Dự án Nhà ở xã hội HQC Nha Trang: Hoàn thiện căn hộ nhưng không chịu bàn giao ?

Ngày 22-6, khách hàng tại khối B1 thuộc dự án Nhà ở xã hội HQC Nha Trang lại xuống đường căng băng rôn yêu cầu Công ty Cổ phần Tư vấn – Thương mại – Dịch vụ địa ốc Hoàng Quân (Công ty Hoàng Quân) sớm hoàn thiện dự án để bàn giao căn hộ; đồng thời phải thanh toán các khoản tiền phạt chậm bàn giao nhà, tiền hỗ trợ thuê nhà… cho người dân theo đúng cam kết.

Được biết, dự án Nhà ở xã hội HQC Nha Trang được khởi công từ năm 2015 và dự kiến tháng 12-2016 sẽ bàn giao toàn bộ hơn 1.000 căn hộ cho khách hàng. Tuy nhiên, dự án quá chậm tiến độ và nhiều lần thất hứa khiến người mua nhà bức xúc.

Theo phản ánh của người dân, trong báo cáo mới nhất gửi UBND tỉnh và Sở Xây dựng, Công ty Hoàng Quân cam kết dự kiến ngày 30-4 sẽ nghiệm thu và đưa vào sử dụng khối nhà B1. Tuy nhiên, đến nay, các căn hộ tại đây vẫn đang ì ạch thi công. Bên cạnh đó, chủ đầu tư thất hứa về việc thanh toán các khoản phạt chậm tiến độ, hỗ trợ tiền thuê nhà, trả lãi ngân hàng… như cam kết trước đó. Bên cạnh đó, hàng trăm khách hàng ở khối A1 bức xúc khi các căn hộ tại đây đã hoàn thiện nhưng chủ đầu tư không chịu bàn giao mà bắt khách hàng đóng 95% trị giá căn hộ, trong khi hình thức thuê nhà ở xã hội theo quy định chỉ đóng 50% trị giá căn hộ.

Ngày 15-6, Sở Xây dựng đã có văn bản gửi Công ty Hoàng Quân yêu cầu công ty thực hiện bàn giao, cho thuê, thuê mua, bán nhà ở xã hội theo đúng quy định pháp luật nhằm tránh đơn thư khiếu nại kéo dài, dẫn đến phát sinh tụ tập đông người, gây mất an ninh trật tự tại địa phương. Theo lãnh đạo Sở Xây dựng, đến nay khối A1 đã được Sở Xây dựng thông báo đủ điều kiện đưa vào sử dụng từ ngày 29-4. Vì vậy, yêu cầu Công ty Hoàng Quân phải bàn giao căn hộ cho khách hàng theo hợp đồng đặt cọc thuê căn hộ đã ký; không được trì hoãn vì lý do đang thương lượng với khách hàng về phương án bán, thanh toán tiền thuê căn hộ với khách hàng.

Ngày 16-6, UBND tỉnh đã có văn bản gửi Công an tỉnh nghiên cứu, xem xét xử lý đơn của khách hàng tại dự án Nhà ở xã hội HQC Nha Trang theo đúng quy định của pháp luật. Trước đó, tập thể khách hàng khối A1 có đơn tố cáo Công ty Hoàng Quân có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

 

Ông Trần Nam Bình – Phó Giám đốc Sở Xây dựng cho biết, sở đã nhiều lần yêu cầu Công ty Hoàng Quân ký hợp đồng theo đúng các nội dung đã thỏa thuận theo hợp đồng đặt cọc thuê căn hộ với giá bán sau 5 năm được xác định như đã thống nhất và không được thu tiền đặt cọc vượt quá 50% trị giá nhà ở cho thuê, tránh đưa ra những thỏa thuận mới, dễ gây tâm lý hoang mang cho khách hàng do bị chủ đầu tư áp đặt những điều khoản bất lợi.

VĂN KỲ

 

Loạt dự án lấn biển đình đám trên thế giới

Dubai, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất được biết đến là “kinh đô” của những dự án lấn biển đình đám trên thế giới, bao gồm Palm Jumeirah, Deira Islands…


Palm Jumeirah (Dubai, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất – UAE): 
Là một trong những công trình nổi tiếng nhất tại Dubai, Palm Jumeirah có hình dáng giống một cây cọ với thân vây và 17 cành. Ảnh: Gulf News.

