Đường bộ chạy ven biển Phú Yên dài trên 132 km dự kiến khi hoàn thành toàn tuyến tạo ra quỹ đất 4.000 ha, giúp phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương.
Tuyến đường bộ ven biển ở Phú Yên dài hơn 132 km đã hoàn thành được 95 km, đây là tuyến liên kết trục giao thông ven biển nối ba tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa. Điểm đầu nằm trùng với quốc lộ 1D thuộc thị xã Sông Cầu (giáp tỉnh Bình Định).
Đi về phía nam, con đường đi qua thắng cảnh quốc gia vịnh Xuân Đài, nơi địa phương đang kêu gọi đầu tư để xây dựng khu du lịch với hàng loạt bãi tắm đẹp, sau đó đến huyện Tuy An.
Cầu An Hải dài 173 m, rộng 9 m, trọng tải 30 tấn, tổng mức đầu tư gần 40 tỷ đồng. Công trình bắc qua đầm Ô Loan, nối liền hai xã An Ninh Đông và An Hải (huyện Tuy An). Đây là dự án BOT (đầu tư – khai thác – chuyển giao) đầu tiên của Phú Yên.
Tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội
Đoạn nối huyện Tuy An đến TP Tuy Hoà, đang được tỉnh xin vốn đầu tư từ Trung ương. Hiện đường rộng khoảng 7 m.
Hồi tháng 2, HĐND Phú Yên thông qua nghị quyết về chủ trương đầu tư đường dài 14,2 km có mức đầu tư kể cả giải phóng mặt bằng khoảng 3.428 tỷ đồng, nối TP Tuy Hoà với huyện Tuy An, giúp kết nối giao thông liên vùng, phát triển kinh tế.
Khi hoàn thành, đường sẽ rộng 42 m, tốc độ tối đa 80 km/h. Cung đường tạo động lực thu hút đầu tư các dự án ven biển, nhất là dự án du lịch gắn với danh thắng cấp quốc gia đầm Ô Loan, gành Đá Đĩa, quần thể Hòn Yến. Thời gian thực hiện giai đoạn 2023-2027.
Đoạn đi qua nút giao thông đường Nguyễn Hữu Thọ – Độc Lập (TP Tuy Hòa), nơi đây có công trình tháp Nghinh Phong nổi tiếng, thu hút nhiều người dân và du khách đến chụp ảnh.
Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Phú Yên, 4 năm qua, tỉnh dành 26 ha đất dọc biển và đầu tư gần 400 tỷ đồng để xây công viên biển phục vụ cộng đồng.
Dọc biển Tuy Hòa, hầu hết khách sạn, resort được xây thấp tầng kết hợp nhiều cây xanh, để tạo không gian thoáng mát.
Khu vực đường bộ ven biển trước đây là đìa nuôi tôm được thị xã Đông Hoà thu hồi, giải phóng mặt bằng đón nhà đầu tư.
Tại đây, đường rộng 42 m, mỗi bên ba làn xe, vận tốc tối đa 90 km/h.
Tuyến đường hình thành là điều kiện để các địa phương nâng cao giá trị nông sản và phát triển du lịch. Bởi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh đều là 2 huyện có nhiều lợi thế phát triển vùng chuyên canh cây trồng có giá trị kinh tế cao. Nếu như Khánh Sơn được biết đến là thủ phủ của sầu riêng thì Khánh Vĩnh đã hình thành vùng chuyên canh về bưởi da xanh và mít cao sản. Hay Khánh Vĩnh có thác Yang Bay thì Khánh Sơn lại có thác Tà Gụ. Khi tuyến đường kết nối hình thành, 2 huyện miền núi sẽ có nhiều lợi thế trong phát triển KT-XH. Ông Văn Ngọc Hường – Chủ tịch UBND huyện Khánh Vĩnh đánh giá, khi tuyến đường đi vào vận hành thực sự mở ra triển vọng mới, động lực phát triển KT-XH và kết nối giao thương của miền núi. Việc kết nối này sẽ góp phần giải bài toán đầu ra cho nông sản để ổn định thị trường và địa phương có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số của huyện. Đặc biệt, sẽ mở ra cơ hội khai thác được các mô hình du lịch sinh thái núi rừng trên địa bàn”.
Góp phần hiện thực hóa Nghị quyết số 09
Ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, yêu cầu Ban Quản lý đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh (chủ đầu tư) quyết liệt trong điều hành để bảo đảm tiến độ; đồng thời chủ động phối hợp địa phương và đơn vị quản lý rừng để sớm giải phóng mặt bằng, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, tận thu lâm sản và trồng rừng thay thế…
Theo Nghị quyết số 09 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Quy hoạch tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, 2 huyện Khánh Sơn và Khánh Vĩnh sẽ trở thành các tiểu đô thị sinh thái núi rừng. Chính vì vậy, Dự án Đường giao thông từ Quốc lộ 27C đến đường tỉnh ĐT.656 tỉnh Khánh Hòa – kết nối với tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Ninh Thuận sẽ góp phần quan trọng vào quá trình hiện thực hóa mục tiêu mà Nghị quyết số 09 của Bộ Chính trị đã đề ra. Trong tương lai, khi tuyến đường đưa vào khai thác, tiềm năng của 2 địa phương này sẽ được đánh thức để trở thành các tiểu đô thị sinh thái núi rừng. Khánh Sơn – Khánh Vĩnh hướng tới mục tiêu trở thành điểm đến du lịch tâm linh, văn hóa, cảnh quan núi rừng.