Lúc này, giữ tiền mặt hay mạnh dạn “xuống tiền” mua bất động sản?

Nhiều nhà đầu tư BĐS chọn phương án tạm dừng các quyết định mua bán BĐS trong giai đoạn kinh tế bất ổn và dự báo tình hình này có thể kéo dài đến hết quý 2/2020.

Sau thời gian giãn cách ly xã hội, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, bao gồm kinh doanh BĐS đang trở lại trạng thái “bình thường mới”. Trên thị trường đã và đang có dấu hiệu một số dự án mở bán trở lại sau thời gian khá dài bị “nén” vì dịch bệnh. Tuy nhiên, có lẽ BĐS chỉ mới ở trạng thái “thăm dò” thị trường là chính, các hoạt động mở bán, giới thiệu dự án hay khách hàng đi xem BĐS vẫn chưa thực sự quay trở lại ở thời điểm này.

Theo đại diện một sàn giao dịch BĐS trên địa bàn Tp.HCM, hiện khách hàng đi xem dự án rất ít. Sau thời điểm giãn cách ly xã hội chỉ một lượng khách lẻ tẻ đi xem nên việc bán hàng vẫn khá khó khăn, giao dịch chậm. Hầu hết khách hàng ở thời điểm này vẫn trong tâm lý “giữ tiền mặt” chưa mạnh dạn “xuống tiền”.

Theo dự báo của một số chuyên gia, ít nhất phải hết quý 2/2020 tình hình giao dịch BĐS trên thị trường mới ổn định trở lại. Và vào khoảng cuối năm 2020 đến đầu năm 2021 nhà đầu tư (NĐT) mới thực sự trở lại thị trường ổn định. Còn ở giai đoạn này, dù có tiền nhiều NĐT vẫn cân nhắc khá kỹ việc mua BĐS, cũng không có nhiều sự lựa chọn ở các dòng sản phẩm nên đa số NĐT vẫn ở trạng thái nghe ngóng, quan sát thị trường.

Ông Stuart Crow, CEO, Capital Market, Châu Á Thái Bình Dương của JLL cho rằng, với tác động của đại dịch Covid-19, nhiều nhà đầu tư BĐS vẫn chọn phương án tạm dừng các quyết định mua bán trong giai đoạn kinh tế bất ổn và dự báo tình hình này sẽ tiếp tục kéo dài đến quý 2/2020.

Tuy nhiên, hoạt động đầu tư có thể sẽ phục hồi vào nửa cuối năm, khi đó, nhà đầu tư với tiềm lực vốn mạnh đang chờ đợi cơ hội sẽ triển khai vốn và thúc đẩy dòng chảy giao dịch mạnh mẽ trên hầu hết các lĩnh vực. Đây cũng là lúc mà các NĐT cá nhân sẽ quay trở lại thị trường.

Ảnh: Một sản phẩm đất nền mới tại Khánh Hòa khu vực gần Sân Bay Quốc Tế

Còn theo đại diện Savills Việt Nam, thị trường sẽ mất khoảng 6 tháng để phục hồi mặc dù nhu cầu về BĐS còn khá lớn. Nghĩa là phải đến thời điểm cuối năm, sang đầu năm sau thì khách hàng, giao dịch cũng như nguồn cung mới trở lại thị trường ổn định.

Theo các chuyên gia, hiện tại, cả CĐT lẫn NĐT cá nhân vẫn ở trạng thái giữ bình tĩnh và lạc quan. Việc trì hoãn của NĐT là bởi họ đang chờ thời cơ mới.

Tuy vậy, ở bối cảnh ảnh hưởng chung của dịch Covid-19 lên tất cả các phân khúc thì theo các chuyên gia sẽ có những phân khúc phục hồi nhanh hơn, do mức độ ảnh hưởng nhẹ. Đó là những sản phẩm đánh đúng vào thị hiếu của NĐT từ trước đến nay. Đa phần sẽ là phân khúc đất nền và căn hộ giá vừa túi tiền.

Theo ông Trần Khánh Quang, chuyên gia BĐS, trong mùa dịch Covid-19 giao dịch vẫn diễn ra ở loại hình đất nền tỉnh lân cận Tp.HCM và căn hộ có giá hợp lý. Đây cũng là các phân khúc sẽ có khả năng phục hồi sớm sau dịch bởi đáp ứng nhu cầu ở thực của số đông.

