Chuyên gia khuyến nghị, càng lạm phát càng nên đầu tư bất động sản

Theo TS. Sử Ngọc Khương, nếu lạm phát xảy ra, càng nên đầu tư vào bất động sản. Vị chuyên gia này khuyến nghị, người mua không nên sử dụng đòn bẩy tài chính bởi rủi ro lớn.

Kinh tế Việt Nam được nhận định đang đứng trước rủi ro lạm phát khi triển khai mạnh các biện pháp phục hồi tăng trưởng bằng nới lỏng chính sách tài khóa, tiền tệ. Trước đó, bà Nguyễn Thu Oanh, Vụ trưởng Vụ Thống kê giá (Tổng cục Thống kê) cho rằng: Việc kiểm soát lạm phát trong năm 2022 sẽ chịu áp lực rất lớn, thậm chí “căng như dây đàn” do nhiều mặt hàng trong nước như giá điện, giá dịch vụ giáo dục đào tạo, y tế sẽ được điều chỉnh tăng, do đã giảm hoặc không tăng trong năm nay, đồng thời giá nguyên liệu, xăng dầu thế giới tiếp tục tăng.

GSO cũng dự báo lạm phát trong năm 2021 có thể được kiểm soát trong mục tiêu dưới 4%, tuy nhiên, năm 2022 lạm phát sẽ nhích lên và áp lực kiểm soát không hề nhỏ.

Với các nhà đầu tư, sự mất giá của đồng tiền và lạm phát tại Việt Nam trở thành tín hiệu dự báo dòng tiền sẽ đổ mạnh vào thị trường bất động sản. Đó là cơ hội để các nhà đầu tư cho rằng, đây là thời điểm thích hợp để mạnh tay xuống tiền, tìm kiếm khả năng sinh lời.

“Bảo chứng vàng” cho nhà đầu tư khi lựa chọn The Sailing Quy Nhơn

The Sailing Quy Nhơn sở hữu tầm nhìn đắt giá khi vừa nằm sát mặt biển, vừa nằm ngay trung tâm thành phố với nhiều tiềm năng hấp dẫn nhà đầu tư. 

Căn hộ hàng hiệu tại trung tâm phố biển Quy Nhơn

The Sailing được các chuyên gia đánh giá là dự án làm dậy sóng thị trường BĐS nghỉ dưỡng tại Quy Nhơn bởi nhiều ưu thế vượt trội. Dự án là viên kim cương quý giá còn sót lại khi nằm sát mặt biển và ngay giữa khu vực trung tâm gần các tòa cao ốc, văn phòng, trường học, bệnh viện, Trung tâm thương mại sầm uất. Tọa lạc tại vị trí của lô đất được coi là đẹp nhất thành phố, nổi bật trong thế phú quý tựa núi – hướng biển, The Sailing Quy Nhơn nằm trên 3 mặt đường lớn trung tâm, với bốn mặt tiền là các tuyến đường trung tâm sầm uất, ngay giữa công viên biển và quảng trường Nguyễn Tất Thành.

Nằm tại giao điểm 3 tuyến đường Lê Duẩn, Nguyễn Tư và Vũ Bảo, đồng thời nằm vuông góc, tiệm cận với 2 tuyến đường trung tâm rộng lớn và đắc địa bậc nhất thành phố – Nguyễn Tất Thành, An Dương Vương, The Sailing với 3 mặt tiền đắt giá được giới đầu tư kỳ vọng trở thành tâm điểm làm dậy sóng thị trường BĐS nghỉ dưỡng cao cấp tại Quy Nhơn.

Bên cạnh đó, các con đường huyết mạch nối Lê Duẩn, Vũ Bảo, Diên Hồng, Nguyễn Tất Thành… sẽ tạo nên liên kết vùng hoàn hảo khi chỉ mất vài phút di chuyển đã có thể kết nối trực tiếp tới trung tâm thành phố. Đặc biêt, từ dự án có thể dễ dàng kết nối với trục kinh tế trọng điểm của Quy Nhơn và thuận tiện di chuyển liên tỉnh. Khu vực này được ví như “phố cổ” của trung tâm thành phố Quy Nhơn – nơi những chuẩn mực về dịch vụ sống cao cấp, sang trọng được thiết lập và bảo chứng, kiến tạo nên diện mạo đô thị mới cho phố biển Quy Nhơn.

