Khu đô thị Vĩnh Điềm Trung

Khu đô thị Vĩnh Điềm Trung rộng 36,84 ha nằm ở cửa ngõ phía Tây của thành phố Nha Trang, giáp đường 23/10, cách bờ biển Trần Phú khoảng 2,5km với khoảng 10 phút đi ô tô hoặc xe máy.

Sở hữu vị trí đắc lợi và địa thế đẹp, dễ dàng kết nối lưu thông đến các điểm trọng yếu trong khu vực như: gần ngân hàng, trạm xăng, garage ô tô, bưu điện, các nhà hàng, chợ Đầm, điểm dừng xe buýt, Bến xe phía Nam, Ga Nha Trang…,Vĩnh Điềm Trung với quy hoạch kiến trúc cảnh quan là sự kết hợp các không gian đóng, mở xen kẽ các không gian xanh tạo nên một khu đô thị hiện đại nhưng rất gần gũi với thiên nhiên.

Bạn đọc quan tâm:

Đất nền sổ đỏ gia lai

Dự kiến khởi công cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết vào ngày 30/09

Triển khai lập quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021 – 2030

UBND tỉnh vừa ban hành kế hoạch triển khai lập Quy hoạch tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2040. Yêu cầu chủ yếu của việc lập quy hoạch là phải đảm bảo tính khả thi, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn của tỉnh.


Theo đó, tiến độ thực hiện bao gồm 3 giai đoạn. Ở giai đoạn chuẩn bị, UBND tỉnh sẽ thành lập ban chỉ đạo và tổ công tác lập quy hoạch, quyết định đơn vị lập quy hoạch (Sở Kế hoạch và Đầu tư), ban hành kế hoạch triển khai thực hiện, dự kiến sẽ hoàn thành trong tháng 2-2019. Trong giai đoạn xây dựng nhiệm vụ và dự toán kinh phí lập quy hoạch, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ xác dịnh đơn vị lập nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí, lấy ý kiến thống nhất trước khi báo cáo UBND tỉnh trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí (giai đoạn này sẽ hoàn thành trong tháng 7-2019).

Đối với giai đoạn xây dựng quy hoạch, sau khi đơn vị tư vấn lập quy hoạch, lấy ý kiến các ban, ngành liên quan và các địa phương lân cận, sản phẩm quy hoạch sẽ được trình HĐND tỉnh thông qua; tiếp tục lấy ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường để hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch, dự kiến trong tháng 12-2020.

Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Khánh Hòa.

Có thể bạn quan tâm:

Đề xuất đầu tư hơn 13.000 tỷ xây cao tốc Vân Phong – Nha Trang

Cao tốc dài 83 km này là một trong 10 dự án thành phần thuộc dự án đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc – Nam phía đông giai đoạn 2021-2025.


Ban Quản lý dự án 7 vừa trình Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án thành phần đoạn Vân Phong – Nha Trang thuộc dự án đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc – Nam phía đông giai đoạn 2021-2025.

Theo đó, tuyến cao tốc có chiều dài 83 km, phân kỳ 4 làn xe hạn chế với bề rộng nền đường 17 m, cứ 4-5 km thì bố trí một đoạn dừng xe khẩn cấp. Tổng diện tích đất chiếm dụng khoảng 585 ha.

Dự án tiếp nối cao tốc Tuy Hòa – Vân Phong ở nút giao phía nam hầm Cổ Mã (xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa) và kết nối với cao tốc Nha Trang – Cam Lâm ở nút giao với Quốc lộ 27C (xã Diên Thọ, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa).
Ban Quản lý dự án 7 đề xuất tổng mức đầu tư khoảng 13.192 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng khoảng 8.170 tỷ đồng, được đầu tư bằng hình thức PPP. Với phương án thu phí trong 20 năm, phần vốn Nhà nước tham gia khoảng 4.000 tỷ đồng, tương đương 31,42%. Nếu thời gian thu phí dự kiến 15 năm, Nhà nước phải tham gia tối thiểu 6.550 tỷ đồng, tức 50,61%.

Cơ quan này kiến nghị, giai đoạn 2020-2021 sẽ tập trung thực hiện công tác chuẩn bị để có thể triển khai đầu tư trong giai đoạn 2021-2024.

