh Phước). Sau gần 13 năm thực hiện, đến tháng 5/2019, chính quyền địa phương chính thức bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư, mở ra giai đoạn mới của dự án. Đây là dự án nhiệt điện, cũng là dự án công nghiệp “khủng” nhất tỉnh Khánh Hòa và là một trong những hợp đồng nằm trong khuôn khổ văn kiện hợp tác đã được chính phủ Việt Nam và Nhật Bản kí kết năm 2018. Được biết, hợp đồng BOT nhiệt điện Vân Phong 1 một trong những hợp đồng thuộc văn kiện hợp tác đã được Việt Nam và Nhật Bản trao đổi tại buổi hội đàm giữa Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, trong khuôn khổ chuyến thăm Nhật Bản và tham dự Hội nghị cấp cao hợp tác Mekong – Nhật Bản năm 2018 của Chính phủ Việt Nam. Nhiều dự án điện “hút” vốn ngoại Không chỉ Sumitomo, mà thời gian gần đây, nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm phát triển các dự án điện BOT ở Việt Nam như Samsung (Hàn Quốc) với Dự án Nhiệt điện Vũng Áng 3; EGATI (Thái Lan) với Nhiệt điện Quảng Trị; Toyo-Ink (Malaysia) với Nhiệt điện Sông Hậu 2… Mới đây, tập đoàn Điện lực Hàn Quốc (KEPCO) mới đây cũng đã bày tỏ mối quan tâm tới Dự án Nhiệt điện Sông Hậu 3, công suất 2.000 MW… Cả hai nhà đầu từ EGATI và Toyo-Ink đều đã có văn bản thỏa thuận ban đầu với địa phương, cũng như với Tổng cục Năng lượng (Bộ Công thương) về việc triển khai Dự án. Ngoài các dự án trên, còn có thể kể đến Dự án Nhiệt điện Nghi Sơn 2, với sự tham gia của nhà đầu tư Marubeni (Nhật Bản) và KEPCO (Hàn Quốc), vốn đầu tư 2,3 tỷ USD. Các chủ đầu tư của dự án này cũng kỳ vọng ký hợp đồng BOT trong năm nay. Chưa kể, Tata Power – một công ty của Tập đoàn Tata (Ấn Độ) cũng đã được phép nghiên cứu đầu tư Dự án Nhiệt điện Long Phú 2 ở Sóc Trăng, vốn đầu tư khoảng 1,8 tỷ USD. Bên cạnh các dự án mới, thì nhiều dự án BOT điện, với sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài, cũng đã và đang được triển khai, như BOT Mông Dương 2, BOT Nhiệt điện Hải Dương… Liên quan đến các dự án BOT ngành điện, một trong những vướng mắt lớn nhất khiến các dự án BOT ngành điện chậm trễ, thậm chí là ì ạch trong triển khai là tính phức tạp của dự án. Điều được các nhà đầu tư nhắc đến nhiều là quá trình đàm phán ký hợp đồng BOT, hợp đồng mua bán điện tốn rất nhiều thời gian. Chưa kể, còn hàng loạt vấn đề liên quan đến giải phóng, thu xếp tài chính, năng lực của chủ đầu tư… Giải quyết vướng mắc, thúc đẩy nhanh tiến độ các dự án này là điều rất quan trọng. Ở một khía cạnh khác, các nhà đầu tư cũng đã bắt đầu đề xuất các phương án thay thế. Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam giữa kỳ 2019, Nhóm Công tác điện và năng lượng của VBF đã đề cập việc cần ưu tiên năng lượng tái tạo trong quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, có chính sách khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực này, nhất là về giá điện, hợp đồng mua bán điện, tăng cường phát triển dự án điện khí…

Tổng hợp.

Có thể bạn quan tâm