Bất động sản vẫn là kênh đầu tư an toàn

Theo ông Troy Griffiths, Phó Giám đốc Điều hành Savills Việt Nam, quy mô nới lỏng định lượng (QE) lịch sử cho thấy mức sinh lợi của bất động sản vẫn còn tương đối thấp. Khi QE giảm xuống thì chắc chắn những thị trường mới nổi sẽ chịu một số áp lực, trong đó đặc biệt là hệ thống tiền tệ. Vì lẽ đó, bất động sản sẽ vẫn là một kênh đầu tư an toàn trong tương lai gần.

Đánh giá về điểm nhấn thị trường bất động sản Việt Nam nửa đầu năm 2018, ông Troy Griffiths, Phó Giám đốc Điều hành, Savills Việt Nam cho biết, nền kinh tế vỹ mô phát triển ổn định đã thúc đẩy tốc độ tăng trưởng thị trường trong nước theo chiều hướng tích cực và thu hút dòng vốn FDI mạnh mẽ. Đó là sự khởi đầu khá thuận lợi cho năm 2018 với những diễn biến đầy hứa hẹn trên mọi phân khúc bất động sản.

Theo ông Troy, hiện các nhà đầu tư nước ngoài vẫn cho thấy mối quan tâm đặc biệt đối với thị trường bất động sản Việt Nam. Quy mô nới lỏng định lượng (QE) lịch sử cho thấy mức sinh lợi vẫn còn tương đối thấp. Khi QE giảm xuống thì chắc chắn những thị trường mới nổi sẽ chịu một số áp lực, trong đó đặc biệt là hệ thống tiền tệ. Vì lẽ đó, bất động sản sẽ vẫn là một kênh đầu tư an toàn trong tương lai gần.

Theo đánh giá của ông Phó Giám đốc Điều hành Savills Việt Nam, các hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) đang diễn ra khá sôi động.  Điểm khác biệt chính với Việt Nam vào thời điểm này là hoạt động trên thị trường chứng khoán, với hơn 1 tỷ USD thu về từ IPO trong quý 1/2018. Trong khi chỉ số HOSE gần đây đã tạm ngừng giao dịch thì vẫn có một số kênh đầu tư đặc biệt lớn vào các danh mục bất động sản trong tương lai gần.

Trong lịch sử không có nhiều cổ phiếu bất động sản niêm yết, trong khi đó các mã cổ phiếu trên thị trường chứng khoán lại hỗ trợ tính thanh khoản rất tốt cho nhà đầu tư, dù thực tế vẫn còn nhiều quan ngại trong việc định giá. Quản trị tốt, hệ thống chuẩn mực kế toán cải tiến và thị trường chứng khoán ổn định luôn có sức hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là với cổ phiếu bất động sản.

“Nhìn chung mức sinh lợi cao luôn là điểm hấp dẫn các nhà đầu tư, khi so sánh thị trường Việt Nam với khu vực. Tỷ lệ lợi tức cho thuê trên tổng tài sản hợp lý cùng với hệ số lãi vốn sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng lợi nhuận ở mức cao. Đồng thời, việc giảm thiểu tình trạng ‘rủi ro quốc gia’ sẽ thu hút được lượng lớn vốn nước ngoài đổ vào Việt Nam”, Phó Giám đốc Điều hành, Savills Việt Nam nhận định.

Theo quan điểm của ông Troy, Việt Nam đang có lợi thế rất tốt để thực hiện bước nhảy vọt từ thị trường truyền thống thông qua các nền tảng, ứng dụng công nghệ tài chính nhằm mang đến những lợi ích to lớn cho ngành bất động sản. Việc không sở hữu hệ thống di sản công nghệ và có một nền văn hóa khởi nghiệp trẻ trung, am hiểu, đầy hứa hẹn là cơ hội để nắm bắt những tiến bộ về công nghệ vô cùng mạnh mẽ. Do đó, Chính phủ đã có một loạt những sáng kiến, nghị định và thông tư mới nhằm hỗ trợ những thách thức này. Tuy nhiên, đối mặt với áp lực cạnh tranh từ các đồng môn trong khu vực cũng là một vấn đề lớn.

Bên cạnh chất lượng tăng trưởng cải thiện của nền kinh tế Mỹ, phản ứng của các quốc gia trong khu vực đối với mức nới lỏng định lượng và đà tăng lãi suất của Fed là khá thú vị. Điều này có khả năng thúc đẩy một lượng vốn lớn vào thị trường bất động sản.

Ngoài ra, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục hấp dẫn các nhà đầu tư nội địa đang có nhu cầu đầu tư bất động sản nhà ở, từ đó góp phần tạo dựng đà tăng trưởng kinh tế phát triển sâu rộng hơn.

“Hệ thống quản trị tốt đã và đang được thiết lập nhằm tiếp tục cải thiện chất lượng kinh doanh, xúc tiến thương mại quốc tế, từ đó góp phần hỗ trợ nhiều lĩnh vực thương mại. Trong giai đoạn du lịch Việt Nam đang cho thấy những bước phát triển ngoạn mục, các dự án bất động sản nghỉ dưỡng, khách sạn sẽ tiếp tục chứng tỏ tiềm năng, cơ hội và đón đầu thị trường”, Phó Giám đốc Điều hành, Savills Việt Nam nói.