Theo quy hoạch phát triển mạng cao tốc Việt Nam, tuyến cao tốc Bắc – Nam phía đông từ Hà Nội đến Cần Thơ có tổng chiều dài 1.799 km. Đến nay, Bộ GTVT đã hoàn thành và đưa vào khai thác 356 km, đồng thời đang triển khai đầu tư 784 km.

Để nối thông tuyến cao tốc này, Bộ GTVT đã giao các cơ quan liên quan tổ chức lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 10 dự án thành phần cho 659 km còn lại với nhu cầu vốn lên đến 113.148 tỷ đồng.

Theo Zing.

Có thể bạn quan tâm

Giá nhà đất Nha Trang giảm sâu đến 30%

Những cơn sốt đất tại TP biển Nha Trang đã tắt từ 2019 đến nay. Theo Hội môi giới, giá nhà đất Nha Trang đã giảm sâu lên đến 30%. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường ảm đạm, một số khu vực, dự án vẫn đem lại cơ hội đầu tư tốt nhờ sự phát triển của hạ tầng và giá khởi điểm còn thấp.

Giá nhà đất Nha Trang giảm khoảng 30%

Giai đoạn 2016 – 2018, bất động sản Nha Trang liên tục tăng giá, nhà đất liên tục tăng giá. Tuy nhiên, đến 2019 thị trường chững lại và kể từ đầu năm 2020 đến nay lượng giao dịch nhà đất tại TP. Nha Trang không đáng kể.

Chỉ một số khu vực nhà phố nội đô và đất ở nông thôn, thỉnh thoảng mới có giao dịch thành công. Riêng các sản phẩm condotel (căn hộ khách sạn) gần như không có mua bán. Việc không có giao dịch do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các chủ đầu tư cũng như các sàn giao dịch buộc phải tạm hoãn các hoạt động mở bán dự án. Nhiều sàn phải đóng cửa, cá nhân môi giới bất động sản thất nghiệp.

Theo Báo cáo tình hình thị trường Bất động sản Quý III/2020 của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam công bố ngày 5/10/2020: Cũng giống như các đô thị lớn (Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng) suốt thời gian từ 2019 đến nay TP. Nha Trang và tỉnh Khánh Hòa nói chung, rất hiếm dự án bất động sản mới được phê duyệt. Thị trường giao dịch ảm đạm, giá đất giảm sâu từ 20 -30%.

Theo ông Nguyễn Đình Huy, Giám đốc Vina Real, dịch bệnh và khó khăn của nền kinh tế khiến nhiều nhà đầu tư BĐS có tâm lý bất an, từ đó làm giảm sức cầu. Thị trường BĐS Nha Trang – Khánh Hòa lúc này là đáng báo động, chưa có sự phát triển ổn định.

Còn theo ghi nhận của Hội môi giới BĐS Việt Nàm thì nhìn chung lúc này thị trường BĐS Nha Trang khá ảm đạm, lượng giao dịch èo uột và giá nhà đất giảm mạnh so với thời đỉnh điểm, khoảng 30%.

Đầu tư vào khu vực nào thời gian tới?

Tuy nhiên, theo Hội môi giới, thị trường trầm lắng nhưng không hẳn BĐS Nha Trang không có cơ hội đầu tư. Một số khu vực, dự án nằm ở nơi có quy hoạch phát triển hạ tầng tốt, được đầu tư mạnh mẽ và có mức giá khởi điểm còn thấp…vẫn được nhiều nhà đầu tư BĐS quan tâm. Chẳng hạn như đất nền ở khu vực phía Tây và phía Bắc TP Nha Trang, hay khu vực Cam Lâm, Bắc Vân Phong…

Với những sự đầu tư mạnh về hạ tầng, cũng với mặt bằng giá còn ở mức thấp, có nhiều nhà đầu tư chuyên nghiệp quan tâm…theo dự báo của Hội môi giới BĐS, những khu vực này có thể sẽ sôi động, và có biến động mạnh về giao dịch ở giai đoạn cuối năm và đầu năm 2021.

Còn ở phân khúc căn hộ, cũng theo Hội môi giới BĐS, nhà ở xã hội tuy không nhiều ở Nha Trang, nhưng cũng là sản phẩm đang được người dân đô thị Nha Trang lựa chọn. Đặc biệt là nhà ở xã hội. Giá căn hộ ở Nha Trang cho phân khúc bình dân và trung cấp đang ở ngưỡng 22-30tr/m². Căn hộ cao cấp trước đây có giá bán từ 40-60tr/m², thì nay đều phải điều chỉnh giảm khoảng 20-30% để bán được.