Quả thực, trên thị trường thứ cấp, nhiều NĐT nắm tài sản là đất nền và căn hộ giá vừa túi tiền vẫn kì vọng lợi nhuận sẽ tốt hơn sau thời điểm dịch khi mà họ cho rằng, lượng khách hàng mua ở thực sẽ quay trở lại thị trường sớm hơn NĐT. Quan sát thị trường gần đây cho thấy, giá trên thị trường thứ cấp có dấu hiệu chững lại nên những BĐS đã có sổ được người mua thực quan tâm. Những giao dịch phát sinh ở thời điểm này cũng chủ yếu đến từ nhu cầu thực.

Dù chưa thể nói chính xác cụ thể thời điểm thị trường ổn định trở lại nhưng theo hầu hết các chuyên gia, việc các doanh nghiệp BĐS chủ động trong sản phẩm và hoạt động kinh doanh của mình sau thời điểm dịch sẽ khiến thay đổi động thái của người mua trên thị trường.

Khi có sản phẩm mới cùng các chính sách bán hàng tốt thì chắc chắn người mua sẽ quan tâm. Riêng với NĐT, họ cũng sẽ chọn cách xoay chuyển dòng tiền chứ không thể để tiền bị ngâm quá lâu. Vì thế, nhịp độ thị trường sẽ tốt lên nếu cả doanh nghiệp lẫn NĐT nhìn thị trường tích cực trở lại.

Theo: CafeF.

Nha Trang: Những món ăn ngon nhất mà người địa phương còn chưa biết hết

Ẩm thực ở Nha Trang có rất nhiều món ngon, đa dạng, giá cả phải chăng. Đến đây nhất định phải ăn nha. Tới đây du lịch, bạn phải lưu lại Top 10 món ăn ngon quên sầu ở Nha Trang dưới đây nhé

 

  1. BÁNH XÈO MỰC

    Ảnh: Bánh xèo mực Nha Trang

Bánh xèo ở đâu cũng có với rất nhiều phiên bản nhưng bánh xèo mực phải nói là đặc biệt nhất ở Nha Trang, giá lại cực rẻ, chỉ có 10k 3 cái, ăn bao đã luôn. Nếu bạn ở đồng bằng, quen việc ăn bánh xèo với thịt thì hãy thử một lần thưởng thức bánh xèo mực tại đây, chắc chắn sẽ thích lắm.

2. BÒ NƯỚNG LẠC CẢNH

Món bò nướng ở quán quá ngon dẫn đến việc trở thành đặc sản của Nha Trang thôi. Bò ở đây có cách ướp rất ngon nên ai đến Nha Trang nhất định phải thử bò nha. Bò Nướng Lạc Cảnh là tên một quán đã trở thành thương hiệu với món bò ngon và hấp dẫn này của mình. Dần dần, bò nướng lạc cảnh được dùng để chỉ một món ngon Nha Trang mà khách du lịch phải biết đến.

3. BÁNH CĂN NHA TRANG

Bánh căn là một trong những món ăn ngon ở Nha Trang được nhiều người biết đến. Thấy bánh căn ở Nha Trang chắc bạn sẽ muốn ăn ngay, 1 cái đúng chất lượng luôn, 1 loại 1 nhân thôi với mực, tôm, thịt hoặc trứng. 1 dĩa 6 loại khoảng 65k 1 dĩa nha.

 4. BÁNH CANH CHẢ CÁ

Bánh canh chả cá là một trong những món ngon Nha Trang phải ăn khi tới đây du lịch. Bánh canh khoảng 20k 1 tô mà cực nhiều, cực chất lượng luôn. Đặc biệt là bánh canh bà Thừa nổi tiếng nhất Nha Trang nha. Bánh canh Nha Trang không ngọt như bánh canh ở miền Nam nhưng đổi lại vị mặn mòi của nó khiến tô bánh canh lạ miệng và hấp dẫn hơn bao giờ hết.

Còn thêm một món bánh canh ngon ở Nha Trang mới có thôi nhé, đó là bánh canh khô. Nghe tên lạ hoắc hén, bánh canh khô đầy đủ có cá dầm, xíu mại, chả cá, lòng cá và trứng cá. thêm nhiều hành phi, hành lá, tí ớt bằm nữa là ngon xứt xắc.

5. BÚN SỨA – BÚN CÁ

Một đặc sản Nha Trang khác không thể không ăn khi đến Nha Trang là bún sứa và bún cá. Bún sứa sẽ có chả cá ăn cùng, nước lèo ngon, chả cá ngon, đặc biệt các loại gia vị cũng ngon tạo nên 1 tô bún hấp dẫn.

