Bình Định mời đầu tư khu vui chơi giải trí hơn 600 tỉ đồng

Khu vui chơi giải trí Tini Dream – Đầm Thị Nại có tổng diện tích thực hiện hơn 30ha, tổng vốn đăng ký đầu tư 954 tỉ đồng.

Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định vừa công bố danh mục dự án sử dụng đất để đầu tư đối với dự án Khu vui chơi giải trí Đầm Thị Nại.

Quy mô đầu tư xây dựng gồm các công trình vui chơi, giải trí, như: công viên nước, thủy cung, tắm suối nóng, hệ thống đường tàu lượn, các trò chơi mạo hiểm…; Các công trình phụ trợ như văn phòng điều hành, quản lý, khu vực cho nhân viên phục vụ, nhà bảo vệ, khu dịch vụ, nhà hàng, hội nghị… Sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án là 604 tỉ đồng.

Tiến độ hoàn thành toàn bộ dự án không quá 36 tháng kể từ ngày nhà đầu tư được quyết định giao đất, cho thuê đất. Hiện trạng đất chưa giải phóng mặt bằng.

Thời hạn để nhà đầu tư nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án là ngày 16/12/2021.

Trước đó vào tháng 8, UBND tỉnh Bình Định đã có văn bản đồng ý chủ trương triển khai thủ tục đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án khu vui chơi giải trí Tini Dream – Đầm Thị Nại, Khu kinh tế Nhơn Hội.

Nhà đầu tư sẽ không còn tâm lý phòng thủ mà mạnh tay “xuống tiền”

Covid-19 đã làm xê dịch tâm lý và “khẩu vị” xuống tiền của các nhà đầu tư. Với tín hiệu tích cực từ thông tin phổ cập vaccine, nhiều dự báo cho rằng, các nhà đầu tư sẽ sớm phá bỏ tâm lý phòng thủ, mạnh tay vào hàng, chuẩn bị cho giai đoạn kế tiếp.

Tác động của dịch bệnh đến thị trường bất động sản gần 2 năm qua đã thấy rõ qua các chỉ số biến động của nguồn cung, cầu và lượng giao dịch. Ở 3 chu kỳ đầu khi dịch bệnh bùng phát, nhà đầu tư đã xác lập một niềm tin về sự nóng trở lại của thị trường bất động sản mỗi khi số ca lây nhiễm Covid-19 được kiểm soát.

Tuy nhiên, đến làn sóng bùng phát Covid-19 lần thứ 4 với khoảng thời gian kéo dài, thị trường bất động sản đã ghi nhận chỉ tiêu tụt dốc không phanh.

Ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam nhận định, thị trường bất động sản Việt Nam ghi nhận sự sụt giảm liên tiếp trong 3 quý đầu năm 2021. Bước sang quý IV, giai đoạn bình thường mới, thị trường địa ốc được kỳ vọng đi ngang nhưng vẫn sẽ thấp hơn so với các năm trước. Trong khi những năm khác, thị trường sẽ có quy luật tăng dần, khó khăn trong quý I và tăng trưởng tốt trong quý IV.

Nhận định của ông Hà cho thấy, thị trường bất động sản đã rơi vào giai đoạn chững dài. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho tâm lý của các nhà đầu tư thay đổi. Thay vì mạnh tay xuống tiền, các nhà đầu tư có phần thận trọng và tính toán kỹ lưỡng hơn trong bài toán kinh doanh.

Theo ông Nguyễn Đức Lập, Viện trưởng Viện nghiên cứu và đào tạo Bất động sản, ảnh hưởng của dịch bệnh khiến xu hướng lựa chọn phương án tài chính an toàn, dễ thanh khoản được ưu tiên lên hàng đầu.

Trong khi đó, ông Phan Việt Hoàng, Phó tổng thư ký Hội môi giới bất động sản Việt Nam nhận định, các nhà đầu tư sẽ buộc phải thay đổi tâm lý trong kinh doanh. Họ phải cân đo đong đếm giá trị của các sản phẩm cũng như hình thành thói quen tiêu dùng mới.

Nhận định về động thái của các nhà đầu tư, ông Nguyễn Đức Lập cho rằng, tâm lý nhà đầu tư sẽ thay đổi trong thời gian tới. Ông Lập phân tích: “Hiệu quả của vaccine hay những phát minh mới về thuốc điều trị bệnh Covid 19 đã tạo niềm tin cho người dân về xu hướng dịch bệnh sẽ được khống chế trong năm đến. Chiến lược chống Covid tổng thể của Chính phủ trong giai đoạn đến, trong đó đề cập đến xu hướng sống chung với virus là sự thay đổi mạnh mẽ về tư duy phát triển kinh tế xã hội và phòng ngừa dịch bệnh. Hiệu quả của chiến lược phòng ngừa dịch bệnh trong giai đoạn đến sẽ là vaccine phá vỡ tảng băng phòng thủ trong các nhà đầu tư”.

Trong khi đó, ông Hoàng lại nhận định, đối với thị trường có giá trị cao như là bất động sản trong giai đoạn hậu Covid-19, tâm lý nhà đầu tư sẽ có sự thay đổi lớn trong cách chọn phân khúc đầu tư sao cho hiệu quả và phù hợp trong tình hình mới.

Ông Hoàng cho rằng, thị trường có thể phân hóa thành 2 nhóm nhà đầu tư. Đầu tiên là nhóm dài hạn sẽ chọn những sản phẩm mang tính chiến lược, dài hạn dành cho kế hoạch 5 năm bám theo các định hướng phát triển kinh tế và các quy hoạch chung nằm trong giai đoạn 10 năm (2021-2030).

Thứ hai, nhóm đầu tư ngắn hạn. Ông Hoàng nhận định, nhóm này sẽ ưu tiên tập trung vào các bất động sản phân khúc ít tiền ở nhiều vùng miền cùng nhau tạo nhóm, góp vốn và tạo sóng cục bộ để phục vụ cho lợi ích của họ.

