Cam Lâm hiện cơ bản chưa đáp ứng nhu cầu phát triển vận tải của địa phương. Tuy nhiên, sẽ sớm đầu tư bến xe tại Cam Lâm này cần sớm được đầu tư đồng bộ, hoàn thiện theo quy hoạch.
Quy hoạch 1 bến xe tại Cam Lâm
Hệ thống bến xe ô tô khách trên địa bàn tỉnh được xây dựng trên cơ sở Nghị quyết 34 ngày 21-12-2007 của HĐND tỉnh thông qua Quy hoạch giao thông vận tải tỉnh Khánh Hòa 2006 – 2010, định hướng đến năm 2020. Theo quy hoạch này, mỗi địa phương có ít nhất 1 bến xe.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã có 6 bến xe ô tô được đưa vào khai thác. Trong đó, có 2 bến xe loại 2 (Bến xe phía bắc Nha Trang, Bến xe phía nam Nha Trang đang triển khai thủ tục đầu tư. Hiện Bến xe phía nam Nha Trang tại xã Vĩnh Trung chỉ là bến xe tạm); 2 bến xe loại 3 (Bến xe Cam Ranh, Bến xe Ninh Hòa); 1 bến xe loại 4 (Bến xe thị trấn Vạn Giã, Vạn Ninh) và 1 bến xe loại 5 (Bến xe Tu Bông, huyện Vạn Ninh).
Ông Nguyễn Lý Minh Quân – Phó Tổng Giám đốc Công ty Khai thác bến xe và dịch vụ vận tải Khánh Hòa cho biết, các bến xe trên địa bàn tỉnh do doanh nghiệp quản lý hiện nay cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và kế hoạch phát triển vận tải của các địa phương. Đồng thời, thực hiện quy định của Bộ Giao thông vận tải về hoạt động của các bến xe, những năm qua, công ty đã đầu tư xây dựng, nâng cấp hạ tầng, trang thiết bị công nghệ để đáp ứng đủ chuẩn theo từng yêu cầu loại bến. Tuy nhiên, hiện nay, việc đầu tư xây dựng các bến xe theo quy hoạch đã được duyệt vẫn chưa thực hiện được. Cụ thể, huyện Cam Lâm được quy hoạch 2 bến xe nhưng chưa được đầu tư xây dựng.
Bến xe phía Nam Nha Trang đang triển khai thủ tục đầu tư.
Sẽ sớm đầu tư bến xe tại Cam Lâm
Hiện nay, trên địa bàn Huyện Cam Lâm theo đánh giá sẽ không đáp ứng được tình hình phát triển vận tải tại du lịch địa phương trong thời gian đến.
Cũng theo ông Quân, theo quy hoạch và điều chỉnh các quy hoạch về giao thông vận tải, các bến xe có xu hướng chuyển ra khu vực gần trung tâm. Tuy nhiên vừa qua, hiệp hội vận tải và hiệp hội ô tô tại Khánh Hòa có văn bản gửi công ty đề nghị kiến nghị các ngành chức năng của tỉnh nghiên cứu, xem xét việc này. Bởi nguyên tắc bến xe ở trung tâm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại. Nếu chuyển các bến ra xa trung tâm, không chỉ doanh nghiệp vận tải gặp khó trong việc đón khách mà người dân cũng khó khăn.
Theo ông Nguyễn Văn Dần – Giám đốc Sở Giao thông vận tải, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 2.997 đơn vị vận tải đã được cấp phép (gồm các hợp tác xã, công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh) với 10.972 phương tiện hoạt động kinh doanh vận tải khách và hàng hóa. Nhu cầu vận tải ngày một phát triển cũng đặt ra vấn đề đầu tư đồng bộ hạ tầng các bến xe để tổ chức vận tải và quản lý được thuận lợi. Thời gian tới, sở sẽ rà soát, yêu cầu Công ty Cổ phần Khai thác bến xe và dịch vụ vận tải Khánh Hòa sớm nghiên cứu đầu tư đồng bộ, hoàn thiện các bến xe tại Cam Lâm.