Những thị trường bất động sản sôi động trở lại

Theo Hội môi giới BĐS Việt Nam, dù khó khăn, trong năm 2020 vẫn có hàng ngàn giao dịch BĐS thành công ở các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Bình Định, Quảng Nam…

Đây cũng được xem là các thị trường phát triển tốt của tỉnh miền Trung ở thời điểm hiện tại. Trong khi các địa phương như Đà Nẵng, Khánh Hoà, Bình Thuận, Ninh Thuận, Quảng Ngãi…đã phát triển trước đó nhưng hiện tại đang bị chững lại, hoạt động cầm chừng. Còn nhóm địa phương được dự báo có tiềm năng phát triển mạnh trong thời gian tới phải kể đến Phú Yên, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình.

Hội môi giới BĐS Việt Nam chỉ ra thực trạng, tiềm năng thị trường BĐS ở một số tỉnh miền Trung. Trong đó, so với các quý trước, quý cuối năm tình hình BĐS khu vực này khả quan hơn, nhất là ở các tỉnh vốn chững lại, giảm giá sâu trước đó đã nhận được sự quan tâm trở lại của NĐT.

Tại Thanh Hoá, Nghệ An: Theo Hội môi giới BĐS Việt Nam, đây là các địa phương có chính sách thu hút dầu tư rất hiêu quả. Những thương hiệu lớn như Vingroup, FLC, Eurowindow, BRG, TNG… gần như quy tụ đầy đủ vè vùng đất này đã tạo diện mạo đô thị mới và thị trường BĐS nơi đây thực sự sôi động. Trong năm 2020 mặc dù khó khăn nhưng vẫn có hàng ngàn giao dịch thành công ở mỗi địa phương.

Tại Bình Định: Với điểm sáng là thông hàng loạt tuyến đường huyết mạch nối Tp.Quy Nhơn, các khu công nghiệp trọng yếu của tỉnh, các khu du lịch và đặc biệt việc khởi công khu công nghiệp đô thị và dịch vụ Becamex Vsip Bình Định – viên ngọc quý của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và khánh thành tổ hợp khách sạn quy mô lớn FLC Grand hotel Quy Nhơn đã tạo nên tiềm năng cho thị trường BĐS khu vực này.

Tại Đà Nẵng: Điểm sáng cho BĐS Đà Nẵng là việc chính quyền khóa mới đã có quan điểm đồng hành cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn để phát triển. Điển hình là dự án Cocobay, sau tai tiếng làm ảnh hưởng đến BĐS du lịch nghỉ dưỡng, condotel thì hiện nay được sự hỗ trợ của chính quyền đã tiến hành điều chỉnh quy hoạch phù hợp hơn. Với sự hỗ trợ tích cực của NĐT, Cocobay đã chính thức khởi động rất sôi động.
Tại Nha Trang – Khánh Hòa

Những dự án nằm ở khu vực có quy hoạch phát triển, tiềm năng cao, đã được đầu tư hạ tầng cơ bản, có giá khởi điểm ở mức thấp được khách hàng và nhà đầu tư quan tâm sôi động. Tiêu biểu có thể kể đến như đất nền khu Tây Tp.Nha Trang, bắc Tp.Nha Trang, khu vực Bắc Vân Phong, Cam Lâm…dự kiến những khu vực này sẽ có biến động mạnh về giao dịch ở giai đoạn đầu năm 2021.

Khu vực Tây Nguyên: Trước tình trạng quỹ đất để phát triển dự án tại các khu đô thị lớn như Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng, Nha Trang…ngày càng khan hiếm, giá đất ngày càng tăng cao, nhiều chủ đầu tư đã chuyển hướng đầu tư về các nơi có tiềm năng phát triển kinh tế như Tây Nguyên.

Sở hữu nhiều lợi thế về kinh tế, du lịch, văn hóa cộng với quỹ đất còn dồi dào, khả năng sinh lời cao.., các tỉnh vùng Tây nguyên cũng không nằm ngoài đích nhắm của các doanh nghiệp và giới đầu tư BĐS. Thị trường BĐS Tây Nguyên đã thực sự sôi động khi có sự khi xuất hiện những tổ hợp khu đô thị được đầu tư và quy hoạch bài bản đáp ứng đúng trúng thị hiếu của thị trường.