Sở hữu vị trí trung tâm tại phố biển, The Sailing Quy Nhơn được giới chuyên môn đánh giá cao khi là dự án thuộc phân khúc BĐS nghỉ dưỡng cao cấp có pháp lý minh bạch, sở hữu vĩnh viễn. Dự án đã có giấy phép xây dựng, hiện tại đã thi công tới tầng 3 và được quản lý vận hành bởi thương hiệu quốc tế 5 sao Wyndham. The Sailing Quy Nhơn sẽ mang tới trải nghiệm thượng lưu chuẩn quốc tế cho những chủ nhân xứng tầm. Đồng thời, dự án cũng là lời cam kết cho biểu tượng sống đẳng cấp và giá trị BĐS trường tồn theo thời gian, là một nơi nhất định phải tới khi đến Quy Nhơn.

Cơ hội sinh lời hấp dẫn cho nhà đầu tư

Tọa lạc tại trung tâm phố biển, The Sailing Quy Nhơn được đánh giá là 1 trong những dự án tốt nhất có tính thanh khoản cao, tỉ suất đầu tư lớn, an toàn và hiệu quả.

The Sailing Quy Nhơn mang tới cơ hội sinh lời hấp dẫn cho nhà đầu tư 

The Sailing Quy Nhơn hội tụ trọn vẹn 3 yếu tố của một bất động sản tiềm năng: Nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ. Dự án đang tạo nên cơn sốt trên thị trường BĐS nghỉ dưỡng cao cấp với bộ sưu tập căn hộ hàng hiệu cao cấp với đa dạng diện tích từ 50m2 đến 104m2. The Sailing Quy Nhơn còn đặc biệt ghi điểm với giới đầu tư khi được quản lý vận hành bởi Wyndham, mang đến cho chủ nhân thượng lưu những trải nghiệm xứng tầm với hệ thống tiện ích cao cấp: Trung tâm thương mại, phòng sự kiện hội thảo – Grand Ballroom, Bể bơi vô cực, nhà hàng Điạ Trung Hải, vườn dạo giữa tầng không, Skybar, Spa đẳng cấp…

Bên cạnh đó, The Sailing Quy Nhơn cũng được đánh giá là “gà đẻ trứng vàng” khi ngay tại thời điểm hoàn thành hợp đồng mua bán, chủ nhân căn hộ đã có cơ hội tham gia chương trình cho thuê với lợi nhuận chia sẻ lên đến 80%/năm. Đây được đánh giá là mức lợi nhuận hấp dẫn và ổn định bởi thực tế nhu cầu thuê căn hộ tại trung tâm thành phố Quy Nhơn luôn duy trì ở ngưỡng cao. Ngoài ra, khi hết thời hạn của chương trình cho thuê từ chủ đầu tư, khách hàng cũng dễ dàng tự cho thuê khi được hưởng lợi từ thị trường tệp khách hàng thân thiết đã được thiết lập bởi uy tín của thương hiệu 5 sao thuộc Top đầu thế giới. Trên thực tế, Wyndham là thương hiệu có lợi thế về nguồn khách ổn định bởi sở hữu nhiều chương trình khách hàng thân thiết tốt nhất. Các dự án Bất động sản nghỉ dưỡng mà Wyndham đang quản lý (đặc biệt là ở Việt Nam) có tỷ lệ lấp đầy quanh năm rất cao, trở thành bảo chứng chắc chắn cho khả năng sinh lời của mọi nhà đầu tư.

Dự án The Sailing Quy Nhơn sau khi hoàn thành sẽ trở thành tổ hợp thương mại cao nhất Việt Nam với 41 tầng – biểu tượng mới của thành phố Quy Nhơn. Cùng với thế mạnh pháp lý, tính thanh khoản cao và tiềm năng tăng giá lớn, The Sailing Quy Nhơn đang trở thành điểm sáng trên thị trường địa ốc khu vực. Dự án được đánh giá là lựa chọn tối ưu dành cho các nhà đầu tư mong muốn vừa bảo toàn, vừa gia tăng giá trị tài sản trong thời điểm thị trường bị ảnh hưởng bởi Covid-19.

Đất đấu giá bị hủy kết quả, người mua có lấy lại được tiền?

Theo Luật Đấu giá tài sản (ĐGTS) năm 2016, pháp luật vẫn đảm bảo một phần quyền lợi của người mua được đất đấu giá một cách ngay tình khi lô đất bị hủy kết quả đấu giá.

Đắk Lắk quyết định chủ trương và điều chỉnh bổ sung đầu tư 11 dự án

Tỉnh Đắk Lắk sẽ đầu tư hàng trăm tỷ đồng để triển khai các dự án thuỷ lợi, giao thông và văn hoá trên địa bàn Tỉnh.

Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã ban hành Nghị quyết số 36/NQ-HĐND về quyết định chủ trương đầu tư và điều chỉnh, bổ sung chủ trương đầu tư 11 dự án trên địa bàn Tỉnh.

Theo đó, HĐND tỉnh Đắk Lắk quyết định chủ trương đầu tư 3 dự án. Cụ thể: dự án Hệ thống thủy lợi huyện Buôn Đôn, với tổng mức đầu tư 320 tỷ đồng; Chỉnh trang khuôn viên Bảo tàng tỉnh và Di tích Biệt điện Bảo Đại, với tổng mức đầu tư hơn 13,7 tỷ đồng và dự án Đầu tư xây dựng và chỉnh trang đô thị khu Trung tâm Văn hóa tỉnh Đắk Lắk (giai đoạn 2), với tổng mức đầu tư 110 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, HĐND tỉnh Đắk Lắk cũng quyết nghị điều chỉnh, bổ sung chủ trương đầu tư 6 dự án trên địa bàn tỉnh theo hướng tăng tổng mức đầu tư các dự án như Công trình thủy lợi Dray Sáp; Đường liên huyện từ xã Hòa Hiệp (huyện Cư Kuin) đi xã Băng Adrênh (huyện Krông Ana); Kho lưu trữ chuyên dụng tỉnh Đắk Lắk (giai đoạn 1); Đường giao thông quanh bờ hồ Khu du lịch Hồ Tân An (thị trấn Phước An, huyện Krông Pắc); Đường giao thông trung tâm xã Ea Na (huyện Krông Ana); Đường giao thông xã Hòa Thành …

Tỉnh Đắk Lắk điều chỉnh bổ sung nhiều dự án.

Ngoài ra, tỉnh Đắk Lắk  còn điều chỉnh chủ trương đầu tư 2 dự án trên địa bàn tỉnh theo hướng điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn đầu tư, bao gồm: Dự án hệ thống trạm bơm và công trình thủy lợi Dur Kmăl (huyện Krông Ana) và Dự án di dân khẩn cấp vùng lũ ống, lũ quét sạt lở đất cụm dân cư lưu vực xả lũ Hồ Ea Súp hạ (huyện Ea Súp).

Trước đó, trong Kỳ họp thứ hai, nhiệm kỳ 2021 – 2026, HĐND tỉnh Đắk Lắk đã thông qua 18 Nghị quyết, trong đó có một số nghị quyết quan trọng như Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh tỉnh Đắk Lắk 05 năm, giai đoạn 2021 – 2025; Nghị quyết Quy định nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2021 – 2025; Nghị quyết về ban hành Nội quy kỳ họp của HĐND tỉnh khoá X, nhiệm kỳ 2021 – 2026; Nghị quyết về Chương trình giám sát của HĐND tỉnh năm 2022…

Giao đầu mối chuẩn bị đầu tư Dự án cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột

Bộ trưởng Bộ GTVT vừa ký Quyết định số 1347/QĐ – BGTVT về việc tổ chức lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột

Theo đó, Bộ GTVT giao nhiệm vụ cho Ban Quản lý dự án 6 tổ chức lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột theo PPP.

Dự án này có mục tiêu từng bước hoàn chỉnh mạng đường bộ cao tốc quốc gia theo quy hoạch; đảm bảo kết nối các trung tâm kinh tế trọng điểm, các cửa khẩu chính, các đầu mối giao thông quan trọng; đáp ứng nhu cầu vận tải phục vụ phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh.

Thời gian thực hiện chuẩn bị dự án bước lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi là từ năm 2021 đến năm 2022. Ban Quản lý dự án 6 có trách nhiệm chọn tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi: theo quy định hiện hành.

Trước đó, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk đề nghị Thủ tướng chấp thuận bổ sung tuyến cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột vào Quy hoạch đường bộ Việt Nam thời kỳ 2021 – 2030 và định hướng đến năm 2050; đồng thời cho chủ trương hỗ trợ nguồn vốn ngân sách Trung ương khoảng 10.000 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư Dự án là 19.500 tỷ đồng để xây dựng 113 km đường cao tốc thuộc Dự án theo quy mô 4 làn xe, chiều rộng nền đường 17m, tốc độ thiết kế 80 – 120 km/h.

Phần kinh phí còn lại khoảng 9.500 tỷ đồng, tỉnh Đắk Lắk và Khánh Hòa sẽ cân đối từng ngân sách địa phương và kêu gọi đầu tư từ các doanh nghiệp theo hình thức PPP.

Lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Lắk đánh giá Dự án đường cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột là tuyến đường chiến lược “nối rừng với biển”, có vai trò quan trọng trong việc đánh thứ và khai thác mạnh mẽ các tiềm năng du lịch sinh thái, xanh, văn hóa, bản sắc; là tuyến kết nối Tây Nguyên với Đồng bằng duyên dải miền Trung. Đây cũng là cầu nối quan trọng, là cung đường ngắn nhất, nhanh nhất, an toàn và có chi phí thấp nhất trong việc cung ứng các nông sản đặc trưng của vùng Tây Nguyên xuất khẩu đến các nước trên thế giới thông qua cảng biển Vân Phong.

Hiện tuyến cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột cũng đã được Bộ GTVT đưa vào dự thảo Quy hoạch đường bộ Việt Nam thời kỳ 2021 – 2030 và định hướng đến năm 2050.

Đắk Lắk đề xuất bổ sung 1.500 MW điện gió vào Quy hoạch điện VIII

Tỉnh Đắk Lắk đề xuất bổ sung công suất điện gió của tỉnh vào Quy hoạch điện VIII trong giai đoạn 2021 – 2025 từ 490 MW lên 1.500 MW

UBND tỉnh Đắk Lắk vừa đề xuất Chính phủ, Bộ Công thương bổ sung thêm công suất điện gió của tỉnh vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII).

Theo đánh giá của Viện Năng lượng (Bộ Công thương), tiềm năng kỹ thuật điện gió trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đạt quy mô công suất 26.921 MW. Trên cơ sở đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã có Nghị quyết về việc phát triển năng lượng tái tạo tỉnh Đắk Lắk đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, với mục tiêu phấn đấu đưa Đắk Lắk trở thành Trung tâm năng lượng của vùng Tây Nguyên. Cụ thể, giai đoạn 2020 – 2025, đưa vào vận hành phát điện thương mại 2.000 – 3.000 MW điện gió, giai đoạn 2026 – 2030, công suất điện gió đạt 3.000 – 4.000 MW.

Đắk Lắk có nhiều tiềm năng về điện gió.

Tuy nhiên, Bộ Công thương đề xuất đưa vào quy hoạch nguồn điện gió phát triển tăng thêm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2021 – 2025 công suất 490 MW, giai đoạn 2026 – 2030 công suất 448MW. Như thế, cả giai đoạn 2021 – 2030, tổng công suất đề xuất vào quy hoạch là 938 MW, chưa đạt 4% so với tiềm năng điện gió của tỉnh. Ngoài ra, hạ tầng truyền tải điện trên bàn Đắk Lắk rất tốt, với nhiều đường dây, trạm biến áp 500 kV đã và đang đầu tư xây dựng.

Vì vậy, để khai thác tốt tiềm năng, lợi thế về năng lượng tái tạo, đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội, UBND tỉnh Đắk Lắk đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công thương xem xét, bổ sung thêm nguồn công suất điện gió của tỉnh vào Quy hoạch điện VIII. Cụ thể, từ 490 MW lên 1.500 MW cho giai đoạn 2021 – 2025 và từ 448 MW lên 1.500MW cho giai đoạn 2026 – 2030.

Được biết,  trong quý I/2021, UBND tỉnh Đắk Lắk đã cấp quyết định chủ trương đầu tư cho 10 dự án với tổng vốn đạt 10.185,96 tỷ đồng, trong đó có 6 dự án FDI thuộc lĩnh vực điện gió, có tổng vốn đăng ký đạt 10.088 tỷ đồng. Trong số đó, Công ty TNHH Đầu tư VNM (Singapore) có 2 nhà máy điện gió tổng công suất 70 MW, vốn đầu tư hơn 2.210 tỷ đồng, gồm: nhà máy Alpha VNM tại các xã Ea Sol, Dliê Yang và Ea Hiao (huyện Ea H’leo), diện tích gần 6,5 ha, công suất 20 MW, tổng mức đầu tư 650 tỷ đồng; nhà máy Beta tại các phường Đạt Hiếu, An Bình, Đoàn Kết, Thống Nhất, Bình Tân và xã Cư Bao (thị xã Buôn Hồ), xã Ea Ngai (huyện Krông Búk) và xã Ea Tul (huyện Cư M’gar), diện tích 10,9 ha, công suất 50 MW, tổng mức đầu tư 1.560 tỷ đồng.

Doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư 22 triệu USD vào Đắk Lắk

Công ty cổ phần Tae Kwang Vina Industrial (Hàn Quốc) đầu tư 22 triệu USD xây dựng nhà máy sản xuất giày da tại Khu công nghiệp Hòa Phú, thành phố Buôn Ma Thuột.

Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Đắk Lắk cho biết, UBND Đắk Lắk đã cấp giấy chứng nhận đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất giày tại Khu công nghiệp Hòa Phú, thành phố Buôn Ma Thuột cho Công ty cổ phần Tae Kwang Vina Industrial (Hàn Quốc).

Dự án được xây dựng trên diện tích 40.875 m2, với tổng mức đầu tư của dự án 486 tỷ đồng (tương đương 22 triệu USD), thời gian hoạt động 37 năm (từ 2021 đến 2058).

Hiện tại, doanh nghiệp này đã hoàn thiện thủ tục pháp lý, cải tạo, xây dựng hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực, khi đi vào hoạt động sẽ tạo việc làm cho 5.000 lao động. Doanh nghiệp Hàn Quốc đang tuyển 1.000 lao động để đào tạo tại công ty mẹ ở tỉnh Đồng Nai, để sau về làm việc tại chi nhánh Đắk Lắk. Dự kiến, năm 2022, chi nhánh tại Đắk Lắk đi vào hoạt động, trong 3 năm, sẽ tuyển đủ 5.000 công nhân.

Khu công nghiệp Hòa Phú của tỉnh Đắk Lắk.

Theo Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Đắk Lắk, nhà máy sản xuất giày là dự án FDI đầu tiên đặt nền móng tại khu công nghiệp là là tín hiệu tích cực cho môi trường đầu tư của tỉnh trong bối cảnh dịch Covid-19. Hiện có thêm 2 doanh nghiệp nước ngoài đang tìm hiểu đầu tư trong Khu công nghiệp Hòa Phú gồm Công ty TNHH Lotte Confectionery, Công ty TNHH Bamboo Nông nghiệp (thuộc Tập đoàn Bamboo Capital Group BCG)…

Theo thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Lắk, từ năm 2015 đến nay, tỉnh thu hút được 5 dự án FDI, với tổng vốn đăng ký là 6,65 triệu USD, nâng tổng số dự án FDI đang triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh lên 14 dự án, với tổng vốn đăng ký hơn 135 triệu USD.

Các dự án đến từ nhà đầu tư Hàn Quốc, Nhật Bản, Anh, Thái Lan, Singapore, Trung Quốc và Hà Lan, thuộc các lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ, trung tâm mua sắm, môi trường. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có 21 văn phòng đại diện, tổng đại lý, cửa hàng kinh doanh, cửa hàng giới thiệu sản phẩm của các doanh nghiệp FDI khác đặt tại tỉnh.

Bình Định mời đầu tư khu vui chơi giải trí hơn 600 tỉ đồng

Khu vui chơi giải trí Tini Dream – Đầm Thị Nại có tổng diện tích thực hiện hơn 30ha, tổng vốn đăng ký đầu tư 954 tỉ đồng.

Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định vừa công bố danh mục dự án sử dụng đất để đầu tư đối với dự án Khu vui chơi giải trí Đầm Thị Nại.

Quy mô đầu tư xây dựng gồm các công trình vui chơi, giải trí, như: công viên nước, thủy cung, tắm suối nóng, hệ thống đường tàu lượn, các trò chơi mạo hiểm…; Các công trình phụ trợ như văn phòng điều hành, quản lý, khu vực cho nhân viên phục vụ, nhà bảo vệ, khu dịch vụ, nhà hàng, hội nghị… Sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án là 604 tỉ đồng.

Tiến độ hoàn thành toàn bộ dự án không quá 36 tháng kể từ ngày nhà đầu tư được quyết định giao đất, cho thuê đất. Hiện trạng đất chưa giải phóng mặt bằng.

Thời hạn để nhà đầu tư nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án là ngày 16/12/2021.

Trước đó vào tháng 8, UBND tỉnh Bình Định đã có văn bản đồng ý chủ trương triển khai thủ tục đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án khu vui chơi giải trí Tini Dream – Đầm Thị Nại, Khu kinh tế Nhơn Hội.

Đắk Lắk đề xuất bổ sung dự án điện gió quy mô hơn 2.000 tỷ đồng

Dự án Nhà máy Điện gió Thắng Lợi Đắk Lắk quy mô hơn 2.000 tỷ đồng, vừa được UBND tỉnh Đắk Lắk đề xuất bổ sung vào quy hoạch phát triển điện lực.

