Trung Nguyene Legend chính thức khai trương vườn Zen Garden

Ngày 23/1/2021, tại thành phố Cà phê (TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk), Tập đoàn Trung Nguyên Legend chính thức Khai trương vườn Zen Garden – một tiện ích đặc biệt dành cho cư dân và được kỳ vọng là một điểm đến mới dành cho du khách nhân dịp Tết Tân Sửu.


Đây là một hoạt động văn hóa thường niên đã được Trung Nguyên Legend tổ chức 3 năm qua nhằm tái hiện, phát triển văn hóa bản địa dành cho cộng đồng và cư dân thành phố Cà phê.

Tập đoàn Trung Nguyên Legend – tập đoàn cà phê số 1 Việt Nam đầu tư xây dựng thành phố Cà phê – dự án có quy mô 45,45ha, tọa lạc ở trung tâm Buôn Ma Thuột. Với mật độ xây dựng chỉ 27%, diện tích cây xanh, mặt nước chiếm tới hơn 50%, nơi đây là đô thị có mật độ xây dựng thấp nhất Việt Nam, giúp cư dân được sống trong những không gian trong lành, hòa cùng thiên nhiên.

Khác với tất cả các dự án đô thị khác, thành phố Cà phê chú trọng và tạo dựng các tiện ích dành cho cư dân trước tiên; tạo dựng những công trình biểu tượng để đưa Buôn Ma Thuột trở thành một điểm đến, một địa bàn thu hút đầu tư, khách du lịch và nâng cao đời sống của cộng đồng, xứng tầm với thủ phủ nông sản tỉ đô của Việt Nam, điểm đến của cà phê thế giới. Nơi đây, mỗi công trình đều có một triết lý riêng, một câu chuyện lịch sử hình thành riêng để trở thành biểu tượng độc đáo – khác biệt – duy nhất. Một trong những công trình kiến trúc độc đáo, tiêu biểu chính là Zen Garden – cánh cửa giúp cộng đồng, cư dân thành phố Cà phê có thể trải nghiệm về liệu pháp chữa lành thân – tâm – trí bằng nghệ thuật làm vườn.

Với quy mô hơn 9.000m2, tất cả các loại cây được lựa chọn trồng trong vườn Zen Garden đều là những loại cây bản địa mang dược tính chữa lành, phổ biến trong đời sống. Không chỉ giới thiệu một tiện ích mới, một điểm đến mới của thành phố Cà phê mà Trung Nguyên Legend mong muốn, mỗi cư dân, du khách đến đây có thể cảm nhận được nghệ thật làm vườn, nghệ thuật chữa lành bằng thiên nhiên rất gần gũi, quen thuộc… và ai cũng có thể thực hiện, làm được.

Vườn Zen Garden được chia làm hai phân khu với ý nghĩa khác nhau. Vườn nhiệt đới tập trung chủ yếu các loại cây thuộc vùng nhiệt đới nóng ẩm, các loại dược liệu chữa lành như: Kim ngân, hương thảo, mã đề, cỏ lan chi… có tác dụng thanh lọc không khí, chống ô nhiễm. Còn khu vườn Thiền với những loại cây tiêu biểu trong văn hóa và tâm thức người Việt Nam như: Trúc, đa, đề, tre… biểu trưng cho khát vọng, các đức tính của dân tộc như: sự chính trực, kiên cường với khí phách của các bậc hiền nhân quân tử…

Dựa trên triết lý kiến trúc chữa lành, địa thế không gian của vườn Zen Garden tại thành phố Cà phê được tuân thủ, tôn trọng nguyên vẹn địa thế tự nhiên. Các khoảng không gian mở, lối đi hẹp, quanh co, hay cả vườn đá… đều mang ý nghĩa sâu sắc giúp khách thăm quan có thể trải nghiệm về từng giai đoạn của cuộc đời mình: Có lúc rộng mở, có lúc quanh co hẹp lối, có lúc lại gặp nhiều chông gai khúc khuỷu nhưng đến cuối con đường ấy sẽ là sự bình an, hạnh phúc khi tất cả đã đi qua. Đây cũng là ý nghĩa của sự tỉnh thức mà Trung Nguyên Legend muốn gửi gắm tới cộng đồng.