Nhiều chuyên gia trong ngành nhận định, đây là thời điểm tốt để đầu tư vào BĐS Nha Trang. Các nhà đầu tư nên quan sát và đưa ra chiến lược đầu tư, “xuống tiền” đúng thời điểm để nắm giữ trung và dài hạn, dự báo thị trường có thể sôi động kể từ quý 2/2021.

Một số trục đường đang được mở rộng như vành đai An Viên kết nối cầu Bình tân, dự án vành đai đường Trần Phú kéo dài và xây cầu ra Vinpearl; một số khu vực khác như Vân Phong – Vạn Ninh; Diên Khánh – Khánh Vĩnh với việc hoàn thiện hạ tầng quốc lộ 27C và xây dựng trung tâm hành chính mới của thị xã Diên Khánh; hay khu vực Diên Khánh – Cam Ranh với việc hoàn thiện hạ tầng cao tốc Bắc Nam và lên thành phố loại II. Khu vực Ninh Hòa – Dốc Lết đón đầu hạ tầng lên khu kinh tế biển đặc biệt và đô thị ven phía Bắc Nha Trang cũng sẽ là những thị trường bất động sản được dự báo sôi động trong thời gian tới.

Theo CafeF.

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng Nha Trang xứng tầm đô thị trung tâm

Theo lãnh đạo TP. Nha Trang, những năm tới, thành phố sẽ tập trung phát triển hạ tầng kỹ thuật xứng tầm với vị trí đô thị trung tâm của tỉnh, hướng đến mục tiêu đến năm 2030 Khánh Hòa trở thành đô thị trực thuộc Trung ương.

Nha Trang hiện đại nhưng vẫn… thiếu

Theo lãnh đạo UBND TP. Nha Trang, hiện nay, hệ thống giao thông toàn thành phố có hơn 600 tuyến đường, 1.700 tuyến hẻm, 17 cầu đường bộ và 2 bến xe khách. Ngoài ra, còn có 4 bãi đậu xe ô tô nội thành và 24 bãi đậu xe dọc tuyến biển. Các công trình cấp điện đô thị hầu hết từ mạng lưới điện quốc gia. Các tuyến cáp viễn thông được ngầm hóa chủ yếu tại các khu đô thị mới. Về chiếu sáng công cộng, toàn thành phố có hơn 20.000 bộ đèn cao áp, trong đó 34% ở các tuyến đường chính. Hệ thống cấp nước đô thị có công suất 90.000m3/ngày đêm, cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân. Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải tương đối tốt với công suất 40.000m3/ngày đêm. Về quản lý chất thải rắn, thành phố vẫn sử dụng bãi chôn lấp rác với diện tích 12ha, tiếp nhận 550 tấn rác/ngày đêm.
Theo lãnh đạo Sở Xây dựng, TP. Nha Trang có khoảng 18.000 cây xanh đô thị. Số lượng này so với tiêu chuẩn mà Bộ Xây dựng đưa ra còn thiếu nhiều, nhất là sau bão số 12 năm 2017, nên cần bổ sung để đạt chỉ tiêu 5m2 cây xanh/người. Thành phố có hơn 100 dự án nhà ở tại 10 khu đô thị mới phía tây thành phố và 5 tổ hợp căn hộ chung cư (nhà ở thương mại, nhà ở xã hội) đã cơ bản hoàn thành xong hệ thống hạ tầng kỹ thuật, khi đưa vào sử dụng sẽ bổ sung khoảng 26 triệu m2 sàn nhà ở, cơ bản đáp ứng nhu cầu nhà ở cho 521.000 người.

Ông Lê Hữu Thọ – Bí thư Thành ủy Nha Trang cho rằng, bên cạnh điểm mạnh, hạ tầng kỹ thuật đô thị ở TP. Nha Trang còn có một số hạn chế. Hệ thống giao thông thiếu các trục kết nối đông – tây, bắc – nam. Các trục đường nội đô quy mô hẹp nên hạn chế phát triển kinh tế – xã hội và nhu cầu giao thông của người dân. Hệ thống viễn thông, điện chiếu sáng được mắc chung với hệ thống đường dây điện trung thế, hạ thế chủ yếu đi nổi gây nên tình trạng mất mỹ quan đô thị, không đảm bảo an toàn khi vận hành trên nhiều tuyến đường. Bên cạnh đó, việc triển khai nhiều dự án không đồng bộ về hạ tầng và cốt nền dẫn đến ngập cục bộ tại các khu dân cư chỉnh trang và khu dân cư giáp ranh dự án; hệ thống xử lý chất thải rắn nguy hại, nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt đảm bảo tiêu chuẩn về môi trường chưa được đầu tư.

Triển khai nhiều giải pháp

Để đạt được mục tiêu đề ra, theo lãnh đạo TP. Nha Trang, thời gian tới, cấp ủy, chính quyền các cấp cần tập trung công tác lãnh đạo, chỉ đạo để phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm của hệ thống chính trị thành phố. Thành phố sẽ rà soát và khớp nối đồng bộ các đồ án quy hoạch mạng lưới giao thông đường bộ trong đô thị, giao thông thủy nội địa, hệ thống nhà ga, bến cảng, bến tàu du lịch, bãi đậu xe ô tô thông minh; nâng cao chất lượng góp ý dự án, thẩm định và phê duyệt đồ án quy hoạch phù hợp với định hướng phát triển kinh tế – xã hội của địa phương; nghiên cứu thiết kế đô thị ở một số khu vực, vùng cửa sông ven biển để tăng cường quản lý kiến trúc không gian vùng ven biển, hạn chế việc đầu tư xây dựng tập trung các tòa nhà cao tầng trong một khu vực với mật độ cao làm gia tăng áp lực lên hạ tầng giao thông đô thị.

Ông Lê Hữu Thọ cho rằng, trong tương lai, thành phố cần tập trung nguồn lực và ứng dụng khoa học công nghệ để quản lý và phát triển hạ tầng kỹ thuật đồng bộ. Cụ thể, cần đầu tư có lựa chọn, không dàn trải, tập trung đầu tư các dự án, công trình mang tính trọng điểm; xây dựng kế hoạch đầu tư, sắp xếp danh mục dự án theo thứ tự ưu tiên, cân đối nguồn vốn thực hiện hàng năm một cách hợp lý; đồng bộ hóa quá trình đầu tư như hạ tầng giao thông phải kết hợp ngầm hóa hệ thống điện sinh hoạt, điện chiếu sáng và thông tin tín hiệu, phát triển hệ thống cây xanh đô thị, vườn hoa công viên để tạo cảnh quan môi trường. Thành phố sẽ ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về hiện trạng các công trình hạ tầng kỹ thuật, nâng cao hiệu quả công tác quản lý đô thị.

Một trong những nguyên nhân khiến các dự án chậm tiến độ là vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư. Trong những năm tới, thành phố sẽ ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển quỹ đất tái định cư, lựa chọn địa điểm xây dựng khu tái định cư có điều kiện phát triển tương xứng để bố trí cho các hộ bị ảnh hưởng bởi các dự án trọng điểm tại khu vực trung tâm thành phố; đẩy nhanh công tác lập, thẩm định và phê duyệt giá đất bồi thường cho các dự án tương xứng để các hộ ổn định nơi ở mới. Bên cạnh đó, tăng cường công tác vận động theo tinh thần Nhà nước và nhân dân cùng làm, chung tay xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị.

“Để thực hiện các giải pháp nêu trên, thời gian tới, TP. Nha Trang cần sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và sự phối hợp của các sở, ban, ngành tạo điều kiện tập trung các nguồn lực để phát triển đồng bộ hạ tầng kỹ thuật đô thị của thành phố, hướng tới mục tiêu đến năm 2030 Khánh Hòa trở thành đô thị trực thuộc Trung ương”, ông Lê Hữu Thọ nói.

Theo Báo Khánh Hòa điện tử

Tin liên quan:

Khu dân cư ven sông Cái thu hút đầu tư

Hiện nay, tại TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, quỹ đất phía đông còn rất hạn chế trong khi khu vực ven sông Cái sở hữu không gian lý tưởng vẫn chưa được khai thác hết tiềm năng.

Thị trường hồi phục với nhiều dự án

Dù dịch covid-19 ảnh hưởng tới kinh tế, du lịch nhưng tổng vốn đầu tư vào Khánh Hòa vẫn tăng gấp 7 lần so với cùng kỳ năm 2019. Đó là con số ấn tượng được nêu trong Báo cáo của UBND tỉnh Khánh Hòa về tình hình kinh tế – xã hội 9 tháng đầu năm 2020, phương hướng, nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2020.