UBND tỉnh Đắk Lắk vừa có văn bản 9033/UBND-CN đề nghị Bộ Công thương bổ sung dự án Nhà máy Điện gió Thắng Lợi Đắk Lắk vào quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016 – 2025, có xét đến năm 2035.

Dự án Nhà máy Điện gió Thắng Lợi Đắk Lắk do Công ty cổ phần Cà phê Thắng Lợi nghiên cứu đầu tư tại xã Hòa Đông, huyện Krông Pắc. Nhà máy là công trình cấp II, nhóm B, có quy mô công suất 49,5 MW gồm 11 tua bin (công suất 4,5 MW/tuabin), sản lượng điện sản xuất dự kiến 187,75 triệu kWh/năm. Tổng mức đầu tư dự án khoảng 2.090 tỷ đồng.

Đắk Lắk đề nghị bổ sung Dự án nhà máy điện gió Thắng Lợi Đắk Lắk vào quy hoạch.

Tại Đắk Lắk, Công ty cổ phần Cà phê Thắng Lợi đang đề xuất chủ trương khảo sát, bổ sung quy hoạch đầu tư điện mặt trời nổi Thắng Lợi,  tại vùng hồ Ea Nhái, xã Cuôr Đăng, huyện Cư M’gar. Tổng công suất nhà máy dự kiến 200 MW với tổng mức đầu tư dự kiến 3.000 tỷ đồng.

Với tiềm năng lớn về năng lượng tái tạo, tỉnh Đắk Lắk đã thu hút dòng vốn lớn của các nhà đầu tư về năng lượng gió và năng lượng mặt trời. Trong 9 tháng năm 2020, UBND tỉnh Đắk Lắk đã trình Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công thương xem xét bổ sung quy hoạch phát triển điện lực quốc gia gồm 41 dự án điện gió với tổng công suất 3.700 MW của 27 nhà đầu tư đề xuất và 19 dự án điện mặt trời với tổng công suất 4.193 MWp.

Tỉnh Đắk Lắk đang thu hút được nhiều dự án năng lượng tái tạo.

Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản số 795/TTg-CN ngày 25/6/2020 về việc bổ sung danh mục các dự án điện gió và lưới điện đấu nối vào Quy hoạch phát triển điện VII điều chỉnh, trong đó có 6 dự án điện gió trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk được bổ sung vào quy hoạch với tổng công suất dự kiến 657 MW.

Cụ thể là: dự án Nhà máy điện gió Ea H’leo 1,2 công suất 57MW; dự án Nhà máy điện gió Ea Nam công suất 400 MW; dự án Nhà máy điện gió Cư Né 1 công suất 50 MW; dự án Nhà máy điện gió Cư Né , công suất 50 MW; dự án Nhà máy điện gió Krông Búk 1 công suất 50 MW; dự án Nhà máy điện gió Krông Búk 2 công suất 50 MW. Riêng dự án Trang trại phong điện Tây Nguyên giai đoạn 1 công suất 28,8 MW đã xây dựng xong 12/12 tuabin gió: Trong quý I/2020 đã đưa vào vận hành 5 tuabin gió, công suất 12 MW; dự kiến trong năm 2020 sẽ vận hành phát điện 7 tuabin còn lại.

Tỉnh Đắk Lắk cũng có 5 dự án điện mặt trời với công suất 190 MWp đã hoàn thành, đưa vào vận hành phát điện.

 

Bình Định – Phú Yên: Cánh cửa hướng Đông của đại ngàn Tây Nguyên

Khi những doanh nghiệp “sếu đầu đàn” về ngày một đông, Bình Định – Phú Yên đang phát huy mọi nguồn lực để thúc đẩy các dự án hạ tầng giao thông sớm hoàn thiện.

Việc này sẽ mở ra một hành lang kinh tế Đông – Tây mới, kéo gần Tây Nguyên với vùng Duyên hải Nam Trung bộ, liên kết xuyên Á để tạo đà bứt tốc.

Phối cảnh Khu Nông nghiệp Công nghệ cao Phú Yên – một trong 10 khu thực hiện chức năng kết nối, liên kết vùng trong chuỗi phát triển nông nghiệp của khu vực.