6. BÁNH ƯỚT NHA TRANG

Bánh ướt ở Nha Trang tráng 1 cái rồi ăn luôn, bỏ thêm xoài, rau thơm, chả lụa, cuốn lại với nhau. Lớp vỏ bánh mềm mịn, chấm nước mắm pha ăn siêu ngon, giá khá rẻ, tầm 2k/dĩa thôi nha. Với giá cả và chất lượng thì chắc chắn bánh ướt là một trong những món ngon Nha Trang phải ăn thử một lần.

7. BÁNH BÈO NHA TRANG

Bánh bèo có 2 loại là mặn và ngọt, loại nào cũng nằm trong list những món ngon Nha Trang cần ăn hết. Bánh bèo mặn được đựng trong những chén sành nhỏ, nóng hổi, trắng mịn, ở trên được rắc tôm chấy, mỡ hành và da heo chiên giòn, rưới nước mắm ăn siêu ngon. Bánh bèo ngọt thì lại khác nghen, cũng trắng mịn, nhỏ xinh nhưng được ăn cùng nước cốt dừa béo ngậy, rắc nhiều mè trắng thơm thơm. Gánh bánh bèo ngọt đã hơn 20 năm tuối rồi đấy nhé!

8. CƠM GÀ NHA TRANG

Cơm gà là một đặc sản Nha Trang vì nó được nấu chung với nước luộc gà nên thơm, gà luộc vừa chín, thịt dai dai, ngọt thơm, thích nhất là khoảng bơ béo ngậy ăn kèm, rắc thêm nhiều hành phi, chan nước mắm lên ăn cùng là rụng rời tay chân=))

9. NEM NƯỚNG NHA TRANG

Nem nướng Nha Trang là một trong những món ngon Nha Trang trở thành đặc sản nổi tiếng ai cũng biết, nem nướng ngon, dai, đậm vị,  cuốn với rau, xoài, bánh tráng, chấm sốt đậu phộng béo béo, ăn là ghiền luôn các bạn nạ!

10. ỐC CHẢO

Ốc chảo là một trong những quán ăn trở thành thương hiệu ở Nha Trang, vì thế, cái tên ốc chảo được xem như một món ngon Nha Trang, đặc sản Nha Trang vậy. Quán Ốc Chảo có khoảng 8 chảo ốc đang nung nóng trên bếp than: Nào là Ốc Bưu, Ốc Nón, Ốc Mỡ, Ốc Hút, Ốc Hương,Sò Huyết, Sò Lông, … Ốc Nha Trang khác Sài Gòn ở chỗ nước chấm. Nước chấm mắm gừng sệt sệt, nước mắm xanh ăn kèm xoài chua chua ngọt ngọt và rau thơm.

Nguồn: Tổng hợp Internet.

Dịch Covid – 19 : Nhà nghỉ khách sạn sang nhượng ồ ạt

Thị trường khách sạn đang chứng kiến tình trạng chủ đầu tư rao bán và chuyển nhượng quyền kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ do ế ẩm, không thể duy trì trong dịch Covid-19.

Mới đây, chị Trần Hoa, chủ khách sạn Hanoi Passion Suite trên đường Trần Nhật Duật (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã buộc phải sang nhượng gấp khách sạn này với giá 350 triệu đồng do không đủ vốn để tiếp tục kinh doanh. Khách sạn này, chị Hoa mới đầu tư được một năm và đã ký hợp đồng thuê nhà trong 10 năm với giá 2.700 USD/tháng.

Tương tự, khách sạn Saigon Palace trên đường Trần Quốc Hoàn, quận Cầu Giấy (Hà Nội) quy mô 27 phòng nghỉ cũng được chủ sang nhượng lại với giá 800 triệu đồng, trong đó 420 triệu là tiền cọc cho chủ nhà cho hợp đồng thuê 10 năm.

Cùng với đó, hàng loạt nhà nghỉ quy mô 10-15 phòng tại Hà Nội đang được rao sang nhượng lại với giá 80-100 triệu đồng kèm theo hợp đồng thuê dài hạn.

Nha nghi, khach san sang nhuong o at vi dich Covid-19 hinh anh 1 Ks_zing1.jpg
Trong thời điểm dịch bệnh, các khách sạn tại khu trung tâm quận 1 chỉ lác đác vài phòng sáng đèn. Ảnh: Quỳnh Danh.