Khu tổ hợp này được bao quanh bởi một hòn đảo hình lưỡi liềm dài gần 11 km. Đây là nơi có nhiều khách sạn và khu nghỉ dưỡng xa xỉ, trong đó có Atlantis, The Palm. Ảnh: Gulf News.

Dự án này được khởi công vào năm 2001 bởi công ty Nakheel Properties. Công trình này sử dụng tới 92 triệu khối cát và có hơn 60 km bãi biển. Ảnh: Gulf News.

Chủ đầu tư còn sử dụng vệ tinh GPS để định vị chính xác vị trí của cát nhằm đảm bảo hình dáng cây cọ. Ảnh: Gulf News.


Deira Islands (Dubai, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất): 
Deira Islands là dự án có quy mô lớn gấp 8 lần Palm Jumeirah, được giới thiệu vào năm 2004. Tuy nhiên, tới năm 2013, chủ đầu tư Nakheel Properties đã đổi tên dự án thành Deira Islands, đồng thời chuyển sang xây dựng 4 hòn đảo nhân tạo nhỏ hơn thay vì một đảo lớn. Ảnh: BI.


Giai đoạn một của công trình khai trương vào cuối năm 2018 với Night Souk, chợ đêm lớn nhất thế giới. Chợ này có hơn 5.000 cửa hàng, gần 100 cửa hàng và quán cà phê. Ảnh: BI.

Tại đây còn có trung tâm thương mại Deira Mall với hơn 1.000 cửa hàng. Đây là tâm điểm của khu tổ hợp Deira Islands Boulevard, nơi có không gian bán lẻ cùng ít nhất 16 tháp chung cư. Hai trong 4 hòn đảo của dự án dự kiến sẽ hoàn tất xây dựng vào năm 2020 và có ít nhất 250.000 đến sinh sống. Ảnh: Getty Images.

 

The World (Dubai, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất): Đây là một dự án nữa của công ty Nakheel Properties, khởi công vào năm 2003, gồm 300 hòn đảo nhỏ tạo thành hình bản đồ thế giới. Tuy nhiên, trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, World phải ngừng thi công. Tới năm 2003, chỉ có hòn đảo tạo mô phỏng Greenland và Lebanon được xây dựng. Tuy nhiên, không may là hai hòn đảo này bị sụt lún xuống biển. Dù vậy, chủ đầu tư mới Kleindienst Group hy vọng sẽ vực dậy The World một cách hoành tráng với những hòn đảo tạo hình trung tâm châu Âu vào năm 2020. Ảnh: Getty Images

Toàn dự án được bao quanh bởi 6 hòn đảo thuộc sở hữu của Kleindienst, mỗi đảo sở hữu phong cách châu Âu cao cấp với các villa dưới biển, khách sạn 5 sao, hay thậm chí những con đường phủ tuyết nhân tạo. Hòn đảo St. Petersburg island, có hình trái tim, tham vọng trở thành thiên đường trăng mật đẳng cấp thế giới. Ảnh: Shutterstock.

Quận Kinh doanh Quốc tế Songdo (Hàn Quốc): Bắt đầu vào năm 2002, Quận Kinh doanh Quốc tế (International Business District – IBD) là dự án được đây trên đất lấn biển tại Songdo, Hàn Quốc được xây dựng bởi công ty Gale International với tổng diện tích 9,29 km2, nằm ở phía Tây Bắc Hàn Quốc. IBD dự kiến hoàn thành vào năm 2020 với vốn đầu tư 40 tỷ USD. Ảnh: Consenti Associates.

IBD được thiết kế theo mô hình đô thị đa chức năng, có nghĩa là cửa hàng bán lẻ, văn phòng, cơ sở y tế và trường học đều nằm gần nhà ở. Các khu căn hộ và văn phòng đều được xây cách bến xe bus hoặc ga tàu điện ngầm khoảng 12 phút đi bộ. Ảnh: Consenti Associates.

hoảng 40% quận IBD được bao phủ cây xanh (tỷ lệ gấp đôi New York, Mỹ) nhằm khuyến khích cư dân đi bộ. Công viên lớn nhất tại đây có diện tích 40,8 hecta, lấy cảm hứng từ Công viên trung tâm Central Park của Manhattan, New York. Ảnh: Gale International.