Từ hành lang kinh tế hướng Đông

Hai “đại công trình” hầm đường bộ đèo Cả và đèo Cù Mông được hoàn thành và đưa vào sử dụng đã giúp Bình Định và Phú Yên thoát khỏi thế “kìm kẹp”, rút ngắn cự ly từ Bình Định đến Khánh Hòa, tiết kiệm thời gian, đảm bảo an toàn giao thông. Hệ thống giao thông thông suốt này đã giúp cho sự giao thoa về mặt kinh tế, văn hóa, du lịch của hai địa phương này.

Cùng với Quốc lộ 1A, tại Phú Yên có 3 Quốc lộ khác đi qua (Quốc lộ19, Quốc lộ 25 và Quốc lộ 29) kết nối Phú Yên với các tỉnh Tây Nguyên. Từ đó có thể nối với đường xuyên Á qua các nước trong bán đảo Đông Dương. Những dự án này đều phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông đường bộ Việt Nam tầm nhìn đến năm 2030.

Theo các chuyên gia, trên bản đồ quốc tế, Phú Yên là trung độ, có khả năng phát triển hàng không, đường sắt xuyên Á, mở ra cơ hội mới – cơ hội của việc hội nhập và phát triển kinh tế vùng trên trục kinh tế Đông – Tây mới

Bên cạnh đó, những dự án đang được“lập trình” và sẽ triển khai trong tương lai gần như tuyến đường sắt nối khu vực Tây Nguyên: Đắk Nông – Kon Tum – Đắk Lắk – Bình Phước (dài 550 km); Tuy Hòa – Buôn Ma Thuột (169 km).

Còn với Bình Định, bên cạnh Quốc lộ 1A thì tuyến Quốc lộ 19 mới, đoạn từ cảng Quy Nhơn đến giao Quốc lộ1A vừa được hoàn thành đưa vào sử dụng sẽ giúp kết nối, giao thương giữa Bình Định và các tỉnh Tây Nguyên được thuận tiện hơn.

Quốc lộ 19 được xem là trục xương sống nối các tỉnh Tây Nguyên gần lại, để đẩy mạnh giao thương, thu hút đầu tư. Dự án  được khởi công xây dựng từ cuối năm 2012, thuộc nhóm A  và có quy mô lớn nhất từ trước đến nay của tỉnh Bình Định, với tổng mức đầu tư 4.410 tỷ đồng. Dự án đã hoàn thành, mở ra một tàm nhìn mới mang tính quy hoạch chiến lược của địa phương;  có ý nghĩa rất lớn trong việc liên kết vùng, là hành lang vận tải quan trọng nối cảng biển Quy Nhơn và Tây Nguyên và các nước láng giềng Lào, Campuchia, Đông Bắc Thái Lan được quy hoạch theo tuyến Quốc lộ 19 hiện nay.

Việc Bình Định đưa tuyến QL này vào hoạt động đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế – xã hội của Bình Định nói riêng và các tỉnh Tây Nguyên nói chung, đặc biệt là vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu qua cụm cảng Quy Nhơn.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, ông Hồ Quốc Dũng, trong 6 tháng đầu năm 2020, Bình Định giải ngân vốn đầu tư công đạt 2.814 tỷ đồng, đạt 42,6% kế hoạch năm. Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhưng Bình Định vẫn tập trung vốn đầu tư công để hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông trên địa bàn, như đường trục Khu Kinh tế Nhơn Hội, đường phía Tây tỉnh nối Quy Nhơn với Khu công nghiệp Becamex, Quốc lộ 19 đoạn từ Cảng Quy Nhơn đến nút giao Quốc lộ 1A…

Đến giấc mơ xuyên Á

Cả Phú Yên và Bình Định là 2 địa phương đang có cơ hội phát triển lớn khi Khu kinh tế Nam Phú Yên được thành lập và quy hoạch ven biển nhằm phát triển đô thị, thương mại, cảng biển, các khu đóng tàu…; Và Bình Định với trung tâm kinh tế hướng biển được điều chỉnh tại Khu kinh tế Nhơn Hội nối dài lên hướng Tây đang tạo thành một hành lang kinh tế từ việc phát triển đô thị, du lịch đến khu công nghiệp khép kín.

Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, ông Phạm Đại Dương cho biết: Nghị quyết Đảng bộ Phú Yên đã xác định tập trung phát triển cửa ngõ quan trọng của địa phương. Chiến lược đó đã được cụ thể hóa bằng các dự án hạ tầng trọng điểm, tiếp đến là phát triển mở rộng không gian hướng biển, đô thị Tuy Hòa; nâng cấp Cảng hàng không quốc tế Tuy Hòa…

Thực hiện chiến lược thu hút đầu tư, Phú Yên đã định hướng và mời gọi được các nhà đầu tư lớn như Vinamilk, TH, Thaco, Vingroup, Sun Group… đều là những “sếu đầu đàn” có vai trò dẫn dắt, lan tỏa, tạo động lực thu hút thêm nhiều dự án đầu tư và tạo bước ngoặt cho phát triển đột phá.

