Hàng loạt ông lớn bất động sản đổ bộ vào Tây Nguyên

Với quỹ đất rộng, cùng hệ thống hạ tầng được đầu tư bài bản, Tây Nguyên đang thu hút nhiều “ông lớn” với những tổ hợp khu đô thị, dự án du lịch nghỉ dưỡng quy mô lớn.

Sự khan hiếm quỹ đất ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, Nha Trang… đang tạo thành xu hướng chuyển dịch đầu tư sang các vùng ven, tỉnh lẻ. Trong đó, Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng) trở thành “miếng bánh” hấp dẫn các “đại gia” bất động sản.

Tập đoàn FLC đang triển khai các dự án như Tổ hợp khách sạn 5 sao và nhà phố thương mại với quy mô 4,6 ha; Khu đô thị thông minh CK54 với tổng diện tích 230 ha; Khu dân cư đường Nguyễn Chí Thanh trên diện tích 8 ha và dự án Tháp đôi 30 tầng trên quy mô 1,6 ha, tại Gia Lai.

Tại Đăk Lăk, Tập đoàn Vingroup cũng đang hướng tới tỉnh này với tổ hợp dịch vụ cho hãng ô tô VinFast và dự án Tổ hợp Trung tâm thương mại – Khách sạn 5 sao, Shophouse tại thành phố Buôn Ma Thuột, tổng vốn đầu tư dự kiến 2.500 tỉ đồng.

Tại Lâm Đồng, Tập đoàn Ecopark cũng đang hướng tới 2 dự án du lịch nghỉ dưỡng Khu tổ hợp dịch vụ, du lịch sinh thái sân golf, cáp treo núi Sapung và Khu đô thị, dịch vụ giải trí – nghỉ dưỡng hồ Nam Phương 1 và hồ Nam Phương 2.

Tập đoàn Him Lam với khu dân cư phường B’Lao, khu du lịch sinh thái thác Đá Bàn (sông Đại Bình) và các tuyến đường kết nối giao thông trục Bắc – Nam.

Theo tìm hiểu, Quy hoạch xây dựng vùng Tây Nguyên đến năm 2030, nhu cầu đất xây dựng đô thị của Tây Nguyên năm 2020 khoảng hơn 23,8 nghìn ha. Đến năm 2030, Tây Nguyên sẽ có 117 đô thị với 27 đô thị hình thành mới.

Những năm vừa qua, hạ tầng giao thông liên vùng đã được nhiều tỉnh thành Tây Nguyên đẩy mạnh đầu tư. Trong đó, Gia Lai tiếp tục triển khai hoàn thiện và khởi công xây dựng 13 dự án giao thông trọng điểm, Kon Tum đầu tư xây dựng cầu đường, phát triển giao thông nhằm đạt tiêu chuẩn đô thị loại II vào năm 2020.

Hai địa phương Đắk Lắk và Gia Lai cũng đề xuất lên Chính phủ về dự án xây tuyến cao tốc Đắk Lắk – Khánh Hòa và tuyến Gia Lai – Bình Định. Tạo tiền đề cho sự phát triển của thị trường bất động sản.

Theo báo cáo thị trường bất động sản quý III/2020 của Hội môi giới BĐS Việt Nam, các dự án có quy hoạch bài bản, tiện ích đồng bộ tại Tây Nguyên ghi nhận tỷ lệ hấp thụ đạt hơn 70%. Song, một thực tế đang buồn là sự phát triển nhanh chóng của thị trường bất động sản khu vực này cũng kéo theo tỉnh trạng phân lô, bán nền trái phép “ăn theo” các dự án.

Đơn cử như tại Đăk Lăk, nhiều Công ty BĐS vừa và nhỏ đã kết hợp với nhiều cá nhân có năng lực tài chính đi gom mua các khu đất nông nghiệp, đất sào có một phần đất ở trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, có vị trí gần các dự án BĐS, trung tâm thương mại, trường học, bệnh viện, đường vành đai.

Sau đó tiến hành chuyển đổi sang một phần đất ở đô thị hoặc đất ở nông thôn rồi lập “dự án”, lách luật bằng cách lợi dụng Chương trình nông thôn mới, hiến đất làm đường giao thông dân sinh, kéo điện, trồng cây xanh.

Tiếp đó, chủ đất làm hồ sơ xin tách thành nhiều thửa để các công ty BĐS đăng quảng cáo mở bán “đất nền dự án”, “khu dân cư”. Biến Kon Tum những năm 2018-2019 trở thành điểm “nóng” về phân lô bán nền.

Theo đánh giá của các chuyên gia BĐS, việc phát triển các dự án, mời gọi chủ đầu tư phải dựa trên cơ sở quy hoạch tổng thể, đầu tư bài bản và có tầm nhìn dài hạn. Các địa phương phải có sự sàng lọc, lựa chọn chủ đầu tư có năng lực, loại bỏ chủ đầu tư nguồn lực tài chính hạn chế.

Đồng thời, tỉnh táo và quản lý chặt chẽ về phân lô bán nền, tránh để hiện tượng “dự án ma”, dự án ảo” lên ngôi, ăn theo các dự án, phá nát quy hoạch.

Tổng hợp.

Có thể bạn quan tâm:

0 replies

Leave a Reply

Want to join the discussion?
Feel free to contribute!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *