Chi tiết bản đồ quy hoạch Vĩnh Phúc trong giai đoạn từ 2021 đến 2030
Là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, Vĩnh Phúc đang nằm trong dự án quy hoạch thủ đô Hà Nội – nơi được coi là một trong những vùng kinh tế trọng điểm của khu vực Bắc Bộ. Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn thông tin chi tiết nhất về quy hoạch Vĩnh Phúc.
Quy mô, tính chất quy hoạch
Quy mô quy hoạch Vĩnh Phúc được giới hạn trong 9 đơn vị hành chính với tổng diện tích lên đến 1236,5km2 cụ thể như sau: TP. Vĩnh Yên, TX. Phúc Yên, huyện Bình Xuyên, Yên Lạc, Vĩnh Tường, Tam Dương, Tam Đảo, Lập Thạch, Sông Lô. Giáp ranh:
- Phía Bắc thì giáp với Thái Nguyên & Tuyên Quang.
- Phía Tây giáp Phú Thọ.
- Phía Đông & Nam giáp Hà Nội
Tính chất lập quy hoạch của tỉnh Vĩnh Phúc:
- Tỉnh này thuộc vùng Thủ đô Hà Nội, một vùng kinh tế trọng điểm, nằm trên hành lang kinh tế gồm các tỉnh Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh.
- Vĩnh Phúc là một vùng kinh tế tổng hợp rất có tiềm năng phát triển về lĩnh vực: công nghệ, dịch vụ, nông nghiệp sinh thái. Một trong những cầu nối giao thông quan trọng giữa các tỉnh phía Bắc với cả nước.
- Đây còn là tỉnh thuộc đô thị loại I giữ vai trò quan trọng trong việc xây dựng Vĩnh Phúc lên thành phố vào thế kỷ XXI.
- Chiếm vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng & bảo vệ môi trường với thủ đô và khu vực.
Thông tin, bản đồ phát triển không gian
Cơ cấu quy hoạch
Cơ cấu quy hoạch Vĩnh Phúc được xây dựng theo mô hình nhất thể hóa đô thị, nông thôn kết hợp chặt chẽ với vùng thủ đô, phát triển hài hòa với thiên nhiên:
Đô thị Vĩnh Phúc với tổng diện tích tự nhiên khoảng 31.860ha và 1 triệu dân bao gồm: TP Vĩnh Yên, TX Phúc Yên, huyện Bình Xuyên và một phần của các huyện Yên Lạc, Vĩnh Tường, Tam Dương, Tam Đảo. Một đô thị trung tâm thúc đẩy sự phát triển của toàn vùng.
Bản đồ quy hoạch tỉnh
Có 3 chùm đô thị vệ tinh được hợp thành từ đường vành đai 5 của tỉnh gắn liền với 3 vùng kinh tế tự nhiên luôn hỗ trợ đô thị Vĩnh Phúc, cụ thể: chùm miền núi lấy thị trấn Hợp Châu và Tây Thiên làm trọng điểm; chùm trung du lấy thị trấn Lập Thạch; chùm đô thị đồng bằng lấy Vĩnh Tường và Thổ Tang.
Quy hoạch Vĩnh Phúc sẽ xây dựng các điểm cư dân nông thôn kết nối chặt chẽ với 3 vùng kinh tế nông nghiệp sinh thái.
Kết hợp xây dựng vành đai quanh khu đô thị để tạo sự liên kết với các hành lang xanh và vùng công nghiệp luôn đảm bảo hệ sinh thái bền vững.
Gắn kết với thủ đô Hà Nội, vùng kinh tế trọng điểm, hành lang kinh tế bằng hệ thống giao thông quốc gia.
Hệ thống các vùng kinh tế – lãnh thổ của tỉnh
Trên thực tế Vĩnh Phúc được chia làm 4 vùng kinh tế – lãnh thổ và 11 tiểu vùng, chi tiết như sau:
- Vùng kinh tế đô thị với diện tích là 281,94 Km2 cùng 5 tiểu vùng khác.
- Phía Bắc là: vùng kinh tế lâm nghiệp, sinh thái, du lịch, dịch vụ có diện tích là 340,18 Km2 với 1 tiểu vùng.
- Phía Nam có: vùng kinh tế nông nghiệp – thủ công nghiệp – thương mại với diện tích là 211,54 Km2 có 2 tiểu vùng.
- Phía Tây có: vùng kinh tế công – nông nghiệp – dịch vụ với diện tích khoảng 402,84 Km2 có 3 tiểu vùng.
Hệ thống các vùng, cơ sở sản xuất
Quy hoạch Vĩnh Phúc có 3 vùng công nghiệp trọng điểm và 16 KCN tập trung cụ thể là:
- Vùng Bình Xuyên có diện tích là 2.168ha gồm 6 KCN tập trung.
- Vùng Tam Dương có tổng điện tích là 3.080ha gồm 5 KCN.
- Vùng Lập Thạch – Sông Lô rộng 1.380ha với 5 KCN.
- Còn lại các vùng công nghiệp khác có diện tích khoảng 867 ha gồm 5 KCN.
Quy hoạch đất đai
Các vùng và khu du lịch nghỉ dưỡng
Phát triển đa dạng các loại hình du lịch thu hút 4,45 – 4,65 triệu lượt khách vào 2020 và dự kiến đón 9 triệu lượt khách vào năm 2030. Khu du lịch nghỉ dưỡng tập trung gồm có:
- Với 3 khu du lịch cấp Quốc gia là: Đại Lải, Hồ Sáu Võ, Tây Thiên – Tam Đảo II
- 6 khu du lịch cấp tỉnh bao gồm: Đầm Vạc, Tam Đảo I, hồ Làng Hà, hồ Vân Trục – Bò Lạc, Đầm Rưng, Bắc Ngọc Thanh.
Vùng sản xuất nông – lâm – nghiệp
Quy mô sản xuất nông lâm nghiệp lên đến 70.710ha chia làm 4 vùng như sau:
- Vĩnh Tường – Yên Lạc chủ yếu trồng lúa, hoa, rau.
- Tam Dương: cây ăn quả, cây cảnh, vành đai sinh thái..
- Lập Thạch – Sông Lô: hoa màu, lúc, cây lâu năm.
- Tam Đảo – Lập Thạch – Sông Lô: cây ăn quả, rừng sản xuất, sinh thái, đặc dụng, vườn quốc gia Tam Đảo.
Hệ thống các đô thị
Dự kiến quy hoạch Vĩnh Phúc sẽ có 21 đô thị được phân loại như sau:
- Đô thị Vĩnh Phúc – thành phố loại I của tỉnh.
- Đô thị Vĩnh Tường – Lập Thành trở thành thị xã loại IV.
- Đô thị Hợp Châu – Tam Hồng là thị trấn loại IV.
- Cùng với 16 thị trấn khác trở thành đô thị loại V.
Hệ thống các điểm dân cư nông thôn
Tổng có 67 xã là các điểm dân cư nông thôn, phân bố cụ thể như sau:
Yên Lạc có 10 xã; Vĩnh Tường 19 xã; Tam Dương 7 xã; Lập Thạch 10 xã; Sông Lô 13 xã; Tam Đảo 8 xã. Quá trình xây dựng phát triển các xã nêu trên theo dự án quy hoạch Vĩnh Phúc rất phù hợp với những tiêu chí có trong chương trình xây dựng nông thôn mới.
Hệ thống hạ tầng xã hội
Về nhà ở: dự án sẽ cải tại và xây mới 49,60 triệu m2 nhà ở trong đó có 37,5 triệu m2 là đô thị còn 12,1 triệu m2 là điểm dân cư nông thôn.
Mảnh đất tiềm năng
Trung tâm dịch vụ tổng hợp chia làm 4 cấp:
- Cấp 1 – Vùng: đô thị của tỉnh.
- Cấp 2 – Tiểu vùng: Hợp Châu – Tây Thiên, Lập Thạch, Vĩnh Tường.
- Cấp 3 – Huyện: Tam Hồng, Hợp Hòa, Tam Sơn.
- Cấp 4 – Các cụm xã: thị trấn.
Trung tâm chính trị – hành chính gồm 3 cấp
- Cấp tỉnh: Vĩnh Yên.
- Cấp huyện: 11 tiểu vùng.
- Cấp xã: xã, phường, thị trấn.
Trung tâm chuyên ngành
- Bố trí diện tích khoảng 1.800ha cho các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, cơ sở nghiên cứu khoa học, trong đó tại đô thị Vĩnh Phúc là 1.500ha còn lại 800ha cho các chùm đô thị vệ tinh.
- Những cơ điều dưỡng, y tế cấp vùng sẽ có diện tích từ 100 – 120 ha đặt tại thành phố, huyện, thị xã và các đô thị khác.
- Hệ thống cây xanh, mặt nước, công viên, khu TDTT chiếm 3.100ha trong đó 2.500ha sẽ được bố trí tại đô thị Vĩnh Phúc, số còn lại sẽ xây dựng tại đô thị trong tỉnh.
Thông tin quy hoạch Vĩnh Phúc về sử dụng đất
Cơ cấu sử dụng đất đai
- Năm 2020: Đất nông nghiệp là 4,22 Km2 chiếm 61,81% đất tự nhiên, đất phi nông nghiệp chiếm 37,80% và đất chưa sử dụng đến là 0,38% đất tự nhiên của tỉnh.
- Dự kiến năm 2030: Đất nông nghiệp với 707,10 Km2 chiếm 57,19% đất tự nhiên, đất phi nông nghiệp là 42,43% và 0,38% đất chưa sử dụng.
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến 2030
- Quy hoạch Vĩnh Phúc vào năm 2030 sẽ dành nhiều quỹ đất hơn để sản xuất nông nghiệp, nhất là đất hai lúa theo chỉ tiêu mà Chính phủ đã đề ra, đồng thời phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất được Quốc hội duyệt.
- Phải dành đủ diện tích đất để xây dựng và phát triển đô thị.
- Kiểm soát chặt sử dụng đất cho hành lang ven đô, các vùng cấm xây dựng nếu vi phạm xử phát theo quy định.
Phát triển khu đô thị
Thông tin quy hoạch về hệ thống giao thông của bản quy hoạch
Đường bộ
- Giao thông đối ngoại: cao tốc Hà Nội – Lào Cai, các trục đường chính.
- Giao thông nội vùng: có 10 hướng nối với trung tâm đô thị Vĩnh Phúc.
- Bổ sung thêm 2 đường vành đai 4 và 5 để kết nối với trung tâm ngoài đô thị.
Đường sông: sông Hồng và sông Lô
Hàng không: chỉ cách trung tâm đô thị Vĩnh Phúc khoảng 30km là Sân bay quốc tế Nội Bài.
Đường sắt và giao thông công cộng:
- Xây dựng tuyến đường sắt mới khổ rộng 1,43m Hà Nội – Lào Cai, xây dựng tuyến LRT Bắc Nam, Nội Bài – Vĩnh Phúc và nâng cấp tuyến Hà Nội – Lào Cai đang vận hành.
- Xe buýt nhanh BRT tuyến Phúc Yên – Vĩnh Yên; các tuyến xe buýt từ Vĩnh Yên đến Tam Đảo, Chợ Chang, Tam Sơn, Việt Trì và Hà Nội; các tuyến vành đai trong, ngoài, giữa và lân cận.
Công trình giao thông đầu mối
- Triển khai xây dựng bến xe liên tỉnh kết nối với các tuyến xe bus, nhà ga, cảng du lịch.
- Xây dựng 4 cảng sông lớn bao gồm: Như Thụy, Đức Bác, Vĩnh Thịnh, Trung và 2 cảng ICD.
- Xây dựng thêm các hệ thống cầu vượt sông, hầm Tam Đảo và nhiều dự án khác…
DỰ ÁN CÙNG KHU VỰC
DỰ ÁN NỔI BẬT
Tnr Stars Đak Đoa / Khu Đô Thị Ân Phú / Căn Hộ Imperium Town Nha Trang / Thành Phố Cà Phê / Căn Hộ The Light Phú Yên / Căn Hộ Happy Sky Nha Trang / Căn Hộ Marina Suites Nha Trang / Căn Hộ Hacom Mall Ninh Thuận / Căn Hộ Apec Phú Yên / Căn Hộ Apec Mũi Né / Khu Dân Cư Hoàng Thành Kontum / Căn Hộ Altara Residences Quy Nhơn / Căn Hộ Ecolife Riverside Quy Nhơn / Căn Hộ TMS Quy Nhơn / Căn Hộ Vina Panorama Quy Nhơn