Là một trong những cảng biển có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển, cảng Quy Nhơn có vai trò rất quan trọng trong việc góp phần phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Bình Định nói riêng và khu vực miền Trung – Tây Nguyên nói chung. Đây còn là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (loại 1) của nhóm Cảng biển Nam Trung bộ.

Giám đốc Sở Công thương Bình Định, ông Ngô Văn Tổng cho biết, năm tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa toàn tỉnh thực hiện đạt 911,6 triệu USD, tăng 8,94% so với năm 2018 và bằng 104,8% kế hoạch năm. Trong đó, dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu là khối các doanh nghiệp tư nhân (đạt giá trị 797,3 triệu USD), chiếm hơn 87% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh; tiếp theo là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (đạt 88,1 triệu USD); cuối cùng là các doanh nghiệp nhà nước (đạt 26,2 triệu USD). Các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn và có tốc độ tăng trưởng cao là các sản phẩm gỗ, đồ gỗ nội thất, hàng thủy sản, may mặc, gạo… Hàng hóa xuất khẩu của tỉnh ta hiện có mặt tại 91 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó thị trường chính là EU, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc.

Và ngày 7/7 mới đây, tại buổi làm việc với tỉnh Bình Định, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đánh giá cao nỗ lực vượt  Covid-19 để duy trì đà tăng trưởng của địa phương. Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, Bình Định đã có những bước phát triển mới với những chiến lược được hoạch định cụ thể, rõ ràng. Điều này thể hiện năng động, sáng tạo và quyết liệt của lãnh đạo tỉnh trong giai đoạn vừa qua.

Tại sự kiện này, UBND tỉnh Bình Định kiến nghị Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng xem xét, tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sớm chấp thuận chủ trương triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Bắc – Nam (đoạn Quảng Ngãi – Bình Định dài 170 km) trong giai đoạn 2021 – 2025 và cho chủ trương đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Quy Nhơn – Pleiku dài 160 km.

Cùng với việc tập trung phát huy mọi nguồn lực để đầu tư hoàn thiện hạ tầng và tạo liên kêt, việc tuyến đường sắt Phú Yên – Tây Nguyên; Cao tốc Quy Nhơn – Pleiku được đưa vào quy hoạch; các tuyến đường bộ, sân bay, cảng biển đã có kế hoạch xây dựng, nâng cấp, mở rộng sẽ tạo cú hích giúp cho Bình Định và Phú Yên sớm thực hiện hóa “giấc mơ” xuyên Á.

 

Ý kiến – Nhận định:

Phú yên phải tìm ra chiến lược để bứt phá – Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng

Phú Yên định hướng chiến lược ra sao để bứt phá. Bởi, Phú Yên rất có tiềm năng phát triển, hạ tầng giao thông ổn, đường bộ có đầy đủ cả trục ngang trục dọc, có cả sân bay, chất lượng nguồn nhân lực cũng tốt… Chính vì vậy, nếu tìm thấy nguyên nhân căn cơ khiến Phú Yên mãi khó khăn, tìm ra giải pháp để giải quyết, thì sẽ phát triển bứt phá hơn trong giai đoạn tới.

Đầu tư hạ tầng sẽ căn cứ vào tầm nhìn dài hạn – Thứ trưởng Bộ Giao thông – Vận tải Lê Đình Thọ

Với Bình Định, ở hướng Đông Bắc sẽ dựa trên tuyến đường ven biển kết nối Khu kinh tế Nhơn Hội với Sân bay Phù Cát; hướng Tây sẽ lấy tuyến Quốc lộ 1A và tuyến Quốc lộ 19 – một huyết mạch được cho là cánh cửa của khu vực Tây Nguyên và phía Nam; và Đông Nam là tuyến cao tốc Quảng Ngãi – Quy Nhơn mà cánh cửa là hầm đèo Cù Mông. Ở mỗi một công trình hạ tầng giao thông được đầu tư, là tầm nhìn dài hạn về phát triển kinh tế – xã hội và đặt trong bối cảnh liên kết, thông thương khu vực, trong phạm vi quốc gia và tính toán đến liên kết quốc tế.