TẬP ĐOÀN ĐẤT XANH GHI DANH TOP 10 CHỦ ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN UY TÍN NĂM 2021

Ngày 19/3/2021, Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) chính thức công bố Top 10 Công ty uy tín ngành Bất động sản năm 2021.

Được biết, Top 10 Công ty uy tín ngành Bất động sản được đánh giá, xếp hạng dựa trên 3 tiêu chí chính: (1) Năng lực tài chính thể hiện trên báo cáo tài chính năm gần nhất; (2) Uy tín truyền thông được đánh giá bằng phương pháp Media Coding – mã hóa các bài viết về công ty trên các kênh truyền thông có ảnh hưởng; (3) Khảo sát các đối tượng liên quan được thực hiện trong tháng 2 và 3 năm 2021.

Đất Xanh Group được ghi nhận ở vị trí thứ 6.

Kết quả khảo sát các doanh nghiệp bất động sản của Vietnam Report đã chỉ ra top 5 chiến lược ưu tiên của doanh nghiệp bất động sản trong thời kỳ hậu Covid-19. Bên cạnh chiến lược đảm bảo tốt hiệu quả, chất lượng của dự án hiện có và phát triển thương hiệu, sản phẩm mới như các năm trước, thì năm nay các doanh nghiệp lựa chọn thêm các chiến lược bao gồm: Thực hiện M&A, đầu tư mua lại các dự án bất động sản tiềm năng; Tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng để đáp ứng với bối cảnh mới và Tái cấu trúc lại bộ máy, nhân sự và các giải pháp kinh doanh theo hướng tinh gọn.

Nguồn: Vietnam Report, Khảo sát các chuyên gia và doanh nghiệp bất động sản, tháng 2 và tháng 3 năm 2021.

Bên cạnh đó, Vietnam Report đưa ra nhận định về xu hướng thị trường bất động sản năm 2021. Cụ thể, thị trường bất động sản năm 2021 không được xác định rõ ràng vì còn tùy thuộc vào rất nhiều những giả thiết và biến động thực tế của thị trường. Tuy nhiên, các chuyên gia và doanh nghiệp trong khảo sát của Vietnam Report vẫn đặt nhiều niềm tin vào sự khởi sắc và phục hồi tốt của thị trường bất động sản. Nếu Việt Nam tiếp tục kiểm soát được dịch bệnh thì thị trường bất động sản sẽ là phân khúc hỗ trợ cho việc phục hồi của nền kinh tế trong năm 2021.

Kết quả khảo sát của Vietnam Report với các chuyên gia và doanh nghiệp bất động sản đã chỉ ra trong nửa đầu năm và cả năm 2021, thị trường bất động sản sẽ tiếp tục hồi phục và tăng trưởng, thậm chí là bùng nổ ở một vài phân khúc, khu vực nhất định.

GIA LAI: ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG GĐ 2020 – 2021

Năm 2021, bên cạnh việc chú trọng kêu gọi đầu tư các dự án nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp năng lượng… thì Gia Lai cũng đặc biệt quan tâm đối với lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

Với sự tích cực mời gọi cũng như nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, nhiều dự án lớn tại Gia Lai đã được các nhà đầu tư quan tâm cũng như đề nghị triển khai gồm: Tổ hợp khách sạn và Nhà phố thương mại; Khu phức hợp sân golf, resort và khách sạn; Tháp đôi 30 tầng, dự án FLC Centerpoint của Tập đoàn FLC; Khu dân cư mới phường Thống Nhất (đường Yết Kiêu); Trung tâm Thương mại Sense City Pleiku (đường Nguyễn Văn Cừ); đường Lý Tự Trọng (nối dài); Khu đô thị suối Hội Phú (giai đoạn 3)…

Gia Lai: Tập trung đầu tư phát triển hạ tầng.

Ông Nguyễn Hữu Quế-Chủ tịch UBND TP. Pleiku-cho biết: “Trong giai đoạn 2015-2020, công tác thu hút đầu tư phát triển đô thị của thành phố đạt được nhiều kết quả phấn khởi. Trên cơ sở sử dụng vốn đầu tư toàn xã hội để nâng cấp hệ thống giao thông, điện, trường học, hoàn thiện hệ thống hạ tầng đô thị gắn với hạ tầng kỹ thuật đô thị, cùng với việc tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, Pleiku đã thu hút được nhiều doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế triển khai đầu tư các dự án như: Tổ hợp khách sạn và Nhà phố thương mại của Tập đoàn FLC tại số 29 Nguyễn Văn Cừ; Tổ hợp siêu thị vật liệu nội thất và Khu dân cư mới tại số 51 Lý Nam Đế của Công ty cổ phần Tập đoàn BOSSCO… Các dự án sau khi hoàn thành sẽ góp phần xây dựng đô thị loại I Pleiku trở thành thành phố văn minh, hiện đại”.