Theo congthuong.vn

Có thể bạn quan tâm:

Buôn Ma Thuột: Sự trỗi dậy nhìn từ tầm nhìn quy hoạch

Trong làn sóng dịch chuyển của thị trường bất động sản, Buôn Ma Thuột trở thành điểm dừng chân lý tưởng cho các nhà đầu tư trong giai đoạn hậu Covid-19. Với tầm nhìn về quy hoạch mang tính bền vững và quỹ đất dồi dào, địa phương này trở thành mảnh đất sẽ cho ra nhiều “hoa thơm, trái ngọt”.

Trăm hoa đua nở, đâu là điểm đến cho nhà đầu tư?

Tại dự báo thị trường bất động sản công bố đầu năm 2020, Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đã nhận định: Triển vọng phát triển sẽ nghiêng về những doanh nghiệp sở hữu quỹ đất lớn, đầy đủ pháp lý ở những khu vực có tiềm năng phát triển. Đón đầu cơ hội, hàng loạt tập đoàn lớn như Vingroup, FLC, Novaland, Capital House… đã nhanh chóng khai phá những miền đất mới với thuận lợi về quỹ đất cũng như ưu đãi cho nhà đầu tư.

Có thể thấy, sự chuyển dịch dòng vốn đầu tư từ các đô thị trung tâm lan sang đô thị cấp tỉnh đã xuất hiện từ giai đoạn 2018 – 2019 và bước sang 2020, bất động sản ở các đô thị địa phương như những vườn hoa rực rỡ sắc màu khiến không ít nhà đầu tư phải choáng ngợp. Trong sự bùng lên như “trăm hoa đua nở” của thị trường địa phương thì nhà đầu tư như những chú ong thợ cần mẫn, phải tìm ra được đúng bông hoa có nhụy ngon để thu về mật ngọt, đó là miền Bắc với Bắc Ninh, Thái Nguyên; miền Trung với Quảng Bình, Quảng Ngãi, Phú Yên, Huế, Đăk Lăk… ; miền Nam với Bình Dương, Long An…

Theo các chuyên gia, bên cạnh sức hút về quỹ đất thì quy hoạch được coi là xương sống, bệ đỡ để định hình sự phát triển của thị trường bất động sản. Với nhà đầu tư, quy hoạch chính là chỉ số quan trọng để từ đó nhìn ra tiềm năng sinh lời của bất động sản khu vực đó trong tương lai và làm nhiệm vụ “xuống tiền”.

Các chuyên gia về kiến trúc – quy hoạch đều đồng tình quan điểm rằng, trong xây dựng và phát triển đô thị ngày này, công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch xây dựng đóng vai trò quan trọng, mang tính chiến lược, làm cơ sở cho đầu tư xây dựng các công trình, chỉnh trang và phát triển đô thị… Một đô thị có tầm nhìn quy hoạch xa, có chiến lược quy hoạch rõ ràng, thì sẽ dễ dàng có được bước phát triển bền vững.

Theo TS. Đinh Thế Hiển, với lợi thế về thiên nhiên, khí hậu trong lành hơn các thành phố lớn, diện tích đất sạch đủ để đáp ứng nhu cầu về một khu đô thị lớn đồng bộ về tiện ích, cảnh quan, cơ sở hạ tầng, các dự án ở các đô thị địa phương hứa hẹn chắc chắn sẽ đem lại giá trị cao.

“Đầu tư bất động sản đều có quy luật và giới hạn nhất định. Không phải vùng nào, tỉnh nào cũng có thể đầu tư. Yếu tố cốt lõi chính là yếu tố hạ tầng và nhu cầu của cư dân. Các khu công nghiệp có nhiều công nhân và khu trung tâm dịch vụ thương mại dân cư ở lâu đời thì việc hình thành các khu đô thị lớn mới thành công.

