Đẩy nhanh thi công Cảng biển tổng hợp Cà Ná

Dự án Cảng biển tổng hợp Cà Ná với vốn đầu tư hơn 1.460 tỷ đồng đang được gấp rút đẩy nhanh tiến độ thi công tại xã Phước Diêm, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận.

Dự án Cảng biển tổng hợp Cà Ná giai đoạn 1 có tổng diện tích quy hoạch hơn 108 ha với các phân khu chức năng chính gồm: hai bến cảng tiếp tàu với tải trọng toàn phần từ 70.000 – 100.000 tấn; một bến cảng 20.000 tấn cùng với khu kho bãi, hạ tầng dịch vụ…

Từ khi được thực hiện động thổ vào tháng 8/2020, đến nay Dự án Cảng biển tổng hợp Cà Ná đã được thi công gần hoàn thành phần kè, khu hạ tầng khu tái định cư đạt 90%. Đến nay, các đơn vị thi công đã thi công hoàn thành cơ bản phần kè K1, K2, K3 và chuẩn bị hợp long phần kè lòng bến. Đồng thời, hoàn thành 58/354 cọc khoan nhồi phần bến, đổ bê tông các cấu kiện đúc sẵn đạt 30%; triển khai thi công nạo vét luồng lạch, vũng quay tàu; thi công hạ tầng khu tái định cư đạt 90%.

Ông Nguyễn Tâm Thịnh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trungnam Group – chủ đầu tư dự án cho hay, việc hoàn thành giai đoạn 1 của dự án trong năm 2021 là nền tảng quan trọng tạo dựng một khu đô thị hậu cần – công nghiệp – khoáng sản – năng lượng với quy mô lên đến hàng chục tỷ USD trong tương lai.

Dự án sau khi hoàn thành, đi vào hoạt động sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc vận chuyển hàng hóa, trang thiết bị ra, vào cảng để phục vụ sản xuất và chế biến cho các dự án khu công nghiệp, cụm công nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Đồng thời, góp phần quan trọng trong việc phục vụ trung chuyển hàng hoá của khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên.

Ông Trần Quốc Nam, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận phát biểu tại Lễ ra quân Xuân 2021 của dự án: Dự án Cảng biển tổng hợp Cà Ná giai đoạn 1 là dự án trọng điểm được triển khai thi công trên địa bàn của tỉnh, cũng là điểm nhấn quan trọng để tạo chuỗi liên kết phát triển, thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp của tỉnh và khu vực.

Theo CafeF.

Có thể bạn quan tâm:

Những thị trường bất động sản sôi động trở lại

Theo Hội môi giới BĐS Việt Nam, dù khó khăn, trong năm 2020 vẫn có hàng ngàn giao dịch BĐS thành công ở các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Bình Định, Quảng Nam…

Đây cũng được xem là các thị trường phát triển tốt của tỉnh miền Trung ở thời điểm hiện tại. Trong khi các địa phương như Đà Nẵng, Khánh Hoà, Bình Thuận, Ninh Thuận, Quảng Ngãi…đã phát triển trước đó nhưng hiện tại đang bị chững lại, hoạt động cầm chừng. Còn nhóm địa phương được dự báo có tiềm năng phát triển mạnh trong thời gian tới phải kể đến Phú Yên, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình.

Hội môi giới BĐS Việt Nam chỉ ra thực trạng, tiềm năng thị trường BĐS ở một số tỉnh miền Trung. Trong đó, so với các quý trước, quý cuối năm tình hình BĐS khu vực này khả quan hơn, nhất là ở các tỉnh vốn chững lại, giảm giá sâu trước đó đã nhận được sự quan tâm trở lại của NĐT.

Tại Thanh Hoá, Nghệ An: Theo Hội môi giới BĐS Việt Nam, đây là các địa phương có chính sách thu hút dầu tư rất hiêu quả. Những thương hiệu lớn như Vingroup, FLC, Eurowindow, BRG, TNG… gần như quy tụ đầy đủ vè vùng đất này đã tạo diện mạo đô thị mới và thị trường BĐS nơi đây thực sự sôi động. Trong năm 2020 mặc dù khó khăn nhưng vẫn có hàng ngàn giao dịch thành công ở mỗi địa phương.

Tại Bình Định: Với điểm sáng là thông hàng loạt tuyến đường huyết mạch nối Tp.Quy Nhơn, các khu công nghiệp trọng yếu của tỉnh, các khu du lịch và đặc biệt việc khởi công khu công nghiệp đô thị và dịch vụ Becamex Vsip Bình Định – viên ngọc quý của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và khánh thành tổ hợp khách sạn quy mô lớn FLC Grand hotel Quy Nhơn đã tạo nên tiềm năng cho thị trường BĐS khu vực này.