Không chỉ TP. Pleiku, nhiều địa phương khác cũng nhận được sự quan tâm rất lớn từ các nhà đầu tư vào nhiều dự án xây dựng hạ tầng. Bà Nguyễn Thị Yến-Giám đốc Công ty cổ phần Quản lý, Đầu tư và Phát triển bất động sản Arichland-cho hay: “Gia Lai là địa phương có tiềm năng ở các lĩnh vực như: du lịch, nông nghiệp, công nghiệp chế biến, năng lượng tái tạo… Nhưng chúng tôi đánh giá cao đối với lĩnh vực xây dựng hạ tầng, bởi xây dựng hạ tầng là phải đi trước một bước, tạo cơ sở cho các lĩnh vực khác phát triển. Trước mắt, chúng tôi quan tâm tới dự án xây dựng trung tâm thương mại tại huyện Mang Yang. Tôi cho rằng đây là dự án trọng điểm, có thể thay đổi bộ mặt của huyện trong tương lai”.  ​

Công ty cổ Quản lý, Đầu tư và Phát triển bất động sản Arichland triển khai đầu tư dự án Trung tâm thương mại tại huyện Mang Yang.

Để tiếp tục đẩy mạnh phát triển hạ tầng, trong danh mục kêu gọi đầu tư của tỉnh giai đoạn 2020-2021 có nhiều dự án lớn thuộc lĩnh vực này. Điển hình như các dự án: Khu dân cư phát triển mới khu II (nằm trong khu dân cư đường Nguyễn Chí Thanh, TP. Pleiku) có diện tích 9,25 ha với tổng mức đầu tư 225 tỷ đồng; Nhà ở xã hội Asean (thị trấn Đak Đoa) có diện tích 17 ha với tổng mức đầu tư khoảng 397,8 tỷ đồng; Chợ phường Trà Bá (TP. Pleiku) có diện tích 0,87 ha với tổng mức đầu tư 117,2 tỷ đồng; Khu nghỉ dưỡng sinh thái (khu vực đồi thông xã Glar, huyện Đak Đoa) có diện tích 48,63 ha với tổng vốn đầu tư khoảng 750 tỷ đồng…

Mới đây, Trung tâm Xúc tiến đầu tư tỉnh đã công bố danh mục dự án sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư 3 dự án lớn với tổng chi phí dự kiến hơn 3.500 tỷ đồng. Đó là Dự án khu dân cư hai bên đường Lý Tự Trọng nối dài và vùng phụ cận (phường Tây Sơn, TP. Pleiku) có diện tích hơn 35 ha với tổng vốn đầu tư khoảng 1.802 tỷ đồng; Dự án khu đô thị sinh thái khu vực miệng núi lửa âm làng Ốp (phường Hoa Lư, TP. Pleiku) có diện tích hơn 34 ha với tổng vốn đầu tư khoảng 553 tỷ đồng và Dự án suối Hội Phú giai đoạn 3 (phường Phù Đổng và phường Hoa Lư, TP. Pleiku) có diện tích hơn 49 ha với tổng vốn đầu tư khoảng 1.162 tỷ đồng.

Trao đổi với P.V, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hồ Phước Thành khẳng định: “Một trong 4 chương trình trọng tâm của tỉnh trong giai đoạn tiếp theo là tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, nhất là hạ tầng các vùng động lực. Để tạo điều kiện tối đa cho các nhà đầu tư, tỉnh sẽ tiếp tục tập trung rà soát, tháo gỡ khó khăn để hỗ trợ các nhà đầu tư trong quá trình tìm hiểu, triển khai cũng như thực hiện các dự án tại tỉnh. Riêng Sở sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ, đôn đốc các nhà đầu tư triển khai dự án đúng quy định, đồng thời cũng sẽ đề xuất UBND tỉnh xem xét thu hồi các dự án chậm tiến độ hoặc nhà đầu tư không đủ năng lực thực hiện”.

Kinh doanh khởi sắc, Đất Xanh dự kiến đạt hơn 500 tỷ đồng LNST trong quý I

Doanh thu từ hoạt động phát triển dự án cùng vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực dịch vụ bất động sản đang mang tới bức tranh tài chính tươi sáng cho Tập đoàn Đất Xanh trong quý I/2021.