Cụ thể, khu vực đông dân có nhu cầu dịch vụ thương mại phải kể đến khu vực đồng bằng Nam Bộ, miền Tây. Mới đây, thị trường bất động sản Buôn Ma Thuột cũng đang nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư”, TS. Đinh Thế Hiển nhận định.

Sức hấp dẫn là của các đô thị địa phương là như nhau, nhưng để các khu đô thị ấy phát triển bền vững, lâu dài và hiệu quả thì cơ bản phải soi xét từ yếu tố quy hoạch, được coi là chỉ số đánh giá quan trọng cho các nhà đầu tư.

Và trong kế hoạch dài hạn của những tập đoàn lớn, bất động sản Tây Nguyên, cụ thể là Buôn Ma Thuột được nhắm tới là địa hạt màu mỡ đang sẵn sàng cho công cuộc khai thác bởi những dấu ấn mạnh mẽ về quy hoạch mà vùng đất này mang lại.

Sức hút từ tầm nhìn quy hoạch của Buôn Ma Thuột

Trong những bông hoa đang đua nở ở chu kỳ phát triển mới của thị trường bất động sản, Buôn Ma Thuột nổi lên với sắc màu tươi tắn nhất khi được đánh giá là TP năng động và phát triển nhất Tây Nguyên, là đô thị miền núi có dân số lớn nhất Việt Nam với 502.170 người (dân số năm 2019), mật độ 1,331 người/km2, trong đó, hơn 80% dân cư sống tại khu vực nội thành.

Cùng với các thành phố: Bắc Ninh, Đà Lạt, Hòa Bình, Huế, Thái Nguyên, Sơn La, Vinh, Việt Trì, Hà Nội, Buôn Ma Thuột đã được chọn là 1 trong 10 đô thị sạch trên cả nước. Địa phương này cũng được Chính phủ công nhận là thành phố có quy hoạch tương đối tốt trong một thời gian ngắn.

Với vị trí địa lý nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, thành phố Buôn Ma Thuột được xem nơi có vị trí chiến lược rất quan trọng. PGS.TS. Trần Đình Thiên nhận định, lợi thế đặc biệt của Đắk Lắk là Buôn Ma Thuột, thành phố này được định hướng phát triển trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên. Với nền tảng đó, trong những năm tiếp theo Buôn Ma Thuột sẽ đẩy mạnh về mọi mặt để nhanh chóng đạt được định hướng sớm hơn dự kiến, trước năm 2030.

Dấu ấn về quy hoạch của Buôn Ma Thuột được thể hiện trong sự phát triển sự đồng bộ, hài hòa của hệ thống hạ tầng kinh tế – xã hội.

Thứ nhất, theo thống kê năm 2019, trên địa bàn tỉnh tỷ lệ phủ kín quy hoạch chung đô thị đạt 100% với diện tích khoảng 27.841ha; tỷ lệ phủ kín quy hoạch chi tiết đô thị đạt 14,86% (4.137ha/27.841ha); tỷ lệ phủ kín quy hoạch phân khu 1/2000 đạt 60,3% (16.779ha/27.841ha), đáp ứng tốt các nhu cầu phát triển đô thị.

Thứ hai, 98% đường nội thành được nhựa hóa, là đầu mối giao thông cấp vùng và quốc gia.

Thứ ba, hệ thống hạ tầng và kết nối giao thông TP. Buôn Ma Thuột với các tỉnh lân cận, khu vực và quốc tế bằng đường bộ, đường sắt và đường hàng không đã và được ưu tiên phát triển. Cụ thể, đẩy nhanh tiến độ đầu tư các công trình, dự án động lực, trọng tâm như: Tuyến tránh thành phố đường vành đai phía Đông; đường vành đai phía Tây 2; nâng cấp mở rộng Quốc lộ 29; xây dựng đường cao tốc Buôn Ma Thuột – Nha Trang (Khánh Hòa); cao tốc Buôn Ma Thuột – Liên Khương (Lâm Đồng); dự án đường sắt Buôn Ma Thuột – Tuy Hòa (Phú Yên); xây dựng các cảng cạn phục vụ vận tải đa phương thức; phát triển Cảng hàng không Buôn Ma Thuột thành cảng hàng không quốc tế; xây dựng cửa khẩu Đắk Ruê.