Ở góc độ là người trực tiếp tham gia vào thị trường, anh Nguyễn Ngọc (nhà đầu tư lâu năm) tiết lộ: “Hiện tại, động thái của một số nhà đầu tư đang gom hàng mạnh, tranh thủ chớp cơ hội kiếm lời trong bối cảnh thị trường đang có dấu hiệu ổn định. Mặt khác, với một số nhà đầu tư, đây là cơ hội ôm hàng tốt chuẩn bị cho đợt bung sản phẩm giai đoạn năm 2022”.

Đắk Lắk đề xuất bổ sung dự án điện gió quy mô hơn 2.000 tỷ đồng

Dự án Nhà máy Điện gió Thắng Lợi Đắk Lắk quy mô hơn 2.000 tỷ đồng, vừa được UBND tỉnh Đắk Lắk đề xuất bổ sung vào quy hoạch phát triển điện lực.

UBND tỉnh Đắk Lắk vừa có văn bản 9033/UBND-CN đề nghị Bộ Công thương bổ sung dự án Nhà máy Điện gió Thắng Lợi Đắk Lắk vào quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016 – 2025, có xét đến năm 2035.

Dự án Nhà máy Điện gió Thắng Lợi Đắk Lắk do Công ty cổ phần Cà phê Thắng Lợi nghiên cứu đầu tư tại xã Hòa Đông, huyện Krông Pắc. Nhà máy là công trình cấp II, nhóm B, có quy mô công suất 49,5 MW gồm 11 tua bin (công suất 4,5 MW/tuabin), sản lượng điện sản xuất dự kiến 187,75 triệu kWh/năm. Tổng mức đầu tư dự án khoảng 2.090 tỷ đồng.

Đắk Lắk đề nghị bổ sung Dự án nhà máy điện gió Thắng Lợi Đắk Lắk vào quy hoạch.

Tại Đắk Lắk, Công ty cổ phần Cà phê Thắng Lợi đang đề xuất chủ trương khảo sát, bổ sung quy hoạch đầu tư điện mặt trời nổi Thắng Lợi,  tại vùng hồ Ea Nhái, xã Cuôr Đăng, huyện Cư M’gar. Tổng công suất nhà máy dự kiến 200 MW với tổng mức đầu tư dự kiến 3.000 tỷ đồng.

Với tiềm năng lớn về năng lượng tái tạo, tỉnh Đắk Lắk đã thu hút dòng vốn lớn của các nhà đầu tư về năng lượng gió và năng lượng mặt trời. Trong 9 tháng năm 2020, UBND tỉnh Đắk Lắk đã trình Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công thương xem xét bổ sung quy hoạch phát triển điện lực quốc gia gồm 41 dự án điện gió với tổng công suất 3.700 MW của 27 nhà đầu tư đề xuất và 19 dự án điện mặt trời với tổng công suất 4.193 MWp.

Tỉnh Đắk Lắk đang thu hút được nhiều dự án năng lượng tái tạo.

Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản số 795/TTg-CN ngày 25/6/2020 về việc bổ sung danh mục các dự án điện gió và lưới điện đấu nối vào Quy hoạch phát triển điện VII điều chỉnh, trong đó có 6 dự án điện gió trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk được bổ sung vào quy hoạch với tổng công suất dự kiến 657 MW.

Cụ thể là: dự án Nhà máy điện gió Ea H’leo 1,2 công suất 57MW; dự án Nhà máy điện gió Ea Nam công suất 400 MW; dự án Nhà máy điện gió Cư Né 1 công suất 50 MW; dự án Nhà máy điện gió Cư Né , công suất 50 MW; dự án Nhà máy điện gió Krông Búk 1 công suất 50 MW; dự án Nhà máy điện gió Krông Búk 2 công suất 50 MW. Riêng dự án Trang trại phong điện Tây Nguyên giai đoạn 1 công suất 28,8 MW đã xây dựng xong 12/12 tuabin gió: Trong quý I/2020 đã đưa vào vận hành 5 tuabin gió, công suất 12 MW; dự kiến trong năm 2020 sẽ vận hành phát điện 7 tuabin còn lại.

Tỉnh Đắk Lắk cũng có 5 dự án điện mặt trời với công suất 190 MWp đã hoàn thành, đưa vào vận hành phát điện.

 

Bình Định – Phú Yên: Cánh cửa hướng Đông của đại ngàn Tây Nguyên

Khi những doanh nghiệp “sếu đầu đàn” về ngày một đông, Bình Định – Phú Yên đang phát huy mọi nguồn lực để thúc đẩy các dự án hạ tầng giao thông sớm hoàn thiện.

Việc này sẽ mở ra một hành lang kinh tế Đông – Tây mới, kéo gần Tây Nguyên với vùng Duyên hải Nam Trung bộ, liên kết xuyên Á để tạo đà bứt tốc.

Phối cảnh Khu Nông nghiệp Công nghệ cao Phú Yên – một trong 10 khu thực hiện chức năng kết nối, liên kết vùng trong chuỗi phát triển nông nghiệp của khu vực.

Từ hành lang kinh tế hướng Đông

Hai “đại công trình” hầm đường bộ đèo Cả và đèo Cù Mông được hoàn thành và đưa vào sử dụng đã giúp Bình Định và Phú Yên thoát khỏi thế “kìm kẹp”, rút ngắn cự ly từ Bình Định đến Khánh Hòa, tiết kiệm thời gian, đảm bảo an toàn giao thông. Hệ thống giao thông thông suốt này đã giúp cho sự giao thoa về mặt kinh tế, văn hóa, du lịch của hai địa phương này.

Cùng với Quốc lộ 1A, tại Phú Yên có 3 Quốc lộ khác đi qua (Quốc lộ19, Quốc lộ 25 và Quốc lộ 29) kết nối Phú Yên với các tỉnh Tây Nguyên. Từ đó có thể nối với đường xuyên Á qua các nước trong bán đảo Đông Dương. Những dự án này đều phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông đường bộ Việt Nam tầm nhìn đến năm 2030.

Theo các chuyên gia, trên bản đồ quốc tế, Phú Yên là trung độ, có khả năng phát triển hàng không, đường sắt xuyên Á, mở ra cơ hội mới – cơ hội của việc hội nhập và phát triển kinh tế vùng trên trục kinh tế Đông – Tây mới

Bên cạnh đó, những dự án đang được“lập trình” và sẽ triển khai trong tương lai gần như tuyến đường sắt nối khu vực Tây Nguyên: Đắk Nông – Kon Tum – Đắk Lắk – Bình Phước (dài 550 km); Tuy Hòa – Buôn Ma Thuột (169 km).

Còn với Bình Định, bên cạnh Quốc lộ 1A thì tuyến Quốc lộ 19 mới, đoạn từ cảng Quy Nhơn đến giao Quốc lộ1A vừa được hoàn thành đưa vào sử dụng sẽ giúp kết nối, giao thương giữa Bình Định và các tỉnh Tây Nguyên được thuận tiện hơn.

Quốc lộ 19 được xem là trục xương sống nối các tỉnh Tây Nguyên gần lại, để đẩy mạnh giao thương, thu hút đầu tư. Dự án  được khởi công xây dựng từ cuối năm 2012, thuộc nhóm A  và có quy mô lớn nhất từ trước đến nay của tỉnh Bình Định, với tổng mức đầu tư 4.410 tỷ đồng. Dự án đã hoàn thành, mở ra một tàm nhìn mới mang tính quy hoạch chiến lược của địa phương;  có ý nghĩa rất lớn trong việc liên kết vùng, là hành lang vận tải quan trọng nối cảng biển Quy Nhơn và Tây Nguyên và các nước láng giềng Lào, Campuchia, Đông Bắc Thái Lan được quy hoạch theo tuyến Quốc lộ 19 hiện nay.

Việc Bình Định đưa tuyến QL này vào hoạt động đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế – xã hội của Bình Định nói riêng và các tỉnh Tây Nguyên nói chung, đặc biệt là vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu qua cụm cảng Quy Nhơn.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, ông Hồ Quốc Dũng, trong 6 tháng đầu năm 2020, Bình Định giải ngân vốn đầu tư công đạt 2.814 tỷ đồng, đạt 42,6% kế hoạch năm. Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhưng Bình Định vẫn tập trung vốn đầu tư công để hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông trên địa bàn, như đường trục Khu Kinh tế Nhơn Hội, đường phía Tây tỉnh nối Quy Nhơn với Khu công nghiệp Becamex, Quốc lộ 19 đoạn từ Cảng Quy Nhơn đến nút giao Quốc lộ 1A…

Đến giấc mơ xuyên Á

Cả Phú Yên và Bình Định là 2 địa phương đang có cơ hội phát triển lớn khi Khu kinh tế Nam Phú Yên được thành lập và quy hoạch ven biển nhằm phát triển đô thị, thương mại, cảng biển, các khu đóng tàu…; Và Bình Định với trung tâm kinh tế hướng biển được điều chỉnh tại Khu kinh tế Nhơn Hội nối dài lên hướng Tây đang tạo thành một hành lang kinh tế từ việc phát triển đô thị, du lịch đến khu công nghiệp khép kín.

Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, ông Phạm Đại Dương cho biết: Nghị quyết Đảng bộ Phú Yên đã xác định tập trung phát triển cửa ngõ quan trọng của địa phương. Chiến lược đó đã được cụ thể hóa bằng các dự án hạ tầng trọng điểm, tiếp đến là phát triển mở rộng không gian hướng biển, đô thị Tuy Hòa; nâng cấp Cảng hàng không quốc tế Tuy Hòa…

Thực hiện chiến lược thu hút đầu tư, Phú Yên đã định hướng và mời gọi được các nhà đầu tư lớn như Vinamilk, TH, Thaco, Vingroup, Sun Group… đều là những “sếu đầu đàn” có vai trò dẫn dắt, lan tỏa, tạo động lực thu hút thêm nhiều dự án đầu tư và tạo bước ngoặt cho phát triển đột phá.

Là một trong những cảng biển có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển, cảng Quy Nhơn có vai trò rất quan trọng trong việc góp phần phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Bình Định nói riêng và khu vực miền Trung – Tây Nguyên nói chung. Đây còn là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (loại 1) của nhóm Cảng biển Nam Trung bộ.

Giám đốc Sở Công thương Bình Định, ông Ngô Văn Tổng cho biết, năm tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa toàn tỉnh thực hiện đạt 911,6 triệu USD, tăng 8,94% so với năm 2018 và bằng 104,8% kế hoạch năm. Trong đó, dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu là khối các doanh nghiệp tư nhân (đạt giá trị 797,3 triệu USD), chiếm hơn 87% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh; tiếp theo là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (đạt 88,1 triệu USD); cuối cùng là các doanh nghiệp nhà nước (đạt 26,2 triệu USD). Các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn và có tốc độ tăng trưởng cao là các sản phẩm gỗ, đồ gỗ nội thất, hàng thủy sản, may mặc, gạo… Hàng hóa xuất khẩu của tỉnh ta hiện có mặt tại 91 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó thị trường chính là EU, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc.

Và ngày 7/7 mới đây, tại buổi làm việc với tỉnh Bình Định, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đánh giá cao nỗ lực vượt  Covid-19 để duy trì đà tăng trưởng của địa phương. Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, Bình Định đã có những bước phát triển mới với những chiến lược được hoạch định cụ thể, rõ ràng. Điều này thể hiện năng động, sáng tạo và quyết liệt của lãnh đạo tỉnh trong giai đoạn vừa qua.