IBD là một phần của dự án xây dựng Khu Kinh tế Tự do Incheon tại thành phố Songdo City theo chủ trương của chính phủ Hàn Quốc. Khi chính phủ nước này bắt đầu quy hoạch thành phố Songdo vào năm 2000, khoảng 500 tấn cát đã được đổ xuống đầm lầy để làm móng. Ảnh: Gale International.


IBD có hơn 100 tòa nhà được cấp giấy chứng nhận LEED – giấy chứng nhận quốc tế cho các công trình xây dựng xanh, với việc tái sử dụng 40% lượng nước đã dùng. Ảnh: Gale International.

Theo Zing.vn

Có thể bạn quan tâm

 

Xây nhà ở nông thôn dưới 7 tầng sẽ không cần xin giấy phép

Nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 7 tầng là một trong những trường hợp không cần xin giấy phép xây dựng theo luật Xây dựng sửa đổi vừa mới được Quốc hội thông qua.

Chiều nay, với 449/462 đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Xây dựng.

Một trong những điểm mới của dự luật vừa được thông qua là điều chỉnh các quy định về cấp giấy phép xây dựng. Theo đó, dự thảo luật quy định 10 trường hợp được miễn giấy phép xây dựng.

Ông Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban KHCN-MT Quốc hội trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ẢNH GIA HÂN

Trong đó, công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 7 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt là một đối tượng được miễn giấy phép xây dựng.

Ngoài ra, nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng cũng được miễn giấy phép xây dựng.

Tuy nhiên, luật quy định công trình, nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa vẫn phải xin giấy phép xây dựng.

Trước đó, thảo luận về dự luật, nhiều đại biểu đề nghị cấp giấy phép xây dựng ở nông thôn cần quản lý chặt chẽ hơn, cần có quy định về giới hạn quy mô xây dựng công trình đối với trường hợp miễn giấy phép ở nông thôn. Theo luật hiện hành, tất cả các công trình nhà ở riêng lẻ ở nông thôn đều thuộc diện không phải xin giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn.

Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, ông Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban KHCN – MT Quốc hội, cho biết tiếp thu các ý kiến này, dự thảo luật đã quy định chặt chẽ hơn đối với việc miễn giấy phép xây dựng ở nông thôn, bổ sung giới hạn quy mô xây dựng công trình; đồng thời, bổ sung công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động vào trường hợp được miễn giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn.

Các trường hp được min giy phép xây dng:

  1. a) Công trình bí mật nhà nước; công trình xây dựng khẩn cấp;
  2. b) Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công được Thủ tướng Chính phủ, người đứng đầu cơ quan T.Ư của tổ chức chính trị, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung Ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức Chính trị – Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;
  3. c) Công trình xây dựng tạm theo quy định tại điều 131 của luật này;
  4. d) Công trình sửa chữa, cải tạo bên trong công trình hoặc công trình sửa chữa, cải tạo mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nội dung sửa chữa, cải tạo không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng đến an toàn kết cấu chịu lực của công trình, phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, yêu cầu về bảo vệ môi trườngvà an toàn phòng, chống cháy, nổ;

đ) Công trình quảng cáo không thuộc đối tượng phải cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về quảng cáo; công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động theo quy định của Chính phủ;

  1. e) Công trình xây dựng trên địa bàn hai tỉnh trở lên, công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị phù hợp với quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
  2. g) Công trình xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thông báo kết quả thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở đủ điều kiện phê duyệt thiết kế xây dựng và đáp ứng các điều kiện về cấp giấy phép xây dựng theo quy định của luật này;
  3. h) Nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 7 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
  4. i) Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 7 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng; trừ công trình, nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa;
  5. k) Chủ đầu tư xây dựng công trình quy định tại các điểm b, e, g, h và i khoản này, trừ nhà ở riêng lẻ quy định tại điểm i khoản này có trách nhiệm gửi thông báo thời điểm khởi công xây dựng, kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng theo quy định đến cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương để quản lý.

Theo: thanhnien.vn

Đất Xanh giới thiệu 50 vị trí đẹp nhất của phân khu Sportia tại dự án KĐT Ân Phú

Tỷ phú Jonathan Hạnh Nguyễn: Có thể kêu gọi đầu tư khoảng 40 tỷ USD vào Bắc Vân Phong

Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương (IPP) vừa làm việc với lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa để bày tỏ mong muốn được đầu tư vào khu kinh tế Bắc Vân Phong nhằm xây dựng nơi đây thành trung tâm thương mại, du lịch của Asian với điểm nhấn là một đặc khu riêng với tổ hợp công trình phức hợp, mang lại chuỗi giá trị kinh tế cao.

Theo đánh giá của ông Johnathan Hạnh Nguyễn – Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn IPP, Bắc Vân Phong đang sở hữu những lợi thế mà nhiều nơi khác không có được. Tập đoàn IPP mong muốn đầu tư xây dựng khu vực bắc Vân Phong thành một khu kinh tế hiện đại, khác biệt.

Từ đó, bằng tiềm năng liên danh với các nhà đầu tư lớn trên thế giới. Dự kiến lượng vốn đầu tư ở khu vực này khoảng 40 tỉ USD. IPP không đầu tư cả 40 tỷ USD mà sẽ kêu gọi các tỷ phú thế giới cùng đầu tư vào theo từng thế mạnh của họ.

Tập đoàn IPP kiến nghị lãnh đạo tỉnh cho phép được tự bỏ khoảng 68 tỷ đồng để thuê Tập đoàn KPMG (Hàn Quốc) thiết kế quy hoạch cho bắc Vân Phong. Sau khi lập xong quy hoạch, tập đoàn sẽ tặng quy hoạch lại cho tỉnh.

Tập đoàn KPMG Hàn Quốc dự định sẽ quy hoạch Khu Kinh tế bắc Vân Phong với những dự án phức hợp: Casino, sân gold, khu phi thuế quan, logistic, quần thể du lịch, trong đó có cảng du lịch để các tàu lớn nhất trên thế giới có thể ghé thăm.

Đặc biệt là xây dựng khu dân cư công nghiệp công nghệ cao (tức là kết hợp công nghiệp công nghệ cao với khu dân cư cao cấp). Người dân địa phương hiện hữu sẽ được tái định cư với cơ sở hạ tầng và đời sống tốt nhất.

Đồng thời, khu phức hợp này sẽ có cơ sở giáo dục, y tế, hạ tầng xã hội hiện đại, thông minh. Cơ sở hạ tầng này được vận hành hoàn toàn tự động. Khi triển khai các dự án ở từng hạng mục, chủ đầu tư sẽ hợp tác với các nhà đầu tư chuyên nghiệp khác có tính chiến lược, mang lại hiệu quả và tính khả thi cao.

Theo tiến trình đầu tư, nhà đầu tư này chia 3 giai đoạn: Giai đoạn 1, đưa ra được một kế hoạch đầu tư tổng thể trình các cấp chính quyền phê duyệt; kế hoạch thu hút các nhà đầu tư. Giai đoạn 2, xây dựng các cơ chế thu hút nhà đầu tư, sau đó lựa chọn các nhà đầu tư phù hợp và có kết nối với cộng đồng nhà đầu tư quốc tế. Giai đoạn 3: thiết lập văn phòng quản lý dự án, đo lường chỉ tiêu phát triển, quảng cáo truyền thông…

Để thực hiện 3 giai đoạn này, nhà đầu tư đưa ra 14 nhiệm vụ cần thực hiện ngay, trong đó tập trung nghiên cứu đưa ra báo cáo chi tiết sự ảnh hưởng, tác động của đặc khu tới kinh tế – xã hội của địa phương; xây dựng mô hình kinh doanh cho từng dự án và đánh giá năng lực từng nhà đầu tư để lựa chọn…

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn còn đề nghị được hỗ trợ kinh phí để thuê bảo vệ đất tại Vân Phong, tránh tình trạng xâm lấn đất công, chuyển nhượng trái phép. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư khác đang hợp tác với IPP cũng trình bày và chia sẻ kinh nghiệm thực hiện các dự án đặc khu kinh tế tại Trung Quốc, Hàn Quốc, dự án xây dựng sân bay, khu thương mại phi thuế quan tại Úc…

Cre on pic.