Có thể thấy, với tầm nhìn chiến lược phát triển theo Nghị quyết Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 67-KL/TW ngày 16/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đến năm 2030, sự trỗi dậy của quy hoạch chính là lời cam kết tốt nhất với nhà đầu tư cho sự phát triển bền vững của khu đô thị vùng núi này.

“Buôn Ma Thuột có tiềm năng phát triển bất động sản rất tốt. Trước hết, trong cảm nhận của tôi, đây là một đô thị yên bình, nơi có cuộc sống an yên với những con người rất thân thiện, nhân văn. Đặc biệt, thành phố này không bị de dọa bởi biến đổi khí hậu, không khí sạch, luôn tạo cho ta cảm giác gần gũi với thiên nhiên”, TS. Lê Xuân Nghĩa nhận định.

Và theo vị chuyên gia này, sự xuất hiện của các dự án lớn trong thời gian qua tại Buôn Ma Thuột, điển hình như EcoCity Premia của Tập đoàn Capital House được kỳ vọng sẽ trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển đa dạng hơn những khu đô thị đồng bộ và đẳng cấp nơi phố núi.

“Chúng ta cần nhiều hơn những khu đô thị đồng bộ như thế này để thúc đẩy sự phát triển của thị trường”, TS. Nghĩa nhấn mạnh.

Theo tienphong.vn

Có thể bạn quan tâm:

Buôn Ma Thuột: Cần một đô thị xứng tầm với vị trí chiến lược của thành phố

Tốc độ tăng trưởng 2 con số, thu nhập bình quân đầu người cao, được định hướng trở thành trung tâm của vùng núi Tây Nguyên đã đến lúc Buôn Ma Thuột cần một khu đô thị xứng tầm với vị trí chiến lược của thành phố.

Thủ phủ cà phê thiếu khu đô thị xứng tầm

Kết luận của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển TP. Buôn Ma Thuột đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã chỉ rõ thủ phủ cà phê sẽ là đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên trên cơ sở khai thác và phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của thành phố.

Theo đó, Buôn Ma Thuột sẽ đảm nhiệm chức năng đầu mối về thương mại, giao thông vận tải, giáo dục – đào tạo, y tế, văn hóa, chuyển giao khoa học công nghệ của vùng.

Những năm qua, thành phố Đắk Lắk ghi nhận sự tăng trưởng với các chỉ số đầy ấn tượng. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm ổn định, khoảng 13,5%. Thu nhập đầu người gia tăng mạnh mẽ, đạt 78 triệu đồng/năm. Theo số liệu thống kê thì đây cũng là địa phương có số lượng ô tô cao thứ ba sau Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên, dù sở hữu vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế vùng Tây Nguyên, tăng trưởng kinh tế địa phương đạt nhiều thành tựu ấn tượng, nhưng đến nay vẫn chưa có một khu đô thị nào tương xứng với vị thế của Buôn Ma Thuột.

Theo số liệu thống kê từ Hội môi giới Bất động sản Việt Nam, giai đoạn 2017 – 2019, thị trường địa ốc Buôn Ma Thuột ghi nhận 6 dự án triển khai với tổng số lượng 1.300 sản phẩm đất nền. So với vị trí chiến lược của vùng, là trung tâm công nghiệp phố núi, thị trường bất động sản Buôn Ma Thuột vẫn ở dạng tiềm năng, phát triển sơ khai, chủ yếu là đất nền và đất thổ cư.

Hiện thị trường bất động sản Buôn Ma Thuột đang bước vào giai đoạn phát triển vàng, cần một khu đô thị quy hoạch bài bản, hiện đại, năng động, xứng tầm với vị trí chiến lược của trung tâm Tây Nguyên.

Các chuyên gia về quy hoạch cho rằng, hơn lúc nào hết địa phương này cần thêm các dòng bất động sản thương mại cao cấp, có sự đồng bộ về quy hoạch, tiện ích để tạo ra được cú hích thay đổi rõ rệt trong bộ mặt đô thị.

EcoCity Premia: Diện mạo mới của không gian đô thị Buôn Ma Thuột

Đánh giá cao về tiềm năng của Buôn Ma Thuột, song chuyên gia kinh tế TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, thủ phủ cà phê cần một khu đô thị xứng tầm, mang tính biểu tượng cho tốc độ phát triển và vị trí chiến lược của thành phố. Đó không chỉ là biểu tượng cho thành phố trẻ, hiện đại, năng động mà còn là động lực để Buôn Ma Thuột phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.

Sau nhiều năm đợi chờ, sự xuất hiện của EcoCity Premia được kỳ vọng sẽ trở thành mảnh ghép hoàn hảo đại diện cho sự phát triển kinh tế, chính trị của thành phố Buôn Ma Thuột.

EcoCity Premia là khu đô thị đầu tiên được đầu tư bài bản đồng bộ hạ tầng với hơn 100 tiện ích cao cấp như công việc hồ điều hoà rộng 9,4ha, clubhouse với các môn thể thao dành cho giới thượng lưu cùng chuỗi tiện ích chuẩn 5 sao sẽ định hình và nâng tầm phong cách sống của người dân Buôn Ma Thuột.

EcoCity Premia cũng là khu đô thị sở hữu 5 công viên lõi tạo thành điểm nhấn xanh đầu tiên tại Buôn Ma Thuột, với mật độ cây xanh là 15m2/người, khi hình thành, các công viên này sẽ là nơi vui chơi và giải trí, đem lại một không gian sinh thái, cải thiện chất lượng sống cho cư dân tại mỗi phân khu.

Với sự đồng bộ trong không gian kiến trúc hiện đại, EcoCity Premia được kỳ vọng sẽ tạo ra sự đổi thay rõ rệt trong bức tranh đô thị của trung tâm phố núi. Cùng với các tiện ích cao cấp, công nghệ vận hành thông minh mà khu đô thị này ứng dụng sẽ đóng vai trò tiên phong trong việc định hình phong cách sống của người dân Buôn Ma Thuột.

EcoCity Premia được giới chuyên gia kỳ vọng sẽ làm đổi thay diện mạo thành phố Buôn Ma Thuột, là một mảnh ghép hoàn hảo đại diện cho sự tăng trưởng mạnh mẽ của phố núi, xứng tầm với vị trí chiến lược sẵn có.

Nếu như khu đô thị Gamuda tại Hà Nội đã thành công với mô hình “Thành phố trong Công viên xanh” hay khu đô thị Phú Mỹ Hưng nhiều năm trước đã tạo ra một phong cách sống mới hiện đại tại TP.HCM thì EcoCity Premia được ví như “nút nhấn” đổi thay cuộc sống của người dân Buôn Ma Thuột.

Thông tin dự án EcoCity Premia:

Chủ đầu tư: Tập đoàn Capital House

Tổng diện tích: gần 50ha

Vị trí: Km7, Phường Tân An, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

Theo CafeF.

Có thể bạn quan tâm:

Những lợi thế giúp Buôn Ma Thuột phát triển bất động sản

Lợi thế về vị trí, hạ tầng cùng chính sách cải cách giúp thành phố Buôn Ma Thuột phát triển lĩnh vực bất động sản.

Với định hướng trở thành trung tâm Tây Nguyên, thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) đang dần trở thành vùng đất giàu tiềm năng, thu hút nhiều nhà đầu tư, nhất là lĩnh vực bất động sản.

Theo Quy hoạch xây dựng vùng Tây Nguyên đến năm 2030 sẽ có 117 đô thị trên cơ sở nâng cấp từ 89 đô thị, xây dựng mới 28 đô thị. Trong kết luận của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển TP Buôn Ma Thuột đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đây sẽ là đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên trên cơ sở khai thác và phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của thành phố.

