Xem xét bổ sung quy hoạch cao tốc Buôn Ma Thuột Nha Trang

Kiến trúc “Thành phố cà phê” lấy cảm hứng từ vĩ nhân

Gia Lai 320 tỷ đồng xây dựng đường liên huyện Chư Sê – Chư Pưh – Chư Prông

UBND tỉnh Gia Lai vừa phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu thuộc Dự án Đường liên huyện Chư Sê – Chư Pưh – Chư Prông


Dự án nêu trên có tổng mức đầu tư 320 tỷ đồng, được đầu tư từ ngân sách trung ương. Chủ đầu tư, trực tiếp mời thầu là Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng tỉnh Gia Lai.
Kế hoạch được phê duyệt gồm 7 gói thầu. Theo đó, tháng 1/2021, Bên mời thầu sẽ tổ chức đấu thầu rộng rãi, không qua mạng để lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu xây lắp chính của Dự án – Gói thầu 08 Xây dựng công trình (giá gói thầu 215,501 tỷ đồng). Thời gian thực hiện hợp đồng dự kiến 650 ngày, loại hợp đồng theo đơn giá cố định.

Theo kế hoạch, trong tháng 1/2021, Bên mời thầu sẽ hoàn tất quá trình lựa chọn nhà thầu 6 gói thầu tư vấn của Dự án.

Có thể bạn quan tâm:

Cận cảnh thành phố Cafe rộng hàng chục hecta của ông Đặng Lê Nguyên Vũ tại Buôn Ma Thuột

Tập đoàn Trung Nguyên Legend khẳng định vị thế thương hiệu toàn cầu

Thành phố cà phê kết hợp thiên nhiên và kiến trúc tại Buôn Ma Thuột

Kết hợp thiên nhiên và kiến trúc chữa lành, dự án thành phố cà phê với quy mô 45,45 ha tọa lạc tại Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên – thủ phủ nông sản tỷ USD.


Thành phố được Trung Nguyên Legend đầu tư và chính thức khởi công xây dựng vào tháng 1/2017. Chỉ trong một năm, dự án đã hoàn thành toàn bộ cơ sở hạ tầng theo tiêu chuẩn cao của Việt Nam và quốc tế. Đặc biệt, công trình kiến trúc bảo tàng Thế giới Cà phê thuộc dự án thành phố cà phê trở thành một trong những biểu tượng của ngành cà phê Việt Nam.

Theo thông tin từ Bộ NN&PTNT, cà phê là ngành quan trọng, một trong 10 sản phẩm chủ lực của nông sản Việt Nam, và là một trong 6 sản phẩm có giá trị xuất khẩu hàng năm đạt trên 3 tỷ USD. Dù hàng chục năm liền Việt Nam trở thành cường quốc xuất khẩu cà phê nhất nhì thế giới, nhưng giá trị đạt được phần lớn chỉ từ giá trị xuất thô, chiếm chưa đến 10% giá trị ngành cà phê thế giới. Theo Trung Nguyên Legend, ngành cà phê Việt Nam có thể đạt đến 20 tỷ USD trong chuỗi giá trị cà phê toàn cầu nếu có chiến lược đúng.

Cùng mục tiêu hiện thực hóa khát vọng đưa Buôn Ma Thuột trở thành thủ phủ cà phê toàn cầu, thành phố cà phê có tầm nhìn trở thành “thành phố mẫu mực – cộng đồng tỉnh thức”, tạo dựng không gian sống sinh thái đặc biệt theo lối sống xanh – bản sắc – thịnh vượng.

Ngay từ khi khởi công, dự án thành phố cà phê đã đóng góp, thúc đẩy nhiều ngành kinh tế của Đắk Lắk phát triển, đặc biệt về đầu tư thương mại, dịch vụ, du lịch. Công trình biểu tượng của thành phố cà phê – bảo tàng Thế giới Cà phê đã trở thành điểm đến không thể thiếu trên bản đồ du lịch Đắk Lắk, đón trên 1 triệu du khách đến từ hơn 20 quốc gia tới tham quan chỉ sau hai năm mở cửa.
Đặc biệt, thư viện Ánh sáng trong lòng bảo tàng với hàng trăm đầu sách đón hàng nghìn lượt bạn đọc mỗi tuần. Đây là dự án chứa đựng tâm huyết và tinh thần “Phụng sự, tri ân nơi khai nghiệp” của Tập đoàn Trung Nguyên Legend.

Khai nghiệp trên quê hương Buôn Ma Thuột, Trung Nguyên Legend hiểu rõ những tinh hoa văn hóa của vùng đất linh thiêng, huyền thoại. Các giá trị văn hóa bản địa trở thành cảm hứng giúp Trung Nguyên Legend tạo dựng thành phố cà phê trở thành đô thị mẫu mực, nơi cư dân được sống cùng những công trình kiến trúc biểu tượng “độc đáo – khác biệt – duy nhất”.

Mỗi công trình của dự án đều có triết lý, câu chuyện lịch sử hình thành riêng. Bảo tàng Thế giới Cà phê là một minh chứng rõ nhất. Nơi đây được AP (Mỹ) nhận định là “Bảo tàng sống lớn nhất, sống động và độc đáo nhất”, đồng thời nằm trong danh sách “một trong 17 điểm đến tốt nhất phải đến khi tới Việt Nam” của Wanderlust, tạp chí uy tín của Anh quốc.

Dựa trên triết lý kiến trúc chữa lành có thể giúp thay đổi lối sống ở các quốc gia phát triển bậc nhất như Nhật Bản, Mỹ… tất cả thiết kế nhà ở, tiện ích tại thành phố cà phê đều tập trung vì sự phát triển khỏe mạnh và giàu có cho mọi cư dân. Với vị thế ngay trung tâm Buôn Ma Thuột – thủ phủ của Tây Nguyên, thành phố cà phê sẵn sàng kết nối Tây Nguyên với cả nước và quốc tế.
Những công trình kiến trúc tiêu biểu khác của dự án là trường mầm non Yêu thương (Loving), trường tiểu học Hạnh phúc (Happy). Dựa trên triết lý giáo dục của Trung Nguyên Legend “Một dân tộc vĩ đại là một dân tộc biết thượng tôn và tôn thờ tri thức, khao khát truy cầu và sẻ chia chân lý”, cả hai ngôi trường dành cho thế hệ tương lai được đặt vào vị trí trung tâm của thành phố cà phê.

Sau hai năm nghiên cứu và làm việc với các chuyên gia giáo dục của ĐH Harvard, các giáo viên và học sinh bản địa cùng nhiều chuyên gia khác, MASS Design Group – tập đoàn chuyên về thiết kế kiến trúc chữa lành cùng Trung Nguyên Legend đưa ra phương án thiết kế trường học của dự án thành phố cà phê. Đây cũng là công trình đầu tiên của một tập đoàn tư nhân được MASS đồng ý thiết kế. Trước đó, tập đoàn chỉ làm việc với các tổ chức Chính phủ và quỹ lớn của thế giới.

Khác với các khu đô thị thường tập trung vào những lợi thế sẵn có và khai thác, thành phố cà phê tập trung vào tạo dựng nên những công trình biểu tượng để đưa Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến, thu hút nhà đầu tư, khách du lịch. Đồng thời, dự án đặt mục tiêu nâng cao đời sống của cộng đồng dân cư, xứng tầm với thủ phủ nông sản tỷ USD của Việt Nam, điểm đến của cà phê thế giới.

Theo Zing.

Có thể bạn quan tâm:

Thành phố cà phê kết hợp thiên nhiên và kiến trúc tại Buôn Ma Thuột

Kết hợp thiên nhiên và kiến trúc chữa lành, dự án Thành phố Cà phê với quy mô 45,45 ha tọa lạc tại Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên – thủ phủ nông sản tỷ USD.


Thành phố được Trung Nguyên Legend đầu tư và chính thức khởi công xây dựng vào tháng 1/2017. Chỉ trong một năm, dự án đã hoàn thành toàn bộ cơ sở hạ tầng theo tiêu chuẩn cao của Việt Nam và quốc tế. Đặc biệt, công trình kiến trúc bảo tàng Thế giới Cà phê thuộc dự án thành phố cà phê trở thành một trong những biểu tượng của ngành cà phê Việt Nam.

Theo thông tin từ Bộ NN&PTNT, cà phê là ngành quan trọng, một trong 10 sản phẩm chủ lực của nông sản Việt Nam, và là một trong 6 sản phẩm có giá trị xuất khẩu hàng năm đạt trên 3 tỷ USD. Dù hàng chục năm liền Việt Nam trở thành cường quốc xuất khẩu cà phê nhất nhì thế giới, nhưng giá trị đạt được phần lớn chỉ từ giá trị xuất thô, chiếm chưa đến 10% giá trị ngành cà phê thế giới. Theo Trung Nguyên Legend, ngành cà phê Việt Nam có thể đạt đến 20 tỷ USD trong chuỗi giá trị cà phê toàn cầu nếu có chiến lược đúng.