Thống kê từ một sàn môi giới BĐS cho thấy, những dự án được quy hoạch bài bản, tiện ích đồng bộ đang dẫn dắt thị trường BĐS Tây Nguyên với tỉ lệ hấp thu đạt 70-80%. Dòng sản phẩm BĐS cao cấp, tích hợp không gian sống hiện đại, gồm công viên, siêu thị, trường học, khu vui chơi giải trí… luôn nằm trong giỏ hàng “đắt” khách hàng. Mức giá gia tăng của dòng sản phẩm này cũng được duy trì ở mức cao và được dự báo sẽ còn tiếp tục tăng mạnh khi bước sang năm 2021.

Theo CafeF.

Có thể bạn quan tâm:

Cần thiết dự thảo Luật Chung Cư

Đó là đề xuất của Luật sư Bùi Quang Hưng – Văn phòng luật sự BQH và cộng sự xung quanh việc giải quyết xung đột tại các chung cư hiện nay.


Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VnREA), hiện cả nước có khoảng 3.000 tòa nhà chung cư, trong đó tập trung chủ yếu tại thành phố Hà Nội và TP.HCM.
Tại Hà Nội, trong số 845 (cụm, tòa) chung cư thương mại có đến 129 chung cư có tranh chấp, khiếu kiện phức tạp. Còn tại TP.HCM, trong số 935 chung cư cao tầng cũng có tới 105 chung cư đang có tranh chấp. Trong số đó có 9 chung cư có tranh chấp rất gay gắt, phức tạp. Tính trung bình, cứ 10 chung cư ở thành phố thì có một chung cư đang xảy ra tranh chấp.

Theo Luật sư Bùi Quang Hưng (Văn phòng luật sư BQH và cộng sự), hiện nay xung đột tại các chung cư xảy ra thường xuyên do đa phần các bên đều chưa hiểu cách ứng xử, văn hóa của nhà chung cư. Chưa hiểu rõ về quyền lợi và trách nhiệm của Chủ đầu tư như thế nào, người dân ra sao. Mẫu thuẫn xảy ra đôi khi không chỉ ở phía chủ đầu tư mà còn cả phía người dân.
Do đó, theo ông Hưng, để giải quyết tranh chấp chung cư cần thiết phải có một dự thảo về Luật Chung cư. Luật này sẽ quy định cụ thể hơn về những ứng xử tại các nhà chung cư dành cho cả chủ đầu tư, cư dân và các chủ thể khác như UBND các cấp.

Trên cơ sở bộ quy tắc quy định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi, hành lang pháp lý rõ ràng của tất cả các bên tham gia, ai sai người đó phải chịu phạt. Như thế sẽ xử lý được các vấn đề tranh chấp chung cư hiện nay.

“Hiện nay, Luật Nhà ở đã có các quy định về sử dụng nhà chung cư, Bộ Xây dựng liên ban hành các thông tư, sửa đổi nhưng vốn dĩ không thể giải quyết được vấn đề về quyền lợi và nghĩa vụ của người dân trong chung cư”, Luật sư Bùi Quang Hưng cho biết.

Trên thực tế, trách nhiệm của ba bên Chủ đầu tư, cư dân và chính quyền trong việc giải quyết xung đột chung cư ở nhiều chung cư chưa thực sự thể hiện được rõ nét. Theo Luật sư Nguyễn Hằng Nga – Văn phòng Luật sư Nguyễn Nga và cộng sự, khi xảy ra tranh chấp, xung đột giữa cư dân và chủ đầu tư, vai trò hòa giải của chính quyền là rất quan trọng.

Đối với các tranh chấp quản lý và sử dụng nhà chung cư, việc áp dụng ác quy định của pháp luật để tiến hành giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp là biện pháp hiệu quả, đúng quy định và phần nào đó sẽ được đảm bảo thi hành. Tuy nhiên, để đi đến kiện tụng, cư dân luôn ở phía yếu thế hơn bởi về mặt tài chính, trong một cộng đồng cư dân, để góp tiền để giải quyết tại tòa hay trọng tài là vấn đề rất khó.