‘Đà Lạt thứ 2’ hoang vắng với hàng trăm biệt thự bỏ không

Là thị trấn nhỏ nhưng Măng Đen (Kon Tum) được đầu tư xây dựng rất nhiều biệt thự. Tuy nhiên, nhiều căn trong số đó đang trong tình trạng bỏ không.

Toàn cảnh thị trấn Măng Đen Kon Tum

Măng Đen là thị trấn huyện lỵ của huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum), nằm ở độ cao 1.200 m so với mực nước biển, với diện tích 148,07 km2 cùng dân số chỉ khoảng 7.000 người (số liệu năm 2018). Nơi đây từ lâu được ví von là một “Đà Lạt thứ hai” do có khí hậu mát mẻ quanh năm.

Theo đó, từ năm 2006 đến nay, nhiều doanh nghiệp, cá nhân đã đổ xô mua đất ở Măng Đen để xây dựng biệt thự nhằm mục đích kinh doanh hoặc đầu tư, nghỉ dưỡng.

Tuy nhiên, hiện nay nhiều căn biệt thự tại Măng Đen trong tình trạng xây dựng dở dang, chưa hoàn thiện và bỏ không trong thời gian dài.

Các căn biệt thự bỏ không này có thể dễ dàng bắt gặp ngay trên đường quốc lộ 24 đi ngang thị trấn Măng Đen, hoặc những đường nội thị như Xuân Diệu, Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm,…

Bên trong một căn biệt thự đang được xây dang dở ở đường Xuân Diệu, một số vật dụng của nhóm thợ xây dựng vẫn còn để lại, không người trông giữ.

Hầu hết căn biệt thự này đều đã được hoàn thành phần thô, ước đạt 70% khối lượng công trình và được xây dựng theo lối kiến trúc Pháp, từ 3-4 tầng, mỗi tầng thiết kế 3-4 phòng ngủ.

Lý giải về hiện tượng này, ông Nguyễn Anh Tuấn, người dân sinh sống lâu năm tại đây cho biết, những năm 2006, 2007, chính quyền địa phương có ban hành chính sách bán và cấp đất tại Măng Đen cho nhà đầu tư để phát triển thị trấn Măng Đen, với điều kiện phải hoàn thành ít nhất 50% khối lượng công trình và có mái mới được cấp sổ đỏ.

Vì lý do đó, nhiều người đã đầu tư xây dựng biệt thự theo đúng điều kiện tối thiểu để được cấp sổ đỏ cho mảnh đất, thông thường là 1.000 m2. Sau đó, họ không đầu tư hoàn thành công trình vì nhiều lý do, nhưng chủ yếu là do Măng Đen thời bấy giờ chưa phát triển, khách du lịch chưa đông, cùng sự khó khăn trong đợt khủng hoảng kinh tế năm 2008 dẫn đến việc đầu tư tiếp cũng không hiệu quả.

Vì vậy, hàng trăm căn biệt thự xây dở dang đã bị bỏ không, có căn lên đến cả chục năm, cỏ dại, rêu phong mọc um tùm. Theo ông Đỗ Văn Khánh, cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Kon Plông, trong các quyết định giao đất, hợp đồng bán đất, huyện có điều khoản ràng buộc thời gian triển khai xây dựng, nếu quá hạn, buộc phải thu hồi và giao cho nhà đầu tư có năng lực tài chính.

Hiện nay, nhiều căn biệt thự được treo bảng rao bán. Theo thông tin từ một sàn giao dịch bất động sản tại đây, một căn biệt thự kiểu Pháp ba tầng diện tích 1.000 m2, trong đó, diện tích xây dựng 400 m2, khuôn viên rộng 600 m2 hiện tại có giá từ 5 tỉ đồng, tuỳ theo vị trí.

Theo thống kê của của Phòng TNMT huyện Kon Plông, đến nay, huyện đã bán và giao cho các chủ đầu tư 204 nền biệt thự, nhưng hiện có 60 nền đất chưa xây dựng hoặc mới làm xong phần móng, số còn lại xây dở dang hoặc đã xây xong.

Cre on pic.