Tại sự kiện này, UBND tỉnh Bình Định kiến nghị Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng xem xét, tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sớm chấp thuận chủ trương triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Bắc – Nam (đoạn Quảng Ngãi – Bình Định dài 170 km) trong giai đoạn 2021 – 2025 và cho chủ trương đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Quy Nhơn – Pleiku dài 160 km.

Cùng với việc tập trung phát huy mọi nguồn lực để đầu tư hoàn thiện hạ tầng và tạo liên kêt, việc tuyến đường sắt Phú Yên – Tây Nguyên; Cao tốc Quy Nhơn – Pleiku được đưa vào quy hoạch; các tuyến đường bộ, sân bay, cảng biển đã có kế hoạch xây dựng, nâng cấp, mở rộng sẽ tạo cú hích giúp cho Bình Định và Phú Yên sớm thực hiện hóa “giấc mơ” xuyên Á.

 

Ý kiến – Nhận định:

Phú yên phải tìm ra chiến lược để bứt phá – Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng

Phú Yên định hướng chiến lược ra sao để bứt phá. Bởi, Phú Yên rất có tiềm năng phát triển, hạ tầng giao thông ổn, đường bộ có đầy đủ cả trục ngang trục dọc, có cả sân bay, chất lượng nguồn nhân lực cũng tốt… Chính vì vậy, nếu tìm thấy nguyên nhân căn cơ khiến Phú Yên mãi khó khăn, tìm ra giải pháp để giải quyết, thì sẽ phát triển bứt phá hơn trong giai đoạn tới.

Đầu tư hạ tầng sẽ căn cứ vào tầm nhìn dài hạn – Thứ trưởng Bộ Giao thông – Vận tải Lê Đình Thọ

Với Bình Định, ở hướng Đông Bắc sẽ dựa trên tuyến đường ven biển kết nối Khu kinh tế Nhơn Hội với Sân bay Phù Cát; hướng Tây sẽ lấy tuyến Quốc lộ 1A và tuyến Quốc lộ 19 – một huyết mạch được cho là cánh cửa của khu vực Tây Nguyên và phía Nam; và Đông Nam là tuyến cao tốc Quảng Ngãi – Quy Nhơn mà cánh cửa là hầm đèo Cù Mông. Ở mỗi một công trình hạ tầng giao thông được đầu tư, là tầm nhìn dài hạn về phát triển kinh tế – xã hội và đặt trong bối cảnh liên kết, thông thương khu vực, trong phạm vi quốc gia và tính toán đến liên kết quốc tế.

Bình Định chi gần 800 tỷ đồng đầu tư tuyến đường phía Tây huyện Vân Canh

Dự án giao cho Ban Quản lý dự án Giao thông tỉnh này thực hiện các thủ tục đầu tư xây dựng, đoạn từ khu đô thị Becamex đến thị trấn Vân Canh.

Theo Văn phòng UBND tỉnh Bình Định, tỉnh này vừa đồng ý chủ trương đầu tư xây dựng dự án tuyến đường phía Tây huyện Vân Canh, đoạn từ khu công nghiệp, đô thị Becamex Bình Định đến thị trấn Vân Canh.

Quốc lộ 19 mới tỉnh Bình Định hoàn thành giúp thông thương hàng hóa lên Tây Nguyên

Theo đó, Dự án được UBND tỉnh giao cho Ban Quản lý dự án Giao thông thực hiện các thủ tục đầu tư xây dựng đối với dự án Tuyến đường phía Tây huyện Vân Canh, đoạn từ Khu Công nghiệp, đô thị Becamex Bình Định đến thị trấn Vân Canh.

Dự án trên có chiều dài khoảng 23,2km, trong đó, khoảng 7,8km nằm trong khu công nghiệp, đô thị Becamex A. Tốc độ thiết kế tối đa của dự án là 80km/h.

Dự kiến tổng mức đầu tư dự án khoảng 779 tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh và các nguồn vốn hợp pháp khác. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2021 đến năm 2024.

Được biết, thời gian qua tỉnh Bình Định đã tập trung quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư vào địa phương, trong đó có các cụm công nghiệp Canh Vinh và cụm công nghiệp thị trấn Vân Canh của huyện Vân Canh.

Đến nay, 2 cụm công nghiệp trên với diện tích quy hoạch 77 ha đã thu hút 8 doanh nghiệp (chế biến dăm gỗ, sản xuất gỗ ván ép, chế biến viên nén sinh học, sản xuất gạch hoffman, chế biến than hoạt tính…) vào thuê đất, xây dựng nhà xưởng để sản xuất, với tổng vốn đầu tư 73 tỷ đồng. Trong năm 2019, các doanh nghiệp có tổng doanh thu 1.248 tỷ đồng.

Đặc biệt, tại địa phương này với sự hiện diện của Khu Công nghiệp, đô thị và dịch vụ Becamex VSIP Bình Định đã được khởi công từ tháng 9/2020 với tổng diện tích 1.425ha tại xã Canh Vinh, huyện Vân Canh đang là hứa hẹn góp phần phát triển kinh tế của Bình Định và khu vực miền Trung nói chung.

“Khu Công nghiệp, Đô thị và Dịch vụ Becamex VSIP Bình Định được triển khai tại huyện Vân Canh là địa bàn kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn của tỉnh. Vì vậy, Bình Định sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để dự án hoàn thành đúng tiến độ, tạo ra công ăn việc làm, đóng góp ngân sách, góp phần phát triển cho địa phương nói riêng và tỉnh Bình Định nói chung”, ông Hồ Quốc Dũng, Bí thư Tỉnh Ủy Bình Định cho biết.