Các dự án đăng ký đầu tư mới trong 8 tháng năm 2020 đáng chú ý là một phần dự án khu dân cư Cồn Tân Lập, TP. Nha Trang trên các lô đất HH1, HH2, HH3 là 2.997,7 tỷ đồng, dự án Siêu thị Lotte Nha Trang Gold Coast 84 tỷ đồng. Trong đó, lô đất HH1, HH2, HH3 tại khu dân cư Cồn Tân Lập sẽ được phát triển thành tổ hợp căn hộ cao cấp, trung tâm thương mại The Aston Luxury Residence. Dự án gồm 3 tháp căn hộ với pháp lý sổ hồng – sở hữu lâu dài được hợp tác đầu tư phát triển bởi Công ty CP BĐS Netland và Công ty CP đầu tư Danh Khôi Holdings.

Thị trường bất động sản của Nha Trang cho thấy dấu hiệu hồi phục và khởi sắc khi thông tin đầu tư bất động sản tại Nha Trang, Khánh Hòa được quan tâm đột biến. Tiêu biểu có thể kể đến: khu dân cư Cồn Tân Lập, bắc TP. Nha Trang, khu vực Bắc Vân Phong, Cam Lâm. Dự kiến những khu vực này sẽ có biến động mạnh về giao dịch ở giai đoạn cuối năm và đầu năm 2021.

Sẽ trở thành trung tâm mới


Đây chính là mục tiêu mà UBND tỉnh Khánh Hòa khi ban hành Quyết định phê duyệt đồ án điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu dân cư dọc bờ sông Cái Nha Trang cùng quy hoạch chi tiết 1/500 dự án Khu dân cư Cồn Tân Lập (Phường Xương Xuân, TP. Nha Trang). Đây là quy hoạch để thúc đẩy phát triển khu vực phía nam dọc sông Cái phát huy hết tiềm năng về đô thị, hạ tầng, du lịch. Bên cạnh đó, khu dân cư ven sông Cái sở hữu hàng loạt tiện ích công cộng phong phú, đa dạng phục vụ mọi nhu cầu cư dân. Khu vực này nhiều tiềm năng phát triển nhưng chưa được đầu tư một cách đúng mức.
Theo Hiệp hội Bất động sản Khánh Hòa, nếu khu vực này được các chủ đầu tư có uy tín đầu tư thì tương lai đây sẽ trở thành trung tâm mới của Nha Trang vì có vị thế hết sức đẹp, chạy dọc theo bờ sông Cái. Ngoài ra, khu vực Cồn Tân Lập được xem như sạch đẹp nhất thì các khu vực còn lại dân cư ở khá đông.

Viện Quy hoạch đô thị và Nông thôn quốc gia – Bộ Xây dựng, đơn vị nghiên cứu quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 khu dân cư Nam sông Cái, trong quá trình nghiên cứu cho rằng dọc sông Cái, Kim Bồng, Bà Vệ sẽ hình thành trung tâm đô thị ven sông cần thiết có một cầu nối với cồn Ngọc Thảo. Dọc sông Cái sẽ mở tuyến đường, hình thành quảng trường, công viên, bến thuyền, tổ hợp các nhà cao tầng, các dãy phố liền kề. Dọc sông Kim Bồng, Bà Vệ sẽ tạo hệ thống đường dạo, ngắm cảnh, xây dựng khu chung cư, dịch vụ, đan xen nhà ở thương mại… Sau khi thiết kế khu đô thị mới sẽ bảo đảm cho khoảng 26.700 người sinh sống.

Theo CafeF.

Tin liên quan:

Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào khu kinh tế Vân Phong

Tuy Vân Phong phát triển khá sôi động với những dự án tỷ đô nhưng khu vực này vẫn còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác hết. Để tạo bước phát triển đột phá cho Vân Phong trong thời gian tới, tỉnh đang nỗ lực đẩy mạnh thu hút đầu tư.

Tạo sức bật từ bắc Vân Phong

Từ khi thành lập đến nay, Khu Kinh tế (KKT) Vân Phong đã thu hút được 158 dự án đầu tư mới (129 dự án trong nước và 29 dự án có vốn nước ngoài) với tổng số vốn đăng ký tương đương 4,1 tỷ USD, vốn thực hiện 1,15 tỷ USD, trong đó có 91 dự án đã đi vào hoạt động. KKT đã đóng góp vào ngân sách của tỉnh khoảng 20.950 tỷ đồng, chiếm khoảng 26,6% thu ngân sách trên địa bàn, giải quyết việc làm cho 6.251 lao động. Kết quả thu hút đầu tư này chủ yếu tập trung tại khu vực nam Vân Phong (thị xã Ninh Hòa) còn khu vực bắc Vân Phong (huyện Vạn Ninh) gần như vẫn giữ nguyên trạng, chưa khai mở được tiềm năng.