Anh Hải, chủ một khách sạn nhỏ trên đường Quan Hoa, quận Cầu Giấy cho biết chi phí thuê mặt bằng kinh doanh mỗi tháng là 50 triệu đồng. Mặc dù thanh toán theo tiến độ 3 tháng/lần và chủ nhà đã đồng ý hỗ trợ 50% tiền thuê nhà cho đến khi hết dịch, hoạt động kinh doanh vẫn quá khó khăn vì dịch bệnh.

Tương tự, tại khu vực trung tâm TP.HCM như quận 1, quận 3, Phú Nhuận, nhiều khách sạn, homestay cũng đang được chủ sang nhượng và bán lại do không có khách trong thời gian dài.

Là một trong những con đường luôn đông đúc khách du lịch và hiếm có khi nào có mặt bằng trống, chủ một khách sạn lớn trên đường Lý Tự Trọng, quận 1 có quy mô 120 phòng cũng đành phải rao bán với giá 950 tỷ đồng, bao gồm đất.

Nhiều khách sạn ở khu vực đường Phan Đăng Lưu, quận Phú Nhuận cũng đồng loạt được rao bán với giá khoảng 10-20 tỷ đồng. Được biết đây là khu vực khách sạn kinh doanh đạt lợi nhuận khoảng 200 – 300 triệu đồng/tháng vào thời điểm trước khi dịch bệnh bùng phát.

Để bù đắp cho khoản doanh thu giảm, nhiều khách sạn có quy mô lớn đang thực hiện các biện pháp cắt giảm nhân sự tạm thời hoặc luân phiên ca làm việc. Một số đã cắt giảm hơn 50% nhân viên.

Anh Nguyễn Văn Vinh, nhân viên lâu năm tại một khách sạn trên đường Bùi Thị Xuân, quận 1 được chủ cho nghỉ việc tạm thời từ giữa tháng 3 và phải chuyển sang làm tài xế xe ôm công nghệ.

Anh chia sẻ: “Mỗi tháng khách sạn vẫn trợ cấp cho nhân viên 2 triệu đồng để trang trải sinh hoạt. Mặc dù số tiền không nhiều so với thu nhập nhưng so với anh em ở nhiều khách sạn khác thì vẫn còn tốt, nhiều người còn phải nghỉ không lương, không trợ cấp”.

Bình luận về thực trạng này, chuyên gia bất động sản Phan Công Chánh cho rằng việc người đầu tư khách sạn rút khỏi thị trường có thể sẽ kéo dài trong 3-4 tháng tới.

“Không giống như các kênh đầu tư như chứng khoán, vàng, bất động sản cần thời gian dài hơn để nhìn thấy những tác động đáng kể do dịch bệnh. Khách sạn nói riêng và các sản phẩm bất động sản khác nói chung là những tài sản có giá trị và đòi hỏi nguồn vốn lớn, tính thanh khoản lại không cao, chính vì vậy chủ tài sản sẽ cố duy trì đến khi không thể tiếp tục giữ tài sản được nữa”, ông Chánh lý giải.

Bên cạnh đó, chuyên gia cũng khuyến nghị người đầu tư không nên thấy giá giảm mà vội mua khách sạn vào thời điểm này. Theo ông, mức giảm từ 5-7% ở thời điểm hiện tại là chưa nhiều, trong 3-6 tháng tới thị trường có khả năng sẽ chứng kiến mức giảm sâu hơn do bất động sản khi ấy mới thật sự “ngấm đòn” từ Covid-19.

Theo báo cáo về thị trường khách sạn tại TP.HCM của Savills Việt Nam, công suất cho thuê của toàn thị trường giảm xuống mức 48% trong quý I.

Tuy nhiên, con số này được dự báo tiếp tục giảm trong quý sau do biện pháp hạn chế du lịch, giãn cách xã hội của Chính phủ cũng như tình hình dịch bệnh ngày càng căng thẳng. Trước diễn biến của dịch bệnh, trong tháng 2 và tháng 3, nhiều phòng khách đặt thuê từ trước đều đã bị hủy.

Để tăng khả năng cạnh tranh, hầu như tất cả hạng phòng đều thực hiện chính sách ưu đãi giá. Trong 3 tháng đầu năm, giá phòng trên toàn thị trường đã giảm 14% so với trước đó.

Theo: zing.vn