Hai người góp vốn cùng đứng tên mua chung cư được không?
Sở hữu chung theo phần khi mua nhà chung cư. Có được phép chung vốn mua nhà với người khác khi đang có hôn nhân hợp pháp không?
Lấy ví dụ cụ thể: Bạn có chung tiền mua một căn hộ chung cư với một người đàn ông đã ly thân với vợ của họ nhiều năm. Như vậy, ở đây dựa vào số tiền góp vào mua căn hộ chung cư của mỗi người, bạn sẽ xác định được mối người sẽ góp bao nhiêu phần trên giá trị của ngôi nhà đã mua. Bạn nên có một văn bản thỏa thuận về phần góp của mỗi người để xác thực được phần góp thực, quyền và nghĩa vụ của mối người khi mua căn nhà đó.
Vấn đề chung tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở không?
Theo khoản 1 Điều 9 Luật Nhà ở năm 2014 quy định:
“Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đủ điều kiện và có nhà ở hợp pháp quy định tại Điều 8 của Luật này thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) đối với nhà ở đó. Nhà ở được cấp Giấy chứng nhận phải là nhà ở có sẵn”.
Tại Điều 8 Luật nhà ở năm 2014, điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở:
“1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam; đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải có đủ điều kiện quy định tại Điều 160 của Luật này.
2. Có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức sau đây:
a) Đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước thì thông qua hình thức đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;
b) Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản); mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật;
c) Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì thông qua các hình thức quy định tại khoản 2 Điều 159 của Luật này”.
Với các điều kiện trên theo quy định của pháp luật xét thấy, bạn và người mua cũng nhà chung cư với bạn có thể cùng đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
Người vợ kia có liên quan tranh chấp gì không hay phải ký loại giấy tờ xác minh gì không ạ?
Theo thông tin bạn cung cấp, người đàn ông cùng mua nhà chung cư với bạn đã ly thân với vợ nhiều năm, tức là người này đã không sống cùng với vợ của mình trong nhiều năm. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật, người đó và vợ của họ vẫn là vợ chồng hợp pháp. Và nếu giữa họ không có sự thỏa thuận gì, thì tài sản làm ra trong thời kỳ hôn nhân đều là tài sản chung của vợ chồng.
Trong trường hợp, người đàn ông đó chứng minh phần tiền họ góp chung mua nhà chung cư là tài sản riêng, thì người vợ của người đàn ông đó không liên quan đến tranh chấp về tài sản là ngồi nhà chung cư mà bạn và người đàn ông đó cùng mua. Trong trường hợp, người đàn ông đó sử dụng tài sản chung của vợ chồng, thì người chồng phải có sự đồng ý của người vợ, lúc này người vợ đó có liên quan đến tanh chấp về tài sản mà mà bạn và người đàn ông đó cùng mua.
Như đã nêu trên, ở đây dựa vào số tiền góp vào mua căn hộ chung cư của mỗi người, bạn sẽ xác định được mối người sẽ góp bao nhiêu phần trên giá trị của ngôi nhà đã mua. Bạn nên có một văn bản thỏa thuận về phần góp của mỗi người để xác thực được phần góp thực, quyền và nghĩa vụ của mối người khi mua căn nhà đó, để tránh có sự tranh chấp xảy ra.