 

Thực hư thông tin về dự án casino 6 tỷ USD tại Bình Định

Trước thông tin gần đây về việc tập đoàn giải trí hàng đầu Ma Cao SJM Holdings Limited đề xuất tham gia vào phát triển dự án tổ hợp giải trí kết hợp casino tại dự án đang được phát triển bởi Tập đoàn Hưng Thịnh, ông Trương Văn Việt, Phó chủ tịch Tập đoàn đã khẳng định cho đến nay, trên danh nghĩa Tập đoàn Hưng Thịnh chưa có bất kỳ sự liên lạc, buổi làm việc trực tiếp hay ký kết thỏa thuận nào với Tập đoàn SJM.

Ông Việt cũng cho biết thêm, tại Quy Nhơn, hiện tại Hưng Thịnh đang phát triển Dự án Hải Giang Merry Land Quy Nhơn.

“Với quy mô và tiềm năng lớn của dự án, hiện nay có rất nhiều đối tác lớn nước ngoài thông qua nhiều đầu mối liên hệ mong muốn hợp tác… và Tập đoàn Hưng Thịnh chúng tôi đang để mở các cơ hội hợp tác đầu tư tại Hải Giang Merry Land Quy Nhơn”, ông Trương Văn Việt cho biết.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên ngoài các đối tác nước ngoài có văn phòng ở Việt Nam mà Hưng Thịnh đã tiếp xúc, còn có các đối tác lớn khác đang chờ mở cửa các đường bay để có thể trực tiếp đến thăm và đàm phán hợp tác với mong muốn cùng Tập đoàn Hưng Thịnh hợp tác đầu tư tại dự án này.

Được biết, Dự án Hải Giang Merry Land Quy Nhơn là một tổ hợp vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng đạt đẳng cấp quốc tế được xây dựng trên tổng diện tích 623,7 ha. Hiện nay, Hưng Thịnh đang triển khai đồng bộ nhiều hạng mục lớn tại dự án.

Vào tháng 4/2021, SJM đã gửi văn bản tới Thủ tướng Chính phủ, bày tỏ mong muốn được hợp tác với một công ty của Việt Nam để xây dựng và vận hành tổ hợp trung tâm giải trí nghỉ dưỡng, tài chính, thương mại kết hợp casino tầm cỡ thế giới tại Việt Nam.

Để đầu tư vào dự án này, SJM dự tính sẽ cần ít nhất 500 ha và số vốn đầu tư từ 5 đến 6 tỷ USD.

Tuy nhiên, là nhà đầu tư và vận hành khu vui chơi giải trí và casino hàng đầu thế giới, do đó, SJM cũng bày tỏ điều quan trọng nhất là dự án này cần phải được cấp phép kinh doanh casino, một ngành nghề kinh doanh có điều kiện của Việt Nam.

Vào tháng 5 năm nay, UBND tỉnh Bình Định đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, báo cáo về đề xuất xây dựng dự án Trung tâm du lịch kết hợp sòng bạc tại thành phố Quy Nhơn.

Văn bản nêu rõ, vào tháng 7/2020, Tập đoàn SJM Holdings Limited đã có thư gửi UBND tỉnh Bình Định, đề xuất hợp tác cùng với một công ty trong nước để xây dựng dự án tổ hợp trung tâm giải trí, nghỉ dưỡng, tài chính, thương mại và sòng bạc tầm cỡ thế giới.

UBND tỉnh Bình Định sau đó đã có thư phúc đáp gửi SJM Holdings Limited, với cam kết hỗ trợ tập đoàn này từ việc hình thành ý tưởng, tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam, đồng thời báo cáo xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan liên quan để chỉ đạo giải quyết.

UBND tỉnh Bình Định cũng đã giới thiệu địa điểm mà SJM Holding Limited có thể xem xét đầu tư, là dự án Khu du lịch Hải Giang Merry Land Quy Nhơn của Tập đoàn Hưng Thịnh.

Trong thời gian qua, tỉnh Bình Định và Tập đoàn SJM Holdings Limited vẫn thường xuyên trao đổi, kết nối để thảo luận về các giải pháp khảo sát thực tế, cũng như trao đổi, làm việc với các bên liên quan về kế hoạch hợp tác này. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, phía nước ngoài chưa sắp xếp cử đoàn công tác sang Việt Nam để khảo sát thực tế tại Bình Định.

SJM Holdings Limited là chủ sở hữu, nhà điều hành và phát triển casino và khu nghỉ dưỡng giải trí tổng hợp hàng đầu ở Ma Cao. SJM sở hữu và vận hành khách sạn và casino Grand Lisboa, cũng như 18 casino khác nằm ở những vị trí đắc địa trên Bán đảo Ma Cao và đảo Taipa.

Eo Gió Quy Nhơn sắp có thêm tổ hợp thương mại, giải trí sôi động

Theo thông tin mới nhất từ chủ đầu tư, dự án sở hữu vị trí đắc địa trên cung đường chính gần kề quần thể FLC Quy Nhơn ra thắng cảnh Eo Gió, được kỳ vọng trở thành tổ hợp thương mại và giải trí sôi động.

Dự án mới FLC Eo Gio Sun Bay cách quần thể 5 sao FLC Quy Nhon Beach & Golf Resort chỉ 50m

“Khoác áo mới” cho kỳ quan Eo Gió

Giới xê dịch ưu ái gọi Eo Gió là “đệ nhất thiên đường” Quy Nhơn, nơi được mệnh danh là nơi ngắm bình minh đẹp nhất Việt Nam. Eo Gió chỉ cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 20 km về phía Đông Bắc. Đi qua cầu Thị Nại, du khách chỉ cần rẽ phải, đi tiếp khoảng 5 km là đã đến trung tâm xã Nhơn Lý, nơi có kỳ quan Eo Gió nức tiếng. Nơi đây chinh phục du khách bằng hình ảnh một dãy núi hình vòng cung ôm trọn biển xanh và Eo Gió chính là điểm đến xa nhất và đẹp nhất của dãy núi đó.