Đồng quan điểm, một số chuyên gia cũng cho rằng cần có chế tài xử lý nghiêm với các chủ đầu tư dự án nhà chung cư vi phạm trong lĩnh vực quản lý nhà chung cư. Bộ Xây dựng cần có hướng dẫn chi tiết chế tài cụ thể xử lý các vi phạm nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư để giúp cho BQT thực hiện vai trò của mình và UBND các cấp có cơ sở can thiệp trong trường hợp xảy ra tranh chấp.

Theo CafeF.

Có thể bạn quan tâm:

Hạ tầng tiện ích hoàn thiện thúc đẩy giá trị shophouse

Shophouse Gem Sky World tại Long Thành tọa lạc vị trí trung tâm khu đô thị, dễ dàng tiếp cận 18.000 cư dân nội khu cùng khu vực lân cận.

Khu đô thị thương mại giải trí Gem Sky World có tổng diện tích 92,2 ha, tọa lạc tại xã Long Đức, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Dự án được đánh giá là tâm điểm bất động sản Đồng Nai năm 2021 nhờ “vị trí vàng” liền kề sân bay quốc tế Long Thành. Dự án cung cấp 4.026 nhà phố, biệt thự, shophouse với dân số dự kiến lên đến 18.000 người.

Sức hút của dòng sản phẩm shophouse

Với mục tiêu kiến tạo khu đô thị thương mại giải trí sầm uất bậc nhất khu vực Long Thành, chủ đầu tư đã dành nhiều tâm huyết trong việc phát triển 446 sản phẩm shophouse nhằm tạo nên không gian kinh doanh năng động, nhộn nhịp cho toàn khu đô thị. Các dãy shophouse đều nằm ở trung tâm khu đô thị, với mặt tiền là đại lộ Goldsilk Boulevard, phố Sunrise hoặc phố Sunset, liền kề công viên trung tâm Gem Sky Park rộng gần 3 ha với hàng loạt tiện ích phong phú.

Cuối năm 2020, chủ đầu tư đã khởi công xây dựng 100 sản phẩm shophouse đầu tiên, nằm dọc theo đại lộ Goldsilk Boulevard. Có diện tích đất từ 120-160 m2, mỗi căn shophouse được xây dựng gồm 4 tầng theo tiêu chuẩn quy hoạch chung, nhằm tạo nên diện mạo chỉn chu, đồng bộ cho toàn khu vực. Trong đó, tầng một phù hợp để kinh doanh, các tầng còn lại được bố trí không gian linh hoạt cho cả gia đình với đầy đủ các khu vực chức năng như phòng khách, bếp, phòng ngủ, khu giải trí, sân thượng… Hiện tại, chủ đầu tư đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng để kịp bàn giao cho khách hàng theo đúng cam kết.

Hạ tầng tiện ích hoàn thiện thúc đẩy giá trị shophouse

Theo quy hoạch, khu đô thị thương mại giải trí Gem Sky World tích hợp đầy đủ tiện ích thiết yếu cho cuộc sống cư dân, từ hệ thống trường học các cấp, khu y tế chất lượng cao đến trung tâm thương mại, quảng trường sự kiện, các dãy shophouse kinh doanh sầm uất, công viên trung tâm và hệ thống 6 công viên riêng ở từng phân khu..

.

Từ khi ra mắt vào giữa năm 2020, chủ đầu tư đã nỗ lực hoàn thiện và được nhận các thủ tục pháp lý cần thiết cho dự án như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 toàn dự án và cho phép xây dựng công trình, quyết định xác nhận tên thương mại của dự án…

Song song đó, doanh nghiệp này cũng đẩy mạnh triển khai đồng bộ hạ tầng khu đô thị, tạo sức hút mạnh mẽ cho shophouse Gem Sky World. Đầu tháng 11/2020, nhà điều hành sang trọng rộng gần 2.000 m2 đã chính thức vận hành, mang đến không gian hiện đại dành cho khách hàng có nhu cầu tham quan, tìm hiểu trực tiếp dự án. Đại lộ huyết mạch Goldsilk Boulevard cũng đã được phủ xanh. Cổng chào dự án và công viên trung tâm Gem Sky Park rộng 3 ha đang được gấp rút triển khai những hạng mục cuối cùng để kịp khánh thành và đưa vào hoạt động trong quý I/2021.

Đáng chú ý, sự kiện khởi công giai đoạn một dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành vào đầu năm 2021 đã mở ra cơ hội phát triển đột phá cho cả tỉnh Đồng Nai, thúc đẩy giá trị của dự án mới của các dãy shophouse Gem Sky World nói riêng và toàn khu đô thị nói chung.

Giới chuyên gia nhận định, Long Thành đang từng bước chuyển mình, trở thành trung tâm của “thành phố sân bay”. Trong tương lai, Long Thành sẽ là tâm điểm kết nối giao thương của cả khu vực. Lúc này, lượng cư dân khu vực này sẽ ngày càng đông đúc, đặc biệt là “làn sóng” người lao động đổ về làm việc tại sân bay Long Thành sẽ tăng vọt. Bên cạnh đó, hệ thống hạ tầng ngày càng hoàn thiện, càng gia tăng sức hút của shophouse Gem Sky World nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển khu thương mại – dịch vụ sầm uất trong lòng “thành phố sân bay”.

Theo VnExpress.

Có thể bạn quan tâm:

Đăk Lăk mời nhà đầu tư thực hiện KĐT mới Tây Bắc Tân Lợi 1.800 tỷ đồng

Dự án Khu đô thị mới Tây Bắc Tân Lợi có diện tích khoảng 41ha trên địa bàn phường Tân Lợi và xã Cư Êbur, TP Buôn Ma Thuột.

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đăk Lăk đang mời gọi nhà đầu tư nộp hồ sơ đăng ký thực hiện Dự án Khu đô thị mới Tây Bắc Tân Lợi, TP Buôn Ma Thuột. Sơ bộ tổng chi phí thực hiện Dự án là 1.862 tỷ đồng.

Theo đó, dự án sử dụng quỹ đất khoảng 41ha, hiện khu đất chưa được giải phóng mặt bằng, đất đang do các hộ dân quản lý, sử dụng, có tài sản gắn liền với đất (nhà, vật kiến trúc, cây lâu năm..).

Quy mô đầu tư của Dự án bao gồm: nhà ở xây mới, nhà ở liên kế tái định cư, nhà ở chung cư, nhà ở biệt thự, công trình công cộng, công viên – thể dục thể thao, công trình công cộng thương mại dịch vụ, công trình thương mại dịch vụ hỗn hợp, đất dự trữ phát triển dự án, hạ tầng giao thông, sân bãi đỗ xe.

Đất Xanh Nam Trung Bộ – Công ty thành thành viên của Tập đoàn Đất Xanh

Có thể bạn quan tâm:

Vì sao loạt ông lớn, nhà đầu tư, đổ bộ về Đắk Lắk

BĐS tại những đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM hay Đà Nẵng, Nha Trang….đang chững lại sau một chu kỳ phát triển nóng đã đẩy các doanh nghiệp BĐS và nhà đầu tư đang có xu hướng hướng về các thị trường Tây Nguyên nhiều tiềm năng nhưng chưa có sự phát triển như Đắk Lắk

Tâm điểm của thị trường BĐS Tây Nguyên đang được nhiều nhà đầu tư chú ý là Đắk Lắk. Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Đắk Lắk năm 2019, các chuyên gia kinh tế nhận định, Đắk Lắk có tiềm năng phát triển mạnh mẽ nhờ lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, tiềm năng phát triển nông nghiệp, công nghiệp chế biến; thế mạnh lớn trong phát triển năng lượng tái tạo; có tiềm năng phát triển du lịch đẳng cấp cao…

Thời gian trở lại đây, hạ tầng Đắk Lắk đã được liên tục đầu tư phát triển. Nhiều công trình, dự án giao thông trọng điểm được triển khai đầu tư mang tính động lực có thể kể đến như vành đai phía Đông, vành đai phía Tây 2; nâng cấp mở rộng Quốc lộ 29; xây dựng đường cao tốc Buôn Ma Thuột – Nha Trang (Khánh Hòa), cao tốc Buôn Ma Thuột – Liên Khương (Lâm Đồng); dự án đường sắt Buôn Ma Thuột – Tuy Hòa (Phú Yên), phát triển cảng hàng không Buôn Ma Thuột thành cảng hàng không quốc tế…

Hạ tầng giao thông với hệ thống đường bộ, đường sắt và hàng không tích hợp được đầu tư đồng bộ, tiện ích gia tăng và cộng đồng dân cư hình thành nhanh chóng đã làm thay đổi diện mạo, bộ mặt của cả khu vực. Đây chính là một trong những yếu tố then chốt thúc đẩy sự phát triển của thị trường bất động sản, thu hút các nhà đầu tư.
Theo số liệu thống kê từ Hội môi giới BĐS từ năm 2017 – 2019, thị trường bất động sản Buôn Ma Thuột chỉ cung cấp ra thị trường 6 dự án triển khai với tổng số lượng 1.300 sản phẩm đất nền, tuy nhiên tỷ lệ hấp thụ rất cao, lên đến 90%. Từ giữa

Từ năm 2019 đến nay, thị trường bất động sản Phố Núi chứng kiến cuộc đổ bộ của hàng loạt dự án quy mô, tầm cỡ được đầu tư bài bản bởi những ông lớn ngành bất động sản như: Vingroup, FLC, Capital House…
Cụ thể, mới đây tỉnh Đắk Lắk ký biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư cho dự án Tổ hợp du lịch sinh thái hồ Ea Nhái tại huyện Krông Pắc và huyện Cư M’gar do Công ty cổ phần tập đoàn FLC làm chủ đầu tư, với vốn đầu tư dự kiến 10.000 tỷ đồng

Ngoài FLC, Tập đoàn Vingroup cũng tiến quân vào Đắk Lắk với Tổ hợp dịch vụ cho hãng ô tô VinFast và dự án Tổ hợp Trung tâm thương mại – Khách sạn 5 sao, Shophouse tại thành phố Buôn Ma Thuột với tổng vốn đầu tư dự kiến 2.500 tỷ đồng…

Trong khi các dự án của FLC, Vingroup phải mất một thời gian dài nữa mới chính thức ra mắt thị trường thì Tập đoàn Capital House đã chính thức ra mắt dự án Ecocity Premia. Khu đô thị tọa lạc ngay vị trí cửa ngõ phía Đông Bắc của TP. Buôn Ma Thuột, cách trung tâm thành phố 6,5km; cách sân bay 9km; trên tuyến đường nối quốc lộ 14 từ Kom Tum, Gia Lai vào thành phố và rẽ vào quốc lộ 26 đi TP.HCM.

Đây là dự án nghìn tỷ đầu tiên được ra mắt tại Buôn Ma Thuột với loạt tiện ích nội khu đa dạng như công viên chủ đề, hồ điều hòa, trường học quốc tế, khu luyện tập thể thao, bể bơi, đường dạo bộ…và các tiện ích công cộng từ trường học, công viên, bệnh viện, chợ… đáp ứng mọi sinh hoạt về cả thể chất và tinh thần cho cư dân

Nhận định về BĐS Buôn Mê Thuật, Vũ Cương Quyết, CEO Công ty CP Dịch vụ và Địa ốc Đất Xanh miền Bắc từng cho biết: “Trước đây chúng ta rất ít nghe đến bất động sản Buôn Ma Thuột, vậy nên nếu hiện tại có sự phát triển, đầu tư của các nhà đầu tư lớn thì tương lai thị trường sẽ rất tốt. Bởi đây là vùng đất mới, mặc dù chưa thu hút phát triển công nghiệp nhưng đây là thành phố núi đông dân nhất do đó nhu cầu nội tại của chính cư dân, mong muốn được hưởng dịch vụ tiện ích đồng bộ của những khu đô thị mới hiện đại, tiện nghi là hoàn toàn có thực”.

