Nội thất gỗ: Loại gỗ nào phù hợp cho ngôi nhà của bạn?
Nội thất gỗ từ lâu đã là một vật liệu xuất hiện ở hầu hết các ngôi nhà tại Việt Nam. Sức hấp dẫn của gỗ này không chỉ nằm ở tính thẩm mỹ cao, tạo nên phong cách sang trọng, ấm cúng mà còn thích hợp với nhiều không gian trong nhà.
Ban đầu, nội thất gỗ đơn thuần chỉ là những bộ bàn ghế, tủ kệ,… Do được ưa chuộng nên xu hướng trang trí nội thất hiện gỗ hiện nay đã phát triển nên thành một “biểu tượng” của sự trang nhã, sang trọng với các loại cửa gỗ, cầu thang gỗ, sàn gỗ, ngoại thất gỗ,… Thậm chí, người ta còn thông qua vật liệu này để đánh giá về sự giàu có, giá trị của một ngôi nhà hay một căn biệt thự.
Đối với những người chưa có kinh nghiệm thì việc chọn nội thất gỗ sẽ hơi khó khăn một chút. Bởi lẽ trên thị trường hiện có rất nhiều loại gỗ (cả gỗ tự nhiên và gỗ nhân tạo), mỗi loại sẽ có những đặc điểm khác nhau về màu sắc, độ bền, giá cả,…
Nội thất gỗ trong nhà
Do được đặt trong nhà nên điều kiện môi trường bảo quản khá ổn định nên bạn sẽ không nhất thiết phải lựa chọn các loại gỗ tự nhiên đắt tiền, quý hiếm. Mà thay vào đó, một số loại gỗ nhân tạo, gỗ chế biến như MDF, MF, Veneer cũng có thể đáp ứng nhu cầu sư dụng mà giá thành tương đối rẻ, mẫu mã, màu sắc đa dạng, rất thích hợp với không gian nội thất trẻ.
Ngoại thất gỗ
Những vật dụng sử dụng ngoài trời như cửa ra vào, bàn ghế, cửa chính, cột, lan can,…. sẽ rất dễ bị đọng nước, nứt nẻ do tiếp xúc với nắng mưa bên ngoài. Vì vậy, chỉ các loại gỗ đặc, ít mối kết ráp mới có thể đảm bảo được độ bền lâu dài. Bạn có thể cân nhắc lựa chọn gỗ tự nhiên như Chò chỉ, Dầu đỏ; hoặc nếu là gỗ công nghiệp thì nên là gỗ dán Veneer nhưng được phủ nhiều lớp sơn bảo vệ PU, UV…
Sàn gỗ
Ngoài những tiêu chí về thẩm mỹ như màu sắc, vân gỗ để phù hợp với phong cách của ngôi nhà, nhiều gia chủ còn đặc biệt quan tâm đến các yếu tố như độ cong vênh, khả năng kháng nước, chịu nhiệt, chịu lực,…
Nhờ sở hữu rất nhiều ưu điểm như tuổi thọ cao, cứng và nặng, độ dẻo dai và sức chịu lực lớn nên đây là gỗ tự nhiên thực sự là vật liệu lý tưởng để dùng làm sàn nhà. Bạn có thể chọn các loại gỗ tự nhiên như gỗ Sồi, gỗ Căm xe, Xoan đào; cao cấp hơn là một số loại gỗ quý như Giáng Hương, Tần Bì hoặc gỗ công nghiệp phù hợp tùy theo nhu cầu và sở thích.
Giường ngủ
Thông thường, nếu đã có ý định mua hay đóng giường ngủ bằng gỗ, gia chủ thường đầu tư các loại gỗ tốt, thậm chí là gỗ quý hiếm đắt tiền. Những gia đình khá giả sẽ lựa chọn gỗ Gụ, Cẩm Lai, Trắc, Mun hay Pơ mu để đóng giường ngủ với giá trị có thể lên đến hàng trăm triệu đồng.
Tuy nhiên, ở mức giá phải chăng, thân thiện hơn, bạn vẫn có thể “nhắm” tới gỗ Sồ hay Xoan đào.
Phòng bếp và phòng ăn
Do đặc tính chức năng nên đồ gỗ ở phòng ăn, đặc biệt là phòng bếp, cần có độ bền tốt, khả năng chống dính nước, bén lửa cao. Trong tình huống này, gỗ Dổi là một lựa chọn phù hợp nhờ đặc tính ổn định, chịu nhiệt và ẩm tốt, vân gỗ đẹp, ít cong vênh; đặc biệt là trong gỗ có sẵn tinh dầu chống được mối mọt.
Cầu thang
Cầu thang là nơi có nhiều người qua lại và thường xuyên chịu tác động mạnh bởi trọng lực. Do vậy, vật liệu làm cầu thang cần đảm bảo tiêu chí chống trơn trượt tuyệt đối và không được cong vênh, bởi chỉ cần một tấm ván sàn gỗ không bằng phẳng cũng có thể gây vấp té, tai nạn đáng tiếc.
Theo kinh nghiệm chọn gỗ thì Căm xe và Lim là hai loại gỗ nặng, ít cong vênh và độ cứng chắc nhất trong các loại gỗ dùng trong sản xuất nội thất. Tuy nhiên, cả hai loại gỗ này đều thuộc nhóm quý hiếm nên giá thành cũng khá đắt đỏ.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên cân nhắc khi chọn gỗ Lim vì đây cũng là một loại gỗ độc, không tốt cho sức khỏe và không thích hợp để đóng đồ gia dụng.
Bàn ghế
Bàn ghế, salon còn được coi là một vật trang trí cho ngôi nhà, thường được đặt trong phòng khách. Do đó khi lựa chọn bàn ghế gỗ, người ta thường chú ý đến màu sắc và vân nổi đẹp mắt, ấn tượng.
Có rất nhiều loại gỗ có thể đáp ứng tiêu chí này, trong đó, ở các nhóm gỗ quý sẽ là Cẩm Lai, Giáng Hương, Mun.. tất nhiên giá thành của chúng sẽ khá đắt đỏ. Các nhóm như Xoan đào, Sồi thì phù hợp với túi tiền của đa số người dùng hơn.
Hy vọng những thông tin này có thể giúp bạn đưa ra sự lựa chọn phù hợp cho tổ ấm của mình khi thiết kế nội thất nhà đẹp.
Nguồn: Homedy
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!