Thời điểm trước dịch Covid-19, đây là một trong những địa điểm hấp dẫn nhất tại thành phố biển thu hút hàng chục ngàn khách du lịch trong nước và quốc tế ghé thăm mỗi năm.

Trải dài ven biển Nhơn Lý và ôm trọn địa danh Eo Gió, FLC Quy Nhơn là quần thể nghỉ dưỡng 5 sao đầu tiên được đưa vào khai thác vận hành từ năm 2016 đã mang đến diện mạo hoàn toàn mới cho nơi đây, với đa dạng hạng mục lưu trú và nghỉ dưỡng tiêu chuẩn quốc tế như: khách sạn, sân golf, trung tâm hội nghị quốc tế, vườn thú FLC Safari Park Quy Nhơn và hệ thống tiện ích vui chơi giải trí hiện đại.

Toạ độ lý tưởng nhất để chiêm ngưỡng Eo Gió phải kể tới cung đường dạo bộ xây dựng giữa lưng chừng dãy núi, với hàng ngàn bậc thang có tay vịn an toàn do FLC đầu tư cũng đã góp phần tạo nên một điểm nhấn mới cho du khách mỗi khi đến với thắng cảnh nổi tiếng này.

Bên cạnh cảnh sắc thiên nhiên tuyệt tác, cùng hệ sinh thái nghỉ dưỡng – thể thao – giải trí cao cấp đã hình thành, thời gian tới bức tranh du lịch tại bãi biển Nhơn Lý – Eo Gió sẽ thêm phần hấp dẫn khi có thêm một dấu ấn mới mang tên FLC Eo Gio Sun Bay.

Dự án sở hữu vị trí đắc địa trên tuyến đường chính nối từ FLC Quy Nhơn ra địa danh Eo Gió, tầm nhìn hướng biển tuyệt đẹp. Tổ hợp ẩn chứa những điều thú vị tiềm tàng, lấy cảm hứng từ xứ sở cổ tích châu Âu hào hoa và chứa đựng nét phóng khoáng của vùng biển Quy Nhơn ngập tràn gió và nắng vàng rực rỡ. Mục tiêu của dự án là hình thành nên tổ hợp thương mại, mua sắm và giải trí sôi động bậc nhất Quy Nhơn, một điểm dừng chân không thể bỏ qua của mọi giới trẻ và du khách khi đến với Quy Nhơn.

Dấu ấn mới của du lịch Quy Nhơn

Theo thống kê, lượng khách đến Quy Nhơn – Bình Định những năm gần đây luôn đạt mức tăng trưởng hơn 15% mỗi năm, nằm trong nhóm tăng trưởng cao nhất của du lịch cả nước.

Trong xu hướng lên ngôi của du lịch biển đảo sau các đợt giãn cách, nơi đây đang trở thành điểm đến trong mơ của nhiều du khách, với hình ảnh một thiên đường biển đảo trong xanh, an bình và thuần khiết bậc nhất tại khu vực duyên hải Nam Trung Bộ.

Quy Nhơn đầy tiềm năng nhưng còn bỏ ngỏ một khoảng trống lớn về phân khúc tổ hợp thương mại và giải trí hiện đại

Nhận định về sức hút của du lịch Quy Nhơn, tại toạ đàm kích hoạt du lịch Bình Định mới đây, ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Lữ hành Việt Nam đã nhấn mạnh: “Bình Định đang tiệm cận trở thành trung tâm du lịch Nam Trung Bộ, trong tương lai không xa sẽ trở thành “Đà Nẵng thứ hai” thu hút khách đến miền Trung”.

Bên cạnh tài nguyên thiên nhiên phong phú và kho tàng văn hóa – lịch sử đa dạng, yếu tố góp phần tạo nên vị thế khác biệt của Bình Định còn nằm ở quyết tâm của lãnh đạo tỉnh, chính sách ưu tiên thu hút đầu tư các dự án du lịch có quy mô và chất lượng, phát triển đa dạng các sản phẩm dịch vụ thương mại, giải trí còn thiếu hụt để thu hút du khách. Trong đó, thành phố Quy Nhơn hội tụ đầy đủ điều kiện đầu tư phát triển lĩnh vực du lịch, dịch vụ và đang ngày càng mở rộng cơ hội cho các nhà đầu tư chiến lược kiến tạo thêm những công trình xứng tầm.

Sự xuất hiện của FLC Eo Gio Sun Bay sẽ trở thành mảnh ghép bổ sung hoàn thiện bức tranh du lịch sầm uất tại Quy Nhơn, tạo dựng nơi đây trở thành thiên đường du lịch cho du khách trong nước và quốc tế.

 

Dự án Ecolife Riverside Quy Nhơn

#QuyNhơn

#bấtđộngsản

SẮP RA MẮT SIÊU PHẨM ĐẤT NỀN QUỐC LỘ 26 – DAK LAK, GIÁ TỐT CHO NHÀ ĐẦU TƯ

Sản phẩm đất nền đầu tư giá tốt giai đoạn quý IV 2021:

Đây là vị trí liền kề quốc lộ 14, quốc lộ 26, đường Hồ Chí Minh và khu công nghiệp Phú Xuân.

  • Cách Đường Tránh Đông BMT (Đường HCM) chỉ 100m.
  • Cách Khu Công Nghiệp Phú Xuân Chỉ 3km.
  • Cách trung tâm Tp. Buôn Ma Thuột 10p chạy xe

Đường giao thông thuận lợi, kết nối thuận tiện đến các khu du lịch nổi tiếng hay những vườn cà phê. Đặc biệt, dự án liền kề hồ Ea Nhái – là một điểm du lịch lý tưởng, điểm hẹn thể thao văn hoá hấp dẫn bao du khách và người dân địa phương những năm qua.