Tuy nhiên, theo đánh giá của các nhà đầu tư, việc bắc Vân Phong còn giữ nguyên trạng chính là lợi thế rất lớn của KKT Vân Phong mà các khu vực khác không có được. Trong tương lai, bắc Vân Phong sẽ như “thỏi nam châm” thu hút các dự án lớn. Thời gian qua, đã có nhiều tập đoàn đa quốc gia đặt vấn đề về một khu công nghiệp để các tập đoàn dịch chuyển công ty khỏi Trung Quốc. Trong đó, các tập đoàn rất quan tâm đến bắc Vân Phong. Nếu được đầu tư, khu vực bắc Vân Phong sẽ thu hút ít nhất 20.000 lao động phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng và hàng trăm ngàn công nhân phục vụ sản xuất.

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn – Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Liên Thái Bình Dương đánh giá: Bắc Vân Phong có rất nhiều lợi thế mà các địa phương khác không có được. Với 1.500ha, có nhiều đất còn trống sẽ thuận lợi để phát triển kinh tế. Đây chính là thế mạnh của KKT Vân Phong. “Nếu đầu tư vào Vân Phong, chúng tôi sẽ hình thành các khu vực casino, khu mua sắm, khu khách sạn và nghỉ dưỡng cao cấp, khu giải trí, cơ sở thể dục – thể thao. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng muốn thực hiện các khu dân cư và công nghiệp; cơ sở hạ tầng; sân bay quốc tế và đường bộ, cảng biển. Hiện nay, có khoảng 200 nhà đầu tư đăng ký nghiên cứu, dự kiến sẽ thu hút khoảng 60 tỷ USD vốn đầu tư. Trong tình hình dịch bệnh, các nước đang bị ảnh hưởng nặng nề, nhưng năm 2021, Khánh Hòa sẽ là lá cờ đầu trong bứt phá với KKT Vân Phong”, ông Johnathan Hạnh Nguyễn nhận định.

Cần những giải pháp toàn diện

Bên cạnh việc lấy bắc Vân Phong làm chủ đạo trong thu hút đầu tư, để phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của KKT Vân Phong, trong thời gian tới cần có những giải pháp mang tính toàn diện. Trong đó, cần có sự hợp tác chặt chẽ với Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (đơn vị ký ghi nhớ hợp tác đầu tư với UBND tỉnh) và các đơn vị tư vấn để triển khai nội dung đã ký kết tại Bản ghi nhớ về việc hợp tác xúc tiến đầu tư phát triển KKT Vân Phong. Theo đó, tỉnh sẽ tập trung rà soát, xây dựng chiến lược phát triển KKT Vân Phong trong tình hình mới; tổ chức lập đồ án điều chỉnh quy hoạch chung KKT Vân Phong có chất lượng, có tầm nhìn, có tính thực thi cao… Đồng thời, phối hợp quảng bá, xúc tiến thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước.

Bên cạnh đó, cần tranh thủ tối đa mọi nguồn lực ưu tiên hỗ trợ từ Trung ương để tập trung xây dựng các công trình hạ tầng; tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ từ các cơ quan Trung ương đối với việc xây dựng, ban hành và áp dụng các chính sách phát triển đặc thù cho khu vực vịnh Vân Phong. Đưa Vân Phong trở thành khu kinh tế ven biển ưu tiên có tính chiến lược phát triển của quốc gia và khu vực. UBND tỉnh cần chủ động liên kết với các địa phương lân cận vẫn còn nhiều tiềm năng, thế mạnh phát triển như Phú Yên, Đắk Lắk để cùng phối hợp xây dựng chiến lược liên kết phát triển vùng. Song song các giải pháp trên, vấn đề cải cách thủ tục hành chính nhằm giảm bớt số lượng, thời gian, chi phí thực hiện các thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp cũng cần được chú trọng.

Ông Hoàng Đình Phi – Trưởng ban Quản lý KKT Vân Phong cho biết, bên cạnh các giải pháp để thu hút đầu tư nêu trên, để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc nhằm nhanh chóng thúc đẩy sự phát triển của KKT Vân Phong, ban kiến nghị Chính phủ quan tâm chỉ đạo xem xét, ban hành nghị quyết riêng về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển khu vực vịnh Vân Phong, tạo cơ sở pháp lý triển khai thực hiện mục tiêu đã đề ra. Quốc hội, Chính phủ quan tâm xem xét phân bổ tăng hợp lý nguồn vốn ngân sách đầu tư trung hạn cho tỉnh để tăng nguồn vốn bổ sung đầu tư phát triển các công trình hạ tầng kỹ thuật, xã hội cho Khu kinh tế Vân Phong giai đoạn 2020 – 2025. “Với quyết tâm và truyền thống vượt qua mọi khó khăn thách thức, sự năng động sáng tạo và trí tuệ của toàn thể cán bộ và nhân dân trong tỉnh, hy vọng trong tương lai không xa, KKT Vân Phong sẽ phát huy được hết tiềm năng, thế mạnh, thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước, trở thành một trong những trung tâm kinh tế biển hiện đại, phát triển đột phá cho tỉnh và khu vực”, ông Hoàng Đình Phi tin tưởng.

Theo Báo Khánh Hòa điện tử.

Tin liên quan có thể bạn quan tâm:

Hoàng Quân đề nghị nghiệm thu nhà ở xã hội HQC Nha Trang

UBND tỉnh Khánh Hoà vừa có văn bản gửi Sở Xây dựng và Công an tỉnh yêu cầu giải quyết kiến nghị liên quan đến Dự án Nhà ở xã hội HQC Nha Trang do Hoàng Quân làm chủ đầu tư.

Theo đó, UBND tỉnh Khánh Hòa yêu cầu việc giải quyết các kiến nghị của Công ty Hoàng Quân phải đúng qui định của pháp luật; trường hợp vượt thẩm quyền thì kịp thời tham mưu, báo cáo UBND tỉnh.

Trước đó, ngày 30/6, Hoàng Quân đã gửi văn bản báo cáo tình hình thực hiện Dự án Nhà ở xã hội HQC Nha Trang. Chủ đầu tư cho biết, dự án đã hòan thành xong công tác thi công xây dựng 4 block B1, B2, A1, A2 và các thủ tục cần thiết để nghiệm thu đưa vào sử dụng. Hiện chủ đầu tư đang tiến hành bàn giao nhà cho khách hàng.

Tuy nhiên, một số khách hàng kí hợp đồng thuê căn hộ khiếu nại nên phía chủ đầu tư đã làm việc, giải thích với cư dân, đồng thời có báo cáo gửi UBND tỉnh.
Theo đó, Hoàng Quân kiến nghị Sở Xây dựng bố trí thời gian kiểm tra, nghiệm thu hoàn thành toàn bộ dự án đưa vào khai thác sử dụng.

Trên cơ sở nghiệm thu toàn bộ dự án, công ty sẽ làm thủ tục quyết toán, hồ sơ giá để chính thức thẩm định giá theo chỉ đạo của UBND tỉnh.

Sau khi thực hiện các bước nêu trên, chủ đầu tư sẽ đưa dự án vào quản lí, vận hành và tổ chức hội nghị nhà chung cư theo qui định.
Nhà ở xã hội HQC Nha Trang (NOXH Khu dân cư Bắc Vĩnh Hải Nha Trang) tọa lạc tại Khu dân cư Bắc Vĩnh Hải, phường Vĩnh Hoà, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

Dự án có diện tích đất xây dựng công trình khoảng 10.842 m2, gồm một khối đế và 4 block cao 21 tầng (một tầng hầm và 20 tầng nổi). Tổng số căn hộ 1.002 căn và 7 khu thương mại dịch vụ.
Dự án được thiết kế và tư vấn giám sát bởi CTCP Việt Kiến Trúc, thi công xây dựng bởi CTCP Xây dựng và Kinh doanh Nhà Bình Thuận, quản lí và vận hành bởi Công ty TNHH Quản lí Bất động sản Victoria.

Phía Hoàng Quân cho biết, công ty đã bàn giao 471 căn, trong đó đã có 234 hộ gia đình vào ở và đang tiếp tục bàn giao các căn hộ còn lại ở cả 4 khối nhà cho khách hàng.

Theo Vietnambiz.vn

Có thể bạn quan tâm

Nha Trang được định hướng là đô thị du lịch biển quốc gia và quốc tế

Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh qui hoạch chung TP Nha Trang đến năm 2040. Trong đó, định hướng TP Nha Trang là đô thị du lịch biển quốc gia và quốc tế, bước đầu trở thành một thành phố thương mại tài chính tầm vóc khu vực Đông Nam Á.

Theo đó, Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Khánh Hòa phải rà soát tổng thể về nội dung qui hoạch chung đã được phê duyệt năm 2012, trên cơ sở đánh giá tình hình thực tiễn phát triển của TP Nha Trang.

Đồng thời đánh giá các qui hoạch trên địa bàn thành phố đã được lập và phê duyệt; rà soát định hướng phát triển không gian đô thị, qui hoạch sử dụng đất, việc đầu tư hạ tầng kĩ thuật và xã hội của thành phố.

Nha Trang được định hướng là đô thị du lịch biển quốc gia và quốc tế – Ảnh 1.
Nha Trang được định hướng là đô thị du lịch biển quốc gia và quốc tế. (Ảnh: Khải An)

Quyết định cũng yêu cầu rà soát, đánh giá tình hình thực hiện các dự án đã có qui hoạch chi tiết, hoặc có chủ trương đầu tư, đặc biệt là các khu vực núi Chín Khúc, phía bắc vịnh Nha Trang.

Song song đó, yêu cầu UBND tỉnh Khánh Hòa xây dựng tiêu chí để xác định các qui hoạch chi tiết, dự án tiếp tục triển khai và đề xuất các giải pháp xử lí đối với các qui hoạch chi tiết, dự án dừng thực hiện nhằm tăng quĩ đất phục vụ phát triển du lịch.

Ngoài ra, UBND tỉnh Khánh Hòa phải đề xuất các giải pháp chiến lược để khắc phục các tồn tại, bất cập về quá tải hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội, đặc biệt là khu vực ven biển; đề xuất các giải pháp cụ thể về kiểm soát phát triển không gian đô thị, công trình cao tầng, bố trí các không gian công cộng cho dân cư đô thị và khách du lịch.

Khi lập qui hoạch trình Bộ Xây dựng thẩm định, UBND tỉnh phải xác định tầm nhìn, mục tiêu phát triển đô thị để đề xuất các kịch bản có tính khả thi về phát triển du lịch, đô thị, thương mại dịch vụ – hàng hải, đảm bảo ổn định và bền vững lâu dài.

Quyế định cũng yêu cầu tỉnh Khánh Hòa phải xác định xây dựng và phát triển Nha Trang trở thành thành phố có thương hiệu quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh đô thị dựa trên các thế mạnh mũi nhọn hiện có.

Nha Trang được định hướng là đô thị du lịch biển quốc gia và quốc tế – Ảnh 2.
Đến năm 2040, TP Nha Trang sẽ nâng cấp chất lượng không gian và du lịch đô thị, hấp dẫn các nhà đầu tư du lịch đẳng cấp quốc tế… (Ảnh: Khải An)

Mục tiêu đến năm 2040, TP Nha Trang sẽ nâng cấp chất lượng không gian và du lịch đô thị, hấp dẫn các nhà đầu tư du lịch đẳng cấp quốc tế, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, khai thác bền vững tài nguyên du lịch hiện có, với nét nổi bật đặc hữu là chuỗi không gian ven biển, không gian đảo, bán đảo và không gian sinh thái.

Tiến tới nâng cao vị thế thương hiệu quốc tế của thành phố du lịch nghỉ dưỡng biển, bước đầu trở thành thành phố thương mại tài chính tầm vóc quốc gia và khu vực Đông Nam Á.

Theo đó, phạm vi nghiên cứu có tổng diện tích đất tự nhiên 26.547ha, bao gồm TP Nha Trang hiện nay với tổng diện tích tự nhiên 25.260ha và khoảng 1.287ha thuộc 2 xã Diên An và Diên Toàn của huyện Diên Khánh.

Qui mô đến năm 2030, TP Nha Trang có tổng dân số khoảng 630.000 đến 640.000 người, đến năm 2040 có tổng dân số khoảng 750.000 đến 780.000 người. Qui mô đất xây dựng đô thị khu vực nội thành đến năm 2030 khoảng 5.700ha đến 7.800ha, trung bình 110m2 đến 130m2/người; đến năm 2040 khoảng 7.500ha đến 8.500ha, trung bình khoảng 110m2 đến 130m2/người.

Theo Vietnambiz.vn

Có thể bạn quan tâm