Cùng quan điểm với ông Quyết nhiều chuyên gia cũng cho biết bất động sản Đắk Lắk tiềm năng bậc nhất trên thị trường khu vực Tây Nguyên bởi đây là một trong những thành phố có tỷ lệ đô thị hóa mạnh mẽ nhất khu vực Tây Nguyên với tỷ lệ đạt 65%, cao hơn mức trung bình của khu vực là 58%.

Năm 2019, diện tích lập quy hoạch phân khu tại Buôn Ma Thuột đã tăng lên 2,74 lần so với thời điểm trước năm 2010. Cũng chính vì thế mà tại Buôn Ma Thuột, từ giữa năm 2019 đến nay, thị trường bất động sản trở nên sôi động hơn bao giờ hết với những tổ hợp khu đô thị được đầu tư đồng bộ, bài bản, đặc biệt là tọa lạc tại những vị trí kết nối giao thông thuận tiện, có khả năng tạo lập giá trị cho địa bàn khu vực và cả nhà đầu tư.

Theo CafeF.

Có thể bạn quan tâm:

Xem xét bổ sung quy hoạch cao tốc Buôn Ma Thuột – Nha Trang

Bộ GTVT đang giao cho các đơn vị trực thuộc nghiên cứu đầu tư sân bay Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), đường cao tốc Buôn Ma Thuột – Nha Trang (Khánh Hòa) và tuyến quốc lộ 26…


Bộ GTVT vừa có văn bản trả lời cử tri tỉnh Đắk Lắk về đề nghị xem xét sớm mở sân bay quốc tế tại Buôn Ma Thuột để đón các chuyến bay quốc tế, đưa tuyến đường cao tốc Buôn Ma Thuột – Nha Trang (Khánh Hòa) vào quy hoạch mạng lưới đường cao tốc Việt Nam và sớm đầu tư hoàn thiện tuyến Quốc lộ 26 nối tỉnh Đắk Lắk với tỉnh Khánh Hòa.
Theo Bộ GTVT, thực hiện Luật Quy hoạch, Cục Hàng không Việt Nam đang tổ chức lập quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Qua đó, tư vấn sẽ nghiên cứu hệ thống cảng hàng không, nhu cầu vận tải bằng đường hàng không để đề xuất nâng một số cảng hàng không lên thành cảng hàng không quốc tế.

Hiện nay, tư vấn đang hoàn chỉnh báo cáo cuối kỳ để lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị liên quan để hoàn thiện hồ sơ trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Bộ GTVT đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp chặt chẽ với Cục Hàng không Việt Nam trong quá trình nghiên cứu, xem xét, nâng cấp sân bay Buôn Ma Thuột lên thành cảng hàng không quốc tế. Với nguyên tắc bảo đảm phù hợp với nhu cầu vận tải, mục tiêu, thời gian, định hướng phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và tuân thủ quy định hiện hành.

Về dự án đường cao tốc Buôn Ma Thuột – Nha Trang, Bộ GTVT cho biết đã giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam nghiên cứu để cập nhật vào quy hoạch mạng lưới đường bộ Việt Nam thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Hiện nay, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đang triển khai nghiên cứu, khảo sát để cập nhật vào Quy hoạch mạng lưới đường bộ Việt Nam theo quy định pháp luật.

Bộ GTVT đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Đường bộ Việt Nam trong quá trình nghiên cứu, xem xét, bổ sung quy hoạch tuyến cao tốc Buôn Ma Thuột – Nha Trang vào quy hoạch mạng lưới đường bộ Việt Nam bảo đảm phù hợp với các mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế – xã hội lâu dài của các địa phương.

Đối với Quốc lộ 26, Bộ GTVT khẳng định đây là tuyến đường có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của Đắk Lắk và Khánh Hòa cũng như vùng duyên hải miền Trung và Tây Nguyên. Thời gian qua, đường được đầu tư, nâng cấp một số đoạn theo hình thức hợp đồng BOT.

Vừa qua, Bộ GTVT đã giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam tổ chức lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Quốc lộ 26 đoạn qua tỉnh Khánh Hòa, với chiều dài khoảng khoảng 35 km để làm cơ sở xác định trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 theo quy định của Luật đầu tư công. Hiện nay, Bộ GTVT đã gửi danh mục dự án nêu trên đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định.

Cạnh đó, Bộ GTVT đang tiến hành rà soát và sẽ căn cứ mức phân bổ vốn đầu tư công giai đoạn 2021-2025; hướng dẫn của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Luật Đầu tư công để sắp xếp thứ tự ưu tiên và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Bộ GTVT ghi nhận đề xuất của cử tri về đầu tư các đoạn còn lại trên quốc lộ 26. Tuy nhiên, do nguồn vốn ngân sách Nhà nước rất hạn chế, trong thời gian tới, Bộ GTVT sẽ tiếp tục bố trí kinh phí bảo trì để sửa chữa hư hỏng mặt đường, đảm bảo tuyến khai thác bình thường. “Bộ GTVT mong muốn cử tri chia sẻ khó khăn và sẽ nghiên cứu, đầu tư đoạn tuyến vào thời điểm thích hợp…”- Bộ GTVT cho hay.

Theo PLO

Có thể bạn quan tâm:

Bộ GTVT ủng hộ sớm đầu tư tuyến đường sắt Buôn Ma Thuột – Tuy Hòa

Bộ GTVT ủng hộ kiến nghị của cử tri tỉnh Đắk Lắk về việc sớm đầu tư tuyến đường sắt Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) – Tuy Hòa (Phú Yên).


Ngày 26.1, Bộ GTVT cho biết vừa có văn bản trả lời cử tri tỉnh Đắk Lắk về đề nghị sớm đầu tư tuyến đường sắt Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) – Tuy Hòa (Phú Yên) để giảm áp lực cho đường bộ, góp phần phát triển đồng bộ hạ tầng kỹ thuật giao thông vận tải trên địa bàn và tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh khu vực Tây nguyên.
Theo đó, Bộ GTVT cho biết, theo định hướng chiến lược, quy hoạch phát triển GTVT đường sắt Việt Nam đến năm 2020, giai đoạn từ năm 2020 – 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 (tại Quyết định số 214/QĐ-TTg ngày 10.2.2015 và Quyết định số 1468/QĐ-TTg ngày 24.8.2015 của Thủ tướng Chính phủ) có dự kiến đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Buôn Ma Thuột – Tuy Hòa với chiều dài khoảng 169 km, khổ 1.435 mm, lộ trình nghiên cứu, đầu tư trong giai đoạn sau 2020.

Trong điều kiện hiện nay, khả năng cân đối nguồn lực đầu tư công hết sức khó khăn, Bộ GTVT đang tập trung cải tạo, nâng cấp các tuyến quốc lộ (QL) nối Tây nguyên với các tỉnh duyên hải nam Trung bộ như: QL19 từ Bình Định đi Gia Lai, QL24 từ Quảng Ngãi đi Kon Tum, QL25 từ Phú Yên đi Gia Lai.
Bộ GTVT ủng hộ kiến nghị của cử tri tỉnh Đắk Lắk về việc sớm đầu tư tuyến đường sắt nêu trên; Bộ sẽ phối hợp chặt chẽ với UBND các tỉnh và các bộ, ngành có liên quan để kêu gọi nhà đầu tư nghiên cứu, đầu tư sớm.

Theo thanhnien.vn

Có thể bạn quan tâm:

3 lý do chính để mua bất động sản dịp cận Tết

Cận Tết là thời điểm vàng để mua BĐS đầu tư. Nhiều nhà đầu tư vẫn miệt mài tìm mua thời điểm cận Tết. Nếu mua được BĐS rẻ hơn 20% thì qua Tết âm lịch có thể chốt lời được 25%, đó là khoản lời rất quan trọng đối với việc đầu tư ngắn hạn.

Có 3 lý do để mua BĐS vào dịp cận Tết.

Thứ nhất, giá rẻ hơn. Khá nhiều BĐS được chủ bán ra dịp này nhằm mục đích gom tiền làm một việc khác cần thiết hơn. Ví dụ như nhập hàng bán Tết, cần tiền mặt xài Tết cho thư thả, hay trả nợ cuối năm..

Thực tế, những chủ BĐS này không chỉ rao bán thời điểm cận Tết mà trong cả năm họ đã hạ giá BĐS để bán ra thu dòng tiền gấp. Càng cận Tết, họ càng muốn bán BĐS khi có người trả giá mua, vì nếu từ chối thì khả năng ôm thêm ít nhất 1 tháng nữa qua Tết cũng chưa chắc bán được, mà việc thì đang cần tiền gấp. Cũng vì lý do này, nhiều chủ BĐS đã chấp nhận rao hạ giá bớt đi so với giá kì vọng, chấp nhận thương lượng rẻ hơn.

Thứ hai, nhiều lựa chọn. Khi đi mua BĐS, nhà đầu tư thường thích hoặc rất thích BĐS nào đó, có hành động trả giá rẻ rồi nhưng sợ người khác mua mất với giá cao hơn hoặc mua nhanh hơn.

Tâm lý sợ không bán được ở người bán thì ngược lại tâm lý sợ không mua được ở người mua. Đặc biệt, nhà đầu tư thường có tâm lý là giá đã hợp lý rồi nhưng vẫn muốn mua rẻ hơn một chút. Vào những ngày cận Tết, không nhiều người đi mua mà lại có nhiều BĐS, thậm chí có những BĐS bán tháo, hạ giá, thì đây rõ ràng là cơ hội để người mua có nhiều sự lựa chọn, có thời gian lựa chọn và có quyền làm giá hơn.

“Tôi không quá sợ mất cơ hội mua BĐS giá hời bởi vì tôi đang có nhiều lựa chọn tương tự trong khi tiền có giới hạn. Và khi gặp đúng người bán cũng đang gấp thì tôi tha hồ mua được giá tốt hơn hẳn. Năm 2019 tôi từng mua được 1 BĐS hơn 20% so với giá rẻ của khu đó” – Anh Hoài – Nhà đầu tư bất động sản tại Gia Lai cho hay.

Thứ ba, thời gian công chứng dài. Thông thường khi mua bán thì 2 bên sẽ công chứng ngay trong 1 tuần, 10 ngày là xong thủ tục.

Khi mua BĐS những ngày cận Tết, khi càng gần Tết thì chắc chắn phải ra Tết mới công chứng. Một số chủ BĐS cần tiền nhiều thì muốn công chứng ngay cũng phải giảm giá thêm, một số chủ khác thì chỉ cần chốt vấn đề giá và nhận cọc coi như đã bán để truất nỗi ưu tư, thu được 1 số tiền cọc vừa đủ xoay sở giải quyết công việc. Vì thế, chỉ cần đặt cọc là NĐT đã xem như có được BĐS đó, tất nhiên thủ tục cọc phải chắc chắn cũng như số tiền cọc đảm bảo cho việc tiếp tục giao dịch.

Theo vị chuyên gia này, trong mua bán, món hời không chỉ đến từ việc giá rẻ, mà nó còn đến từ việc thanh toán dài hạn. Thử nghĩ xem, nếu ta cọc và hẹn tầm 1-2-3 tháng sau đi công chứng, có phải ta đã được hưởng thêm món lời từ việc tăng giá của BĐS đó trong ngần ấy thời gian chỉ với số tiền đặt cọc hay không? Như vậy thì tỷ suất sinh lời rõ ràng đã có nhiều hơn hẳn việc mua bán công chứng và thanh toán trong tuần rồi.

Thực tế, có những nhà đầu tư thương thảo được với người mua tận 3 -4 tháng, thậm chí một năm mới đi công chứng. Việc này phụ thuộc vào thương thảo phù hợp giữa 2 bên. Dĩ nhiên, nhà đầu tư thường thích việc thanh toán dài hạn, miễn giá BĐS mua vẫn tốt như mong đợi.

Ngoài ra, theo các chuyên gia BĐS cận Tết cũng là đang giúp các bạn môi giới BĐS đón cái Tết “bánh chưng có thịt”. Thực tế, rất nhiều bạn môi giới gần như đã buông xuôi từ đầu tháng Chạp, một số khác đang mất năng lượng trên chặng đua 20 ngày hay 45 ngày chưa bán được sản phẩm. Vì thế, việc tạo ra giao dịch mua bán thời điểm này có lợi cho nhiều bên, kích thích thị trường BĐS.