Khu vực dự án tọa lạc có nhiều thắng cảnh cùng nét văn hóa phong phú, độc đáo của các dân tộc đang sinh sống đã khiến nơi đây hứa hẹn trở thành điểm đến an cư, nghỉ dưỡng thú vị và tiện nghi dành cho khách hàng.

Tiềm năng phát triển BĐS tỉnh Đăk Lăk

Đắk Lắk sở hữu nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế như tài nguyên thiên nhiên, tiềm năng phát triển nông nghiệp, công nghiệp chế biến; thế mạnh lớn trong phát triển năng lượng tái tạo; có tiềm năng phát triển du lịch cao cấp…

Những năm gần đây, hạ tầng Đắk Lắk được ưu tiên đầu tư đáng kể.

Nhiều công trình, dự án giao thông trọng điểm được triển khai đầu tư mang tính động lực có thể kể đến như vành đai phía Đông, vành đai phía Tây 2; nâng cấp mở rộng Quốc lộ 29; xây dựng đường cao tốc Buôn Ma Thuột – Nha Trang (Khánh Hòa), cao tốc Buôn Ma Thuột – Liên Khương (Lâm Đồng); dự án đường sắt Buôn Ma Thuột – Tuy Hòa (Phú Yên), phát triển cảng hàng không Buôn Ma Thuột thành cảng hàng không quốc tế…

Hạ tầng giao thông với hệ thống đường bộ, đường sắt và hàng không tích hợp được đầu tư đồng bộ, tiện ích gia tăng và cộng đồng dân cư hình thành nhanh chóng đã làm thay đổi diện mạo, bộ mặt của cả khu vực. Đây chính là một trong những yếu tố then chốt thúc đẩy sự phát triển của thị trường bất động sản, thu hút các nhà đầu tư.

Hệ thống hạ tầng giao thông và dự án được đầu tư đồng bộ sẽ giúp giá trị đất đai tăng lên tỷ lệ thuận với giá trị đầu tư, dự án này sẽ hưởng lợi đáng kể.

Căn hộ hàng hiệu – Điểm sáng cho nhà đầu tư BĐS tại Quy Nhơn

Vài năm trở lại đây, Quy Nhơn là điểm đến du lịch được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, thị trường BĐS nơi đây vẫn chưa khai thác hết tiềm năng, đặc biệt, chưa đáp ứng được nhu cầu nghỉ dưỡng cao cấp khi thiếu hụt các dự án căn hộ hàng hiệu mang giá trị độc bản.

Thị trường tiềm năng nhưng hiếu hụt căn hộ hàng hiệu đẳng cấp

Thời điểm trước, do sự phát triển kinh tế hạ tầng còn hạn chế nên nhiều vùng biển đẹp như Quy Nhơn rơi vào trạng thái “ngủ yên”, tuy nhiên, hiện tại, khi hạ tầng được đầu tư và nâng cấp BĐS Quy Nhơn đã sẵn sàng “cất cánh” với một diện mạo mới đầy tiềm năng.

Cụ thể, khi dự án mở rộng và nâng cấp năng lực khai thác tại Sân bay Phù Cát hoàn thành năm 2018, Quy Nhơn vụt sáng trở thành điểm sáng hàng đầu của miền Trung. Giai đoạn 2017- 2020, trung bình mỗi năm tỉnh đón 2,2 – 4 triệu lượt khách. Lượng khách tăng trưởng bình quân đạt 16,7%, doanh thu du lịch tăng trưởng bình quân đạt đến hơn 55% mỗi năm. Năm 2020, dù bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, du lịch nội địa Bình Định vẫn đạt 2,22 triệu lượt khách.

Song chính bước thăng hạng của du lịch trong ngắn hạn đã vô tình gây nên tình trạng khan hiếm về nguồn cung, điểm đến lưu trú tại Quy Nhơn. Các khách sạn luôn kín khách vào các dịp nghỉ lễ dài ngày. Đơn cử, theo số liệu từ Sở Du lịch, dịp lễ 30-4 và 1-5 năm nay các cơ sở lưu trú tại Quy Nhơn luôn trong tình trạng vượt tải, công suất phòng ở mức rất cao, 98 – 100%.

BĐS Quy Nhơn – Giàu tiềm năng nhưng thiếu hụt nguồn cung căn hộ phân khúc cao cấp.

Sự thiếu hụt này càng thể hiện rõ ở các dự án phân khúc cao cấp. Toàn tỉnh Bình Định có 323 cơ sở lưu trú, cung cấp 7.940 phòng nhưng chỉ có một khách sạn 5 sao, 7 khách sạn 4 sao. Tức số lượng điểm nghỉ dưỡng cao cấp chỉ chiếm 2%.

Theo các chuyên gia nhận định, số lượng ít ỏi này khó có thể giải tỏa được cơn khát du lịch Quy Nhơn của hơn 2 triệu lượt khách mỗi năm. Nhất là khi sắp tới, sóng du lịch nội địa lẫn quốc tế tại Quy Nhơn được đánh giá sẽ thăng cấp trở lại; bởi các kế hoạch mở rộng các đường bay thẳng nối Quy Nhơn với các thị trường Tây Nguyên, Đông Bắc, Tây Bắc, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ được triển khai mạnh mẽ, song hành cùng các phương án thí điểm đón khách du lịch quốc tế có hộ chiếu vắc xin.

Đón đầu xu thế, các chủ đầu tư BĐS phát triển các dự án đẳng cấp tại vị trí trung tâm thành phố Quy Nhơn hướng tới việc lấy thương hiệu làm giá trị. Đặc biệt, nhà đầu tư nhắm đến các dự án có tính phân khúc rõ ràng, hướng tới việc nâng cao trải nghiệm và tận hưởng giá trị sống đẳng cấp.

