Nhờ trợ lực từ hạ tầng giao thông, bất động sản Bình Thuận vẫn cho thấy sự tăng trưởng ổn định trước những biến động của toàn thị trường. Với những công trình trọng điểm đang tiếp tục được triển khai, đây được xem là thời điểm vàng để sở hữu bất động sản Bình Thuận…
Bình Thuận trở thành “điểm sáng” bất động sản nhờ trợ lực từ hạ tầng giao thông.
TỪ ĐÒN BẨY CAO TỐC ĐẾN NHỊP TĂNG TRƯỞNG MỚI VỚI BỘ ĐÔI SÂN BAY
Sau khi chính thức thông xe vào tháng 4/2023, cao tốc Long Thành – Phan Thiết đóng vai trò như một tuyến đường huyết mạch kết nối TP.HCM với tỉnh Bình Thuận, rút ngắn thời gian di chuyển xuống chỉ còn 2 giờ đồng hồ, đưa địa phương này ghi danh vào bản đồ các đô thị vệ tinh “liền kề” TP.HCM. Từ đó đã thay đổi ngoạn mục nền kinh tế du lịch Bình Thuận, cạnh tranh trực tiếp với Vũng Tàu, trở thành điểm đến hàng đầu khu vực phía Nam.
Theo báo cáo của Cục Thống kê Bình Thuận, trong 9 tháng đầu năm 2023, du lịch Bình Thuận đón gần 7 triệu lượt khách đến tham quan và nghỉ dưỡng (tăng gần 76% so với năm trước; tổng doanh thu hoạt động du lịch đạt trên 17.676 tỷ đồng. Những dữ liệu trên là minh chứng thuyết phục cho thấy, cán cân du lịch ngắn ngày phía Nam đã có xu hướng dịch chuyển dần từ Vũng Tàu để chia lửa cho Bình Thuận.
Bên cạnh các tuyến cao tốc, trợ lực cho ngành du lịch và bất động sản tỉnh Bình Thuận còn được tiếp lửa bởi sân bay quốc tế Long Thành – đang trong quá trình triển khai dự kiến hoàn thành giai đoạn 1 vào năm 2025, tiếp cận 100 triệu lượt khách/năm và sân bay Phan Thiết đã khởi công dự kiến hoàn thành vào năm 2025, tiếp cận 2 triệu lượt khách/năm. Bộ đôi sân bay này được dự báo sẽ là nhịp tăng trưởng thứ 2 cho Bình Thuận trong giai đoạn từ 2025.
Dự đoán trên hoàn toàn có cơ sở khi tham chiếu với bất động sản Quảng Ninh năm 2018, khi cao tốc Hạ Long – Hà Nội và sân bay Vân Đồn chính thức đi vào hoạt động, mức giá bất động sản xung quanh đường bao biển tại địa phương này tăng từ 35 triệu đồng/m2 lên 60 triệu đồng/m2 chỉ sau 1 năm; giá bất động sản một số tuyến đường lớn đạt mức tăng khoảng từ 80 – 100 triệu đồng/m2 lên mức 180 – 200 triệu đồng/m2.
Còn với đảo ngọc Phú Quốc, khảo sát từ cột mốc sân bay vận hành năm 2012 đến 2019, bất động sản nơi đây đã tăng khoảng 15 lần. Lượng du khách đến Phú Quốc theo đó cũng tăng từ 300.000 lượt năm 2013 lên 5,1 triệu lượt (2019) – tức gấp 17 lần/ năm.
Theo các chuyên gia, khi loạt dự án hạ tầng giao thông đã và đang “về đích”, Bình Thuận sẽ có nhiều cơ hội tăng trưởng vượt bậc hơn cả 2 tỉnh thành trên khi sở hữu lợi thế về thiên nhiên, tài nguyên, khả năng kết nối thuận tiện với cả tứ giác kinh tế miền Nam lẫn khu vực miền Trung – Tây Nguyên…
Trước đó, khi cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết chuẩn bị thông xe, báo cáo thị trường quý 1/2023 của batdongsan.com.vn đã cho thấy, trong 3 tháng đầu năm, Bình Thuận là thị trường khu vực phía Nam ghi nhận lượt giá rao bán đất nền có xu hướng tăng cao nhất. Giá rao bán đất nền ven biển tại tỉnh này tăng gần 25% so với cuối năm 2022 (trong khi Đồng Nai chỉ tăng 2%, Bình Dương tăng 5% và Kiên Giang tăng 6%).
PHÁT HUY LỢI THẾ VỚI QUY HOẠCH CUNG ĐƯỜNG THƯƠNG MẠI DU LỊCH VEN BIỂN
Tận dụng thế mạnh giao thông hạ tầng và điều kiện tự nhiên, từ nhiều năm trước, Bình Thuận đã công bố quy hoạch khoa học, tập trung phát triển dải ven biển để phát huy tối đa tiềm năng.
Trên cơ sở Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Thuận đến năm 2030 đã được phê duyệt tại Quyết định số 1878/QĐ-UBND, ngày 12/8/2013 của UBND tỉnh, đến nay, các đô thị và khu vực ven biển trên địa bàn tỉnh đã được phủ kín quy hoạch chung xây dựng ở mức cơ bản. Bên cạnh đó, tuyến đường ven biển quốc gia cũng được hoàn thành và đi vào sử dụng trên địa bàn tỉnh với tổng chiều dài lên đến 43km.
Riêng Hàm Thuận Nam, theo bản đồ quy hoạch tầm nhìn đến 2030, dải đất mặt tiền biển từ địa phận xã Tân Thành dài 15km bắt đầu từ bãi tắm Cửa Cạn qua Mũi Kê Gà đến bãi tắm Đá Nhảy sẽ được quy hoạch phát triển dự án du lịch xen kẽ đất ở hỗn hợp. Kết hợp với quy hoạch sử dụng đất tập trung toàn bộ cho du lịch, nghỉ dưỡng ở tại dải mặt tiền biển, cung đường biển Kê Gà – Tân Thành trong vài năm tới sẽ hình thành dải đô thị biển sầm uất.
Đô thị biển với đầy đủ tiện ích được săn đón khi Bình Thuận chỉ còn cách TP.HCM 2 giờ.
Tuy nhiên theo các chuyên gia, trong bối cảnh du lịch nghỉ dưỡng phát triển sôi động, Bình Thuận cần nhanh chóng bổ sung các nguồn cung nhà ở, khu đô thị… để bắt kịp và đáp ứng đủ nhu cầu an cư trong tương lai, khi một bộ phận lớn thị dân và chuyên gia sẽ có xu hướng dịch chuyển về đây sinh sống và làm việc, hình thành nên những cộng đồng cư dân mới.
Đón đầu làn sóng an cư, một số chủ đầu tư đã tiên phong phát triển các khu đô thị theo quy hoạch hướng đến nhóm khách hàng có nhu cầu ở, lưu trú, làm việc dài ngày tại Bình Thuận, thay vì chạy theo mô hình nghỉ dưỡng đơn thuần. Đơn cử khu đô thị biển Thanh Long Bay quy mô hơn 90 ha với đa dạng các loại hình sản phẩm như căn hộ, nhà phố, khách sạn, shoptel, biệt thự nghỉ dưỡng… Cùng với đó là hệ sinh thái gần 1000 tiện ích hoàn chỉnh phục vụ cho mọi nhu cầu thiết yếu cho gia đình từ trường học, y tế, mua sắm, công viên, khu rèn luyện sức khoẻ