Sau những giai đoạn giảm tốc, giá bất động sản sẽ trở lại tăng tốc rất nhanh, khi ấy người giữ nhiều tiền mặt, vàng đáng lo hơn.
“Thật ra, những ai đang ôm nhiều tiền mặt, vàng… lúc này mới thấy nguy hiểm và đang rất lo âu. Ai đang giữ bất động sản lại là người thấy an tâm hơn. Tại sao? Bất động sản luôn có khả năng tăng giá rất nhanh bất cứ lúc nào. Đặc biệt, sau những lúc giảm tốc (như thời điểm dịch bệnh lúc này), giá bất động sản sẽ trở lại tăng tốc rất nhanh. Khi bất động sản bắt đầu tăng tốc, người ta sẽ đổ xô đi mua và giá bất động sản sẽ lại tăng nhanh hơn nữa. Cứ như vậy, người giữ nhiều tiền mặt, vàng như “ngồi trên đống lửa”.
Chính vì tâm lý sợ tiền, vàng mất giá nhiều so với bất động sản, một số người giữ nhiều sẽ tiên phong mua bất động sản và khơi nguồn chảy tiền mặt, vàng vào bất động sản. Những người tiên phong này sẽ “trúng đậm” khi giá bất động sản tăng cao. Những ai giữ nhiều tiền mặt, vàng mà chậm chân sẽ trở thành người thua cuộc.
Ví dụ, hiện tại, ai có trong tay 3 tỷ đồng tiền mặt mua được 3 miếng đất. Sang năm, giá trị miếng đất đó tăng gấp ba lần, họ sẽ kiếm được cả chục tỷ đồng. Trong khi đó, hiện tại ai nắm trong tay 10 tỷ đồng, có thể mua được 10 miếng đất, nhưng nếu cứ chần chừ tiếp tục giữ tiền mặt đến sang năm thì chỉ mua được ba miếng đất, xem như bị mất đi bảy miếng đất”.
Bạn có đồng tình với quan điểm này không?