Tại Đà Nẵng: Điểm sáng cho BĐS Đà Nẵng là việc chính quyền khóa mới đã có quan điểm đồng hành cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn để phát triển. Điển hình là dự án Cocobay, sau tai tiếng làm ảnh hưởng đến BĐS du lịch nghỉ dưỡng, condotel thì hiện nay được sự hỗ trợ của chính quyền đã tiến hành điều chỉnh quy hoạch phù hợp hơn. Với sự hỗ trợ tích cực của NĐT, Cocobay đã chính thức khởi động rất sôi động.
Tại Nha Trang – Khánh Hòa

Những dự án nằm ở khu vực có quy hoạch phát triển, tiềm năng cao, đã được đầu tư hạ tầng cơ bản, có giá khởi điểm ở mức thấp được khách hàng và nhà đầu tư quan tâm sôi động. Tiêu biểu có thể kể đến như đất nền khu Tây Tp.Nha Trang, bắc Tp.Nha Trang, khu vực Bắc Vân Phong, Cam Lâm…dự kiến những khu vực này sẽ có biến động mạnh về giao dịch ở giai đoạn đầu năm 2021.

Khu vực Tây Nguyên: Trước tình trạng quỹ đất để phát triển dự án tại các khu đô thị lớn như Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng, Nha Trang…ngày càng khan hiếm, giá đất ngày càng tăng cao, nhiều chủ đầu tư đã chuyển hướng đầu tư về các nơi có tiềm năng phát triển kinh tế như Tây Nguyên.

Sở hữu nhiều lợi thế về kinh tế, du lịch, văn hóa cộng với quỹ đất còn dồi dào, khả năng sinh lời cao.., các tỉnh vùng Tây nguyên cũng không nằm ngoài đích nhắm của các doanh nghiệp và giới đầu tư BĐS. Thị trường BĐS Tây Nguyên đã thực sự sôi động khi có sự khi xuất hiện những tổ hợp khu đô thị được đầu tư và quy hoạch bài bản đáp ứng đúng trúng thị hiếu của thị trường.

Thống kê từ một sàn môi giới BĐS cho thấy, những dự án được quy hoạch bài bản, tiện ích đồng bộ đang dẫn dắt thị trường BĐS Tây Nguyên với tỉ lệ hấp thu đạt 70-80%. Dòng sản phẩm BĐS cao cấp, tích hợp không gian sống hiện đại, gồm công viên, siêu thị, trường học, khu vui chơi giải trí… luôn nằm trong giỏ hàng “đắt” khách hàng. Mức giá gia tăng của dòng sản phẩm này cũng được duy trì ở mức cao và được dự báo sẽ còn tiếp tục tăng mạnh khi bước sang năm 2021.

Theo CafeF.

Có thể bạn quan tâm:

Dự án trung tâm điện lực LNG Cà Ná giai đoạn 1

Dự án Trung tâm điện lực LNG Cà Ná giai đoạn 1 sẽ có 4 hạng mục chính, tổng vốn đầu tư khoảng hơn 49.000 tỷ đồng.

Bạn đọc quan tâm:


UBND tỉnh Ninh Thuận vừa có Quyết định số 2162/QĐ-UBND về việc phê duyệt danh mục Dự án Trung tâm điện lực LNG Cà Ná giai đoạn 1, công suất 1.500 MW thực hiện tại xã Phước Diêm (Thuận Nam), với tổng vốn đầu tư dự án khoảng hơn 49.000 tỷ đồng.

Theo đó, quy mô đầu tư dự án này gồm 4 hạng mục chính, gồm xây dựng 1 nhà máy điện khí sử dụng công nghệ tuabin khí chu trình hỗn hợp, công suất 1.500 MW; xây dựng hệ thống cung cấp và xử lý nguyên liệu gồm xây dựng cảng nhập LNG; kho chứa LNG; kho tái hóa khí; hệ thống đường ống dẫn khí từ trạm tái hóa khí đến nhà máy điện khí LNG giai đoạn 1; thi công hệ thống truyền tải điện đảm bảo truyền tải công suất toàn bộ trung tâm điện lực LNG 6.000 MW, giai đoạn 1 đầu tư các ngăn lộ phục vụ nhà máy công suất 1.500 MW; hạng mục cuối cùng là xây dựng các công trình hạ tầng, kỹ thuật phục vụ cho toàn bộ trung tâm điện lực LNG 6.000 MW.

Dự kiến tiến độ đầu tư dự án hoàn thành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và khởi công dự án trong quý III/2021. Hoàn thành xây dựng và đưa dự án vào hoạt động trong quý III/2024.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà đầu tư thực hiện các dự án nhà máy điện khí LNG tại các Trung tâm điện khí LNG Cà Ná. Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý với đề nghị của Bộ Công thương tại văn bản số 2380/BCT-ĐL (ngày 1/4/2020) về việc bổ sung vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia đối với Trung tâm Điện lực LNG Cà Ná, tỉnh Ninh Thuận và Trung tâm điện lực LNG Long Sơn, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Với tổng vốn đầu tư khoảng 49.000 tỷ đồng, Dự án Trung tâm điện lực LNG Cà Ná kỳ vọng sẽ góp phần phát triển kinh tế – xã hội của Ninh Thuận; tạo nhiều việc làm cho doanh nghiệp và người dân địa phương.

Theo baodautu.vn

Có thể bạn quan tâm: