Bất động sản Việt Nam là một khoảng đầu tư đầy hứa hẹn
/0 Comments/in Bất Động Sản Bình Định, Bất Động Sản Đắk Lắk, Bất Động Sản Gia Lai, Bất Động Sản Khánh Hòa, Bất Động Sản Kon Tum, Bất Động Sản Lâm Đồng, Bất Động Sản Ninh Thuận, Bất Động Sản Phú Yên, Đất nền Bình Định, Tin Thị Trường, Tin tức/by admin‘Đà Lạt thứ 2’ hoang vắng với hàng trăm biệt thự bỏ không
/0 Comments/in Bất Động Sản Kon Tum, Tin Thị Trường, Tin tức/by adminLà thị trấn nhỏ nhưng Măng Đen (Kon Tum) được đầu tư xây dựng rất nhiều biệt thự. Tuy nhiên, nhiều căn trong số đó đang trong tình trạng bỏ không.
Măng Đen là thị trấn huyện lỵ của huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum), nằm ở độ cao 1.200 m so với mực nước biển, với diện tích 148,07 km2 cùng dân số chỉ khoảng 7.000 người (số liệu năm 2018). Nơi đây từ lâu được ví von là một “Đà Lạt thứ hai” do có khí hậu mát mẻ quanh năm.
Theo đó, từ năm 2006 đến nay, nhiều doanh nghiệp, cá nhân đã đổ xô mua đất ở Măng Đen để xây dựng biệt thự nhằm mục đích kinh doanh hoặc đầu tư, nghỉ dưỡng.
Tuy nhiên, hiện nay nhiều căn biệt thự tại Măng Đen trong tình trạng xây dựng dở dang, chưa hoàn thiện và bỏ không trong thời gian dài.
Các căn biệt thự bỏ không này có thể dễ dàng bắt gặp ngay trên đường quốc lộ 24 đi ngang thị trấn Măng Đen, hoặc những đường nội thị như Xuân Diệu, Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm,…
Bên trong một căn biệt thự đang được xây dang dở ở đường Xuân Diệu, một số vật dụng của nhóm thợ xây dựng vẫn còn để lại, không người trông giữ.
Hầu hết căn biệt thự này đều đã được hoàn thành phần thô, ước đạt 70% khối lượng công trình và được xây dựng theo lối kiến trúc Pháp, từ 3-4 tầng, mỗi tầng thiết kế 3-4 phòng ngủ.
Lý giải về hiện tượng này, ông Nguyễn Anh Tuấn, người dân sinh sống lâu năm tại đây cho biết, những năm 2006, 2007, chính quyền địa phương có ban hành chính sách bán và cấp đất tại Măng Đen cho nhà đầu tư để phát triển thị trấn Măng Đen, với điều kiện phải hoàn thành ít nhất 50% khối lượng công trình và có mái mới được cấp sổ đỏ.
Vì lý do đó, nhiều người đã đầu tư xây dựng biệt thự theo đúng điều kiện tối thiểu để được cấp sổ đỏ cho mảnh đất, thông thường là 1.000 m2. Sau đó, họ không đầu tư hoàn thành công trình vì nhiều lý do, nhưng chủ yếu là do Măng Đen thời bấy giờ chưa phát triển, khách du lịch chưa đông, cùng sự khó khăn trong đợt khủng hoảng kinh tế năm 2008 dẫn đến việc đầu tư tiếp cũng không hiệu quả.
Vì vậy, hàng trăm căn biệt thự xây dở dang đã bị bỏ không, có căn lên đến cả chục năm, cỏ dại, rêu phong mọc um tùm. Theo ông Đỗ Văn Khánh, cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Kon Plông, trong các quyết định giao đất, hợp đồng bán đất, huyện có điều khoản ràng buộc thời gian triển khai xây dựng, nếu quá hạn, buộc phải thu hồi và giao cho nhà đầu tư có năng lực tài chính.
Hiện nay, nhiều căn biệt thự được treo bảng rao bán. Theo thông tin từ một sàn giao dịch bất động sản tại đây, một căn biệt thự kiểu Pháp ba tầng diện tích 1.000 m2, trong đó, diện tích xây dựng 400 m2, khuôn viên rộng 600 m2 hiện tại có giá từ 5 tỉ đồng, tuỳ theo vị trí.
Theo thống kê của của Phòng TNMT huyện Kon Plông, đến nay, huyện đã bán và giao cho các chủ đầu tư 204 nền biệt thự, nhưng hiện có 60 nền đất chưa xây dựng hoặc mới làm xong phần móng, số còn lại xây dở dang hoặc đã xây xong.
Cre on pic.
Kon Tum – “Miền đất hứa” cho các “đại gia” bất động sản
/0 Comments/in Bất Động Sản Kon Tum, Tin Thị Trường/by adminViệc các nhà đầu tư, các tập đoàn lớn lựa chọn Kon Tum là điểm đến cho các dự án mới có quy mô lớn đã cho thấy tầm nhìn về một triển vọng phát triển trong tương lai gần của Kon Tum.
Bứt phá trong thu hút đầu tư
Trong những năm gần đây, nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, hạ tầng giao thông kết nối của Kon Tum đã được đầu tư nâng cấp, đồng bộ hoàn thiện. Nhờ vậy, kinh tế xã hội Kon Tum đã có sự phát triển vượt bậc.
Năm 2019, GRDP Kon Tum đạt 14.782 tỷ đồng, tăng 9,96% so với 2018, mức tăng cao nhất 5 năm. Cùng với sự phát triển kinh tế, Kon Tum dần hiển lộ nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế. Và nhiều nhà đầu tư đã nhận ra điều này.
Tính riêng trong năm 2019, Kon Tum thu hút trên 60 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký trên 5.200 tỷ đồng.
Hiện nay, một số nhà đầu tư đã lựa chọn Kon Tum cho các dự án lớn, tiêu biểu như Vingroup với dự án Tổ hợp Trung tâm thương mại Vincom Plaza và Vincom Shophouse, Khu phức hợp đô thị Vinhomes Kon Tumtại thành phố Kon Tum; Tổ hợp sân golf, du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí và đô thị FLC Măng Đen; hay mới đây nhất là khu đô thị FLC Legacy Kontum của Tập đoàn FLC…
Có thể nói, Kon Tum giờ đây đang hội tụ rất nhiều lợi thế, nhất là khi định hướng của thành phố Kon Tum sẽ trở thành đô thị loại 2 trong năm 2020. Theo đó, so với nhiều địa phương khác, Kon Tum là địa chỉ mới trong thu hút đầu tư nên mặt bằng chung về giá đất vẫn còn rất rẻ, không tạo gánh nặng đầu vào cho nhà đầu tư. Thứ hai là định hướng đưa thành phố Kon Tum trở thành đô thị loại 2 nên Kon Tum ưu tiên đầu tư nhiều dự án hạ tầng quan trọng nhằm mở rộng và tạo động lực cho sự phát triển của thành phố.
Hạ tầng phát triển mạnh mẽ
Theo UBND tỉnh Kon Tum, với quyết tâm hoàn thành mục tiêu đề ra trong việc đưa thành phố Kon Tum trở thành đô thị loại 2 ngay trong năm 2020, Kon Tum đã và đang tập trung nguồn lực đầu tư nâng cấp hệ thống hạ tầng đô thị, giao thông quan trọng nhằm thực hiện việc mở rộng và phát triển đô thị.
Theo đó, UBND tỉnh Kon Tum mới đây nhất cũng đã phê duyệt Quyết định đầu tư xây dựng 3 cây cầu bắc qua sông Đắk Bla với tổng số vốn đầu tư xây dựng gần 300 tỉ đồng.
Dự án thứ nhất là cầu số 1 qua sông Đăk Bla từ phường Thắng Lợi đi xã Đăk Rơ Wa. Thứ hai là cầu qua sông Đăk Bla bắt đầu từ xã Vinh Quang đi xã Đoàn Kết. Thứ ba là cầu qua sông Đăk Bla, từ phường Trường Chinh thành phố Kon Tum đi khu dân cư Thôn Kon Di, Đăk Rơ Wa.
Ngoài 3 công trình cầu bắc qua sông Đăk Bla, có 2 công trình trọng điểm khác trong việc nâng cấp mở rộng đô thị Kon Tum đó là Tuyến tránh thành phố Kon Tum và đường giao thông kết nối từ đường Hồ Chí Minh đi Quốc lộ 24. Cả hai tuyến đường được kỳ vọng sẽ góp phần giảm tải lưu lượng giao thông cho thành phố Kon Tum và tạo động lực cho việc giãn cách và mở rộng đô thị Kon Tum về phía Bắc và phía Tây.
Một dự án đáng chú ý sắp sửa triển khai đó là tuyến cao tốc kết nối Quy Nhơn – Pleiku – Kon Tum có tổng mức đầu tư 40.000 tỷ đồng, dự kiến khởi công quý IV/ 2020, dự án tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên – Quốc lộ 19 (kết nối tỉnh Bình Định và tỉnh Gia Lai) với quy mô đường cấp III đồng bằng, thời gian khởi công là quý IV/2020 và hoàn thành vào năm 2023. Dự kiến sau khi hoàn thành, tuyến đường sẽ hình thành trục cao tốc kết nối chuỗi logistics các cảng biển Nam Trung bộ với khu vực tam giác phát triển Việt Nam- Lào- Campuchia cũng như khu Đông Bắc Thái Lan; tạo chuỗi liên kết các sản phẩm du lịch độc đáo “biển xanh- cát trắng- nắng vàng” giữa Kon Tum – Bình Định- Phú Yên.
Mở rộng tiềm năng phát triển bất động sản
UBND tỉnh Kon Tum cho biết, tất cả dự án đều có mức đầu tư lớn với ngân sách từ nguồn vốn đầu tư và các nguồn vốn hợp pháp khác. Các dự án được thực hiện nhằm từng bước hoàn chỉnh hạ tầng đô thị và mở rộng không gian thành phố Kon Tum theo quy hoạch, khai thác tiềm năng quỹ đất để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, góp phần phát triển các khu đô thị và kinh tế xã hội của thành phố.
Mục tiêu các công trình đó là sau khi hoàn thiện sẽ góp phần cải thiện cảnh quan môi trường, giúp hoạt động thông thương diễn ra thuận lợi, đồng thời, gắn kết các khu dân cư, mở rộng cửa ngõ ra vào thành phố. Ngoài ra, việc đầu tư mạnh vào hạ tầng giao thông, không gian đô thị hứa hẹn sẽ được mở rộng, cải thiện diện mạo thành phố.
Cũng theo UBND tỉnh Kon Tum, hiện nay tỉnh cũng đang tập trung hoàn thiện Khu đô thị phía Bắc phường Duy Tân, Khu dân cư đô thị phường Ngô Mây, dự án đầu tư kết cấu hạ tầng khu đô thị mới tại khu vực Sân bay cũ thuộc phường Thắng Lợi…
Nhằm hướng đến mục tiêu trở thành đô thị loại II, trong thời gian tới UBND tỉnh Kon Tum sẽ tiếp tục tập trung các nguồn lực tiếp tục tập trung đầu tư phát triển hạ tầng, đô thị cho thành phố Kon Tum; đẩy mạnh đầu tư phát triển các cụm công nghiệp – đô thị – dịch vụ song song với nông nghiệp; đồng thời phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố.
Đón đầu tiềm năng vượt trội của Kon Tum, FLC Group đã quyết tâm đầu tư xây dựng FLC Legacy Kon Tum với sứ mệnh kiến tạo nên một chuẩn mực sống mới cho người dân nơi đây. Trên khu đất rộng tới 17,9ha, FLC Legacy Kon Tum được quy hoạch gồm nhiều phân khu. Khu biệt thự và shop house với 411 căn Shophouse, 61 shopvilla. Khu Trung tâm thương mại, Khu khách sạn cao cấp, Quảng trường Golden Square, khu Cluchouse, khu tái tạo năng lượng và khu phát triển thể chất. Hội tụ tại FLC Legacy Kon Tum là hàng loạt các tiện ích đỉnh cao giúp cư những trải nghiệm trọn vẹn nhất mọi hoạt động từ thể chất đến tinh thần.
Thông tin chi tiết liên hệ:0935 95 93 98
Nhà đầu tư “đánh bắt xa bờ” – Xu hướng đầu tư dịch chuyển về khu vực Tây Nguyên
/0 Comments/in Bất Động Sản Đắk Lắk, Bất Động Sản Gia Lai, Bất Động Sản Kon Tum, Bất Động Sản Tây Nguyên, Tin tức/by adminThay vì đổ dồn về khu vực giáp ranh thành phố lớn để săn đất nền như thời điểm cách đây 1 năm thì hiện tại, xu hướng nhà đầu tư “đánh bắt xa bờ” ngày càng rõ nét.
Trong cuộc trò chuyện mới đây, Giám đốc một dự án nhà ở lớn tại khu vực Tây Nguyên cho biết, dự án của ông có tổng vốn đầu tư 400 tỷ đồng dự kiến mở bán vào tháng 5, hiện tại đã có rất nhiều nhà đầu tư quan tâm và sẵn sàng xuống tiền đặt chỗ.
Xu hướng đầu tư khu vực Tây Nguyên
Vị giám đốc này phân tích, thay vì đổ dồn về khu vực giáp ranh các thành phố lớn để săn đất nền như thời điểm cách đây 1 năm thì hiện tại, xu hướng “đánh bắt xa bờ” càng rõ nét khi nhiều nhà đầu tư sẵn sàng tìm đến thị trường tỉnh như Tây Nguyên để tìm mua đất, chờ thời điểm bán ra. Đặc biệt, những thị trường như này sẽ chưa bị làm giá.
“Những sản phẩm đất nền có mức giá trên dưới 1 tỷ đồng/nền tại khu ven không nhiều. Trong khi với mức tài chính này, ở khu vực Tây Nguyên nhà đầu tư lại có nhiều lựa chọn. Quan điểm của đa số nhà đầu tư hiện nay là vị trí đầu tư không quan trọng, quan trọng là thị trường (thanh khoản) có tốt hay không thì mức lợi nhuận vẫn đảm bảo, trong khi nguồn vốn bỏ vào đó không quá nhiều” – vị Giám đốc này phân tích.
Trong khi đó, báo cáo của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho hay, từ đầu năm 2019 đến nay, đất nền bùng phát mạnh tại: Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, thậm chí còn lan rộng ra cả các tỉnh như Buôn Ma Thuột, Đắc Lắk, Kon Tum…
Theo tìm hiểu của phóng viên, từ đầu năm 2018, thị trường bất động sản ở TP Buôn Ma Thuột ngày càng phát triển. Điển hình như khu vực gần UBND xã Eatu, xã Cư Êbur cuối năm 2017 chỉ có giá khoảng 70 – 90 triệu đồng/m ngang thì đến tháng 3/2018 tăng lên 120 triệu đồng/m ngang, mới đây tăng lên trên dưới 180 – 190 triệu đồng/m ngang, tức giá đất đã tăng từ 2 – 3 lần.
Tương tự, thị trường nhà đất Pleiku cũng ngày càng trở nên hấp dẫn hơn. Ví dụ như đường Lê Duẩn, Tôn Thất Tùng, giá 1m ngang mặt đường lên đến 1 tỷ đồng. Ở các đường thuộc khu vực trung tâm như: Trần Phú, Phan Đình Phùng, Hùng Vương… giá đất không dưới 1,5 tỷ đồng/m ngang, giá đất được ghi nhận tăng từ 1,5 – 2 lần so với đầu năm 2018.
Tỷ lệ hấp thụ cao
Ông Trần Quốc Trung – Tổng Giám đốc Đất Xanh Nam Trung Bộ phân tích, sở dĩ bất động sản khu vực Tây Nguyên trở nên hấp dẫn một phần tác động bởi Hội nghị phát triển du lịch miền Trung – Tây Nguyên diễn ra mới đây, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng nhiều Bộ ngành TW, các đại gia bất động sản như Tập đoàn Sovico Holding (VietJet, HDBank, Furama…), BRG, Văn Phú Invest, Sun Frontier, Tập đoàn T&T, Tập đoàn AE, Cty CP Toàn cầu TMS, Tập đoàn FLC, Green Hill Village, MAIA Quy Nhơn, Công ty quốc tế Dubai, Vietravel… đã đăng ký đầu tư với tổng số vốn đăng ký lên đến gần 30.000 tỷ. Khi các “ông lớn” nhảy vào kéo theo xu hướng đầu tư của các nhà đầu tư nhỏ.
Chưa kể, đầu tư bất động sản tỉnh lẻ đối với các nhà đầu tư là sự lựa chọn an toàn, giá đất mềm, quỹ đất sạch còn nhiều và đa dạng, dư địa tăng giá lại ổn định nên phù hợp với số đông, nhất là người mới tham gia thị trường.
Tại Lễ công bố KĐT Hoàng Thành Kon Tum, 100% bảng hàng ra đợt 1 đã được đặt mua.
Cũng ở khu vực Tây Nguyên, ông Trung dẫn chứng tại Kon Tum – Một tỉnh lẻ nhưng hoạt động giao dịch mua đi bán lại đất nền rất sôi động. Hiện số lượng nhà đầu tư đổ về tỉnh tiếp tục tăng, ghi nhận đa phần nhà đầu tư đến từ khu vực Tây Nguyên, Hà Nội và các tỉnh lân cận. Hay tại dự án KĐT Hoàng Thành Kon Tum do bên ông mở bán trong tháng 4/2019 đã thu hút hàng trăm khách hàng. Kết thúc lễ công bố, 100% bảng hàng ra đợt 1 đã được đặt mua. Do số lượng khách hàng quan tâm quá đông nên chủ đầu tư dự kiến mở bán chính thức đợt 2 vào tháng 5 tới.
“Một phần tín hiệu trên đến từ việc khu vực Tây Nguyên đang thiếu trầm trọng các dự án nhà ở, khu đô thị được đầu tư đồng bộ, hiện đại, đáp ứng nhu cầu chất lượng sống của những người khá giả trên địa bàn” – ông Trung phân tích.
Khi giới đầu tư đang săn lùng đất nền các tỉnh vùng ven sẽ tạo thành xu hướng dịch chuyển đầu tư bất động sản năm 2019. Tuy nhiên ông Trung cũng khuyến cáo, nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ khi chọn mua nhà đất ngoại tỉnh bởi không phải đất ở khu vực nào của các tỉnh lẻ cũng có nhu cầu nhà ở cao. Dù giá mềm nhưng nếu không phù hợp với đặc tính của dân cư trong tỉnh thì việc ra hàng sẽ rất khó khăn.
“Nhìn chung, khi tham gia thị trường nhà đầu tư cần có những nguyên tắc nhất định, không nên chạy theo phong trào. Đồng thời nên rót tiền vào những nơi đã hình thành khu dân cư với mật độ từ vừa phải đến đông đúc, đã có pháp lý hoàn chỉnh, có vị trí kết nối giao thông ở mức trung bình đến khá thuận tiện. Khi hạ tầng hoàn thiện dần, cơ hội tăng giá sẽ lớn dần” – ông Trung cho biết.
Thông tin chi tiết Khu đô thị Hoàng Thành Kon Tum:
Đơn vị phân phối độc quyền: Đất Xanh Nam Trung Bộ – Đất Xanh Group
Hotline: 090.1919.789.
Phát triển Kon Tum đến năm 2035 trở thành vùng kinh tế động lực của Tây Nguyên
/0 Comments/in Bất Động Sản Đắk Lắk, Bất Động Sản Gia Lai, Bất Động Sản Kon Tum, Bất Động Sản Tây Nguyên, Đất Nền Gia Lai, Đất Nền Pleiku, Tin Thị Trường, Tin tức/by adminThủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Kon Tum đến năm 2035, xây dựng và phát triển vùng tỉnh Kon Tum đến năm 2035 trở thành vùng kinh tế động lực trong vùng Tây Nguyên.
Theo đó, ranh giới lập quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Kon Tum bao gồm toàn tỉnh Kon Tum trên phạm vi 10 đơn vị hành chính: 01 thành phố (Kon Tum); 09 huyện (Đăk Hà, Đăk Tô, Đăk Glei, Sa Thầy, Ia H’Drai, Ngọc Hồi, Kon Plông, Kon Rẫy, Tu Mơ Rông) với tổng số 102 xã, phường, thị trấn. Tổng diện tích tự nhiên là 9.674,18 km², mật độ dân số trung bình là 51 người/km².
Mục tiêu chung của quy hoạch vùng tỉnh Kon Tum là cụ thể hóa các quy hoạch chiến lược, Chương trình mục tiêu quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; xây dựng và phát triển vùng tỉnh Kon Tum đến năm 2035 trở thành vùng kinh tế động lực trong vùng Tây Nguyên với không gian đô thị, nông thôn, khu chức năng đặc thù, khu sản xuất nông nghiệp hài hòa với không gian cảnh quan đặc trưng của vùng tỉnh Kon Tum.
Đồng thời, đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa gắn với xây dựng nông thôn mới, duy trì tăng trưởng kinh tế hợp lý, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao, chất lượng hiệu quả, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; giữ vững ổn định chính trị quốc phòng, an ninh trong mọi tình huống, xây dựng Kon Tum ổn định và phát triển bền vững.
Với những mục tiêu trên, yêu cầu đặt ra là phải nghiên cứu mối quan hệ vùng, xác định vai trò và vị thế của tỉnh Kon Tum trong tam giác phát triển Campuchia – Lào – Việt Nam, trên tuyến hành lang kinh tế quốc tế Đông Tây, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và vùng Tây Nguyên. Xác định tác động của các yếu tố hạt nhân của vùng tỉnh Kon Tum như: Khu cửa khẩu quốc tế Bờ Y, các khu công nghiệp tập trung,…, các yếu tố di sản văn hóa; các đầu mối giao thông quốc gia. Bên cạnh đó, đánh giá thực trạng và nguồn lực phát triển vùng; xây dựng tầm nhìn phát triển vùng tỉnh; định hướng phát triển không gian vùng tỉnh.
Theo định hướng không gian, vùng tỉnh sẽ hình thành các khu trọng điểm về du lịch, công nghiệp, vùng sinh thái nông nghiệp, vùng bảo vệ cảnh quan tự nhiên, tài nguyên của vùng; các phân vùng không gian nông lâm nghiệp, đô thị và nông thôn gắn công nghiệp vừa và nhỏ; xây dựng thành phố Kon Tum trở thành một trong những đô thị trung tâm của vùng về các lĩnh vực: Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, dịch vụ, động lực chính phát triển toàn tỉnh; là đầu mối giao thông vùng, có vị trí quan trọng về quốc phòng an ninh quan trọng của tỉnh, vùng Bắc Tây Nguyên và miền Trung (Quảng Nam, Quảng Ngãi); trở thành đô thị loại II vào thời điểm thích hợp và là vùng trọng điểm phát triển kinh tế phía Nam của tỉnh Kon Tum.
Theo Báo Đầu Tư
Bức tranh kinh tế Kon Tum – Những gam màu sáng
/0 Comments/in Bất Động Sản Kon Tum, Tin tức/by adminBằng những chủ trương, chính sách phát triển kinh tế đúng đắn của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Kon Tum, sự nỗ lực, chung sức, đồng lòng của các tầng lớp nhân dân, trong những năm gần đây, “bức tranh kinh tế” của địa phương có được “những gam màu sáng”…
Không như ở một số tỉnh, thành phố khác có điều kiện phát triển, sau khi tái lập lại tỉnh, tình hình kinh tế – xã hội ở tỉnh ta hết sức khó khăn, hơn 50% dân số nghèo đói; hệ thống giao thông thô sơ, chất lượng kém với hơn 50% số xã chưa có đường ô tô vào đến trung tâm; giáo dục, y tế và công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân còn yếu kém, chưa đáp ứng nhu cầu của nhân dân,…
Riêng về kinh tế, sau khi thành lập lại tỉnh, toàn tỉnh chỉ có một số cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, một số lâm trường, nông trường chuyên canh cà phê, lúa… thu không đủ chi. Cuộc sống của người dân và người lao động còn nhiều khó khăn.
Được sự quan tâm đầu tư của Trung ương và dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng bộ tỉnh, thực hiện sự nghiệp đổi mới, trong đó lấy đổi mới kinh tế là trung tâm; tỉnh đã thông qua các chương trình phát triển kinh tế như: xây dựng cơ sở hạ tầng, tổ chức chính sách định canh định cư, di dân xây dựng vùng kinh tế mới, phát triển thủy lợi, đẩy mạnh phát triển cây công nghiệp (mía, cà phê, cao su…), ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất… Bộ mặt kinh tế của tỉnh từng bước khởi sắc.
Từ một tỉnh với hơn 50% dân số thuộc diện nghèo đói nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, tỉnh ta giảm được nạn đói giáp hạt, bảo đảm an ninh lương thực, đời sống người dân và người lao động ngày càng ổn định và phát triển. Càng về sau, kinh tế của tỉnh có những bước phát triển vững chắc nhờ những chủ trương, chính sách phát triển kinh tế đúng đắn của Đảng bộ, chính quyền tỉnh dựa trên khai thác hiệu quả những tiềm năng thế mạnh sẵn có, vừa có những bước chuyển dịch kinh tế phù hợp với xu thế, nhu cầu của sự phát triển chung.
Kế thừa những thành tựu trong phát triển kinh tế, cùng với việc tiếp tục đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, thu hút doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất và xây dựng các nhà máy; tái cơ cấu kinh tế; thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp; xây dựng ba vùng kinh tế động lực, phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực; xây dựng nông thôn mới; tạo điều kiện cho người dân vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh; thực hiện Đề án hỗ trợ người nghèo phát triển cao su tiểu điền, Đề án hỗ phát triển cà phê xứ lạnh; sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao… trong những nhiệm kỳ gần đây, kinh tế tỉnh tiếp tục có những bước phát triển mới.
Theo đánh giá giữa nhiệm kỳ của UBND tỉnh về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh giai đoạn 2016-2020, tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn năm 2016-2017 đạt 8,53% năm, ước thực hiện năm 2018 đạt 9,17%.
Lĩnh vực nông nghiệp ngày càng phát triển theo chiều sâu. Tổng sản lượng lương thực năm 2018 ước đạt trên 117 nghìn tấn, đạt 77,94% kế hoạch đến năm 2020. Diện tích các cây trồng và sản lượng các sản phẩm chủ lực tiếp tục ổn định và phát triển.
Du lịch và dịch vụ du lịch có bước tăng trưởng nhanh, lượng khách tăng đều qua các năm, bình quân giai đoạn 2016-2017 đạt 20,4% năm. Ý tưởng “ba quốc gia một điểm đến” giữa Việt Nam – Lào – Campuchia được ký kết triển khai. Các tuyến, tour du lịch được mở rộng kết nối với các tỉnh, thành phố ngày càng nhiều hơn trước. Khu du lịch sinh thái Măng Đen với nhiều điểm du lịch thu hút nhiều du khách khách tham quan, trải nghiệm…
Khu du lịch Măng Đen thu hút khách du lịch.
Bằng việc lồng ghép các nguồn lực từ các chương trình, dự án như chương trình hỗ trợ giống cà phê lai đa dòng có năng suất, chất lượng cao để trồng và tái canh cà phê; chương trình khuyến nông, khuyến lâm, hỗ trợ phát triển sản xuất… nâng diện tích cà phê toàn tỉnh năm 2017 lên 17.952ha, dự kiến cuối năm 2018 lên 18.990ha cà phê và ước sản lượng cà phê thu được trên 43 nghìn tấn (tăng 7,4 nghìn tấn so với năm 2015). Diện tích cao su được tập trung phát triển trên diện tích rừng nghèo và đất lâm nghiệp; dự kiến đến cuối năm 2018, diện tích cao su đạt 74.800ha và sản lượng 59,42 nghìn tấn (tăng 13 nghìn tấn so với năm 2015). Sâm Ngọc Linh tiếp tục được quan tâm đầu tư mở rộng phát triển; đến nay, toàn tỉnh phát triển được 329,37ha sâm Ngọc Linh.
Trong quá trình đầu tư phát triển nông nghiệp, nhiều doanh nghiệp đã gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Nhiều sản phẩm của một số doanh nghiệp và hợp tác xã như cà phê bột nguyên chất Đăk Hà, Huy Hùng, Sáu Nhung; cao su Kon Tum; tinh bột sắn ViNa Kon Tum… tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Măng Đen được thành lập với quy mô 175ha. Tại đây, Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh triển khai nhiều mô hình sản xuất: cà chua Úc, Hà Lan, dâu tây, lan kim tuyến, sâm dây, hoa ly ly và một số loại dược liệu… thành công.
Tỉnh thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như Dự án quản lý bảo vệ rừng, kinh doanh du lịch và nhân giống, phát triển cây dược liệu kết hợp với nuôi dê sữa (tổng vốn đầu tư 5.100 tỷ đồng) bước đầu cung cấp sản phẩm sữa dê ra thị trường phục vụ khách tham quan; Dự án đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp VinEco của Tập đoàn VinGroup (tổng vốn đầu tư 1.000 tỷ đồng) đang bắt đầu triển khai thực hiện và nhiều dự án khác của các nhà đầu tư trong, ngoài nước cũng đi vào giai đoạn sản xuất, cung ứng sản phẩm nông nghiệp sạch ra thị trường.
Tài nguyên rừng và đất rừng trên địa bàn tỉnh được xác lập theo 3 loại rừng với nhiều hình thức tổ chức tham gia quản lý, sử dụng rừng khác nhau như: các ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng, các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh, hộ gia đình, cộng đồng và chính quyền địa phương. Cùng với việc thực hiện chủ trương đóng cửa rừng và chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, tài nguyên rừng ngày càng được quản lý bảo vệ hiệu quả hơn.
Công tác xây dựng nông thôn mới được chỉ đạo thực hiện quyết liệt và đạt được nhiều kết quả quan trọng, đến nay, toàn tỉnh có 13 xã đạt nông thôn mới và dự kiến đến cuối năm 2018 có 18 xã đạt nông thôn mới. Kết cấu hạ tầng nông thôn được đầu tư xây dựng góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn, kinh tế – xã hội khu vực nông thôn phát triển, đời sống nhân dân được nâng lên.
Công nghiệp phát triển cả về quy mô và chất lượng, tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành công nghiệp – xây dựng giai đoạn 2016-2017 đạt 13,73%/năm. Một số ngành công nghiệp có lợi thế được chú trọng phát triển. Sản lượng các sản phẩm như cà phê bột, cà phê hòa tan, tinh bột sắn, cồn Ethanol, điện thương phẩm… địa phương sản xuất tăng đều qua các năm. Một số nghề thủ công truyền thống được khôi phục và phát triển. Các dự án thủy điện được thực hiện đảm bảo tiến độ, đến nay có 17 vị trí hoàn thành với tổng công suất 150,9 MW đạt sản lượng 600 triệu kWh/năm…
Thương mại – dịch vụ tiếp tục có những bước phát triển và ngày càng mở rộng về vùng nông thôn. Tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tăng trưởng giai đoạn 2016-2017 đạt 11,4%. Xuất khẩu trực tiếp có chiều hướng gia tăng và thị trường ngày càng mở rộng. Dịch vụ tài chính – ngân hàng có thêm nhiều chi nhánh được thành lập mới, đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ phát triển kinh tế – xã hội…
Những chủ trương, chính sách phát triển kinh tế đúng đắn của tỉnh làm cho “bức tranh kinh tế” tỉnh trong những năm gần đây tiếp tục có thêm “nhiều gam màu sáng”. Những chuyển biến này đang tạo ra thế và lực cho tỉnh thực hiện tốt mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn năm 2016-2020 và đặt nền móng quan trọng cho sự phát triển kinh tế vượt bậc trong tương lai.
Báo Kon Tum
Khu dân cư Hoàng Thành Kon Tum
/0 Comments/in Bất Động Sản Kon Tum, Bất Động Sản Tây Nguyên, Dự Án Đất Nền/by admin60% vốn đầu tư bất động sản chảy vào Condotel
/in Bất Động Sản Bình Định, Bất Động Sản Đắk Lắk, Bất Động Sản Gia Lai, Bất Động Sản Khánh Hòa, Bất Động Sản Kon Tum, Bất Động Sản Lâm Đồng, Bất Động Sản Ninh Thuận, Bất Động Sản Phú Yên, Tin Thị Trường, Tin tức/by adminSức hút đầu tư vào các căn hộ trong condotel là rất lớn vì vừa sức với một số lượng lớn nhà đầu tư…
Căn hộ khách sạn còn giữ thế độc tôn năm 2018?
/in Bất Động Sản Bình Định, Bất Động Sản Đắk Lắk, Bất Động Sản Gia Lai, Bất Động Sản Khánh Hòa, Bất Động Sản Kon Tum, Bất Động Sản Lâm Đồng, Bất Động Sản Ninh Thuận, Bất Động Sản Phú Yên, Tin Đất Xanh, Tin Thị Trường, Tin tức/by adminVòng quay thị trường bất động sản (BĐS) biến động không ngừng. Thị trường chuyển dịch nhanh chóng…