Theo đó, Buôn Ma Thuột trở thành trung tâm công nghiệp chế biến các loại nông sản thế mạnh và đặc hữu của Đắc Lắk và Tây Nguyên; phát triển ngành công nghiệp năng lượng tái tạo; nông nghiệp đô thị, sinh thái, nông nghiệp công nghệ cao gắn với phát triển du lịch. Dự kiến, nơi đây sẽ thành một trong những trung tâm dịch vụ hàng đầu Tây Nguyên, đủ điều kiện để phát triển mạnh thương mại, logistics, thu hút khách du lịch.

Bên cạnh đó, hạ tầng giao thông cũng đầu tư bài bản với hàng loạt công trình như vành đai phía Đông, vành đai phía Tây 2, nâng cấp mở rộng quốc lộ 29, xây dựng đường cao tốc Buôn Ma Thuột – Nha Trang, dự án đường sắt Buôn Ma Thuột – Tuy Hòa, phát triển cảng hàng không Buôn Ma Thuột thành cảng hàng không quốc tế…

TP Buôn Ma Thuột cũng tích cực phát triển kinh tế, chuyển dịch theo hướng dịch vụ và công nghiệp, trong đó dịch vụ phát triển nhanh. Chính quyền địa phương liên tục cải cách thủ tục hành chính tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi.

Các chuyên gia đánh giá, nỗ lực này của TP Buôn Ma Thuột đang giúp nơi đây thu hút nhiều nhà đầu tư bất động sản, nhất là phân khúc trung cao cấp. Một số doanh nghiệp lớn đã xây dựng các dự án tổ hợp khu đô thị cao cấp, trung tâm thương mại, du lịch nghỉ dưỡng sinh thái, khu vui chơi giải trí…, tiêu biểu như dự án khu đô thị EcoCity Premia của Tập đoàn Capital House.

Một số chuyên gia nhận định, bất động sản Buôn Ma Thuột giàu tiềm năng, nhưng khan hiếm những dự án cao cấp, đồng bộ về quy hoạch. Các khu đô thị tích hợp không gian sống hiện đại, cao cấp cùng với hệ thống dịch vụ và tiện ích đồng bộ như công viên, siêu thị, trường học, khu vui chơi giải trí, văn hóa… sẽ có sức cạnh tranh tốt, tạo đòn bẩy cho thị trường bất động sản.

Bên cạnh đó, các khu đô thị xanh, thông minh và nhân văn đang dần trở thành lựa chọn ưu tiên của khách hàng và các nhà đầu tư, đặc biệt tại các thành phố trẻ đầy triển vọng như Buôn Ma Thuột.

Theo Vnexpress.

Có thể bạn quan tâm:

Sức hấp dẫn từ dự án khu dân cư Hà Huy Tập – Phường Tân An Buôn Ma Thuột

Những năm qua, tỉnh Đắk Lắk tập trung đầu tư xây dựng Tp. Buôn Ma Thuột hướng đến trở thành đô thị trung tâm của vùng Tây nguyên.


Nhiều dự án bất động sản mới đã và đang phát triển, hình thành nên những khu đô thị mới sầm uất, hiện đại tại phố núi này. Mới đây, dự án Khu dân cư Hà Huy Tập (còn gọi với tên khác là Khu đô thị Ân Phú) tọa lạc tại đường Hà Huy Tập, P.Tân An, TP.Buôn Ma Thuột, là một trong những dự án trọng điểm của tỉnh Đắk Lắk đang thu hút sự quan tâm, ủng hộ của các cấp chính quyền, người dân, nhất là các nhà đầu tư bất động sản trong và ngoài khu vực.