Khai phóng tiềm năng bất động sản hàng hiệu tại Quy Nhơn

Theo các chuyên gia, bất động sản hàng hiệu trong đô thị góp phần thay đổi giá trị sống, nâng tầm quy hoạch, khẳng định vị thế đô thị trên toàn cầu. Các dự án bất động sản hàng hiệu đang góp phần nâng cấp quan điểm về giá trị không gian sống trong những ngôi nhà và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về phong cách sống sang trọng của tầng lớp giàu có, thành đạt.

BĐS hàng hiệu hướng tới việc nâng cao trải nghiệm và tận hưởng giá trị sống đẳng cấp.

Theo đó, việc phát triển các dự án BĐS hàng hiệu tại Quy Nhơn trong thời gian tới sẽ giúp nâng tầm giá trị BĐS khu vực, thu hút tập khách hàng cao cấp cùng các dịch vụ xứng tầm, hứa hẹn sẽ là phân khúc được nhiều nhà đầu tư săn đón trong thời gian tới.

Đón gió thị trường, những dự án đáp ứng các yếu tố về tính độc nhất về vị trí, độc đáo về kiến trúc, chuẩn chỉnh quy mô và tiện ích như The Sailing Quy Nhơn đang nhận được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư. Đặc biệt là nhóm các nhà đầu tư sành sỏi với tầm nhìn dài hạn và ưa thích “khẩu vị” rót vốn vào những sản phẩm giải quyết nhu cầu thực của thị trường.

The Sailing Quy Nhơn sở hữu vị trí đắt giá hiếm hoi khi vừa nằm sát mặt biển, vừa nằm ngay trong trung tâm thành phố. Dự án tọa lạc tại giao điểm 3 tuyến đường Lê Duẩn, Nguyễn Tư và Vũ Bảo. Đồng thời, nằm vuông góc, tiệm cận với đường Nguyễn Tất Thành, An Dương Vương – 2 con đường trung tâm rộng lớn và đắc địa nhất thành phố. Với ưu thế 3 mặt tiền, dự án sẽ được chuyên gia dự đoán sẽ làm sôi động thị trường bất động sản nghỉ dưỡng với dòng sản phẩm BĐS hàng hiệu đầu tiên bên vịnh biển thiên đường được quản lý vận hành bởi Wyndham theo tiêu chuẩn 5* quốc tế.

Không chỉ là tuyệt tác tinh hoa với bộ sưu tập căn hộ hàng hiệu đẳng cấp, The Sailing Quy Nhơn còn thừa hưởng mọi tiện ích đẳng cấp của đô thị loại 1 và là dự án duy nhất sở hữu vĩnh viễn tại trung tâm biển. Điều này mở ra cơ hội kinh doanh tuyệt vời cũng như một nơi an cư đẳng cấp mang giá trị độc bản có một không hai tại phố biển Quy Nhơn.

The Sailing Quy Nhơn với các giá trị độc bản là lựa chọn lý tưởng cho kỳ nghỉ thượng lưu

The Sailing Quy Nhơn với nguồn cảm hứng vô tận từ những cánh buồm ngoài khơi sẽ trở thành một biểu tượng mới của phố biển Quy Nhơn khi dự án hoàn thành. Đặc biệt dưới sự quản lý, vận hành trực tiếp của Wyndham, thương hiệu quản lý khách sạn 5 sao hàng đầu thế giới, The Sailing Quy Nhơn sẽ đong đầy trải nghiệm của những thượng khách bằng những đặc quyền độc nhất, đảm bảo chuyến nghỉ dưỡng vừa đủ tiện nghi xa xỉ, vừa đủ riêng tư tinh tế không dành cho số đông.

Dự án cao cấp The Sailing Quy Nhơn là một trong những dự án trọng điểm nổi bật tại thị trường Quy Nhơn hiện nay”, đại diện chủ đầu tư, Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Phát Triển Bất Động Sản Đô Thành cho biết. Khi Covid-19 qua đi, các kết nối liên lục địa được khôi phục, chính những điểm đến nghỉ dưỡng cao cấp, tiện ích hạng sang được đầu tư bài bản sẽ chính là chiếc phễu thu trọn tinh hoa của vùng đất và khai phóng tiềm năng sinh lời cho các nhà đầu tư”.

TẬP ĐOÀN FLC SẮP RA MẮT SIÊU PHẨM TẠI QUY NHƠN

Quy Nhơn được xem là một trong những thành phố biển đẹp nhất Việt Nam. Với hơn 72km đường ven biển, từ đây đi qua các địa danh du lịch hấp dẫn, chứa đựng vẻ đẹp hoang sơ mà dẫu có đi qua bao lần vẫn muốn quay trở lại như Eo Gió, Kỳ Co…
Với chiến lược đầu tư và phát triển các dự án lớn tại các thị trường bất động sản biển đầy tiềm năng, Tập đoàn FLC đã đánh thức miền biển Quy Nhơn tuyệt đẹp đang trong trạng thái “ngủ im” với dự án FLC Quynhon Beach & Golf Resort.
Tiếp tục hành trình ra khơi chinh phục vùng đất biển tuyệt đẹp này, sắp tới đây, Tập đoàn FLC lại trở về với Quy Nhơn. Với cảm hứng về một xứ sở cổ tích hiện đại lần đầu tiên xuất hiện tại đây, một dự án mới bên biển với hình ảnh rực rỡ, tươi vui, ánh lên những cảm xúc động – tĩnh và đa trải nghiệm, góp phần mang tới một cuộc sống hiện đại hơn trong khu vực chuẩn bị được ra mắt.
Siêu phẩm sắp “trình làng” chỉ cách trung tâm thành phố Quy Nhơn 18 km. Đây hứa hẹn sẽ là một trung tâm mới, một điểm đến “must – go” vô cùng sôi động, khi bạn đến với kỳ quan Eo Gió, Quy Nhơn.
Mong gặp bạn một ngày không xa! Sẵn sàng khám phá!