Thu lãi lớn từ các dự án 

Dự kiến trong quý I/2021, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đất Xanh (mã HoSE: DXG) sẽ ghi nhận hơn 500 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Khoản lợi nhuận này chủ yếu đến từ các dự án tại Bình Dương và Đồng Nai  cùng lĩnh vực dịch vụ Bất động sản (DXS) của tập đoàn.

Trong số các dự án đang triển khai của Tập đoàn Đất Xanh, Gem Sky World luôn là điểm nóng của thị trường bất động sản Long Thành kể từ khi ra mắt vào tháng 7/2020 nhờ quy hoạch đồng bộ và sở hữu vị trí đắc địa gần sân bay quốc tế Long Thành. Tới nay, dự án đã ra mắt thành công 3 phân khu với hơn 95% sản phẩm đã có chủ. Gần đây nhất, chủ đầu tư Hà An cũng đã ký kết hợp tác với hệ thống trường quốc tế Greenfield để triển khai hệ thống trường liên cấp cho cư dân nơi đây. Dự kiến trường sẽ sẵn sàng đón học sinh vào năm học 2022 – 2023.

Trải qua một năm đầy biến động, Opal Boulevard vẫn vượt tiến độ bất chấp ảnh hưởng từ dịch bệnh để có thể bàn giao sớm cho khách hàng ngay trong quý I/2021.

Cùng với đó, dự án Opal Boulevard thu hút sự quan tâm lớn trên thị trường trong giai đoạn 2019 – 2020 nhờ sở hữu vị trí đắc địa sát trục đường Phạm Văn Đồng. Trải qua một năm 2020 đầy biến động, Đất Xanh vẫn vượt tiến độ so với cam kết ban đầu với khách hàng. Dự án có tổng diện tích sàn hơn 162.000m2 với gồm 2 tháp cao 35 tầng, 1.463 sản phẩm căn hộ và 22 căn thương mại, dịch vụ.

Mảng dịch vụ bất động sản luôn là thế mạnh của Đất Xanh với 30% thị phần trên cả nước.

Dịch vụ bất động sản vốn dĩ là thế mạnh của Đất Xanh từ những ngày đầu tiên. Công ty Cổ phần Dịch vụ Bất động sản Đất Xanh (Dat Xanh Services, DXS) được thành lập trên nền móng này. Hiện tại, Dat Xanh Services đang giữ vị thế dẫn đầu với 30% thị phần cả nước trong mảng dịch vụ bất động sản cùng danh mục sản phẩm đa dạng, cung cấp những dịch vụ bất động sản trọn gói, từ môi giới, phân phối tới dịch vụ tài chính, nghiên cứu thị trường, tư vấn pháp lý, định giá cũng như quản lý bất động sản…

Phát triển mạnh mẽ trong năm 2021

Bước vào thập kỷ mới, Tập đoàn Đất Xanh đặt ra nhiều kỳ vọng cũng như kế hoạch cho giai đoạn 2021 – 2030 và bước đầu đã thu được nhiều tín hiệu khả quan. Đầu tiên phải kể đến việc Dat Xanh Services được cấp giấy phép chào bán lần đầu ra công chúng (IPO) vào ngày 23/3 vừa qua.

Dat Xanh Services đã được nhận giấy phép chấp thuận IPO vào ngày 23/03 vừa qua.

Theo lộ trình, DXS sẽ IPO vào cuối tháng 3 và chính thức niêm yết trên sàn HoSE vào tháng 5/2021. Hiện tại, vốn điều lệ của DXS đã vượt mức 3.200 tỷ đồng. Hệ thống của doanh nghiệp này trả dài từ Bắc chí Nam với: Đất Xanh miền Bắc, Đất Xanh miền Trung, Đất Xanh miền Nam, Đất Xanh miền Đông, Đất Xanh miền Tây, Đất Xanh Đông Nam Bộ, Đất Xanh Nam Bộ, Đất Xanh Nam Trung Bộ cùng hàng chục công ty liên kết.

Bên cạnh đó, Tập đoàn Đất Xanh gần đây cũng đã góp 160 tỷ đồng, tương đương 80% vốn điều lệ để thành lập Công ty Cổ phần Đất Xanh E&C chuyên cung cấp giải pháp phát triển dự án và tổng thầu xây dựng. Đây là một bước tiến mới của Đất Xanh trong việc hoàn thiện hệ sinh thái bất động sản của tập đoàn.

Với những bước đi và chiến lược đó, tập đoàn Đất Xanh được kỳ vọng sẽ có những bước tiến vượt bậc, trở thành một trong những Tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu Việt Nam trong giai đoạn 2021 – 2030.