Pháp lý vững chắc

Khu vực phía tây – bắc TP.Buôn Ma Thuột với đường vành đai ngang qua có tiềm năng phát triển đô thị dựa trên những điều kiện vị trí địa lý, hạ tầng cùng tài nguyên thiên nhiên sẵn có. Để tạo động lực phát triển mạnh mẽ khu vực này xứng tầm với tiềm năng và thế mạnh, ngày 18.10.2017, UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành Quyết định số 2896/QĐ-UBND về việc phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư thực hiện đầu tư dự án có sử dụng đất đối với Khu dân cư Hà Huy Tập, P.Tân An thuộc Khu đô thị phía bắc đường vành đai phía tây TP.Buôn Ma Thuột, do Công ty cổ phần Đầu tư – Phát triển đô thị Ân Phú làm chủ đầu tư.

Tiếp đó, ngày 4.6.2018, UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành Quyết định số 1224/QĐ- UBND về việc phê duyệt đồ án Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 KDC Hà Huy Tập, P.Tân An thuộc Khu đô thị phía bắc đường vành đai phía tây TP.Buôn Ma Thuột. Ngày 24.10.2018, UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành Quyết định số 2751/QĐ-UBND chấp thuận chủ trương đầu tư dự án. Đặc biệt, tại kỳ họp của HĐND tỉnh Đắk Lắk khóa IX, nhiệm kỳ 2016 – 2021 ngày 6.5.2019, các đại biểu HĐND tỉnh Đắk Lắk thống nhất thông qua Nghị quyết về việc triển khai thực hiện dự án KDC Hà Huy Tập, P.Tân An thuộc Khu đô thị phía bắc đường vành đai phía tây TP.Buôn Ma Thuột.


Đến ngày 7.11.2019, UBND tỉnh Đắk Lắk tiếp tục ban hành Quyết định số 3245/QĐ-UBND về việc giao 195.057,2 m2 đất tại P.Tân An, TP.Buôn Ma Thuột cho Công ty cổ phần Đầu tư – Phát triển đô thị Ân Phú để sử dụng vào mục đích thực hiện dự án. Dự án đã được UBND tỉnh phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường (QĐ số 955/QĐ-UBND ngày 26.4.2019); Giấy chứng nhận thẩm duyệt PCCC (số 28/TD-PCCC ngày 20.2.2019 của Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH Công an tỉnh Đắk Lắk); Giấy phép xây dựng (số 3543/GPXD ngày 13.12.2019 của Sở Xây dựng tỉnh Đắk Lắk).

Những văn bản trên đây tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc triển khai thực hiện Khu dân cư Hà Huy Tập (Khu dân cư Hà Huy Tập). Do đó, ngay khi vừa được công bố thông tin ra thị trường, dự án này đã nhận được sự quan tâm tích cực từ phía khách hàng và giới đầu tư. Theo các chuyên gia pháp lý, Khu dân cư Hà Huy Tậphấp dẫn nhà đầu tư bởi dự án minh bạch về pháp lý, mang lại sự an toàn, yên tâm nên vấn đề chuyển nhượng sẽ dễ dàng, việc ra chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ nhanh chóng, ngay khi khách hàng hoàn thiện nghĩa vụ tài chính.
Dấu mốc phát triển thịnh vượng


Trao đổi với Thanh Niên, ông Huỳnh Quang Trí, Phó tổng giám đốc kiêm Trưởng Ban điều hành dự án Công ty cổ phần Đầu tư – Phát triển đô thị Ân Phú, chủ đầu tư dự án KDC Hà Huy Tập, khẳng định dự án trọng điểm này góp phần đưa khu đô thị Ân Phú – TP.Buôn Ma Thuột trở thành một khu đô thị đẳng cấp, phục vụ nhu cầu đa dạng của khách hàng và các nhà đầu tư. Ông Huỳnh Quang Trí chia sẻ: “Với thương hiệu uy tín trên thị trường bất động sản ở khu vực miền Trung và Tây nguyên, Công ty Ân Phú đang đầu tư mạnh mẽ để đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình hạ tầng, cùng các hạng mục quan trọng của dự án KDC Hà Huy Tập, đáp ứng sự quan tâm, ủng hộ và kỳ vọng của các cấp chính quyền cũng như người dân địa phương”.