Cùng mục tiêu hiện thực hóa khát vọng đưa Buôn Ma Thuột trở thành thủ phủ cà phê toàn cầu, thành phố cà phê có tầm nhìn trở thành “thành phố mẫu mực – cộng đồng tỉnh thức”, tạo dựng không gian sống sinh thái đặc biệt theo lối sống xanh – bản sắc – thịnh vượng.

Ngay từ khi khởi công, dự án thành phố cà phê đã đóng góp, thúc đẩy nhiều ngành kinh tế của Đắk Lắk phát triển, đặc biệt về đầu tư thương mại, dịch vụ, du lịch. Công trình biểu tượng của thành phố cà phê – bảo tàng Thế giới Cà phê đã trở thành điểm đến không thể thiếu trên bản đồ du lịch Đắk Lắk, đón trên 1 triệu du khách đến từ hơn 20 quốc gia tới tham quan chỉ sau hai năm mở cửa.
Đặc biệt, thư viện Ánh sáng trong lòng bảo tàng với hàng trăm đầu sách đón hàng nghìn lượt bạn đọc mỗi tuần. Đây là dự án chứa đựng tâm huyết và tinh thần “Phụng sự, tri ân nơi khai nghiệp” của Tập đoàn Trung Nguyên Legend.

Khai nghiệp trên quê hương Buôn Ma Thuột, Trung Nguyên Legend hiểu rõ những tinh hoa văn hóa của vùng đất linh thiêng, huyền thoại. Các giá trị văn hóa bản địa trở thành cảm hứng giúp Trung Nguyên Legend tạo dựng thành phố cà phê trở thành đô thị mẫu mực, nơi cư dân được sống cùng những công trình kiến trúc biểu tượng “độc đáo – khác biệt – duy nhất”.

Mỗi công trình của dự án đều có triết lý, câu chuyện lịch sử hình thành riêng. Bảo tàng Thế giới Cà phê là một minh chứng rõ nhất. Nơi đây được AP (Mỹ) nhận định là “Bảo tàng sống lớn nhất, sống động và độc đáo nhất”, đồng thời nằm trong danh sách “một trong 17 điểm đến tốt nhất phải đến khi tới Việt Nam” của Wanderlust, tạp chí uy tín của Anh quốc.

Dựa trên triết lý kiến trúc chữa lành có thể giúp thay đổi lối sống ở các quốc gia phát triển bậc nhất như Nhật Bản, Mỹ… tất cả thiết kế nhà ở, tiện ích tại thành phố cà phê đều tập trung vì sự phát triển khỏe mạnh và giàu có cho mọi cư dân. Với vị thế ngay trung tâm Buôn Ma Thuột – thủ phủ của Tây Nguyên, thành phố cà phê sẵn sàng kết nối Tây Nguyên với cả nước và quốc tế.
Những công trình kiến trúc tiêu biểu khác của dự án là trường mầm non Yêu thương (Loving), trường tiểu học Hạnh phúc (Happy). Dựa trên triết lý giáo dục của Trung Nguyên Legend “Một dân tộc vĩ đại là một dân tộc biết thượng tôn và tôn thờ tri thức, khao khát truy cầu và sẻ chia chân lý”, cả hai ngôi trường dành cho thế hệ tương lai được đặt vào vị trí trung tâm của thành phố cà phê.

Sau hai năm nghiên cứu và làm việc với các chuyên gia giáo dục của ĐH Harvard, các giáo viên và học sinh bản địa cùng nhiều chuyên gia khác, MASS Design Group – tập đoàn chuyên về thiết kế kiến trúc chữa lành cùng Trung Nguyên Legend đưa ra phương án thiết kế trường học của dự án thành phố cà phê. Đây cũng là công trình đầu tiên của một tập đoàn tư nhân được MASS đồng ý thiết kế. Trước đó, tập đoàn chỉ làm việc với các tổ chức Chính phủ và quỹ lớn của thế giới.

Khác với các khu đô thị thường tập trung vào những lợi thế sẵn có và khai thác, thành phố cà phê tập trung vào tạo dựng nên những công trình biểu tượng để đưa Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến, thu hút nhà đầu tư, khách du lịch. Đồng thời, dự án đặt mục tiêu nâng cao đời sống của cộng đồng dân cư, xứng tầm với thủ phủ nông sản tỷ USD của Việt Nam, điểm đến của cà phê thế giới.

Theo Zing.

Đất Xanh Nam Trung Bộ – Công ty thành viên của Tập Đoàn Đất Xanh