Công ty con của Tập đoàn Đất Xanh được chấp thuận IPO

Ngày 23/3, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã cấp giấy phép chào bán lần đầu ra công chúng (IPO) cho Công ty Cổ phần Dịch vụ Bất động sản Đất Xanh – công ty con thuộc Tập đoàn Đất Xanh.

Tiền thân là mảng dịch vụ của Tập đoàn Đất Xanh từ năm 2003, hiện Công ty Cổ phần Dịch vụ Bất động sản Đất Xanh (còn gọi là Đất Xanh Services, viết tắt là DXS) nắm giữ mảng dịch vụ bất động sản (BĐS) của Tập đoàn Đất Xanh (mã HoSE: DXG). Vốn điều lệ Đất Xanh Services đã vượt mức 3.200 tỷ đồng.

Theo lộ trình, DXS sẽ IPO vào cuối tháng 3, đầu tháng 4/2021, và sẽ chính thức niêm yết, giao dịch trên sàn HoSE đầu tháng 5/2021.

Đất Xanh Services được đánh giá là công ty dịch vụ BĐS lớn nhất cả nước khi nắm giữ khoảng 30% thị phần, với danh mục sản phẩm phân phối đa dạng, phục vụ hệ thống mạng lưới chủ đầu tư rộng khắp cả nước.

Đơn vị này quản trị xuyên suốt hoạt động của hệ thống các công ty dịch vụ BĐS từ Bắc vào Nam, gồm: Đất Xanh Miền Bắc, Đất Xanh Miền Trung, Đất Xanh Miền Nam, Đất Xanh Miền Đông, Đất Xanh Miền Tây, Đất Xanh Nam Trung Bộ, Đất Xanh Đông Nam Bộ, Đất Xanh Nam Bộ, cùng hàng chục công ty thành viên trực thuộc trên toàn quốc.

Mạng lưới phân phối của Đất Xanh Services phủ khắp 63 tỉnh thành với 7.000 nhân viên bán hàng và hàng ngàn cộng tác viên.

Doanh nghiệp này có tiềm lực mạnh về tài chính, đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, lực lượng kinh doanh hùng hậu, dày dạn kinh nghiệm và năng lực triển khai chiến lược bán hàng, ứng dụng công nghệ bán hàng BĐS. Tính đến thời điểm hiện tại, DXS đã phân phối hơn 130.000 sản phẩm từ 500 dự án của hơn 200 chủ đầu tư trên khắp cả nước.

Báo cáo tài chính hợp nhất cho thấy, tổng doanh thu của DXS lần lượt đạt 2.479 tỷ đồng vào năm 2018, 4.090 tỷ đồng vào năm 2019 và 3.249 tỷ đồng vào năm 2020.

Riêng năm 2020, mặc dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, nhưng Đất Xanh Services vẫn đảm bảo mức tăng trưởng ấn tượng và triển khai bán hàng thành công nhiều dự án trên khắp cả nước. Theo thông tin ghi nhận, trong năm 2020, tổng giá trị phân phối của Đất Xanh Services đạt 90.000 tỷ đồng, doanh thu đạt 3.249 tỷ đồng, và mang về 872 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Đặc biệt, một số đơn vị trong hệ thống Đất Xanh Services vẫn duy trì mức tăng trưởng cao, đơn cử như Đất Xanh Miền Bắc có doanh thu lẫn lợi nhuận vượt chỉ tiêu đề ra, thậm chí cao hơn năm 2019.

Theo kế hoạch năm 2021, song song với hoạt động dịch vụ môi giới truyền thống, DXS sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ toàn diện về tư vấn phát triển dự án, giải pháp marketing trọn gói, triển khai bán hàng, chăm sóc khách hàng, dịch vụ tài chính khách hàng cá nhân cho hàng trăm dự án của các chủ đầu tư trên khắp cả nước.

Cũng trong năm nay, Đất Xanh Services triển khai chiến lược phát triển mạnh các mảng mới như: dịch vụ thị trường thứ cấp (môi giới bán lại), quản lý tài sản, dịch vụ tài chính BĐS với chiến lược cung cấp hệ sinh thái dịch vụ BĐS trọn gói, toàn diện tới tất cả các chủ đầu tư và khách hàng trên thị trường.