Theo ông Trí, Khu dân cư Hà Huy Tập hình thành sẽ tạo một khu đô thị hiện đại, tạo quỹ đất để phát triển nhà ở với quy mô dân số hàng ngàn người; qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vùng, tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống cho người dân, góp phần giải quyết vấn đề an sinh xã hội và nhu cầu chỗ ở trong giai đoạn hiện nay. “Chúng tôi tin tưởng sự ra đời của dự án KDC Hà Huy Tập sẽ trở thành đô thị “đáng sống” của cư dân trong tương lai. Đồng thời, việc triển khai có hiệu quả dự án này sẽ trở thành điểm son và là dấu mốc quan trọng trong sự phát triển thịnh vượng của khu đô thị phía bắc đường vành đai TP.Buôn Ma Thuột nói riêng và cho tỉnh Đắk Lắk nói chung”, ông Huỳnh Quang Trí nhận định.

Theo Thanhnien.vn

Xem chi tiết Khu dân cư Hà Huy Tập tại link: https://datxanhnamtrungbo.net/vi/khu-dan-cu-ha-huy-tap-buon-ma-thuot/

Có thể bạn quan tâm:

Lắk Đắk sẽ có sân vận động 560 tỷ với sức chứa 25.000 chỗ ngồi

Trong dự án Khu liên hợp thể dục thể thao Vùng Tây Nguyên sẽ xây dựng sân vận động trung tâm với quy mô khoảng 25.000 chỗ, dự kiến kinh phí đầu tư khoảng 560 tỉ.

Ngày 15.4, Văn phòng UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết lãnh đạo tỉnh vừa chỉ đạo Sở Văn hóa Thể Thao và Du lịch chủ trì làm việc với đơn vị tư vấn, thiết kế để nghiên cứu, hoàn thiện dự án Công trình sân vận động trung tâm thuộc Khu liên hợp Thể dục thể thao Vùng Tây Nguyên trong thời gian 2 tháng, trước khi Sở Xây dựng thẩm định, báo cáo UBND tỉnh.

Trước đó, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Phạm Ngọc Nghị đã chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về phương án thiết kế kiến trúc Công trình sân vận động trung tâm thuộc Khu liên hợp Thể dục thể thao Vùng Tây Nguyên.

Sân vận động trung tâm thuộc Khu liên hợp thể dục thể thao Vùng Tây Nguyên do Liên danh Công ty TNHH Xây dựng C.D.C và Công ty Cổ phần CONNICO đầu tư phát triển hạ tầng và tư vấn xây dựng là đơn vị tư vấn, thiết kế.

Dự án có vị trí nằm trên địa bàn phường Tân Lập ở phía Đông Nam trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột với tổng diện tích đất quy hoạch là 80,6 ha; trong đó diện tích xây dựng sân vận động trung tâm 27ha với khoảng 25.000 chỗ, dự kiến kinh phí đầu tư khoảng 560,65 tỉ đồng theo hình thức đầu tư BT.

Tham gia ý kiến tại cuộc họp, các đại biểu thống nhất việc xây dựng Dự án Sân vận động trung tâm thuộc Khu liên hợp thể dục thể thao Vùng Tây Nguyên sẽ là một trong những nội dung quan trọng cụ thể hóa Kết luận số của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển TP.Buôn Ma Thuột đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk cho biết, nếu việc sửa đổi đáp ứng yêu cầu đề ra thì UBND tỉnh sẽ xin ý kiến Trường trực Tỉnh ủy triển khai thực hiện, ngược lại nếu không đáp ứng tiêu chí đề ra thì UBND tỉnh sẽ lựa chọn đơn vị tư vấn thiết kế khác phù hợp.

Theo laodong.vn

Có thể bạn quan tâm:

Duy nhất liên danh TNG Holdings muốn thực hiện dự án 1.862 tỷ đồng tại thành phố Buôn Ma Thuột

Bình Định: Lộ diện “đại gia” được phép đầu tư 4 khu đô thị tổng vốn hơn 10.700 tỷ