Nguồn: tapchitaichinh  

Những rủi ro pháp lý nào nhà đầu tư bất động sản thường gặp phải nhất khi “xuống tiền”?

Theo các chuyên gia bất động sản (BĐS), không ít trường hợp nhà đầu tư (NĐT) không tìm hiểu kỹ pháp lý dự án BĐS trước khi “xuống tiền” đã phải chấp nhận rủi ro trên chính tài sản sở hữu của mình.

Các chuyên gia đã chỉ ra những trường hợp rủi ro pháp lý hay xảy ra nhất trên thị trường BĐS hiện nay, bao gồm:

Chủ đầu tư chưa được phép bán mà đã bán

Nhiều CĐT tìm các cách khác nhau để “lách luật”, trong đó cách phổ biến nhất hiện nay trên thị trường căn hộ đó là: Dự án chưa xây xong phần móng, chưa được cấp phép xây dựng nhưng chủ đầu tư (CĐT) đã rao bán và nhận cọc của NĐT, với số tiền cọc từ 5-10% tổng giá trị BĐS.

Đáng nói, rất nhiều NĐT sẵn sàng bỏ tiền ra để đặt cọc, đặc biệt đối với những dự án có vị trí tốt hoặc CĐT uy tín. Theo bà Dương Thùy Dung, Giám đốc cấp cao CBRE, hoạt động này không trái luật nhưng tiềm ẩn rủi ro với NĐT.

Cụ thể, CĐT không có khả năng triển khai dự án hay không nhận được giấy phép xây dựng thì khả năng đòi lại tiền đặt cọc của NĐT không phải dễ. Thậm chí, nếu NĐT mang ra tòa để kiện CĐT thì thông thường NĐT sẽ ở thế yếu hơn, khó đòi lại tiền.

Dự án có được bảo lãnh ngân hàng không?

Theo điều kiện bán nhà thì một dự án bắt buộc phải được một ngân hàng bảo lãnh. NĐT có quyền yêu cầu CĐT trình giấy bảo lãnh của ngân hàng. Thế nhưng, dường như các NĐT và người mua BĐS hiện nay không quan tâm đến điều này. Theo các chuyên gia BĐS, NĐT nên đòi hỏi những yếu tố về pháp lý đối với CĐT dự án nhằm tránh những rủi ro sau này.

Chưa xong phần móng đã ký hợp đồng mua bán chính thức

Đây cũng là một rủi ro mà NĐT hay gặp phải khi mua BĐS. Theo các chuyên gia, người mua nên trực tiếp đến xem dự án để xác nhận có đúng dự án đã được khởi công hay chưa, đã được làm móng xong chưa mới nên ký hợp đồng mua bán chính thức.

Hiện nay có rất nhiều CĐT đặt văn phòng bán hàng tại địa điểm khác với địa điểm dự án họ đang xây dựng hoặc nhà mẫu đặt ở một dự án khác. Hầu hết giao dịch mua bán diễn ra ở văn phòng. Nhiều trường hợp người mua chưa hề đặt chân tới khu vực dự án triển khai, nên rủi ro về pháp lý dự án rất dễ xảy ra.

Thiếu thẩm định thông tin dự án

Chuyên gia cá nhân Phan Công Chánh cho rằng: Hiện nay, có 12 bên có thể can thiệp vào quá trình mua bán BĐS. Tuy nhiên, có một thực tế là những NĐT cá nhân thường lại không thậm định thông tin dự án trước khi “xuống tiền”.

Đa số NĐT cho rằng, nếu mua dự án của CĐT uy tín thì sinh lợi không cao nên đa phần họ bỏ qua vấn đề pháp lý và chấp nhận mua những dự án đơn lẻ, rủi ro cao.

Ông Chánh đưa ra lời khuyên:,NĐT nên đọc hiểu các Luật kinh doanh BĐS, Luật Nhà ở, Luật Xây Dựng trước khi tìm hiểu mua BĐS; đối với phân khúc nhà phố, đất nền phải có sổ đỏ mới nên mua hoặc phải có kỹ năng đọc hiểu các thông tin trên sổ. Có như vậy, NĐT mới hạn chế được khoảng 90% rủi ro.

Nhiều người đứng tên trên một sổ đó

Đây là 1 rủi ro nhiều người gặp phải và dẫn đến tranh chấp về sau, đặc biệt ở loại hình đất nền riêng lẻ hoặc đất nông nghiệp chuyển sang đất thổ cư. Theo bà Dung, nếu mua BĐS từ một sản phẩm có sổ đỏ do nhiều người đứng tên chung thì phải có sự đồng thuận của tất cả những người có tên trên sổ.

Không ít trường hợp, người bán đưa giấy ủy quyền giả cho người mua. Người mua đinh ninh là đã sở hữu được toàn bộ mảnh đất mua nhưng thực tế chỉ sở hữu một phần vì một số người đứng tên trên sổ không đồng ý bán. Từ đó dẫn đến tranh chấp lâu dài về sau.

Nguồn: tapchitaichinh