Ở thời điểm hiện tại, công tác IPO Đất Xanh Services đang được chuẩn bị kỹ lưỡng và đang nhận được sự quan tâm rất lớn của thị trường dự kiến ngay sau khi IPO và niêm yết thì DXS chắc chắn sẽ trở thành doanh nghiệp dịch vụ BĐS có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường. Giới chuyên gia nhận định, đây là thương vụ chào bán cổ phiếu công khai lớn, chứng minh sức hút của Tập đoàn Đất Xanh trong mảng dịch vụ BĐS nói riêng và của toàn hệ thống Đất Xanh nói chung. Đây cũng là cột mốc quan trọng, tạo đà tăng trưởng vượt bậc cho thương hiệu Đất Xanh trên thị trường BĐS trong nước, vươn tầm khu vực và quốc tế trong thời gian tới.

Đầu tư 1.512 tỷ đồng xây đường Hồ Chí Minh đoạn tránh phía Đông TP.Buôn Ma Thuột

Gia Lai đẩy mạnh xây dựng thị trấn Đak Đoa thành đô thị loại IV

Huyện Đak Đoa tập trung xây dựng thị trấn Đak Đoa trở thành trung tâm kinh tế – chính trị, văn hóa – xã hội và đô thị vệ tinh của TP Pleiku.

Phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch làm đòn bẩy

Nhằm phát triển những giá trị thương mại – văn hóa – du lịch trên nền tảng đã có, huyện Đak Đoa đang triển khai nhiều hoạt động như cải tạo, nâng cấp các chợ, xúc tiến kêu gọi, thu hút đầu tư xây dựng siêu thị, chợ đầu mối nông sản và mạng lưới chợ tại trung tâm huyện xã, thị trấn.

Huyện cũng chú trọng phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân, đồng thời làm cơ sở tiếp đón khách du lịch, song song đó. Chính quyền nơi đây cũng khuyến khích mở cửa phát triển thương mại tư nhân, mở rộng mạng lưới dịch vụ nhà hàng, khách sạn, vui chơi, giải trí gắn với phát triển du lịch.

Trung tâm huyện Đak Đoa đang được tập trung phát triển, dần trở nên sầm uất.

Đak Đoa đang phấn đấu trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn, thân thiện, đảm bảo các điều kiện tốt về môi trường xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn và là điểm kết nối về du lịch giữa TP Pleiku với các huyện, thị xã phía Đông của tỉnh.

Nỗ lực tạo cú hích trên đường phát triển

Thị trấn Đak Đoa có nhiều tiềm năng về sinh thái, cảnh quan thiên nhiên và đa dạng bản sắc văn hóa đến từ các dân tộc, thuận lợi phát triển du lịch của địa phương như thủy điện thác Ba, công viên Đồi thông, cồng chiêng của làng Piơm…

Đồi cỏ hồng – điểm khai thác du lịch đang được tái đầu tư.

Để khai thác tốt tiềm năng du lịch trong thời gian tới, thị trấn đang đẩy mạnh công tác quảng bá sản phẩm du lịch, kêu gọi và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư vào các điểm du lịch hiện có như công viên Đồi thông, khu phức hợp sân golf, du lịch sinh thái hồ Ia Băng, du lịch cộng đồng tại xã Hà Đông. Các xã có nghề thủ công truyền thống gắn với các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của dân tộc Bahnar, Jrai cũng được chú trọng đầu tư.

Nét đẹp văn hóa phi vật thể Cồng Chiêng Tây Nguyên.

Bên cạnh đó, thị trấn Đak Đoa cũng tập trung nâng cao chất lượng, phát triển toàn diện tất cả ngành nghề. Trong đó, nông nghiệp sẽ theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm; thủ công nghiệp sẽ thúc đẩy phát triển các cơ sở tiểu thủ công nghiệp nhỏ tại các điểm dân cư tập trung ven đô thị. Riêng hạ tầng sẽ thu hút các nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng, khai thác.

Đích ngắm của nhiều đại gia bất động sản

Với tiềm năng dồi dào sẵn có, thị trấn Đak Đoa được huyện tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế và xây dựng để trở thành đô thị loại IV, theo đó, nơi đây được định hướng trở thành trung tâm kinh tế – chính trị, văn hóa – xã hội của huyện và trở thành đô thị vệ tinh của TP Pleiku.

Hạ tầng giao thông thông thoáng chính là mấu chốt để tạo thành một khu đô thị vệ tinh phát triển.

Nhiều “đại gia” bất động sản uy tín trên thị trường cũng sẵn sàng chung tay cùng địa phương thay đổi diện mạo hiện đại hơn cho vùng đất này. Thời gian tới, thị trấn sẽ có hàng loạt khu đô thị kiểu mẫu với tổ hợp tiện ích được đầu tư bài bản, “thay áo” cho thị trấn Đak Đoa bằng những giá trị phát triển vượt bậc.